Thi online - Kĩ thuật xác định nhanh số đồng phân-P2 Câu 1 [150054]X là hỗn hợp chỉ chứa axit cacboxylic no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO 2 (ở đktc). Nếu trung hòa 0,6 mol X thì cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 2,5M. Số chất tối đa có trong X là: A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 2 [150057] Amin X chứa vòng benzen và có công thức phân tử C 8 H 11 N. X tác dụng với HNO 2 ở nhiệt độ thường giải phóng khí nitơ. Mặt khác, nếu cho X tác dụng với nước brom thì thu được chất kết tủa có công thức C 8 H 10 NBr 3 . Số công thức cấu tạo của X là: A.2 B.3 C.5 D.6 Câu 3 [150058]Chất X có công thức phân thử C 8 H 15 O 4 N. X tác dụng với NaOH tạo Y, C 2 H 6 O và CH 4 O. Y là muối natri của α-amino axit Z mạch hở không phân nhánh. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn yêu cầu của đề là: A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 4 [150059]. X có công thức C 4 H 14 O 3 N 2 . Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được hỗn hợp Y gồm 2 khí ở điều kiện thường và đều có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm. Số CTCT phù hợp của X là: A.5 B.3 C.4 D.2 Câu 5 [150060]Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có CTPT là C x H y O 2 , trong đó oxi chiếm 25,8% về khối lượng. X tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ mol là 1:1. Số công thức cấu tạo có thể có của X là: A.3 B.6 C.5 D.4 Câu 6 [150061]Chất hữu cơ X có công thức thực nghiệm là (C 3 H 5 O 2 )n chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun nóng X với dung dịch NaOH dư thu được một muối của axit caboxylic Y và một ancol Z. Biết, Y có mạch cacbon không phân nhánh và không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X là: A.5 B.3 C.4 D.2 Câu 7 [150062]Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ X là C 3 H 3 O. Cho 5,5 gam X tác dụng với dung dịch NaOH được 7,7 gam muối Y có số nguyên tử C bằng số nguyên tử C của X. Phân tử khối của Y lớn hơn của X là 44u. Số đồng phân cấu tạo của X là: A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 8 [150063]Hai hợp chất thơm X và Y có cùng công thức phân tử là C n H 2n-8 O 2 . Biết hơi chất Y có khối lượng riêng 5,447 gam/lít (đktc). X có khả năng phản ứng với Na giải phóng H 2 và có phản ứng tráng bạc. Y phản ứng được với Na 2 CO 3 giải phóng CO 2 . Tổng số công thức cấu tạo phù hợp của X và Y là A.4 B.5 C.7 D.6 Câu 9 [150072]Số đồng phân este chứa vòng benzen của C 8 H 8 O 2 là: A.3 B.4 C.5 D.6 Câu 10 [150079] Số đồng phân cấu tạo của amin bậc ba có công thức phân tử C 6 H 15 N là A.5 B.6 C.7 D.8 Câu 11 [150085]Trong số các đồng phân của C 3 H 5 Cl 3 có thể có bao nhiêu đồng phân khi thuỷ phân trong môi trường kiềm cho sản phẩm phản ứng được cả với Na và dung dịch AgNO 3 /NH 3 tạo ra Ag ? A.1 B.4 C.3 D.2 Câu 12 [150086] Từ propan có thể tạo được bao nhiêu dẫn xuất điclo ? A.2 B.4 C.5 D.6 Câu 13 [150087]Số đồng phân ancol và tổng số đồng phân của C 4 H 10 O lần lượt là: A.3; 6. B.3; 7. C.4; 6. D.4; 7. Câu 14 [150089]Số đồng phân ancol bậc II của C 6 H 14 O là: A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 15 [150090]Số đồng phân ứng với công thức phân tử C 5 H 12 O là A.8 B.9 C.14 D.15 Câu 16 [150091]Có bao nhiêu ancol bậc III, có công thức phân tử C 6 H 14 O ? A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 17 [150092]Số đồng phân ancol tối đa ứng với CTPT C 3 H 8 O x là A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 18 [150093]Số đồng phân anđehit và xeton ứng với công thức phân tử C 5 H 10 O lần lượt là A.3 và 3. B.4 và 3. C.3 và 4. D.4 và 4. Câu 19 [150094]Số đồng phân xeton ứng với công thức phân tử C 6 H 12 O là A.3 B.4 C.5 D.6 Câu 20 [150095] Số đồng phân anđehit (có vòng benzen) ứng với công thức phân tử C 8 H 8 O là A.2 B.4 C.3 D.5 Câu 21 [150096]Số đồng phân đơn chức của C 4 H 8 O 2 là: A.3 B.4 C.5 D.6 Câu 22 [150097]Este đơn chức, mạch thẳng X chứa 32% oxi về khối lượng, khi thuỷ phân X, cho sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số đồng phân cấu tạo phù hợp với X là: A.5 B.4 C.3 D.6 Câu 23 [150098]Hỗn hợp X gồm 2 este thơm là đồng phân của nhau có công thức C 8 H 8 O 2 . Lấy 34 gam X thì tác dụng được tối đa với 0,3 mol NaOH. Số cặp chất có thể thỏa mãn X là ? A.8 B.4 C.2 D.6 Câu 24 [150099]Số đồng phân este mạch hở, có công thức phân tử C 5 H 8 O 2 có đồng phân hình học là: A.4 B.2 C.5 D.3 Câu 25 [150100]Este X chứa vòng benzen có công thức phân tử C 8 H 8 O 2 . Đun nóng X trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 muối. Hỏi X có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp? A.4 B.3 C.5 D.6 Câu 26 [150101]Số đồng phân este có công thức phân tử C 6 H 12 O 2 khi thủy phân tạo ra ancol không bị oxi hóa bởi CuO là A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 27 [150102]Chất X có công thức phân tử là C 10 H 10 O 2 . Đun nóng X trong NaOH thu được 2 muối đều có phân tử khối lớn hơn 100 đvC. Có bao nhiêu chất thỏa mãn điều kiện của X ? A.3 B.2 C.5 D.4 Câu 28 [150103]Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO 2 và 0,09 gam H 2 O. Số este đồng phân của X là A.2 B.5 C.4 D.6 Câu 29 [150104]Este X có CTPT C 5 H 8 O 2 khi tác dụng với NaOH tạo ra 2 sản phẩm đều có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Số chất X thỏa mãn điều kiện trên là: A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 30 [150105]Thuỷ phân este X đơn chức, no chỉ thu được một chất hữu cơ Y chứa Na. Cô cạn dung dịch, sau đó thêm vôi tôi xút vào rồi nung ở điều kiện nhiệt độ cao được một ancol Z và một muối vô cơ T. Đốt cháy hoàn toàn ancol Z được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ số mol là 2 : 3. Số công thức cấu tạo thỏa mãn X là: A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 31 [150106]Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp hai axit béo gồm RCOOH và R’COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là A.2 B.4 C.6 D.8 Câu 32 [150107]Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp ba axit béo RCOOH, R’COOH, R’’COOH có thể thu được tối đa bao nhiêu chất béo khác nhau ? A.6 B.9 C.12 D.18 Câu 33 [150108]Thủy phân trieste X thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm RCOOH và R’COOH. Có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X ? A.2 B.4 C.6 D.8 Câu 34 [150109]Thủy phân trieste X thu được glixerol và hỗn hợp ba muối gồm RCOONa, R’COONa và R’’COONa. Có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn X ? A.3 B.6 C.9 D.18 Câu 35 [150110]Trong thành phần của một số dầu để pha sơn có este của glixerol với các axit không no C 17 H 33 COOH (axit oleic), C 17 H 31 COOH (axit linoleic). Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu trieste khác nhau của glixerol với các gốc axit trên ? A.4 B.5 C.6 D.2 Câu 36 [150111]Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp gồm C 17 H 35 COOH, C 17 H 33 COOH, C 17 H 31 COOH và C 15 H 31 COOH; số loại chất béo (chứa đồng thời 3 gốc axit béo khác nhau) tối đa có thể tạo thành là A. 10. B. 12. C. 24. D. 40. Câu 37 [150112]Số đồng phân cấu tạo của amin có công thức phân tử C 4 H 11 N là A.4 B.6 C.7 D.8 Câu 38 [150113]Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp ba axit béo C 17 H 35 COOH, C 17 H 33 COOH, C 17 H 31 COOH có thể thu được tối đa bao nhiêu chất béo khác nhau ? A.21. B.18. C.16. D.19. Câu 39 [150115]Số amin chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử C 7 H 9 N là A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 40 [150116]Cho dãy aminoaxit: glyxin, alanin, valin. Số tripeptit tối đa có thể tạo thành là: A.6. B.18. C.21. D.27. Câu 41 [150117]Ankin C 6 H 10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 ? A.3 B.4 C.5 D.6 Câu 42 [150118]Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hiđrocacbon X thu được 16,8 lít khí CO 2 (đktc) và 13,5 gam H 2 O. Số đồng phân của X là A.9 B.11 C.10 D.12 Câu 43 [150119]Có bao nhiên dẫn xuất clo bậc I là đồng phân của nhau có cùng công thức phân tử C 5 H 11 Cl ? A.3 B.4 C.5 D.6 Câu 44 [150120]X là đồng phân ứng với CTPT là C 6 H 13 Br. Biết khi đun nóng X với dung dịch kiềm/etanol thì thu được 3 anken (tính cả đồng phân hình học) và các anken cộng nước (xúc tác axit) thu được sản phẩm chính không bị oxi hóa bởi CuO. Số chất thỏa mãn X là: A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 45 [150121]X là một este đơn chức. Thủy phân 0,01 mol X với 300ml NaOH 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được phần hơi (chỉ có nước) và 2,38 gam chất rắn khan. Số CTCT có thể có của X là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 46 [150122]Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C 3 H 10 N 2 là A.1 B.4 C.5 D.6 Câu 47 [150123]Số đồng phân cấu tạo của amin bậc nhất có công thức phân tử C 4 H 11 N là A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 48 [150124]Hợp chất X chứa vòng benzen, có công thức phân tử C x H y N. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thu được muối Y có công thức dạng RNH 3 Cl (R là gốc hiđrocacbon). Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là 13,084%. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các điều kiện trên là A.4 B.5 C.3 D.6 Câu 49 [150125]Số amin có công thức phân tử C 5 H 13 N không tạo bọt khí với axit nitrơ ở nhiệt độ thường là: A.3 B.6 C.8 D.9 Câu 50 [150126]Đốt cháy hoàn toàn m gam chất hữu cơ X (chứa C, H, N) cần dùng 15,12 lít O 2 (đktc). Sản phẩm cháy cho lội chậm qua bình đựng nước vôi trong dư, thấy có 40 gam kết tủa xuất hiện và có 1120 ml khí (đktc) bay ra. Số đồng phân cấu tạo amin bậc I của X là: A.3 B.4 C.2 D.6 Câu 51 [150127]Đốt cháy 0,2 mol hợp chất X thuộc loại tạp chức thu được 26,4 gam khí CO 2 , 12,6 gam hơi H2O, 2,24 lít khí nitơ (đktc) và lượng O 2 cần dùng là 0,75 mol. Số đồng phân của X tác dụng được với dung dịch NaOH và HCl là: A.2 B.4 C.3 D.5 Câu 52 [150128]Lấy 15,660 gam amin đơn chức, mạch hở X (X có không quá 4 liên kết π trong phân tử) trộn với 168 lít không khí (đktc). Bật tia lửa điện để đốt cháy hoàn toàn X, hỗn hợp sau phản ứng được đưa về 0 o C, 1 atm để ngưng tụ hết hơi nước thì có thể tích là 156,912 lít. Số đồng phân amin của X là A.2 B.17 C.16 D.8 Câu 53 [150129]Số amin có công thức phân tử C 6 H 15 N không tạo bọt khí với axit nitrơ ở nhiệt độ thường là: A.15 B.22 C.23 D. 16 Câu 54 [150130]Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 10 : 5, tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Tổng số đồng phân của 3 amin trên là A.7. B.14. C.16. D.28. Câu 55 [150131]Khi cho 7,67 gam môt amin đơn chức X phản ứng vừa hết với dung dịch axit clohiđric thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được 12,415 gam muối khan. Số đồng phân cấu tạo của amin X là A.2 B.8 C.4 D.1 Câu 56 [150132]Tiến hành trùng ngưng hỗn hợp glyxin (Gly) và alanin (Ala). Số tripeptit (được cấu tạo từ cả hai α-amino axit trên) có thể tạo thành là: A.3 B.6 C.4 D.5 Câu 57 [150133] Nếu phân tử peptit chứa n gốc α-amino axit khác nhau (đều chỉ có 1 nhóm -NH 2 và 1 nhóm -COOH) thì số đồng phân loại peptit là A.n. B.n2. C.n!/2 D.n !. Câu 58 [150134]Có bao nhiêu loại tripeptit chứa 3 loại gốc aminoaxit khác nhau ? A.6 B.4 C.3 D.2 Câu 59 [150135]Từ ba α-amino axit X, Y, Z (phân tử đều chỉ có 1 nhóm -NH 2 và 1 nhóm -COOH) có thể tạo bao nhiêu đipeptit cấu tạo bởi hai gốc amino axit khác nhau ? A.3 B.4 C.6 D.9 Câu 60 [150136]Thủy phân hoàn toàn một tripeptit (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm alanin và glyxin theo tỷ lệ mol là 2 : 1. Số tripeptit thỏa mãn ? A.1 B.3 C.2 D.4 Câu 61 [150137]Thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit mạch hở X thu được dung dịch chỉ chứa Gly, Ala và Val. Số đồng phân tripeptit của X là: A.6 B.3 C.5 D.4 Câu 62 [150138]Thủy phân hoàn toàn 1,0 mol tetrapeptit mạch hở X thu được 2 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Số đồng phân cấu tạo của tetrapeptit X là: A.10 B.12 C.18 D. 24 Câu 63 [150139]Thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit mạch hở X cần vừa đúng 80 ml dung dịch NaOH 1M, rồi cô cạn thu được 8,6 gam hỗn hợp Y gồm hai muối của hai amino axit no, mỗi amino axit chỉ chứa một nhóm – COOH và một nhóm –NH 2 . Peptit X được cấu tạo bởi A.1 phân tử glyxin và 3 phân tử alanin. B.3 phân tử glyxin và 1 phân tử alanin. C.2 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin. D.2 phân tử glyxin và 2 phân tử valin. Câu 64 [150140]Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C 3 H 9 O 2 N. Biết X tác dụng với NaOH và HCl. Số công thức cấu tạo thỏa mãn là A.4 B.3 C.1 D.2 Câu 65 [150141]Cho 0,1 mol hợp chất hữu cơ X tác dụng với NaOH vừa đủ, đun nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối nitrat và khí Y là một amin no đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 8,4 lít O 2 (ở đktc). Số đồng phân của X thoả mãn là: A.3 B.1 C.4 D.2 Câu 66 [150142]Tiến hành phản ứng clo hóa 3-metylpentan tỉ lệ 1:1, ta có thể thu được bao nhiêu dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau ? A.4 B.5 C.2 D.3 Câu 67 [150143]Hiđro hoá hoàn toàn một hiđrocacbon không no, mạch hở X thu được ankan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 6,60 gam CO 2 và 3,24 gam H 2 O. Clo hoá Y (theo tỉ lệ 1:1 về số mol) thu được 4 dẫn xuất monoclo là đồng phân của nhau. Số công thức cấu tạo của X thoả mãn là: A.3 B.6 C.7 D.4 Câu 68 [150144]Chất X có công thức phân tử C 7 H 8 . Khi cho 1 mol X tác dụng với dung dịch AgNO 3 /NH 3 thì thu được 306 gam kết tủa. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X ? A.2 B.4 C.5 D.6 Câu 69 [150145]Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon no X thu được 20,16 lít CO 2 (đktc) và 16,2 gam H 2 O. Mặt khác khi hóa hơi m gam X sẽ chiếm thể tích đúng bằng thể tích của 3,2 gam oxi (đo trong cùng điều kiện T, P). Biết X phản ứng với clo (có askt) chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất. Số CTCT của X thỏa mãn là A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 70 [150146]X có công thức nguyên là (CH) n . Khi đốt cháy 1 mol X được không quá 5 mol CO 2 . Biết X phản ứng với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 . Số chất X thỏa mãn tất cả các điều kiện trên là: A.4 B.1 C.2 D.3 Câu 71 [150147]Số hiđrocacbon ở thể khí (đktc) tác dụng được với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 là: A.2 B.4 C.3 D.5 Câu 72 [150148]Tiến hành nhiệt phân hexan (giả sử chỉ xảy ra phản ứng cracking ankan) thì thu được hỗn hợp X. Trong X có chứa tối đa bao nhiêu chất có CTPT khác nhau ? A.6 B.9 C.8 D.7 Câu 73 [150149]Trong tất cả các đồng phân của C 5 H 12 O, số chất tác dụng được với Na là A.6 B.7 C.8 D.9 Câu 74 [150150]Ancol X tác dụng với Na dư cho số mol H 2 bằng số mol X đã dùng. Đốt cháy hoàn toàn X được . Số đồng phân thỏa mãn X là A.4 B.5 C.6 D.7 Câu 75 [150151]Chất hữu cơ X có công thức phân tử C 4 H 8 O 2 . Số lượng đồng phân của X tham gia phản ứng tráng gương là A.7 B.8 C.9 D.10 Câu 76 [150152]Hợp chất hữu cơ X có CTPT C 4 H 6 O. X có tất cả bao nhiêu đồng phân anđehit ? A.2 B.3 C.4 D.5 Câu 77 [170521]Số đồng phân ancol của C 4 H 8 O là: A.6 B.7 C.8 D.9 Đáp án 1.A 2.C 3.B 4.B 5.B 6.B 7.C 8.A 9.D 10.C 11.D 12.B 13.D 14.C 15.C 16.C 17.B 18.B 19.D 20.B 21.D 22.A 23.A 24.C 25.A 26.B 27.C 28.C 29.B 30.B 31.C 32.D 33.B 34.A 35.C 36.B 37.D 38.B 39.D 40.D 41.B 42.B 43.B 44.A 45.D 46.B 47.A 48.A 49.D 50.B 51.C 52.B 53.B 54.B 55.C 56.B 57.D 58.A 59.C 60.B 61.A 62.B 63.A . Thi online - Kĩ thuật xác định nhanh số đồng phân-P2 Câu 1 [150054]X là hỗn hợp chỉ chứa axit cacboxylic no, mạch hở. Đốt. điclo ? A.2 B.4 C.5 D.6 Câu 13 [150087 ]Số đồng phân ancol và tổng số đồng phân của C 4 H 10 O lần lượt là: A.3; 6. B.3; 7. C.4; 6. D.4; 7. Câu 14 [150089 ]Số đồng phân ancol bậc II của C 6 H 14 O. các đồng phân của C 5 H 12 O, số chất tác dụng được với Na là A.6 B.7 C.8 D.9 Câu 74 [150150]Ancol X tác dụng với Na dư cho số mol H 2 bằng số mol X đã dùng. Đốt cháy hoàn toàn X được . Số đồng