Nếu dựa trên tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo Nghị định 562009NĐCP, ngày 3062009, thì hiện nay, sô lượng DNNVV chiếm khoảng 97% tổng sô doanh nghiệp. Với một tỷ lệ cao như vậy, có thể nói, sự phát triển hay không của bộ phận doanh nghiệp này sẽ ảnh hưởng chung tới nền kinh tế Việt Nam. Bởi vậy, một trong vô vàn “việc” phải làm hiện nay để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, là phải tìm giải pháp đẩy mạnh sự phát triển của khôi DNNVV và coi đây là khâu đột phá. SỨC KHỎE DNNVV VAN còn RẤT YẾU Bối cảnh kinh tế và môi trường kinh doanh như vài năm gần đây đã và đang tác động tiêu cực đến doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp. Tâm lý co cụm, thu hẹp quy mô sản xuất, hạn chế việc mở rộng các lĩnh vực, ngành nghề, khônệ dám đổ vốn đầu tư, phát triển sản xuất để đảm bảo sự an toàn cho đồng vốn... Để tìm một hướng đi đúng đắn thoát khỏi tình trạng khó khăn này, trước hết phải xác định rõ thực trạng và những mặt hạn chế, tồn tại ở chinh các DNNVV của Việt Nam. Thứ nhất, năm 2014 vẫn tiếp tục chứng kiến sự tăng lên về sô lượng doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động và giải thể cao. Trong năm 2013, cả nước có 60.737 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động (trong đó, số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể là 9.818 doanh nghiệp, số doanh nghiệp gặp khó khăn và rơi vào trạng thái tạm ngừng hoạt động là 50.919 doanh nghiệp) tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Sô doanh nghiệp gặp khó khăn rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động tăng dần theo các tháng trong năm 2013, tổng số là 14.402 doanh nghiệp. Theo sô liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, châm dứt hoạt động kinh doanh trong năm 2014 của cả nước là 9.501 doanh nghiệp, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động của cả nước là 58.322 doanh nghiệp, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 11.723 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, 46.599 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã sô doanh nghiệp hoặc không đăng ký. Điều đáng nói là, không chỉ gia tăng về số lượng, mà ngầm hiểu quy mô của các doanh nghiệp bị phá sản năm 2014 đều lớn hơn so với những năm trước. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tê và Chính sách Việt Nam (Trường Đại học Quốc gia Hà Nội), năm 2012 có 54.261 doanh nghiệp phá sản, năm 2013 có 60.737 doanh nghiệp phá sản, tăng 11,9% so với năm 2012 và đến 6 tháng đầu năm 2014, sô lượng doanh nghiệp phá sản được ghi nhận là 33.454 doanh nghiệp, tàng 16,3% so với cùng kỳ năm 2013. Nêu như doanh nghiệp được coi là lực lượng tạo ra nhiều của cải cho nền kinh tế, thì những số liệu nêu trên thực sự là điều đáng lo ngại và nó gián tiếp đẩy nhanh tình trạng khổ khăn trong bối cảnh vốn đã rất ảm đạm. Thứ hai, chất lượng nhóm DNNVV được thành lập mới chưa cao. số liệu cho thây rõ, tuy rằng, số lượng doanh nghiệp mới được thành lập nhiều, song chất lượng rất thấp, thậm chí phần nhiều trong số đổ còn chưa thực sự đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và chưa thể coi đổ là nòng cốt tương lai của nền kinh tế. Hơn nữa, quy mô các doanh nghiệp có xu hướng nhỏ đi (Bảng). Qua Bảng sô liệu trên, có thể thây, sô lượng các doanh nghiệp siêu nhỏ có xu hướng tăng mạnh, thêm vào đó, quv mô vốn giảm. Năm 2012, vốn bình quân là 6,68 tỷ đồngdoanh nghiệp; Năm 2013, vốn bình quân là 5,18 tỷ đồngdoanh nghiệp và nếu quy về mặt bằng giá năm 2012 chỉ còn 4,18 tỷ đồngdoanh nghiệp. Thứ ha, năng suất lao động tại Việt Nam nói chung và tại các doanh nghiệp nói riêng còn quá thấp. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng, năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất khu vực châu A Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore 15 lần, thấp hơn Nhật Bản 11 lần và thấp hơn Hàn Quốc khoảng 10 lần. So với các nước có thu nhập trung bình trong khôi ASEAN, năng suất lao động của Malaysia gấp 5 lần năng suất lao động của Việt Nam, còn năng suất lao động của Thái Lan gấp 2,5 lần năng suất lao động của Việt Nam. Khi năng suất lao động thấp sẽ tạo ra ít |iá trị cho doanh nghiệp và nền kinh tế, trong khi đổ, tổng chi phí bỏ ra là không hề nhỏ, dẫn đến các doanh nghiệp không thể phát triển hoặc phải tự phá sản do không cạnh tranh được. Đây cũng có thể coi là một vấn đề rất bất cập của các DNNVV. Thứ tư, quản trị tài chính doanh nghiệp còn hạn chế. Có thể dễ dàng nhận thây, với quy mô hoạt động nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp đều đang hoạt động với một mô hình quản lý kém bài bản, các bộ phận không có sự tách biệt rõ ràng, không chuyên môn hóa và đúng chức năng, dẫn đến từng khâu trong doanh nghiệp đều không được làm tốt. Bộ phận quản lý của doanh nghiệp thường do một vai giám đốc thực hiện toàn bộ. Trong khi đó, theo Điều tra Quy mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của 63.000 DNNVV tại 30 tỉnhthành phía Bắc của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn. Phần lớn giám đốc doanh nghiệp ít được qua các lớp đào tạo về kỹ năng quản lý, điều hành doanh nghiệp, quản trị rủi ro... Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lập chiến lược phát triển, định hướng kinh doanh và quản lý, phòng tránh các rủi ro pháp lý của các doanh nghiệp. Tại các DNNVV, công tác quản trị chủ yếu mang tính tự phát, không có tính hệ thông, không được đào tạo chính quy, không phân chia chuyên môn cho các bộ phận chức năng, chủ yếu mang nặng yếu tô “kinh nghiệm”. Với một tổ chức, khi bộ phận đứng đầu chưa thực sự làm tốt, thì việc cả hệ thống dễ dàng bị phá hỏng là điều khó tránh khỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu và kém của các DNNVV ở Việt Nam. TRON£ MỘT BỐI pVNH KINH TÊ VỚI NHIỄU THAY ĐÔI Khi đã nhìn rõ những mặt còn tồn tại và hạn chê của DNNVV ở Việt Nam, đặt trong bôi cảnh hiện tại của nền kinh tê trong và ngoài nước, không khó để nhận ra rằng, tình thế yêu cầu chúng ta phải rất khẩn trương, thay đổi để tồn tại, hoặc là sẽ mãi mãi yếu kém. Việt Nam đang đứng trước các tuyến hội nhập lớn trong năm 2015 với các hiệp định sẽ có thể được ký kết, như: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chính thức bước vào Khối cộng đồng chung ASEAN, cùng với các rào cản về thuế quan với WTO đã ký từ năm 2007 sẽ bị gỡ bỏ. Đặc biệt, Việt Nam cũng đã kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do với Hàn Quốc, Liên minh Hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan) và EU. Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tự mình bơi ra “biển lớn”, một môi trường có tính cạnh tranh vô cùng cao, đẳng cấp chuyên nghiệp. Trong nước, ỡ tầm vĩ mô, Chính phủ cũng nhận thức rất rõ yêu cầu sống còn của việc thay đổi. Những biến cố lớn của nền kinh tế từ năm 2011 đã dần dần được khắc phục và trả giá bằng các chính sách kiềm chế lạm phát, kiềm chế lãi suất để đánh đổi lại sự khôi phục và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Thêm vào đó, vấn đề tái cơ cấu được đặt lên hàng đầu để tạo ra hướng đi đúng đắn theo chuẩn mực hội nhập không chỉ cho các doanh nghiệp mà cho cả nền kinh tế. Ngoài ra, việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang được thể hiện bằng quyết tâm chính trị cao thông qua các chủ trương, chính sách cụ thể cho từng tổng công ty, từng tập đoàn. Có thể nói, nhìn một cách tổng quát, Chính phủ đang có những động thái tích cực để thay đổi ở tầm vĩ mô, không nặng “chủ nghĩa thành tích”, tạo những đột phá và cải cách hệ thống để nền kinh tế Việt Nam phát triển đi vào bản chất từ giá năng lượng, đến lãi suất, tỷ giá hôi đoái, tiền lương và giá đất đai... ra hướng đi cho các DNNVV của Việt Nam là điều rất cần thiết. Theo chúng tôi, đó là: Một là, xác định đúng thế mạnh sản phẩm của mình. Để có thể hoạt động tốt và bền vững, doanh nghiệp phải xác định tốt sản phẩm của doanh nghiệp sẽ cung ứng ra thị trường là gì? ơ nền kinh tế hội nhập, mà trong đó thị trường luôn thay đổi, khó lường, khó dự báo, thì quy luật cung cầu sẽ trở nên vô cùng khắc nghiệt. Do vậy, quy về bản chất, trước khi doanh nghiệp bàn tới vấn đề sẽ tìm nguồn vốn ở đâu, huy động bao nhiêu vốn, phát triển tổ chức của mình ra sao, thì có lẽ câu đầu tiên cần phải trả lời là sản phẩm của doanh nghiệp mình có đáp ứng nhu cầu xã hội hay không? Ngày nay, hàng hóa hiện đại là một sản phẩm phải mang lại cả lợi ích tối đa về vật chất và lợi ích về tinh thần cho người tiêu dùng. Do đó, đây có thể coi là yếu tố mấu chốt cần được ưu tiên đặt lên hàng đầu cho mỗi DNNVV. Hai là, phải tìm một phân khúc thị trường phù hợp. Như đã phân tích ỡ phần trên, Việt Nam đang đứng trước một sân chơi hội nhập và phải cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ phong phú, đa dạng, chất lượng cao, uy tín thương hiệu tốt, các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày nay phát triển bằng những quan hệ và sự hợp tác trên quy mô toàn cầu. Bởi vậy, để tồn tại được, các DNNVV của Việt Nam cần cô gắng tìm một phân khúc thị trường của mình, tích cực hợp tác với các doanh nghiệp FD1 để tìm cách gắn kết doanh nghiệp mình vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Ba là, DNNVV của Việt Nam cần sẵn sàng đầu tư cho các quan hệ mới. Khi tính chất hội nhập thị trường đã rất rõ ràng, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện đế tận dụng các cơ hội, mà TPP và các hiệp định thương mại tự do có thể mang lại; coi đó là những cơ hội để phát triển thay vì là thử thách. Mọi sự chuẩn bị đều hướng đến tầm nhìn dài hạn trong lộ trình phát triển bền vững, mọi sự bất ổn đều phải được lường trước để có một nguồn lực hùng hậu nhằm chuyển dịch và cơ câu chuỗi kinh doanh của mình. Bôn là, vân đề đọng lại là con đường để tồn tại và phát triển cho các DNNVV của Việt Nam không gì khác là phải thay đổi và bắt tay vào làm ngay trước khi quá muộn. DNNVV phải được tổ chức tốt với đầy đủ và hiệu quả những chức năng mà doanh nghiệp cần phải có của một tổ chức, quản trị và quản lý phải tuân theo những chuẩn mực phố quát; thực thi hiệu quả các định chế đã đề ra của tổ chức và bám sát các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Xây dựng một tổ chức chuyên nghiệp, lựa chọn, sắp xếp nhân sự hựp lý, đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ, thực hiện văn hóa tổ chức tốt để dễ dàng hòa nhập với môi trường quốc tế. Còng với sự nỗ lực của chính bản thân doanh nghiệp, phía Nhà nước cần tập trung thực hiện các nhỏm giải pháp, gồm: hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút khỏi thị trường, hỗ trợ DNNVV tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các DNNVV; Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị cho DNNVV; Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho DNNVV; Tăng cường cung cấp thông tin hỗ trợ và xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV; Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV...U Abstract: lị the criterìas for classiýĩcation of SMEs are based an Decree 562009NDCP, dated 3062009, then the numher of SMEs accounts for about 97% of total. With such a high rate, it can be said that the development oýthem will inýĩuence in Vietnam’s economy. Thus, producing Solutions to promote SMEs sector is considered as a breakthrough among numerous tasks to be accomplished to promote economic growth. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Quản lý Đăng kv Kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014). Báo cáo tình hình đăng ký doanh nghiệp tháng 112014 và 1 đầu năm tháng 2014 2. Viện Nghiên cứu Chính sách và Kinh tê Việt Nam (2014). Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam năm 2013 3. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (2014). Công bố kết quả về năng suất lao động các quốc gia trên thế giới 4. Mai Phương (2014). Họp Hội đồng Khuyến khích Phát triển DNNVV năm 2014, truy cập từhttp: www.mpi.gov.vnportalpageportalbkhdt1361463?p_page_id= 1 pers_id=353618folder_ id=411642item _id=37144024p_details= 1 Economy an