1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Balance sheet một số khoản mục cần ch ý

16 495 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 363 KB

Nội dung

Công thức xác định thuế TNDN hiện hành: Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế trong năm hiện hành x Thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành Để phản ánh thuế TNDN hiện hành, kế

Trang 1

Làm rõ hơn về chuẩn mực kế toán số 17 - thuế thu nhập doanh nghiệp

http://www.tapchiketoan.com/ke-toan/chuan-muc-ke-toan-viet-nam/lam-ro-hon-ve-chuan-muc-ke-toan-so-17-thue-thu-nhap-doanh-n-5.html

TCKT cập nhật: 05/11/2007

Thuật ngữ “Thuế thu nhập Doanh nghiệp” đã có từ lâu và việc hiểu, áp dụng các quy định về thuế thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) đối với các Doanh nghiệp đã tương đối quen thuộc Thế nhưng các thuật ngữ “Thuế Thu nhập Doanh nghiệp hoãn lại phải trả, Tài sản thuế thu nhập Doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ”có thể nói là tương đối mới lạ và gây không ít khó khăn cho các Doanh nghiệp trong việc hiểu và vận dụng theo quy định của chuẩn mực kế toán số

17 – Thuế thu nhập Doanh nghiệp

Nhằm tạo nên sự đơn giản hơn, dễ hiểu hơn cho những kế toán viên, cán bộ thuế khi giải quyết vấn đề liên quan này, trong giới hạn bài viết này Tác giả xin đi vào phân tích, hệ thống hoá những vấn đề cơ bản theo quy định của Chuẩn mực và Thông tư hiện hành trên các khía cạnh sau: Những khái niệm cơ bản về thuế TNDN; Hạch toán thuế TNDN hiện hành; Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính riêng của Doanh nghiệp; Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất

Thứ nhất, Những khái niệm cơ bản

- Thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên

thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành Công thức xác định thuế TNDN hiện hành:

 Thuế TNDN hiện hành = Thu nhập chịu thuế trong năm

hiện hành

x Thuế suất thuế TNDN theo quy

định hiện hành

Để phản ánh thuế TNDN hiện hành, kế toán sử dụng Tài khoản 3334 – Thuế TNDN, Tài khoản 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế TNDN sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản

chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành Công thức xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả:

 Thuế thu nhập hoãn lại phải

trả

= Tổng chênh lệch tạm thời chịu

thuế trong năm

x Thuế suất thuế TNDN theo quy

định hiện hành

Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm : Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh

thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán

Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một Tài sản hay Nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế TNDN (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch

Để phản ánh khoản Thuế thu nhập hoãn lại phải trả này, Thông tư quy định sử dụng Tài khoản

Trang 2

347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các

khoản: chênh lệch tạm thời được khấu trừ; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản

lỗ tính thuế chưa sử dụng; Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa

sử dụng Công thức xác định thuế Tài sản thuế TNDN:

 Tài sản thuế

Thu nhập

hoãn lại

= Tổng chênh lệch tạm

thời được khấu trừ phát sinh trong năm

+ Giá trị được khấu trừ chuyển

sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng

X Thuế suất thuế

TNDN theo quy định hiện hành

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ : Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các

khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hoặc Nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán

Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế Thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này khi và chỉ khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng

Để phản ánh khoản mục Tài sản thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Thông tư kế toán sử dụng Tài khoản 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại, Tài khoản 8212- Chi phí thuế thu nhập hoãn lại

- Chênh lệch tạm thời: Là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục Tài sản hay Nợ phải trả

trong Bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này

Thứ hai, Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

1 Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi:

Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: số tạm tính

        Có TK 3334- Thuế TNDN: số tạm tính

Khi thực nộp số thuế này:

          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN

       Có TK 111, 112

2 Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của khoản thuế TNDN các năm trước, Doanh nghiệp được hạch toán điều chỉnh số thuế tăng hoặc giảm của các năm trước này vào chi phí thuế TNDN hiện hành năm phát hiện sai sót:

+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, kế toán ghi:

          Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung

       Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung

Khi thực nộp số thuế này:

          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN

       Có TK 111, 112

+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi:

Trang 3

          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm

       Có TK 8221 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm

3 Cuối năm tài chính

- So sánh số đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toá phải nộp trong năm, kế toán ghi:

+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp

          Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần nộp bổ sung

       Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần nộp bổ sung

Khi thực nộp số thuế này:

          Nợ TK 3334 – Thuế TNDN

       Có TK 111, 112

+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp

          Nợ TK 3334- Thuế TNDN: Chênh lệch giảm

       Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Chênh lệch giảm

- So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có TK 8211 để kết chuyển chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:

+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ lớn hơn tổng số phát sinh bên Có

          Nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh

       Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ nhỏ hơn tổng số phát sinh bên Có

          Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành

       Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh

Thứ ba, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính riêng của Doanh nghiệp

- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm: Cuối năm tài chính, khi lập Báo cáo

tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phải trả làm căn cứ xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế (từng Tài sản, từng Nợ phải trả, từng giao dịch)

+ Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Cuối năm tài chính, căn cứ vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” và các khoản do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại”

4 So sánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm

Trang 4

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải  trả  phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:

          Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Phần chênh lệch

       Có TK 347 – Thuế Thu nhập hoãn lại phải trả : Phần chênh lệch

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn phải  trả  phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả hoàn nhập trong năm, kế toán ghi:

          Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Phần chênh lệch

       Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch

5 Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:

+ Nếu phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại

          Tăng Số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)

          Giảm Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)

       Tăng Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

+ Nếu phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại

          Giảm Số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

       Tăng Số dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Có)

       Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số dư Nợ)

- Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm: Cuối năm tài chính, kế toán phải

xác định cơ sở tính thuế của Tài sản và các khoản Nợ phỉa trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm (từng Tài sản, từng khoản Nợ phải trả, từng giao dịch)

+ Trường hợp, Doanh nghiệp không có khả năng chắc chắn sẽ có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm Toàn bộ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được theo dõi riêng trên “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được kháu trừ chưa sử dụng” làm căn cứ xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các năm sau khi Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế thu nhập để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại này

- Các nghiệp vụ hạch toán cụ thể: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ vào “Bảng xác định Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

6 So sánh Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm

+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn phát sinh trong năm lớn hơn Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung phần chênh lệch nếu chắc chắn rằng trong tương lai Doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm

Trang 5

hiện tại:

          Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng

       Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch tăng

+ Nếu Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn Tài sản thuế thu nhập hoàn lại trong năm, kế toán ghi:

          Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm

       Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Phần chênh lệch giảm

(7) Trường hợp Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán ghi:

+ Nếu điều chỉnh tăng Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

          Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

       Tăng số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)

       Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)

+ Nếu điều chỉnh giảm Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

          Tăng số Dư Nợ đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Nợ)

          Giảm số Dư Có đầu năm TK 4211 (nếu TK 4211 có số Dư Có)

       Giảm số Dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Thứ tư, Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất

- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222” Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh do:

a) Cơ quan thuế chỉ đánh thuế đối với khoản thu nhập mà Doanh nghiệp được quyền nhận trong năm

đã được ghi nhận trên Báo cáo tài chính riêng

b) Doanh nghiệp ghi nhận phần sở hữu trong lợi nhuận hoặc lỗ trong Công ty con, công ty liên kết, Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo Phương pháp Vốn chủ sở hữu khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

8 Nghiệp vụ kinh tế kế toán thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên Báo cáo tài chính hợp nhất

+ Nếu ghi tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:

          Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”

       Tăng khoản mục “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

+ Nếu ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con Công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:

Trang 6

          Giảm khoản mục “Thuế thu nhạp hoãn lại phải trả”

       Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”

- Cách xác định, kỹ thuật hạch toán trên Báo cáo tài chính hợp nhất Tài sản thuế thu nhập hoãn

+ Cuối năm tài chính khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời được kháu trừ phát sinh từ các khoản “Đầu tư vào công ty con – TK 221”; “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết – TK 223”; “Vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát – TK 222” Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh do:

a) Cơ quan thuế không cho phép khấu trừ khoản lỗ từ công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ

sở kinh doanh đồng kiểm soát vào thu nhập chịu thuế trong năm của Doanh nghiệp

b) Doanh nhiệp được ghi nhận khoản lỗ là toàn bộ phần sở hữu trong lợi nhuận (hoặc lỗ) trong công

ty con, công ty liên kết, vốn góp lien doanh trên Báo cáo tài chính hợp nhất

9 Kế toán nghiệp vụ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trên Báo cáo tài chính hợp nhất

+ Nếu ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:

          Tăng khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

       Giảm khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”

+ Nếu ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm gắn liền với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, kế toán ghi:

          Tăng khoản mục “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”

       Giảm khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

* “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế”, “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả”,

“Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, “Bảng xác định Tài sản thuế hoãn lại” đã được quy định rất cụ thể về mẫu biểu và phương pháp lập theo quy định của thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006

Th.S Chúc Anh Tú Khoa Kế toán, Học Viện tài chính

Tapchiketoan.com

Ví dụ: Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ chênh lệch tạm thời chịu thuế Một tài sản cố định có nguyên giá là 150, giá trị còn lại là 100; Khấu hao luỹ kế cho mục đích tính thuế thu nhập là 90 và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%

Cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản là 60 (Nguyên giá 150 trừ khấu hao luỹ kế cho mục đích tính thuế 90) Để thu hồi giá trị ghi sổ 100 này, doanh nghiệp phải có thu nhập chịu thuế là 100, nhưng chỉ có thể có khấu hao cho mục đích tính thuế là 60 Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 và cơ sở tính thuế 60 là khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế 40 Doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 7

là 11,2 (40 x 28%) khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản này Vì vậy, doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 11,2 thể hiện phần thuế thu nhập doanh nghiệp

mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi doanh nghiệp thu hồi được giá trị ghi sổ của tài sản

Ví dụ 2: Xác định và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến khấu hao TSCĐ

Năm 2006, Công ty Thăng Long mua hai TSCĐ:

- TSCĐ C có giá mua là 24.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 6 năm, theo thuế là 3 năm; TSCĐ E có giá mua là 10.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4 năm, theo thuế

là 2 năm

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28% Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến TSCĐ C và E

Việc xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được thực hiện như sau:

Xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan đến từng TSCĐ từ năm 2006 đến 2011

Trang 8

Đơn vị tính:1.000đ

TSCĐ C (NG: 24.000)

TSCĐ D (NG: 10.000)

Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng của TSCĐ C&D 6500 6500 1500 (6500) (4000) (4000)

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận 1.820 1.820 420

Trang 9

- Trong 2 năm 2006 và 2007, Công ty Thăng Long phải xác định khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong từng năm là 6.500.000đ tương ứng với việc ghi nhận Chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận Thuế thu nhập hoãn lại phải trả mỗi năm là 1.820.000đ (6.500.000 x 28%) Kế toán ghi:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.820.000 đ

Có TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: 1.820.000 đ

- Năm 2008, Công ty Thăng Long phải xác định:

+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh tăng liên quan đến TSCĐ C là 4.000.000 đ;

+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ E là

2.500.000 đ;

Kết quả, năm 2008, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ E tăng 1.500.000

đ Công ty Thăng Long phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại là 420.000 đ(1.500.000 x 28%) Kế toán ghi:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại: 420.000 đ

Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 420.000 đ

- Năm 2009, Công ty Thăng Long xác định:

+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C là

4.000.000đ

+ Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ E là

2.500.000đ

Kết quả, năm 2009, chênh lệch tạm thời chịu thuế liên quan tới TSCĐ C và TSCĐ E giảm (hoàn nhập) 6.500.000đ Công ty Thăng Long phải hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.820.000đ (6.500.000 x 28%) Kế toán ghi

Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 1.820.000 đ

Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.820.000 đ

- Năm 2010 và 2011, Công ty Thăng Long xác định:

Khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh giảm (hoàn nhập) liên quan đến TSCĐ C trong mỗi năm là 4.000.000 đ, tương ứng, công ty Thăng Long phải hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả

và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại là 1.120.000 đ (4.000.000 x 28%) Kế toán ghi:

Nợ TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả : 1.120.000

Có TK 8212 – Chi phí thuế TNDN hoãn lại : 1.120.000

Trang 10

Chuẩn mực kế toán Thuế thu nhập doanh nghiệp - Phần 2

Ngành Thuế: Tiến tới áp dụng toàn diện cơ chế tự khai tự nộp Ngành Thuế Việt Nam cũng đang hướng tới chuẩn hoá hoạt động của mình nhằm theo kịp với thế giới trong công tác quản lý thuế

Cơ chế tự khai tự nộp đang áp dụng thí điểm tại TP Hồ Chí Minh và Quảng Ninh là bước chuẩn

bị để hoàn thiện chính sách thuế đáp ứng yêu cầu của VAS 17

Ứng xử như thế nào đối với các khoản chênh lệch tạm thời phát sinh?

Vấn đề đặt ra là khi phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời, các doanh nghiệp ghi nhận chúng như thế nào trên báo cáo tài chính nhằm đảm bảo phản ánh một cách trung thực và hợp lý nhất tình hình tài chính của mình Trước khi ban hành VAS 17, các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời, khi phát sinh, được ghi nhận giảm/tăng lợi nhuận chưa phân phối và ghi tăng/giảm thuế thu nhập phải nộp một cách tương ứng Như vậy, trong kỳ kế toán các chênh lệch tạm thời được đánh đồng với các chênh lệch vĩnh viễn, điều này chưa phản ánh đúng bản chất của các khoản chênh lệch và làm sai lệch tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

VAS 17 đưa ra cách thức xử lý đối với các khoản chênh lệch tạm thời Các khoản chênh lệch tạm thời này sẽ tạo ra các khoản chênh lệch về thuế thu nhập phải nộp/phải thu trong các kỳ tương lai

Từ đó tạo ra hai khái niệm: Tài sản thuế thu nhập hoãn lạiThuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Hai khái niệm này là hai khoản mục được trình bày như là một khoản mục tài sản và công nợ trên bảng cân đối kế toán

Để hiểu tại sao các chênh lệch tạm thời lại tạo ra tài sản và công nợ ghi nhận trên bảng cân đối kế toán, chúng ta cần vận dụng Chuẩn mực kế toán Chung - VAS 01 để giải thích

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Deferred Tax Asset)

Chuẩn mực kế toán Chung - VAS 01 có định nghĩa “Tài sản: Là nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai” Một số khoản chênh lệch tạm thời phát

sinh sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp thêm một khoản thuế thu nhập trong năm hiện hành so với số liệu kế toán ghi nhận theo các chuẩn mực và chế độ kế toán Ví dụ: Chính sách khấu hao nhanh của doanh nghiệp khiến cho chi phí khấu hao cao hơn so với mức khấu hao quy định bởi chính sách thuế (Quyết định 206), dẫn tới theo cơ quan thuế, thuế thu nhập phải nộp của doanh nghiệp năm hiện hành sẽ cao hơn so với số liệu kế toán Tuy nhiên, những chênh lệch tạm thời dạng này sẽ khiến cho doanh nghiệp phải nộp ít thuế thu nhập hơn trong những kỳ tương lai so với

số liệu kế toán Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ thu được một lợi ích trong tương lai từ việc

Ngày đăng: 19/08/2015, 09:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w