Hướng dẫn ghi Nhật kí tự đánh giá của học sinh Ghi lại những điều ấn tượng, những điều muốn nói với bản thân, bạn bè, bố mẹ, thầy cô…về khả năng học tập, sự tiến bộ, cảm nghĩ, điều tâm
Trang 1cách ghi đánh giá học sinh VNEN
Ví dụ:
i) Nhật kí đánh giá của giáo viên chủ nhiệm
Họ và tên học sinh: Đặng Gia Nguyên Lớp: 4A Năm học: 2013-2014
Ngày Ghi chép
10/9 Còn quên đồ dùng học tập và sách Tiếng Anh
11/9 Đọc bài còn nhỏ, chưa trả lời đúng câu hỏi Tìm được nhiều từ ngữ để chỉ cùng một chủ đề
15/9 Lễ phép chào hỏi các cô chú nhân viên trong trường, biết chăm sóc vườn hoa
20/9 Giải nhanh được bài toán tìm số trung bình cộng của nhiều số, đã giúp bạn học bài
7/10 Nghỉ học Gia đình báo là bị sốt cao (sốt dịch)
8/10 Tích cực phát biểu trong giờ Địa lí Biết lắng nghe ý kiến của bạn
29/10 Đã chủ động nhờ cô giáo hướng dẫn giải bài toán: Tìm hai số biết tổng và hiệu hai số đó
…
11/12 Đọc có tiến bộ, giữ vở sạch Còn nhầm lẫn giữa n và l trong bài chính tả
…
9/3 Tích cực tham gia hoạt động văn nghệ chào mừng ngày 8/3 Có khả năng về múa, hát
10/3 Đã có tiến bộ trong giờ Tập làm văn: sử dụng một số từ ngữ có hình ảnh
14/4 Có khả năng vẽ, biết trang trí lớp học
7/5 Có câu hỏi hay, suy luận sáng tạo trong giờ Lịch sử
20/5 Có khả năng điều hành nhóm tốt Trung thực trong lúc vui chơi, biết nhường bạn
6 Hướng dẫn ghi Nhật kí tự đánh giá của học sinh
Ghi lại những điều ấn tượng, những điều muốn nói với bản thân, bạn bè, bố mẹ, thầy cô…về khả năng học tập, sự tiến bộ,
cảm nghĩ, điều tâm đắc, mong ước, những điều tin rằng mình sẽ làm được,…
Thông qua các tình huống cụ thể, giáo viên hướng dẫn học sinh ghi; chẳng hạn khi học sinh được các bạn khen tính nhẩm nhanh thì giáo viên gợi ý để học sinh ghi: Rất vui vì được bạn khen tính nhẩm nhanh Học sinh được giáo viên khen ăn mặc
Trang 2gọn gàng, sạch sẽ, giáo viên gợi ý ghi: Về khoe với bố mẹ con được cô khen ăn mặc gọn gàng sạch sẽ…Qua đó học sinh sẽ dần dần biết cách ghi
Ví dụ:
Họ và tên: Nguyễn Tấn Đạt Lớp: 4D Năm học 2013 – 2014
10/9/2013 Em thích nhất là được chơi trò chơi “đóng vai” trong giờ Tiếng Việt
16/9/2013 Em đi học muộn vì mẹ bị hỏng xe giữa đường Ước gì nhà mình có xe tốt
…
4/11/2013 Tuần này nhóm mình không được khen Tuần sau nhóm mình phải cố gắng để ngày nào
cũng được cô khen
10/11/2013 Rất vui vì mình được bạn Loan khen hát hay
…
19/11/2013 Bài khoa học hôm nay mình chưa hiểu lắm, phải nhờ bạn Ba giải thích mấy lần
…
10/12/2013 Hôm nay quên sách Toán ở nhà Lần sau phải chuẩn bị cẩn thận hơn mới được
…
16/4/2013 Bài toán cô giao khó quá, làm mãi không được, đành phải nhờ bố giải thích thêm mới làm
xong
…
20/5/2014 Hôm nay nhóm mình chiến thắng trong trò chơi vẽ tiếp sức trong lớp Tuyệt vời!!!
8 Hướng dẫn ghi Phiếu đánh giá của phụ huynh
Phụ huynh ghi những biểu hiện, nội dung về các hoạt động học tập, sinh hoạt ở nhà, các sở thích, mặt mạnh, hạn chế của
con em mình, những mong muốn của gia đình đề đạt với giáo viên và nhà trường
Ví dụ:
Trang 3Họ và tên phụ huynh: Huỳnh Thị Bản
Phụ huynh học sinh: Trương Tấn Lập Lớp: 3C1 Năm học: 2013 – 2014
Ý kiến của phụ huynh:
- Cháu đã biết bố trí thời gian học tập và sinh hoạt ở nhà
- Cháu lễ phép với ông bà và biết nhường nhịn em nhỏ
- Cháu chịu khó giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà
- Cháu có ý thức chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập nhưng mẹ vẫn phải nhắc vì thỉnh thoảng vẫn còn quên Cháu hay hỏi bố
mẹ về kiến thức có liên quan tới bài học ở trường
- Cháu có tiến bộ rõ rệt trong học tập môn Toán
- Cháu đã chịu khó vệ sinh răng miệng hơn
- Cháu rất hiếu động, nhờ cô giáo lưu ý giúp cháu
* Phiếu đánh giá của phụ huynh cần đưa lại cho giáo viên trước khi tổng kết học kì I hoặc tổng kết năm học Phụ huynh có thể đưa phiếu đánh giá cho giáo viên bất cứ thời điểm nào trong năm học nếu thấy cần thiết.
** Với gia đình có điều kiện thì phụ huynh có thể gửi phiếu đánh giá qua các phương tiện điện tử để trao đổi thường xuyên hơn với giáo viên.
2 Cách ghi Phiếu Đánh giá tổng hợp cuối học kì I,cuối năm học
-Ghi số ngày nghỉ có phép, không phép
- Nhận xét khái quát về sự tiến bộ, kết quả các môn học và hoạt động giáo dục học sinh đã đạt được; những điều học sinh cần phải làm và hướng dẫn để cải thiện kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
- Nhận xét một số biểu hiện về phẩm chất và năng lực của học sinh Sử dụng những từ ngữ phù hợp với mức độ học sinh
đạt được, chẳng hạn: Xuất sắc, Tuyệt vời, Vượt trội, Tốt, Tích cực…; Hoàn thành, Đạt, Tự giác, Trách nhiệm, Đã đạt được…; Cần cố gắng, Nếu cố gắng hơn….thì…, Có khả năng về… nếu chú trọng rèn luyện thì sẽ tốt/giỏi hơn, …
- Ghi thành tích nổi bật, những giải thưởng học sinh đạt được khi tham gia thi Olimpic, thi thể thao, văn nghệ… trong lớp,
trong trường, cụm trường, quận/huyện, thành phố, quốc gia…Thành tích cũng có thể là những hành vi nêu gương, hành động dũng cảm, ý tưởng hay được áp dụng và các loại giấy khen, bằng khen… của học sinh Thành tích như phấn đấu vượt khó, vượt qua bản thân để đến trường, đi học đều… nếu có thể trở thành hình mẫu vượt khó cho các bạn thì cũng cần được ghi nhận
* Phiếu Tổng hợp đánh giá do giáo viên chủ nhiệm thực hiện Các nội dung ghi trong phiếu do giáo viên lựa chọn qua quan sát thường xuyên quá trình học tập; Nhật kí đánh giá của giáo viên, các bài kiểm tra cuối kì I, cuối năm, sản phẩm giáo dục; Tham khảo Phiếu đánh giá của phụ huynh; Nhật kí tự đánh giá của học sinh và Nhật kí đánh giá của các giáo viên khác dạy lớp mình
Ví dụ: Phiếu đánh giá cuối năm
Trang 4Họ và tên học sinh: Hoàng Tiến Mạnh Lớp: 3 A Năm học: 2013 – 2014
Chiều cao: 137cm Cân nặng: 31,5kg Sức khỏe: Tốt
Giáo viên chủ nhiệm: Trịnh Thu Hoài
Chuyên cần:Số ngày nghỉ: 4 Có phép: 4 Không phép: 0
Về các môn học và hoạt động giáo dục:
Các môn học
- Môn Tiếng Việt: Đọc to, rõ ràng hơn so với đầu năm; đã khắc phục được lỗi phát âm l/n Có tiến bộ trong trả lời câu hỏi Viết được câu có đủ thành phần, diễn đạt được ý của mình
- Môn Toán: Học tốt Biết tính thành thạo chu vi và diện tích của các hình chữ nhật và hình vuông; giải đúng các bài toán có lời văn
- Môn Tự nhiên và Xã hội:…
- Điểm kiểm tra cuối năm học: Toán: 10; Tiếng Việt: 9
Các hoạt động giáo dục
- Thể dục: Ham hoạt động, tích cực tham gia các hoạt động vận động cùng các bạn
- Âm nhạc: Thích múa hát; Hát đúng nhạc, có cảm xúc
…
Về Năng lực:
- Em đã có sự tiến bộ khi giao tiếp Nói to rõ ràng hơn, luôn nhìn thẳng vào người đối diện Đã thắc mắc với cô giáo khi không hiểu bài, có tiến bộ so với đầu năm học
- Trong giờ tự học, em tự giác làm bài Cần tích cực giúp đỡ bạn cùng học tốt
- Thực hiện tốt quy định bán trú Tự thu dọn bát đĩa sau khi ăn, biết nhắc nhở các bạn khác làm như mình
Về phẩm chất:
- Chấp hành đúng nội quy trường, lớp Đi học đầy đủ, đúng giờ Giữ gìn đồ dùng học tập, sách vở
- Yêu quý bạn bè, kính trọng ngưòi lớn tuổi Biết giúp đỡ mọi người
- Trung thực trong học tập Tự tin thể hiện mình trước tập thể; đoàn kết, thân mật với bạn bè
Thành tích nổi bật: Có năng khiếu về Âm nhạc Đạt giải nhất cuộc thi “Hát về mái trường” Nên tham gia câu lạc bộ Âm nhạc
để tạo cơ hội phát triển khả năng
Những điều cần khắc phục: (Những kết quả chưa đạt, cần thực hiện và thời gian cần thực hiện xong): Cần tăng cường thực
hành, vận dụng kiến thức đã học của môn Tự nhiên và Xã hội vào công việc vệ sinh nhà cửa, rèn luyện sức khỏe tại gia đình
Hoàn thành chương trình lớp học*:Hoàn thành chương trình lớp 3.
Trang 5Trong trường hợp học sinh chưa hoàn thành cần ghi rõ đã hoàn thành đến nội dung cụ thể của bài học nào Ví dụ: Đã hoàn thành xong hoạt động cơ bản của bài 88: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
Tuyên dương khen thưởng: Được Hiệu trưởng tặng Giấy khen vì có thành tích về Âm nhạc; Học sinh tiên tiến.
Quảng chính, ngày 29 tháng 5 năm 2014
Xác nhận của Hiệu trưởng Giáo viên chủ nhiệm
(Kí tên và đóng dấu) (Kí tên)
(Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kì I ghi tương tự).
*Học sinh hoàn thành chương trình lớp 5, ghi đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học.
V Tuyên dương, khen thưởng
1 Hình thức tuyên dương, khen thưởng
Tuyên dương,khen thưởng học sinh có thành tích hoặc sự tiến bộ vượt bậc trong một hoặc một số lĩnh vực học tập, rèn luyện vào cuối học kì I và cuối năm học; học sinh có thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua; học sinh có thành tích đột xuất khác Việc bình xét khen thưởng do học sinh trong lớp bình bầu hoặc đề xuất của giáo viên, phụ huynh Các hình thức khen thưởng gồm:
+ Khen thưởng học sinh đạt danh hiệu học sinh xuất sắc: học sinh có nhiều thành tích nổi bật về cả 3 nội dung đánh giá được các bạn trong nhóm, lớp bình bầu, giáo viên và phụ huynh công nhận
+ Khen thưởng học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến: học sinh có nhiều thành tích tiến bộ về cả 3 nội dung đánh giá được các bạn trong nhóm bình bầu, giáo viên và phụ huynh công nhận
+ Khen thưởng thành tích từng lĩnh vực: học sinh hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập thuộc một môn học/hoạt động giáo dục hoặc một trong 3 nội dung đánh giá được các bạn trong nhóm, lớp, giáo viên và phụ huynh công nhận
+ Khen thưởng đột xuất
2 Tiêu chí tuyên dương, khen thưởng
2.1 Khen thưởng học sinh tiến tiến và học sinh xuất sắc:
* Học sinh tiên tiến:
- Hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ học tập, rèn luyện;
- Có nhiều thành tích, tiến bộ trong các nội dung: kiến thức, kĩ năng; năng lực; phẩm chất;
- Tích cực tham gia các phong trào hoạt động tập thể ở trường và địa phương;
- Không vi phạm các quy định của nhà trường và địa phương
* Học sinh xuất sắc:
Học sinh có thành tích nổi bật, tiêu biểu trong số những học sinh tiên tiến được các bạn trong lớp nhất trí bình bầu
2.2 Khen thưởng thành tích từng lĩnh vực:
Trang 6- Có tiến bộ vượt bậc trong học tập một môn học/hoạt động giáo dục hoặc trong rèn luyện một năng lực, phẩm chất;
- Luôn cố gắng trong học tập, rèn luyện;
- Không vi phạm các quy định của nhà trường và địa phương
2.3 Khen thưởng đột xuất:
- Có thành tích đột xuất (nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, dũng cảm cứu bạn, …);
- Có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện;
- Nỗ lực vượt khó để học tập, rèn luyện
Theo các tiêu chí trên, giáo viên hướng dẫn học sinh bình bầu, tuyên dương kịp thời những học sinh có tiến bộ trong học tập, rèn luyện và khen thưởng theo các hình thức trên Hình thức và số lượng học sinh được tuyên dương, khen thưởng do nhà trường quyết định