1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo đảm đầu tư và khuyến khích đầu tư

18 1,9K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 127,5 KB

Nội dung

Cơ sở pháp lý a Văn bản pháp luật trong nước : − Với vai trò là một trong những biện pháp nhằm thể hiện sự cố gắng trong hành trình thu hút vốn đầu tư của nhà nước , các quy định cụ thể

Trang 1

Đề tài: Bảo Đảm Đầu Tư Và Khuyến Khích Đầu Tư

A Bảo đảm đầu tư: Tìm hiểu về các biện pháp đảm bảo đầu tư

I Khái quát chung về các biện pháp bảo đảm đầu tư

1 Khái niệm

Các biện pháp bảo đảm đầu tư là những biện pháp được thể hiện trong những quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu

tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư với các chủ đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư

Bảo đảm đầu tư là một nội dung vô cùng quan trọng mang tính chất đãi ngộ tối huệ quốc được quy định cụ thể trong Luật đầu tư năm 2014 Đây là điều kiện mà các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi quyết định đầu tư, giúp các nhà đầu tư yên tâm vì lợi ích được đảm bảo

2 Cơ sở pháp lý

a) Văn bản pháp luật trong nước :

− Với vai trò là một trong những biện pháp nhằm thể hiện sự cố gắng trong hành trình thu hút vốn đầu tư của nhà nước , các quy định cụ thể về các biện pháp bảo đảm đầu tư đã xuất hiện từ rất lâu trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam

− Ta có thể tìm thấy những quy định về bảo đảm đầu tư trong các bản hiến pháp qua từng thời kì của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

− Bên cạnh đó các luật và văn bản dưới luật cũng phát huy tinh thần của Hiến pháp về bảo đảm đầu tư như: Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)

1998, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 (sửa đổi năm 2000) Sau này thay thế cho hai luật trên có Luật đầu tư 2005 và tới hiện tại là Luật đầu tư

2014 Về cơ bản vẫn giữ nguyên tinh thần của các cam kết bảo hộ đầu tư đối với các nhà đầu tư và các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn đầu tư , quy

mô, địa bàn và lĩnh vực đầu tư Tạo ra sự ổn định , đồng bộ , nhất quán trong các quy định về bảo đảm đầu tư ở Việt Nam

− Ngoài ra , trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam tồn tại một số văn bản không trực tiếp điều chỉnh quan hệ đầu tư nhưng lại chứa đựng các quy

Trang 2

định mang tinh thần của các biện pháp bảo đảm đầu tư (ví dụ như Bộ luật dân

sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác)

b) Các điều ước quốc tế :

− Cho đến nay nước ta đã kí nhiều hiệp định song phương và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư, như Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN; Hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ; Hiệp định tự do, khuyến khích

và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản và các cam kết quốc tế khác

− Chính vì vậy việc thay đổi chính sách pháp luật cần phải phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đặc biệt là trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế Chính sách pháp luật nói chung và luật đầu tư nói riêng cần thay đổi để thu hút đầu tư, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư, từ đó phát triễn kinh tế Việc kí kết và thực hiện các cam kết quốc tế một mặt đòi hỏi Việt Nam phải mở cửa thị trường, xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan hoặc trợ cấp không phù hợp với thông lệ quốc tế Mặc khác, vẫn phải duy trì một số chính sách bảo hộ trong nước có điều kiện, có thời gian, theo lộ trình xác định

3 Ý nghĩa

− Vấn đề đảm bảo đầu tư được quy định ở các văn bản pháp lý cao nhất của Việt Nam, đó là bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản và các nguồn lợi khác của các nhà đầu tư Luật đầu tư cũng quy định, trong quá trình đầu tư, vốn

và các tài sản khác của nhà đầu tư được đảm bảo Quy định này là cam kết đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, xoá bỏ tâm lý lo lắng khi bỏ vốn vào đầu tư

− Khi tham gia đầu tư, các nhà đầu tư được đảm bảo đối xử công bằng và thoả đáng, không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài không phân biệt thành phần kinh tế

− Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia có có quy định khác với quy định của Luật và các và van bản liên quan thì áp dụng các Điều ước quốc tế Quy định này thể hiện thiện chí, cam kết tôn trọng và tôn trọng pháp luật quốc tế của Việt Nam, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam

=> So với Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư

trong nước thì Luật đầu tư năm 2014 có nhiều điểm mới hơn trong việc quy định về các biện pháp bảo đảm và khuyến khích đầu tư Đó là nguyên tắc xây dựng một chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng, không phân biệt đối

Trang 3

xử, loại bỏ rào cản đầu tư…hướng tới xây dựng môi trường pháp lý bình đẳng minh bạch hơn cho tất cả các nhà đầu tư Đây được coi là nguyên tắc chi phối toàn bộ quá trình xây dựng và thông qua Luật đầu tư.

Nguyên tắc này thể hiện việc tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng những ưu đãi như nhau cùng thực hiện những nghĩa vụ giống nhau đối với nhà nước.

Việc bảo đảm đầu tư nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các nhà đầu tư Doanh nghiệp được phép kinh doanh tất cả nhứng gì mà pháp luật không cấm, chuyển từ cách tiếp cận “doanh nghiệp danh sách các ngành được phép sang danh sách các ngành bị loại trừ và hạn chế ”.

Có thể nói, việc đảm bảo được một môi trường đầu tư bình đẳng thông thoáng là biện pháp khuyến khích ưu việt nhất trong tất cả các biện pháp khuyến khích để thu hút đầu tư.

II Pháp luật về các biện pháp bảo đảm đầu tư

Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/072015 thì các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm:

- Bảo đảm quyền sở hữu tài sản;

- Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh;

- Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài;

- Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng;

- Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật;

- Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh

1 Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

Tại Điều 9 Luật đầu tư năm 2014 quy định:

“ 1 Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính;

2 Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng đối với tất cả các nhà đầu tư có hoạt động đầu tư theo pháp luật đầu tư của Việt Nam, không phân biệt mức độ bảo

Trang 4

hiểm nhiều hay ít, dựa trên bất kỳ một tiêu chí nào Hơn nữa, biện pháp này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi các nhà đầu tư bắt đầu triễn khai dự án mà không cần phải thông qua them bất cứ thủ tục hành chính nào

Theo quy định như trên thì không có gì khác so với quy định của Luật đầu tư năm 2005 về nội dung Tuy nhiên về điều khoản quy định của Luật Đầu tư năm

2014 thì ngắn gọn đó là quy định việc bảỏ đảm đầu tư về quyền sở hữu tài sản của nhà đầu tư mà không phải là bảo đảm về vốn và tài sản của nhà đầu tư Theo quy định của Luật Đầu tư 2014 thì không có quy định về bảo đảm về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu tài sản cũng được hiểu là quyền của chủ đầu tư đối với tài sản đó gồm có quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản của chủ đầu tư

2 Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

Việc bảo đảm đầu tư hoạt động kinh doanh được quy định tại Điều 10 của Luật Đầu tư năm 2014 như sau:

“ 1 Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây: a)Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước;

b)Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

c)Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

d)Đạt được tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước;

e) Đạt được một mức độ hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

f) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

g) Đặt trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2 Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chính sách quản lý ngoại hối và khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu

tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng khác.”

Trang 5

Đây là quy định mới, nhằm đảm bảo quyền kinh doanh của doanh nghiệp, tránh những thủ tục rờm rà So với Luật Đầu tư năm 2005 thì không có gì thay đổi nhưng tên của điều luật thì được thay bằng hoạt động kinh doanh mang tính khái quát hơn

3 Bảo đảm chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Xuất phát từ mục đích tất yếu của các nhà đầu tư, kinh doanh để thu lợi nhuận, Nhà nước Việt Nam không những cam kết bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với phần lợi nhuận mà các nhà đầu tư tạo ra trong qua trình đầu tư tại Việt Nam còn cam kết bảo đảm chuyển được phần lợi nhuận đó ra nước ngoài, theo quy định tại

định tại Điều 11 của Luật Đầu tư năm 2014 như sau:

“ Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây:

1 Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

2 Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;

3 Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.”

Theo quy định này thì các nhà đầu tư cần phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, đó là điều kiện cần và đủ để đảm bảo cho nhà đầu tư được phép chuyển các khoản lợi nhuận, tài sản và những khoản khác ra nước ngoài Tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2014 không có quy định cụ thể các cá nhân là người Nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, ngoài ra việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn và thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối

4 Bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng

Việc bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan trọng được quy định

tại Điều 12 của Luật Đầu tư năm 2014 như sau:

“ 1 Thủ tướng Chính phủ quyết định việc bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và những dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quan trọng

Trang 6

2 Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Đây là quy định mới nhất, quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi cho các doanh nghiệp nhà nước, nhằm tạo một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu

tư trong nước tham gia đầu tư, tránh rủi ro trong việc thực hiện các dự án Đây là quy định mới, thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của Luật Đầu tư năm 2014

5 Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

Theo tinh thần của Điều 13 Luật Đầu tư năm 2014, trong mọi trường hợp, nếu

có sự thay đổi về chính sách hay pháp luật của Nhà nước Việt Nam liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các nhà đầu tư thì nguyên tắc duy nhất là cam kết đảm bảo tối đa quyền lợi cho các nhà đầu tư Điều này được quy định cụ thể như sau:

“ 1 Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án;

2 Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án;

3.Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, bảo vệ môi trường;

4.Trường hợp nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều này thì được xem xét giải quyết bằng một hoặc một số biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế;

b) Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư;

c) Hỗ trợ nhà đầu tư khắc phục thiệt hại.

5.Đối với biện pháp bảo đảm đầu tư quy định tại khoản 4 Điều này, nhà đầu tư phải có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành.”

So với quy định tại Điều 11 của Luật Đầu tư năm 2005 thì quy định mới này cụ thể hơn đó là: không áp dụng với các trường hợp cụ thể khi văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư được

Trang 7

hưởng trước đó; Quy định trên có thêm việc giải quyết một số biệp pháp khi nhà đầu tư không được tiếp tục áp dụng khi chính sách thay đổi ưu đãi thấp hơn trước

đó

6 Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh.

Điều 14 Luật Đầu tư 2014 quy định:

“ 1 Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

2.Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu

tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

3 Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

a) Toà án Việt Nam;

b) Trọng tài Việt Nam;

c) Trọng tài nước ngoài;

d) Trọng tài quốc tế;

e) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.

4 Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”

III Kết luận

Qua các biện pháp bảo đảm đầu tư được quy định tại Luật đầu tư năm 2014,chúng

ta có thể thấy rằng, Luật đầu tư năm 2014 quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư một cách đầy đủ, khoa học hơn và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn hơn Điều này thể hiện như sau:

- Các điều luật quy định các biện pháp bảo đảm có tên gọi riêng; điều đó giúp người đọc đễ nhận biết cũng như làm cho các quy định trở nên rõ ràng hơn;

Trang 8

- Bổ sung thêm quy định quyền của nhà đầu tư được bảo vệ trước những đổi thay của pháp luật và quyền được hưởng những thay đổi có lợi của pháp luật;

- Bổ sung các điều khoản bảo đảm đầu tư liên quan đến thương mại theo lộ trình mà Việt Nam cam kết trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương;

- Luật đầu tư xoá bỏ việc áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại Cụ thể: khi thực hiện hoạt động đầu tư, nhà đầu tư không bị bắt buộc phải thực hiện các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, bao gồm: yêu cầu xuất khẩu, mua nguyên liệu, hànghoá trong nước… Các nhà đầu tư chỉ căn cứ vào khả năng, nhu cầu của thị trường để thực hiện đầu tư, không bị ràng buộc bởi các yếu

tố khác;

- Luật hoá quy định áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất Đây là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức quan tâm và ủng hộ;

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ được quy định yhành một điều luật riêng Điều này không chỉ làm các nhà đầu tư yên tâm khi “tài sản trí tuệ” của họ được bảo hộ

mà còn là yêu cầu của việc thực thực hiện các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

B Khuyến khích đầu tư: là tìm hiểu về hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư.

I Khái quát chung về các biện pháp khuyến khích đầu tư.

1 Khái niệm

Các biện pháp khuyến khích đầu tư được hiểu là tất cả những quy định do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, của nền kinh tế - xã hội và của các nhà đầu tư Theo tinh thần của Luật đầu tư 2014, các biện pháp khuyến khích đầu tư có thể bao gồm các biện pháp ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư

2 Cơ sở pháp lý

a) Các văn bản pháp luật trong nước

Hiến pháp Việt Nam đã có nhiều quy định liên quan đến việc nhà nước khuyến khích đối với hành vi đầu tư vốn vào nền kinh tế, không phân biệt vốn trong nước

và nước ngoài Đối với đầu tư trong nước, Hiến pháp công nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, đây chính là nền tảng để các hành vi đầu tư vốn trong nước có cơ sở để phát triển

Trang 9

Trên cơ sở những quy định của Hiến pháp, Luật đầu tư, các luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luât khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật trên đây đã cụ thể hóa các quy định về khuyến khích đầu tư tại Việt Nam

Ngoài những văn bản pháp luật trên đây còn có thể tìm thấy những quy định có tính chất khuyến khích đầu tư trong nước ở một số văn bản pháp luật khác, chẳng hạn như các văn bản pháp luật quy định địa vị pháp lý của từng loại chủ thể kinh doanh, các văn bản pháp luật thuế hoặc các văn bản pháp luật liên quan đến thương mại

b) Các hiệp định liên quan đến khuyến khích đầu tư giữa Việt Nam và các nước khác

Tất cả các hiệp định khuyến khích đầu tư mà Việt Nam tham gia đều chứa đựng những rang buộc và không rang buộc đối với chính phủ Việt Nam trong việc ban hành các biện pháp khuyến khích đầu tư Các biện pháp khuyến khích đầu tư chỉ

có thể dừng lại ở chỗ các nước thành viên thỏa thuận cố gắng làm cho pháp luật và thực tiễn quản lý liên quan đến các ưu đãi đầu tư nước ngoài càng nhiều và càng rõ ràng càng tốt

Hướng dẫn của ngân hàng thế giới về việc đối xử với đầu tư nước ngoài; thỏa thuận năm 1994 của GATT về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại; các nguyên tắc về đầu tư không rang buộc của APEC

Tuy nhiên, cũng có những hiệp định mà một khi đã tham gia, Việt Nam cũng như các nước khác đều phải bắt buộc thực hiện các biện pháp ưu đãi mà hiệp định đưa ra: Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN

3 Ý nghĩa

− Thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: Đây là mục đích lớn nhất của bất cứ quốc gia nào khi đặt ra những ưu đãi đầu tư Không chỉ dừng lại ở việc khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp, nhà nước Việt Nam còn nhấn mạnh chủ trương khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vốn vào những địa bàn, lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm, phù hợp với hướng phát triển của cả nền kinh tế Đối với dòng vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, việc đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư có ý nghĩa như một trong những động thái nhằm góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tạo ra sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư

Trang 10

− Nhà nước chủ động cơ cấu lại nền kinh tế thông qua việc ban hành và áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư: Thông qua cách thức quy định các lĩnh vực, địa bàn nào cần khuyến khích đầu tư, nhà nước có thể chủ động cơ cấu lại nền kinh

tế theo hướng chủ quan của mình Khi đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích, các nhà đầu tư sẽ nhận được sự hỗ trợ đáng kể của nhà nước và như vậy, một mặt khuyến khích đầu tư sẽ tạo ra những lợi ích nhất định cho nhà đầu tư, mặt khác sẽ giúp nhà nước chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hợp lý và phát triển được các ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn luôn trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh

− Tạo ra sự đồng bộ của hệ thống pháp luật đầu tư, phù hợp với thông lệ quốc tế: Trong những cố gắng để có thể hòa nhập được với nền kinh tế thế giới và khu vực, hoàn thiện hệ thống pháp luật đầu tư cũng là một đóng góp không nhỏ Chỉ riêng nói đến đầu tư nước ngoài, nhà nước đưa ra các biện phap khuyến khích không chỉ

có ý nghĩa tạo ra những lợi thế cạnh tranh để thu hút được nhiều vốn đầu tư so với các nước khác mà thực ra, việc đưa những ưu đãi xét trên một mực độ nào đó là bắt buộc Trong nội bộ từng quốc gia, mục đích đầu tiên là để quốc gia ấy có thể tiến hành các hoạt động thương mại một cách phù hợp nhất với tiêu chí kinh doanh của mình và tiêu chí phát triển chung của đối tác thương mại quốc tế Một trong những vấn đề cầ giải quyết chính là hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia, vừa phù hợp với quy ước của nhóm quốc gia Trong bối cảnh đó, khuyến khích đầu tư cũng giống như các vấn đề khác liên quan đến đầu tư đều cẩn được hoàn thiện sao cho ranh giới của các vấn đề này giữa các quốc gia hầu như không còn nữa

− Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng những quy định hợp lý về khuyến khích đầu tư đã góp phần hoàn thiện pháp luật về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam Mặt khác, sự hoàn thiện của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, với tư cách

là một biện pháp mang ít nhiều tính chất khuyến khích đầu tư, đến việc nó lại quay lại hỗ trợ cho Việt Nam trong mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài

II Pháp luật về khuyến khích đầu tư

Luật đầu tư quy định cụ thể về ngành nghề ưu đãi đầu tư và địa bàn ưu đãi đầu

tư Cụ thể:

1 Ngành nghề ưu đãi đầu tư (Quy định tại khoản 1, Điều 16 Luật đầu tư 2014)

Ngày đăng: 15/08/2015, 12:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w