ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Trang 1ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1 Trình bày định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh? Nội dung cốt lõi của tư tưởng
Hồ Chí Minh là gì? Ý nghĩa của việc học tập nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?
Dàn bài
* Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh
Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đọc trước đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “ tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
là kết quả của sự vận dụng và phát triển sang tạo chủ nghĩa Mac – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhân loại…”
* Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh
Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;
Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân,
vì dân;
Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
Phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân;
Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
Chăm lo bồi dưỡng cách mạng cho thế hệ sau;
Xây dựng đảng trong sạch , vững mạnh, cán bộ đảng viên vừa là người lãnhđạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân…
* Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng hồ chí minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tri thức đáng tin cậy được Hồ Chí Minh khái quát thành hệ thống lý luận chính trị, những quy luật phổ biến và đặc thù của cách mạng Việt Nam Cụ thể:
Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là để kiên định mục tiêu, nâng cao nhận
thức tư tưởng, cải tiến phương pháp và phong cách công tác của chúng ta, góp phần đưa
công cuộc đổi mới đi tới những thắng lợi mới
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để có thể vận dụng trong thời kỳ đổi mới,
Trang 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới, sángtạo.
Học tập nét đặc sắc nhất trong tinh thần Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh: Độc
lập, tự chủ; đổi mới, sáng tạo Luôn luôn xuất phát từ thực tế, hết sức tránh lặp lại những lối cũ, đường mòn, không ngừng đổi mới và sáng tạo
Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao lý luận, phương pháp tư duy biện chứng, góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những chiến sĩ đi tiên phong trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng và to đẹp hơn như di chúc của người để lại : “ ĐOÀN VIÊN VÀ THANH NIÊN TA nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo
họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa
“chuyên”
Câu 2 Trình bày cơ sở, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Dàn bàiBất cứ một TT nào cũng phải có nguồn gốc, cơ sở hình thành, đó chính là tuân theo qui luật hình thành TT từ ít đến nhiều, từ hình thức đến nội dung, bản chất Vì vậy, TTHCM cũng ko nằm ngoài qui luật đó
a Truyền thống tốt đẹp của dân tộc:
- Lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước được hình thành từ rất sớm và trởthành một tính chất của mọi người dân Việt và đây là một yếu tố quan trọngnhất để Nguyễn Tất Thành đi vào con đường cách mạng (Lòng yêu nước là cáivốn có của người dân Việt Vấn đề đặt ra là Đảng phải khơi gợi)
- Cho đến nay, mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam kể cả thắng lợi côngcuộc đổi mới đều có cội nguồn từ lòng yêu nước, với học thuyết được du nhậpvào Việt Nam đều phải thông qua lòng yêu nước và chủ nghĩa yêu nước củangười dân Việt
- Truyền thống đoàn kết, đoàn kết là sự gắn bó hợp tác với nhau để tạo nênsức mạnh Truyền thống đoàn kết được hình thành cùng với sự hình thành củadân tộc Việt và cũng là cội nguồn của sức mạnh dân tộc Việt Có 4 hình thứcđoàn kết cơ bản:
Trang 3em, họ hàng và đề cao tình nghĩa, quy tắc ứng xử trong xã hội Do đó ngườiViệt sống tình cảm hơn, nhân nghĩa hơn, thông minh hơn.
- Trong lối sống của người Việt: giản dị, khiêm nhường, cởi mở và đặc biệtkhông cực đoan, cố chấp Vì vậy có thể tiếp thu những cái hay, cái tốt, cái đẹpcủa dân tộc khác
- Truyền thống văn hiến: Văn hiến là sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 yếu tốsau đây Tri thức, đạo đức, cái đẹp
- Dân tộc Việt có khả năng học, hiếu học, coi trọng sự học, luôn luôn tônvinh những người học cao, đỗ đạt
b Tinh hoa nhân loại:
- Tinh hoa văn hoá phương Đông: Người tiếp thu Đạo phật và Nho giáo
+ HCM ra đời trong 1 gia đình Nho giáo nên Người đã tiếp thu những quanđiểm tốt đẹp của Nho giáo Người đánh giá rất cao Khổng Tử Ngày 19/5/1966,Người đến thăm Khổng Tử, khắc chữ lên bia đá: “Khổng Tử là người thầy vĩ đạinhất của nhân loại”
+ Người dùng rất nhiều những khái niệm, phạm trù nho giáo như: “Vì lợiích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” (Thập niên thụ mộc,bách niên thụ nhân)
+ Người đánh giá rất cao tư tưởng bình đẳng của nhà Phật: “Ta là Phật đãthành còn chúng sinh là Phật sẽ thành”
- Trong tinh hoa văn hóa phương Tây
+ HCM đã nghiên cứu tiếp thu TT văn hoá dân chủ và CM của CM Pháp,
CM Mỹ, trong đó có Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp và Tuyênngôn độc lập năm 1776 của Mỹ
+ Người đánh giá rất cao về chúa Jêsu Người tiếp thu những tư tưởng củanhững nhà khai sáng Pháp
c Chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tưtưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh khẳng định: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta,những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang”thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng đường chúng
ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”
Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nắm vững cái cốt lõi, linhhồn sống của nó, là phương pháp biện chứng duy vật, học tập, lập trường quanđiểm, phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn đềthực tiễn của cách mạng Việt Nam
Các tác phẩm, bài viêt của Hồ Chí Minh phản ánh bản chất tư tưởng cáchmạng của Người theo thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
Trang 4Là yếu tố quan trọng nhất, quyết định việc hình thành tư tưởng Hồ ChíMinh.
d Những phẩm chất cá nhân riêng của Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với một đầu ócphê phán tinh tường sáng suốt trong việc tìm hiểu tinh hoa tư tưởng văn hoácách mạng trong nước và trên thế giới
- Sự khổ công rèn luyện học tập để chiếm lĩnh những tri thức phong phú củathời đại và với kinh nghiệm đấu tranh trong phong trào giải phóng dân tộc vàphong trào công nhân quốc tế để tiếp cận với chủ nghĩa Mác Lênin một cáchkhoa học
- Có một tâm hồn của nhà yêu nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệtthành và một trái tim yêu nước thương nòi, yêu thương những người cùng khổ,sãn sàng chịu đựng hi sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì hạnh phúc củađồng bào
Kết luận: Tóm lại, TTHCM là sản phẩm của sự tổng hoà và phát triển biện chứng
TT văn hoá truyền thống của dân tộc, tinh hoa TT văn hoá của phương Đông vàphương Tây với chủ nghĩa M-L làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc vàthời đại qua sự tiếp biến và phát triển của HCM - một con người có tư duy sángtạo, có PP biện chứng, có nhân cách, phẩm chất CM cao đẹp tạo nên TTHCM là
TT VN hiện đại
Câu 3 Trình bày khái quát quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Dàn bài
* Gồm 5 thời kì
Thời kì hình thành tư tưởng yêu nước, thương nòi (trước năm 1911)
Thời kì tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc(1911 – 1920)
Thời kì hình thành cơ bản về tư tưởng cách mạng việt nam (1921 – 1930)
Thời kì thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do
và quyền dân tộc cơ bản(1930 – 1945)
Thời kì tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945 – 1969)
Câu 4 Trình bày những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc
Dàn bài
Dân tộc là vấn đề rộng lớn Mác-Ănghen không đi sâu giải quyết vấn đềdân tộc vì thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tưsản Trong giai đoạn quốc tế chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành
Trang 5một bộ phận của cuộc cách mạng vô sản thế giới Mác, Ănghen và Lênin đã nêunhững quan điểm biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lýluận và phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sạh lược của các ĐảngCộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa Nhưng trong điều kiện từ đầu thế kỷ XXtrở đi, cần vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin cho phù hợp vớithực tiễn, chính Hồ Chí Minh là người đáp ứng yêu cầu đó.
1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
1.2 Tất cả các dân tộc trên TG đều bình đẳng
- TT này của HCM thể hiện rõ trong hành động và trg rất nhiều bài nói, bài viết của mình, song rõ nhất và tập trung nhất là ở “Tuyên ngôn độc lâp” khai sinh ra nước VNDCCH năm 1945 Mở đầu bản Tuyên ngôn, HCM đã trích 1 đoạn của bản Tuyên ngôn năm 1776 của Mỹ nói về quyền bình đẳng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hoá cho họ những quyền ko
ai có thể xâm phạm được Trg những quyền ấy có quyền đc sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc” Người nhận định đây là lời bất hủ, suy rộng
ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên TG đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do Đồng thời Người còn trích dẫn Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của CMTS Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra có quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tụ do và bình đẳng” Người khẳng định: “Đó là những lẽ phải
ko ai chối cãi được”.
- Thiên tài HCM là người đã sử dụng Tuyên ngôn TS để đấu tranh cho lợi ích của dân tộc mình, biến quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc cá nhân theo kiểu
TS thành quyền bình đẳng của cả dân tộc VN, của các dân tộc trên TG, ko phân biệt màu da, chủng tộc.
=> TT vĩ đại này của HCM mang tính quốc tế, tính thời đại và tính nhân văn sâu sắc.
1.2 Độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn
- Một dân tộc không những có quyền bình đẳng với các dân tộc khác trên thêgiới mà còn phải được hửong nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn Chỉ khinào được hưởng độc lập thật sự thì dân tộc đó mới thật sự bình đẳng
- Độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn theo Hồ Chí Minh phải đảm bảo nhữngnguyên tắc sau:
+ Dân tộc đó có đầy đủ chủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, an ninh vàtoàn vẹn lãnh thổ
+ Mọi vấn đề chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam giảiquyết Mọi sự ủng hộ giúp đỡ Việt Nam đấu tranh giành độc lập tự do đều được
Trang 6nhân dân Việt Nam hoan nghênh ghi nhớ song nhân dân Việt Nam không chấpnhận bất cứ sự can thiệt thô bạo nào.
+ Giá trị và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc phải thể hiện ở quyền tự dohanh phúc của nhân dân Theo Người, quyền độc lập, tự do là quyền thiêng liêng,
là trên hết Dù có phải hy sinh đến đâu cũng phải giành và giữ cho được độc lập.1.3 Độc lập dân tộc trong hòa bình chân chính
+ Hồ Chí Minh luôn giơ cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập, bảo vệ chủquyền quốc gia
+ Hồ Chí MInh là hiện thân của khát vọng hòa bình, tư tưởng này củaNgười được thể hiện rất rõ mỗi khi nên độc lập dân tộc bị đe dọa
2 Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đấu tranh giành độc lập
Theo Hồ Chí Minh, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phân hóagiai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, vì thế cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra giốngnhư ở phương Tây Từ sự phân tích đó, Người kiến nghị về Cương lĩnh hành độngcủa Quốc tế cộng sản là: “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tếcộng sản Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi nhận định chủ nghĩa dân tộc
ấy sẽ biến thành chủ nghĩa Quốc tế
Như vậy, xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa,
từ truyền thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh củachủ nghĩa dân tộcmà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy và Ngườicho đó là “một chính sách cách mạng mang tính hiện thực tuyệt vời”
3 Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Ngay từ khi lựa chọn con đường cách mạng vô sản, ở Hồ Chí Minh đã có
sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấo, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,Người xã định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Tư sản dânquyền cách mạng” (tức là cách mạng dân chủ tư sản) và “Thổ địa cách mạng” (tức
là cách mạng ruộng đất) để đi tời xã hội cộng sản
Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệpgiải phóng dân tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệkhăng khít giữa mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người Xóa bỏ ách ápbức dân tộc mà không xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai cấp thì nhân dân laođộng vẫn chưa giải phóng được Chỉ có xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức bóc lột,chỉ có thiết lập một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân mới đảm bảo chongười lao động quyền làm chủ, độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của conngười
Trang 7Theo Hồ Chí Minh, độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạmcủa các dân tộc Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đấutranh cho độc lập của dân tộc mà còn đấu tranh cho độc lập dân tộc của tất cả cácdân tộc bị áp bức.
Nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, nhưng Hồ Chí Minh không quên nghĩa
vụ quốc tế trong việc ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.Người nhiệt liệt ủng hộ kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộckháng chiến chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu: “giúpbạn là tự giúp mình và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước
mà đóng góp vào thắng lợi chung của cách mạng thế giới
Tóm lại, TTHCM về vấn đề dân tộc là hệ thống quan điểm vừa mang tính
KH đúng đắn, vừa có tính CM sâu sắc thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn
đề dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủnghĩa quốc tế TT này ko chỉ có giá trị trg lịch sử CMVN mà còn có ý nghĩa lớnlao đối với CMTG trg thời đại ngày nay
Câu 5 Phân tích luận điểm “ muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có conđường nào khác con đường cách mạng vô sản” của chủ tịch Hồ Chí Minh?
Dàn bài
Trong hệ thống các luận điểm trên thì luận điểm quan trọng và được ngườichú ý hơn cả là luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đitheo con đường của cách mạng vô sản
Thất bại của các phong trào yêu nước ở nước ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX là do chưa có đường lối và phương pháp đúng đắn Hồ Chí Minh rất khâmphục tinh thần yêu nước của những người đi trước, nhưng Người không tán thànhcon đường cứu nước của các vị ấy, mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứunước mớị Ra nước ngoài tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản lớn trên thế giới như:cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tuy đã giành thắng lợi hơn 150 năm nay mà nhândân lao động vẫn khổ và họ đang muốn làm cách mạng lần nữạ Nhận thức đượcrằng, cách mạng tư sản chỉ thay thế chế độ bóc lột này bằng chế chế độ bóc lộtkhác tinh vi hơn chứ không xóa bỏ được áp bức bóc lột, vì thế Người cho rằng đó
là những cuộc cách mạng không đến nơi, không triệt để Do đó, cứu nước theongọn cờ của giai cấp tư sản không phải là lối thoát cho dân tộc
Sở dĩ các phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXđều thất bại là do chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn Khi chủnghĩa đế quốc đã thành một hệ thống thế giới, một mặt chúng tranh giành ảnhhưởng thuộc địa lẫn nhau, mặt khác chúng lại thống nhất với nhau để đàn áp thuộcđịa Vì vậy trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giai cấp vô sản ở chínhquốc và nhân dân thuộc địa có chung một kẻ thù Chủ nghĩa tư bản như con đỉa haivòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa Muốn đánh thắng
Trang 8chủ nghĩa đế quốc phải đồng thời cắt cả hai vòi của nó đi Vì vậy, cách mạng vôsản ở chính quốc phải kết hợp với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta phải đối đầu với một kẻ thù khác hẳn vớichúng ta về nên văn minh và văn hóa Kẻ thù là chủ nghĩa tư bản mạnh hơn tanhiều lần với các phương tiện chiến tranh hiện đại hơn ta rất nhiều Vì vậy cácđường lối cách mạng cũ đều không thể giành thắng lợi Chủ nghĩa tư bản khôngnhững có nền văn minh hơn hẳn chúng ta mà còn trở thành một hệ thống thế giới.Tuy chúng tranh giành ảnh hưởng thuộc địa lẫn nhau nhưng chúng luôn luônthống nhất với nhau để đàn áp lại các cuộc cách mạng của nhân dân lao động ởchính quốc cũng như thuộc địa Ví dụ như việc Nguyễn Ái Quốc đã bị thực dânAnh bắt sau đó giao lại cho Pháp, còn phong trào Đông du của Phan Bội Châu bị
Tất cả các phong trào yêu nước theo nhiều khuynh hướng khác nhau đều thất bại
do không có đường lối đấu tranh đúng đắn Các cuộc nổi dậy do các sỹ phu yêunước lãnh đạo nổ ra rầm rộ và lan rộng khắp cả nước như khởi nghĩa Trương Đinh(1859- 1864), Nguyễn Trung Trực ( 1861-1868) ở miền Nam, khởi nghĩa TrầnTuấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng ( 1886- 1887) ở miềnTrung, khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887), Bãi Sậy ( 1885-1889) ở miền Bắc Cáccuộc nổi dậy này đều mạng nặng ý thức hệ phong kiến, phụng chiếu Cần Vương,đường lối kháng chiến không rõ ràng, chủ yếu là muốn khôi phục độc lập dưới chế
độ phong kiến, tất cả đều có chung một kết cục là bị thực dân Pháp đàn áp hết sức
dã man và thất bại Các phong trào theo hệ tư tưởng tư sản như Đông du, Đôngkinh nghĩa thục, Duy tân ở thập niên đầu của thế kỷ XX cũng đều thất bại Hệ tưtưởng phong kiến trở nên lỗi thời do sự xuất hiện hệ tư tưởng của giai cấp vô sản
Cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản ở chính quốc để chống lại chủ nghĩa tư bản
Vì họ cũng là những nạn nhân bị giai cấp tư bản bóc lột Giai cấp vô sản ở chínhquốc có cùng chung một kẻ thù với nhân dân thuộc địa, đó chính là chủ nghĩa tưbản Sự đoàn kết này là hết sức quan trọng để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm cắtđứt cả hai vòi của con đỉa là chủ nghĩa tư bản
Chỉ có đi theo con đường cách mạng vô sản mới có thể vừa giải phóng dântộc vừa giải phóng con người và giải phóng giai cấp Các con đường khác có thểđem đến độc lập cho đất nước nhưng không thể đạt được mục tiêu giải phóng giaicấp, giải phóng con người Sau một quả trình nghiên cứu lý luận và khảo sát thực
tế trên bình diện rộng lớn trong cũng như ngoài nước Hồ Chí Minh đã rút ra kếtluận “ Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác conđường cách mạng vô sản” Thực chất của con đường cách mạng vô sản là gắn liềnđộc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội.Cho đến nay hệ tư tưởng của cách mang vôsản vẫn là hệ tư tưởng tiên tiến nhất của nhân loại
Trang 9Qua những phân tích trên ta thấy tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc nóichung và luận điểm “ Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phỉ đi theocon đường của cách mạng vô sản” đóng một vai trò hết sức quan trọng Nó đã chỉ
ra cho dân tộc Việt Nam con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, đưa dân tộc thoát khỏiđêm đen khủng hoảng con đường cứu nước giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đãdân đường cho cả dân tộc đi theo, con đường đi đúng đắn để giải phóng đất nước,giải phóng giai cấp và giải phóng con người Cho đến nay tư tưởng này vẫn cònnguyên giá trị Nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cách mạng Việt Namtrong thời đại mới
Từ khi đọc được bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dântộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (7-1920), Hồ Chí Minh đã tìm thấy một conđường cứu nước mới: Con đường cách mạng vô sản Người đã khẳng định: "Muốncứu nước, giải phóng dân tộc không có con đường nào khác, con đường cách
Câu 6
Cuối thế kỉ 19 đầu thế kỷ 20 CN TB đã trở thành CN đế quốc, chúng vừa tranhgiành nhau trong việc xâu xé thuộc địa vừa liên kết với nhau trong việc đàn áp cácphong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa Trong cuộc đấutranh tự gp dân tộc, giai cấp vS ở chính quốc và nhân dân các dân tộc thuộc địa cóchung một kẻ thù - Mac Angghen chưa có điều kiện bàn nhiều về cm gp dân tộcCòn đánh giá thấp vai trò của nó cho rằng cmgpdt chỉ thắng lợi khi cmvs ở chínhquốc thắng lợi -Cm tháng 10 nga và cmgpdt ở các thuộc địa của nga vận dụngquan điểm của Lenin về mối quan hệ giữa cmvs ở chính quốc với cmgpdt ở thuộcđịa tháng 6-1924 NAQ cho rằng vận dụng quan điểm của Lenin về mối quan hệgiữa cmvs ở chính quốc với cmgpdt ở thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giaicấp tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn các nứoc chính quôc Nếuxem thường cm ở một thuộc địa tức là “Muốn đanh chết rắn đằng đuôi” -CNTBđỉa 2 vòi -Nhân dân thuộc địa có khả năng cm to lớn Luận điểm sáng tạo củaHCM có giá trị lý luận thực tiễn to lớn, một cống hiến rất quan trọng của HCMvào kho tàng lý luận của CN Maclennin đã được thắng lợi của PT CMGPDT trêntoàn thế giới trong gần một thế kỷ Qua cm la hoàn toàn đúng đắn, diển hình là cm
vs ở phap mỹ chưa giành thắng lợi nhưng cm gp dt ở vn đã thắng lợi Ngoài ra cònmột số nước khác nữa như: Angiêri, cu ba…
Cách mạng tháng Tám của Việt Nam là cuộc cách mạng đã chủ động giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc Khi chuẩn bị thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc đã nêu rõ tính chủ động của cách mạng ở các thuộc địa và không phụ thuộc vào việc cách mạng có nổ ra ở chính quốc hay không, chẳng những thế cách mạng ở thuộc địa còn có thể giúp đỡ những người anh em của mình là giai cấp vô sản ở chính quốc Khi lãnh đạo và chỉ đạo cao trào giải phóng dân tộc 1939 –
Trang 101945, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nêu cao tinh thần chủ động này Trong bản Chỉ thị ''Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta'' (12-3-1945) Trung ương Đảng cũng dự kiến khả năng cách mạng có thể nổ ra ở chính quốc (Nhật, Pháp) sẽ là điều kiện thuận lợi cho ta Song, cách mạng đã không nổ ra ở các nước đó, mà cách mạng nổ ra và giành thắng lợi ở một nước thuộc địa là Việt Nam Tính chủ động và sáng tạo đó không chờ tác động từ cách mạng chính quốc, cũng không nhờ vào lực lượng giải phóng từ bên ngoài tới, đã có ý nghĩa cổ vũ mạnh mẽ đối với sự nghiệp cách mạng ở các nước thuộc địa.
Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng CM thuộc địa phụ thuộc vào CMVS ở chính quốc thắng lợi Luận cương về phong trào CM ởcác nước thuộc địa và nửa thuộc địa nêu ở đại hội VI quốc tế cộng sản 1928: "chỉ
có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc gpdt các thuộc địa khi giai cấp VS giành được thắng lợi ở các nước TB tiên tiến" Ý kiến này đã giảm tính chủ động, sáng tạo của CM thuộc địa Ngay từ đại hội V quốc tế cộng sản (1924), NAQ đã chỉ rõ: vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh giai cấp VS ở các nước đi xâm lược thuộc địa phải gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các nước thuộc địa "
Dựa vào quan điểm của Mác, "sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân phải là
sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân" NAQ đi đến kết luận: "công cuộc giảiphóng anh, em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em."NAQ nhận thức thuộc địa là khâu yếu của CNĐQ và nhờ đánh giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa yyn và tinh thần dt, ngày từ năm 1924, Người đã nói: CM thuộc địa không những không phục thuộc vào CMVS ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước" "họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở Phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn" Đây là cống hiến sáng tạo của HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa M-L CMVN đã chứng minh luận điểm của HCM là đúng
5-CM gpdt phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân
- Cuộc khởi nghĩa của quần chúng phải có t/chất 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang chứ không phải là nổi loạn Do đó phải được chuẩn bị trong quần chúng, nổ ra ở thành phố, theo kiểu cách mạng châu âu Phải được nước Nga ủng hộ, phải trùng hợp vớicách mạng vô sản pháp, phải gắn mật thiết với sự nghiệp CMVS thế giới Tháng 5/1941, Hội nghị TW8 khóa 1 nhận định: cuộc cách mạng Đông Dương kết thúc bằng 1 cuộc khởi nghĩa vũ trang, mở đầu có thể là cuộc khởi nghĩa từng phần, từng địa phương mở đường cho cuộc khởi nghĩa lớn
Để chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, HCM chỉ đạo: Phải xây dựng căn cứ địa cách mạng, đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng tổ chức chính trị của quần chúng, lập đội du kích vũ trang, đón thời cơ, phát động cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 và giành thắng lợi chỉ trong vòng có hơn 10 ngày
Trang 11Câu 7 Trình bày những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu độnglực để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Cáchkhắc phục các trở lực kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Dàn bài
* Đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội
Tiếp thu lý luận về đặc trưng bản chất cua CNXH do các nhà kinh điểnMaclenin vạch ra và kinh nghiệm thực tiễn VN, HCM đã nêu lên quan niệm củamình về đặc trưng bản chất của CNXH
- CNXH là chế độ xh có lực lượng sản xuất phát triển cao,gắn liền với sựphát triển tiến bộ của khoa học-kỹ thuật và văn hóa, dân giàu, nước mạnh
-Thực hiện chế độ sở hữu xh về tư liệu sx và thực hiện nguyên tắc phânphối theo lao động
-CNXH có chế độ chính trị dân chủ, nd lao động làm chủ, nhà nước là củadân do dân vì dân,dựa trên khối đại đoàn kết taòn dân mà nòng cốt là công nông tríthức do Đảng CS lãnh đạo
-CNXH có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳngkhông còn áp bức bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay
và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điềukiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên
-CNXH là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xâydựng
* Mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội
- về mục tiêu
+ Mục tiêu chung: đó là “độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân”
“Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách đơn gainr và dễ hiểu: không ngừngnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân laođộng” “CNXH là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ainấy được đi học, ốm đau có thuốc, gì cả không lao động được thì nghỉ ngơi, nhữngphong tục tập quán không dần dần được xóa bỏ Tóm lại xã hội ngày càng tiến,vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt đó là CNXH”
- Mục tiêu cụ thể trên các lĩnh vực
+ Về chế độ chính trị: nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về dân, chính phủ là đầy
tớ của dân; dân có quyền và có nghĩa vụ làm chủ "Nhà nước ta là nhà nước dânchủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnhđạo"
+ Về kt: Xây dựng kt XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học
và kỹ thuật tiên tiến; hình thành sở hữu nhà nước-nó phải lãnh đạo kt quốc dân.CNXH chỉ thắng CNTB khi nào có năng suất lao động cao hơn hẳn Công nghiệp
Trang 12hóa-hiện đại hóa là quy luật tất yếu có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.
+ Về văn hóa: có văn hóa phát triển cao (vừa mang tính chất XHCN, vừa mangtính chất dt-tức là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dt) Đó là nền văn hóa lấyhạnh phúc của đồng bào, dt làm cơ sở để phát triển, văn hóa "phải sửa đổi đượcthói tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ" "Phải làm cho ai cũng có lý tưởng, tự
+ Về mối quan hệ xh: thực hiện công bằng, dân chủ; xây dựng mối quan hệ tốt đẹpgiữa người với người; quan tâm thực hiện chính sách xh.+ Về con người XHCN, phải có phẩm chất cơ bản sau:Con người có tinh thần và năng lực làm chủ; có đạo đức XHCN: cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư; có kiến thức khoa học kỹ thuật; có tinh thần sáng tạo, nhạybén với cái mới Đó cũng là động lực quan trọng nhất để xây dựng thành côngCNXH
Phải quan tâm đến phụ nữ (1 nửa của xh), phải giải phóng phụ nữ, xây dựng bìnhđẳng nam-nữ
Dàn bài1- Về thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN
Mác cho rằng: hình thức quá độ trực tiếp từ xh TBCN lên CNXH diễn ra ở cácnước TB phát triển nhất ở châu âu không thể là gì khác ngoài thực hiện CCVS.Lênin cho rằng: quá độ gián tiếp không qua CNTB ở những nước tiểu nông cần có
sự giúp đỡ từ bên ngoài của 1 nước công nghiệp tiên tiến đã làm cách mạngXHCN thành công và điều kiện bên trong phải có 1 chính Đảng vô sản lãnh đạo
Trang 13đất nước đi theo CNXH Sự sáng tạo của Lênin bổ xung cho học thuyết Mác, xuấtphát từ thực tiễn nước Nga, không chỉ là quá độ về chính trị.+ HCM thống nhất với các nhà kinh điển và nhấn mạng hình thức quá độ \"rút
- Cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm ls cụ thể của mỗi nước khibước vào thời kỳ quá độ: \"tùy hoàn cảnh, mà các dt phát triển theo con đườngkhác nhau Có nước thì đi thẳng tiến đến CNXH, có nước thì phải kinh qua chế độ
- HCM xây dựng quan niệm quá độ gián tiếp căn cứ vào thực tiễn của VN:HCM chỉ ra đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN: \"Đặcđiểm to lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ từ 1 nước nông nghiệp lạc hậutiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN\" Đây là vấn đềmới cần nhận thức và tìm giải pháp đúng đắn để có hình thức, bước đi phù hợp vớiVN
\"Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ\" là mâu thuẫn giữa 1 bên là yêu cầu phảitiến lên xây dựng 1 chế độ xh mới có \"công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹthuật tiên tiến\" với 1 bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở,
Về độ dài của thời kỳ quá độ: lúc đầu dựa theo kinh nghiệm của LX và TQ, HCM
dự đoán \"chắc đôi ba, bốn kế hoạch dài hạn \" sau đó quan niệm được điềuchỉnh: \"xây dựng CNXH là 1 cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâudài\"
- Về nhiệm vụ ls của thời kỳ quá độ, Người nêu: phải xây dựng nền tảng vật chất
và kỹ thuật của CNXH , vừa cải tạo kt cũ vừa xây dựng kt mới, mà xây dựng làchủ yếu và lâu dài HCM chỉ ra nhiệm vụ cụ thể về chính trị, kt, văn hóa, xã hội.Chính trị, cuộc đấu tranh gay go giữa cái cũ đang suy tàn và cái mới đang nảynở cho nên sự nghiệp xây dựng CNXH khó khăn và phức tạp.Kinh tế, tạo lập những yếu tố, những lực lượng đạt được ở thời kỳ tư bản nhưngsao cho không đi chệch sang CNTB; sử dụng hình thức và phương tiện của CNTB
để xây dựng CNXH Kẻ thù muốn đè bẹp ta về kt thay bằng quân sự, vì vậy ta
Tư tưởng, văn hóa, xh: bác nêu phải khắc phục sự yếu kém về kiến thức, sự bấpbênh về chính trị, sự trì trệ về kt, lạc hậu về văn hóa tất cả sẽ dẫn đến những biểuhiện xấu xa, thoái hóa cán bộ, đảng viên là khe hở CNTB dễ dàng lợi dụng HCMnhấn mạnh \"muốn cải tạo XHCN thì phải cải tạo chính mình, nếu không có tưtưởng XHCN thì không làm việc XHCN được\"
- Về nhân tố đảm bảo được thực hiện thắng lợi CNXH ở VN: phải giữ vững vàtăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước;phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị-xh; xây dựng đội ngũcán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng CNXH.2-Về bước đi, biện pháp và phương thức xây dựng CNXH ở VN
- Phải học tập kinh nghiệm của các nước anh em nhưng không áp dụng máy móc
Trang 14vì nước ta có đặc điểm riêng của ta \"Ta không thể giống LX \"
\"Tất cả các dt đều tiến tới CNXH không phải 1 cách hoàn toàn giống nhau\"
- Về bước đi: phải qua nhiều bước, \"bước ngắn, bước dài, tùy theo hoàncảnh, chớ ham làm mau, ham rầm rộ Đi bước nào vững chắc bước ấy, cứ tiến
Bước đi nông nghiệp: từ cải cách ruộng đất, rồi lại đến hình thức hợp tác xã
Về bước đi công nghiệp, \" Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi đếntiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng\", \"làm
- Về phương pháp, biện pháp, cách thức tiến hành: người nêu cao tinh thần độclập, tự chủ, sáng tạo, chống giáo điều, rập khuôn phải tìm tòi cách riêng cho phùhợp với thực tiễn của VN \"Muốn đỡ bớt mò mẫm, đỡ phạm sai lầm thì phải họckinh nghiệm của các nước anh em\" nhưng \"áp dụng kinh nghiệm ấy 1 cách sángtạo\", \"ta không thể giống LX vì LX có phong tục tập quán khác, có lịch sửkhác \"
Phương pháp xây dựng CNXH là \"làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thìkhá giàu, người giàu thì giàu thêm\", như vậy CNXH không đồng nhất với đóinghèo, không bình quân, mà từng bước tiến lên cuộc sống sung túc, dồi dào\".Cách làm, là đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân Chính phủ chỉ giúp đỡ kếhoạch, cổ động CNXH là do dân và vì dân Người đề ra 4 chính sách: Công-tưđều lợi, chủ thợ đều lợi, công-nông giúp nhau, lưu thông trong ngoài Chỉ tiêu 1,biện pháp 10, chính sách 20 có như thể mới hoàn thành kế hoạch
Câu 9 Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?
Đó là tư tưởng tập hợp lực lượng dân tộc của các nhà yêu nước trong lịch sử Hồ Chí Minh đã sớm kế thừa truyền thống yêu nước-nhân nghĩa-đoàn kết của dân tộc.Người khẳng định "từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sựnguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước " Hồ chí Minh còn nhấn mạnh phải phát huy truyền thống ấy trong giai đoạn cách mạng
Trang 15mới "phải giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc khángchiến" Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
b Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
Mác nêu khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại" Lênin làm cách mạng
vô sản thành công ở nước Nga, lực lượng công - nông là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết quốc tế Khẩu hiệu của Mác được mở rộng "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị
áp bức đoàn kết lại" Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin vì Người đã tìm thấy con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức khỏi ách nô lệ, tìm thấy sự cần thiết và con đường tập hợp lực lượng cách mạng trong phạm vi từng nước và trên phạm vi toàn thế giới
c Tổng kết kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước, phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới
Hồ Chí Minh tổng kết, đánh giá các di sản truyền thống về tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các phong trào giải phóng dân tộc thuộc địa, từ đóNgười rút ra bài học kinh nghiệm để hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng về đại đoàn kết của mình Các phong trào cách mạng Việt Nam thực tế vừa hào hùng, vừa bi tráng đã chứng tỏ nếu chỉ có yêu nước thôi thì không đủ để đánh thắng giặc
"Sử ta đã dạy cho ta rằng, khi nào dân ta biết đoàn kết thì khi đó dân ta giành thắng lợi."
Yêu cầu của thời đại mới là phải có lực lượng lãnh đạo đủ sức qui tụ cả dân tộc vào đấu tranh cách mạng, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc bền vững thì mới giành thắng lợi Hồ Chí Minh đã thấy hạn chế trong phương pháp tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước tiền bối, Bác đã tìm cách sang Pháp để tìm hiểu và trở về giúp đồng bào mình
Khi ở nước ngoài, Hồ Chí Minh khảo sát tình hình các nước tư bản chủ nghĩa và các nước thuộc địa, Bác nhìn thấy tiềm ẩn to lớn của họ và cũng thấy hạn chế là các dân tộc thuộc địa chưa có tổ chức, chưa biết đoàn kết, chưa có sự lãnh đạo đúng đắn Trong các phong trào cách mạng thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến cách mạng của Trung quốc và Ấn độ, với tư tưởng là đoàn kết các giai tầng, các đảng phái, các tôn giáo nhằm thực hiện mục tiêu của từng giai đoạn cách mạng
Thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga, Người đã tìm hiểu thấu đáo con đường cách mạng tháng Mười, bài học kinh nghiệm quý báu, đặc biệt là bài học huy độnglực lượng quần chúng công - nông giành và giữ chính quyền xô-viết non trẻ Người cho rằng đây là cuộc cách mạng đến nơi, đến chốn Đó là cơ sở thực tiễn cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
Trang 16Câu 10 Trình bày những tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc?
Dàn bàiTrong những cống hiến to lớn của to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cáchmạng Việt Nam, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đạn đoàn kếtdân tộc của Người là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và giá trị thực tiễnhết sức quan trọng,tư tưởng đó được thể hiện qua đó được thể hiện qua một số nộidung cơ bản sau đây:
1.Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cáchmạng:
- Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Người có ý nghĩa chiến lược Đó là một tưtưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam Điều nàyđược thấy rõ qua tình hình lịch sử của nước ta ngay sau khi dành được độc lập dântộc, khi đó trong ngân hàng nước ta chỉ có 2 vạn đồng tiền rách, tình trạng dân sốthì có đến 98% là mù chữ, các tổ chức cách mạng thì mới bắt đầu được hình thành,2,5 triệu dân chết đói, thực dân Anh thì nhăm nhe vào nước ta để giải rác vũ khí,Pháp quay lại xâm lược, Tưỏng vào giải rác vũ khí, Mỹ chống phá, Nhật chốngphá, trong nước thì việt quốc, việt cách nổi dậy Một chính phủ mới thành lập mà
đã vấp phải nhiều khó khăn và đặc biệt là không được sự thừa nhận của thế giới.,tình hình nước ta đang rơi vào tình cảnh ngàn cân treo sợi tóc Trước hoàn cảnh đó
Hồ Chí Minh đã ký 2 hiệp ước quan trọng 14-9 và 6-3, với 2 hiệp ước này thì dântộc việt nam đã có được điều kiện để chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại được bớtđược kẻ thù là Mỹ, Anh và Tưởng Độc lập dân tộc là bất biến và tất cả nhữnghiệp ước hay tạm ước chỉ là những sách lược để phục vụ cho một tư tưỏng cơ bảnxuyên suốt đó là độc lập dân tộc và đại đoàn kết toàn dân Lịch sử Việt Nam đãchứng minh cứ khi nào dân tộc Việt Nam đoàn kết thì ta dành độc lập và khi nàonước ta đánh mất sự đoàn kết thì sẽ bị mất chủ quyền Hồ Quý Ly là một trongnhững ông vua giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam nhưng cũng là người lãnh đạocuộc kháng chiến thất bại nhanh nhất trong lịch sử Việt Nam khi quân Minh xâmlược, bởi ông đã không đoàn kết được toàn dân
- Đại đoàn kết dân tộc là chiến lược tập hợp lực lượng dân tộc Tập hợp mọi lựclượng có thể tập hợp được nhằm hình thành sức mạnh to lớn của dân tộc trongcuộc đấu tranh chống kẻ thù - Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề sống còn của cáchmạng Tuy nhiên trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phải điều chỉnh chính sách vàphương pháp tập hợp với những đối tượng khác nhau Tức là đại đoàn kết dân tộc
là chiến lược nhưng trong từng giai đoạn thì phải có cách thức đoàn kết khác nhau
Ví dụ như trứớc năm 1945 chúng ta có khẩu hiệu: “Đánh đổ thực dân, phong kiếndành độc lập dân tộc chia ruộng đất cho dân cày”, nhưng đến năm 1945 khi Bác
Hồ đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến : “Đánh đuổi thực dân dành độc lập chodân tộc” ,vốn dĩ có sự khác biệt đó là vì khi này ta cần phải lôi kéo thêm tầng lớpphong kiến ủng hộ cho cách mạng để vừa bớt kẻ thù đồng thời thu hút được củacải để có tiền để làm cách mạng