GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN VỚI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu QUẢN lý THANH KHOẢN TRONG các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại - NEU (Trang 29 - 33)

NGÂN HÀNG VIỆT NAM

1. Về phía Chính phủ

i. Hoàn thiện hệ thống luật pháp

Việc hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát hợp lý của Chính phủ. Muốn vậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: thương mại, đầu tư, chính sách, phát triển để tránh những đặc điểm riêng có của loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với loại hình ngân hàng khác.

Nhằm hạn chế sự tăng lên không ngừng của hệ thống, trong đó có dấu hiệu tăng cao các ngân hàng thuộc diện yếu kém, một lộ trình tăng vốn điều lệ đến cuối năm 2010 là 3000 tỷ đã được đưa ra.Tuy nhiên,do khungt hoảng kinh tế tác động đến nền kinh tế Việt Nam nên cuối năm 2010 vẫn có 5 NH chưa đạt được mục tiêu này, và đã được gia hạn thêm 1 năm nữa. Theo lộ trình, đến cuối năm 2015, vốn điều lệ của các NH sẽ là 10.000 tỷ.

ii. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước

Báo cáo nghiên cứu “Hội nhập quốc tế trong hệ thống ngân hàng” tháng 5/2005, được soạn thảo bởi Trung tâm kinh tế (Center for International Economics, TS. Jenny Gordon, Ông Bob Warrner), Công ty TNHH tư vấn Erskinomics (Erskinomics Consulting Pty Limited, Alex Erskine, Chuyên gia tư vấn trưởng quốc tế), Vietbid (Nguyễn Thanh Hà, Phạm Quang Thành, Nguyễn Vân Anh) cho rằng, sự chi phối của sở hữu nhà nước trong các ngân hàng là không tương thích với một hệ thống ngân hàng có sự cạnh tranh cao. Một hệ thống ngân hàng hiệu quả cần có mức độ cạnh tranh cao; do vậy, nếu có sở hữu nhà nước thì ngân hàng này phải có khả năng hoạt động như một pháp nhân độc lập.

Thực tế ở Việt Nam cho thấy, sự chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống ngân hàng là khá lớn. Điều này được xem là một điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Không còn sự lựa chọn nào khác là phải tiến hành cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước để tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này.

Một điểm cần lưu ý ở đây là, việc cổ phần hoá các ngân hàng thương mại nhà nước phải thay đổi được cách thức quản trị ngân hàng, tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”. Cùng với tiến trình hội nhập và các cam kết quốc tế, có thể giảm dần tỷ lệ nắm giữ vốn cổ phần của nhà nước trong các ngân hàng này sau khi cổ phần hoá.

2. Về phía Ngân hàng Nhà nước

i. Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và hợp lí

Nhìn chung, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ được thực thi bởi Ngân hàng Nhà nước đã góp phần vào thành tích tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, ổn định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối cho đất nước, giữ mức lạm phát trong vòng kiểm soát theo hướng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, việc kết hợp các công cụ trong chính sách tiền tệ; giữa chính sách tiền tệ thuộc điều tiết của Ngân hàng Nhà nước và chính sách tài khoá trong vòng kiểm soát của Bộ tài chính đôi lúc còn trái chiều, chưa đồng bộ. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đôi khi còn quá tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm giảm hiệu quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế; tạo ra sự mâu thuẫn không đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị trường. Rõ ràng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách này, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Chúng ta có thể thấy rất rõ ở thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ chỉ tập trung vào lĩnh vực tiền tệ như thắt chặt tiền tệ, phát hành tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng được xem là một biện pháp hành chính khá mạnh. Kết quả, thị trường tiền tệ bị xáo trộn, các ngân hàng chạy đua lãi suất nhằm thu hút tiền gửi đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm,..

Trong tình huống kiềm chế lạm phát, việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt là cần thiết, nhưng việc sử dụng liên tiếp nhiều biện pháp mạnh trong một khoảng thời gian chưa đủ để thị trường thích ứng, nên được xem xét cẩn trọng hơn.

ii. Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại.

Hiện nay, có quá nhiều ngân hàng thương mại tại Việt Nam; do đó, để có được một hệ thống ngân hàng mạnh, việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ và có thể sáp nhập ba ngân hàng thương mại lớn: Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực. Nên quan niệm rẳng: có nhiều hay không nhiều số lượng ngân hàng thương mại không phải là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, mà vấn đề là cần kiểm soát chặt chẽ hơn và nâng dần các tiêu chuẩn khi thành lập các ngân hàng mới.

Các quy định, tiêu chuẩn này là thử thách đầu tiên và là thước đo tương đối chính xác về năng lực của các sáng lập viên của một ngân hàng thương mại mới. Hiện nay, việc quy định mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng khi thành lập ngân hàng thương mại là phù hợp. Để xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thực sự vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định đối với các ngân hàng không đáp được các tiêu chuẩn chung; có thể tính đến việc sáp nhập, mua lại những ngân hàng này.

iii. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa.

Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng.

Báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á “Strengthening the banking supervision and liquidity risk management system of the people’s bank of China” có đưa ra một số gợi ý nhằm tăng cường hoạt động giám sát của ngân hàng trung ương như: phát triển hệ thống cảnh báo sớm (early warning system), sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây

dựng hệ thống chỉ số thanh khoản,... Ngân hàng Nhà nước có thể tham khảo khi dự thảo Luật giám sát hoạt động ngân hàng.

3. Về phía các ngân hàng thương mại.

Việc theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Chính phủ đã tạo ra những điều kiện và môi trường kinh doanh khá thuận lợi cho việc gia tăng nhanh chóng các khoản tín dụng trong các NHTM tại Việt Nam. Ví dụ, chính sách tiền tệ nới lỏng, khuyến khích phát triển thị trường chứng khoán nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho phép một mức cung tiền khá dồi dào. Trong bối cảnh như vậy, các ngân hàng thương mại đã xao lãng hoạt động then chốt, quyết định đến sự an toàn trong hoạt động ngân hàng: đó là tính thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản.

i. Tăng cường công tác dự báo các điều kiện kinh tế vĩ mô.

Điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Nghiên cứu “Liquidity, banking regulation and the macroeconomy” của Oriol Aspachs, Erlend Nier, Muriel Tiesset về 57 ngân hàng nội địa Anh Quốc, giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2003, cho thấy có sự tác động qua lại giữa các điều kiện kinh tế vĩ mô và khả năng thanh khoản của ngân hàng. Khi nền kinh tế ở thời kỳ suy giảm, các ngân hàng có xu hướng dự trữ nhiều tài sản thanh khoản; ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, các tài sản dự trữ thanh khoản được giảm bớt đi. Chính vì thế nên việc tăng cường công tác dự báo các điều kiện của nền kinh tế vĩ mô là cần thiết.

ii. Xây dựng cơ chế chuyển vốn nội bộ phù hợp.

Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động. Đây là một lợi thế rất đáng kể so với các ngân hàng nước ngoài khi mở chi nhánh tại Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài việc tính bài toán chi phí - lợi nhuận mang lại khi mở các chi nhánh, phòng giao dịch, các ngân hàng phải tính đến việc luân chuyển các dòng vốn giữa chi nhánh, phòng giao dịch với hội sở chính như thế nào để đảm bảo tính thanh khoản của cả hệ thống với chi phí thấp nhất. Hiện nay các ngân hàng đã áp dụnghệ thống ngân hàng cốt lõi - core banking tương đối hiện đại. Tuy nhiên, trong mọi tình huống, việc luân chuyển vốn nội bộ phải gắn với hiệu quả kinh doanh của từng chi nhánh, phòng giao dịch và vốn được tập trung về hội sở chính; có như vậy mới dự báo, đo lường được nhu cầu thanh khoản một cách chính xác và từ đó có chiến lược quản trị thanh khoản phù hợp.

Cơ chế chuyển vốn nội bộ còn phải tính đến sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội ở địa bàn mà chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động. Một chính sách giống nhau đối với mọi điểm giao dịch có thể dẫn đến việc mất thị phần không đáng có; chẳng hạn, lãi suất huy động tiền gửi ở các địa bàn đều giống nhau có thể làm giảm lượng tiền gửi ở một số địa bàn có mức độ cạnh tranh cao hoặc có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Một chính sách phân biệt hoá phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ lợi thế quy mô.

Trong hoạch định chiến lược cũng như quản trị, điều hành thanh khoản hàng ngày cần gắn liền phân tích, đánh giá rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường. Có như vậy, chiến lược quản trị đề ra mới có tính khả thi và hiệu quả cao.

Rủi ro thị trường là những thay đổi về giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ, ảnh hưởng đến thu nhập và vốn của ngân hàng. Trên thực tế, dạng rủi ro thị trường điển hình nhất đối với nhiều ngân hàng là rủi ro lãi suất. Một thay đổi đột ngột về lãi suất có thể tác động đến hoạt động kinh doanh ngân hàng dưới nhiều cách thức khác nhau:

 Thứ nhất, tăng lãi suất đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ có phần thu nhập tăng thêm từ tài sản “Có” sinh lời và phải trả thêm một phần chi phí cho các khoản nợ. Tuy nhiên, chi phí cho các khoản nợ thường có xu hướng tăng nhanh hơn phần thu nhập có được từ tài sản trong ngắn hạn; do đó lợi nhuận có thể bị giảm.

 Thứ hai, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thị trường của tài sản và các khoản nợ nhạy cảm với lãi suất. Chẳng hạn, khi lãi suất tăng, giá trị của cả tài sản và nợ đều giảm; nhưng thông thường, tác động đến tài sản lớn hơn đối với nợ, dẫn đến sự giảm sút về giá trị ròng. Mặc dù, những thay đổi này không tác động đến lợi nhuận, nhưng làm thay đổi trạng thái vốn của ngân hàng.

 Thứ ba, một loại rủi ro được xem là rủi ro cơ bản, đó là các mức lãi suất không thay đổi như nhau. Tác động của thay đổi lãi suất đến vốn và thu nhập của ngân hàng phụ thuộc vào loại tài sản và khoản nợ mà ngân hàng nắm giữ và sự thay đổi lãi suất của loại tài sản và nợ này liên quan đến loại tài sản và nợ khác ra sao.

Đánh giá và quản lý rủi ro thị trường là một công việc khó khăn, phức tạp. Nhìn chung, cấu trúc lại bảng cân đối tài sản, sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất là các ý tưởng nên được xem xét, để làm dịu bớt tác động của thay đổi lãi suất không mong đợi theo cách chi phí và thu nhập phát sinh do thay đổi lãi suất sẽ cân bằng với nhau và ảnh hưởng thấp nhất đến trạng thái vốn của ngân hàng.

Thanh khoản và rủi ro thị trường là hai khái niệm tách biệt nhau; nhưng chúng có sự đan xen với nhau theo nhiều cách khác nhau. Thường thì, nỗ lực quản lý rủi ro loại này sẽ giúp giảm nhẹ tổn thất do rủi ro loại kia gây ra; tất nhiên, đôi khi các hoạt động quản lý này có mâu thuẫn với nhau. Hội đồng quản lý tài sản “Nợ” - tài sản “Có” (ALCO) của ngân hàng có trách nhiệm giám sát đồng thời hai loại rủi ro này. Quá trình giám sát nên là chuỗi ra các quyết định kịp thời, chính xác làm cân bằng giữa nguồn vốn có thể khai thác tài trợ với nhu cầu thanh khoản; tài sản nhạy cảm lãi suất với khoản nợ nhạy cảm lãi suất; và hai loại tài sản, nợ nêu trên với mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.

iv. Thiết lập mô hình tổ chức phù hợp.

Nhìn chung, các ngân hàng thương mại hiện nay đều có mô hình bộ máy tổ chức tương tự nhau: Hội sở chính và các chi nhánh ở tỉnh, thành phố. Lợi thế dễ thấy nhất của một mạng lưới rộng khắp như Agribank, là thuận lợi trong thu hút tiền gửi và tăng trưởng tín dụng cùng dịch vụ. Tuy nhiên, các chi nhánh thực sự là những ngân hàng nhỏ trong ngân hàng, cũng có chức năng của một ngân hàng thương mại độc lập: cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, đảm bảo khả

năng thanh toán, quản lý rủi ro,... Với mô hình đó, khi có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chi nhánh gửi hội sở chính; ngược lại, khi có thiếu hụt, chi nhánh vay hội sở chính.

Thực tế, chức năng này thường giao cho phòng kế hoạch thực hiện; cho nên, có lúc việc tính toán chưa kịp thời, chính xác gây ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt nguồn vốn không đáng có. Bên cạnh đó, qua khảo sát chi nhánh của các ngân hàng, chức năng quản lý rủi ro bị phân tán: mỗi phòng thực hiện quản lý rủi ro thuộc nghiệp vụ của phòng mình, ví dụ phòng dịch vụ khách hàng quản lý các loại rủi ro thanh toán, phòng tín dụng quản lý rủi ro từ phía khách hàng không trả được nợ, phòng kế hoạch nguồn vốn quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro kỳ hạn, rủi ro lãi suất,… Do vậy, cần tập trung chức năng quản lý rủi ro về hội sở chính; các chi nhánh chỉ nên thực hiện hai chức năng cơ bản là marketing và tác nghiệp. Muốn thực hiện điều này, đòi hỏi các ngân hàng thiết lập được mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm, phạm vi, quy mô hoạt động của ngân hàng mình.

v. Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp

Phát triển nguồn nhân lực bao giờ cũng là mục tiêu hàng đầu của mọi tổ chức, doanh

nghiệp. Việc phát triển đội ngũ nhân viên quản lý nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng là cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng thương mại nào. Chính bộ phận này sẽ tham mưu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro phát sinh và hướng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới. Do vậy, ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng. Đặt nhân viên vào những vị trí thích hợp với khả năng của họ là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng chính đội ngũ nhân viên này sẽ là

Một phần của tài liệu QUẢN lý THANH KHOẢN TRONG các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại - NEU (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w