1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục ở trường Mầm Non

22 4,9K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 175,5 KB

Nội dung

- Trải qua quá trình giảng dạy và hoạt động thực tiễn, quá trình tìm tòi, tham khảo,học hỏi tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số biện pháp lồng g

Trang 1

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

- Từ xa xưa, trò chơi là hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống con người,

nó mô tả lại đời sống tự nhiên, xã hội, mô tả lại những hoạt động, công việc củacon người và nó được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành nét văn hóa, giá trịvăn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Trò chơi thỏa mãn được nhu cầu của cánhân, tập thể thậm chí cộng đồng người Chúng ta không thể phủ nhận giá trị màtrò chơi đem lại trong đời sống Trong hoạt động học tập trò chơi có tác dụng pháttriển trí tuệ như rèn trí thông minh, óc sáng tạo, phát triển phản xạ nhanh nhẹn, hoạtbát…Góp phần tăng thêm sự đoàn kết, tương thân, tương ái, ngoài ra nó còn làphương tiện dạy học rất hiệu quả mà lại ít tốn kém

- Với chủ trương giáo dục hiện nay trong các trường học là xây dựng “Trường họcthân thiện, học sinh tích cực” tạo ra môi trường giáo dục an toàn, cởi mở, thân thiện

để học sinh phát huy hết năng lực của mình trong học tập và trong các hoạt độngkhác Đặc biệt là ở lứa tuổi Mầm Non, chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ “Trẻchơi mà học, học mà chơi”.Các hình thức học của trẻ luôn được đặt dưới dạng tròchơi để trẻ dễ tiếp thu kiến thức và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Xuấtphát từ nhu cầu thực tiễn đó tôi nhận thấy mình cần cho trẻ chơi nhiều trò chơi hơnnữa và tôi đã trăn trở không biết nên đưa vào những trò chơi nào cho phù hợp? Tròchơi nào mà trẻ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ chơi mà lại tạo hiểu quả trong việc truyền thụkiến thức cho trẻ và để gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động giáo dục Từnhững suy nghĩ ấy tôi đã lựa chọn trò chơi dân gian vì trò chơi dân gian rất phongphú về thể loại và đa dạng về hình thức và có thể nói trò chơi dân gian là một loạitrò chơi mà giúp trẻ dễ dàng tiếp thu tri thức nhất Nó là một di sản văn hóa quýbáu của dân tộc ta Nó được đúc kết từ những kinh nghiệm, quá trình lao động, sinhhoạt của nhân dân ta và nó rất dễ thuộc, dễ nhớ, dễ chơi và mang lại nhiều hiệu quảtrong hoạt động học tập, vui chơi của trẻ Mầm Non

- Trải qua quá trình giảng dạy và hoạt động thực tiễn, quá trình tìm tòi, tham khảo,học hỏi tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài:

“Một số biện pháp lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5 -6tuổi ở trường Mầm Non Để thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi giảitrí, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao

Trang 2

1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

- Phân tích, đánh giá thực trạng lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục

ở trường Mầm Non

- Nêu một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trò chơi dân gian linh hoạttrong các hoạt động giáo dục của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm Non

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp lá 2

1.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Quy mô : Nghiên cứu các biện lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt

động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non

- Thời gian: Từ ngày 09/2013 đến tháng 12/ 2013

- Không gian: Lớp lá 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lí luận: Phân tích,đọc sách, chọn lọc, tổng hợp tư liệu

- Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, đàm thoại, ghi chép…

2 PHẦN NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận

+ Khái niệm: Trò chơi dân gian

- Trò chơi dân gian là một hoạt động văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trìnhlao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng Trò chơidân gian là vốn quý của dân tộc đã từng gắn liền với đời sống lao động và các hội

hè, đình đám của nhân dân Trò chơi dân gian vừa thể hiện sự sáng tạo, lạc quancủa người lao động, vừa là phương tiện giải trí thoải mái sau những giờ phút laođộng mệt mỏi hoặc bày tỏ niềm vui được mùa, chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng

kẻ thù Trò chơi dân gian vừa đa dạng, vừa phong phú, vừa cuốn hút người chơi bởi

sự bình dị, khéo léo và tính quảng đại của nó

+ Các loại trò chơi dân gian

- Trò chơi dân gian có rất nhiều loại, trò chơi dân gian được chia thành hai nhóm.Một là, các trò chơi truyền thống, hai là những trò chơi có quy tắc để áp dụng hiệuquả vào đối tượng trẻ vì vậy người tổ chức cần lựa chọn được trò chơi phù hợp vớimục đích, yêu cầu của chương trình giáo dục đề ra Xét về chức năng giáo dục Tròchơi dân gian được chia thành 4 nhóm như sau:

Trang 3

- Nhóm 1: Loại trò chơi vận động như: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, kéo co,nhảy dây, rồng răn lên mây, đá cầu… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho trẻ.

- Nhóm 2: Là loại trò chơi học tập như: Ô ăn quan, cờ vua, cờ ghánh…giúp pháttriển trí tuệ, óc quan sát, tính toán

- Nhóm 3: Là loại trò chơi sáng tạo như: Lồng đèn, chong chóng, chơi chuyền, làmchâu chấu lá dừa, làm diều… Giúp phát triển năng khiếu thẫm mỹ, sáng kiến, tínhkhéo léo

- Nhóm 4: Là loại trò chơi mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như:Nấu cơm, đua xe đạp chậm….giúp học tập cách ứng xử

+ Tầm quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ Mầm Non

“ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng, tư duy, sang tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước Ngày nay ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước, đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ ở các thành phố mà còn ở các vùng quê Vì thế giúp các em hiểu và quay về cội nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”

(Nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nguyên giám đốc bảo tàng dân tộc học Việt Nam)

- Trò chơi dân gian là trò chơi rất gần gũi, quen thuộc đối với trẻ em Trò chơi vừamang tính vui tươi, giải trí Song lại có ý nghĩa giáo dục lớn đối với con người.Nhất là trẻ Mầm Non vì đây là giai đoạn trẻ “chơi nhiều hơn học”

- Trò chơi dân gian được xem là một hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thànhnhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả Thông qua tròchơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻtrở nên nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát trong các hoạt động Với những trò chơi dângian chứa đựng nhiệm vụ học tập, trong khi chơi nhiệm vụ nhận thức được thựchiện dưới hình thức vui vẻ, thoải mái Điều đó giúp trẻ nỗ lực, tìm kiếm cách giảiquyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ trí tuệ như một nhiệm

Trang 4

vụ chơi Chính điều đó góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ, nó là phương tiện giáodục nhân cách toàn diện cho trẻ Mầm Non.

- Nét đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi đều gắnliền với các bài đồng dao Đó chính là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âmthanh được sử dụng trong khi chơi.Những bài đồng dao trong trò chơi cung cấp chotrẻ những kiến thức về xã hội, giúp trẻ tiếp thu những điều hay, lẽ phải, cung cấpcho trẻ những kiến thức xã hội cần thiết như: Tập mua bán, tập lao động,, làm quenvới các nghề trong xã hội…

- Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn trong cácmối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giúp trẻphát triển trí tưởng tượng, là phương tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả Khitham gia trò chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp…Qua đó vốn từ của trẻ đượcphong phú, ngôn ngữ của trẻ từ đó cũng được phát triển thêm.Trò chơi dân giancòn có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ Đặc biệt đốivới trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian góp phần hình thành nhân cách văn hóa,mang bản sắc dân tộc Việt Nam Nhất là trong thời đại hiện nay, bên cạnh nhữngtrò chơi do người lớn nghĩ ra và một số trò chơi bằng máy móc hiện đại, các tròchơi, đồ chơi của nước ngoài xuất hiện nhiều trên thị trường thì trẻ lại càng ít đượcchơi những trò chơi dân gian.Vì vậy trò chơi dân gian lại càng xa lạ và lạ lẫm hơnvới trẻ Trong khi đó nếu chúng ta biết nhìn nhận và biết dùng các trò chơi dân gianđúng cách và hợp lý thì sẽ có hiệu quả rất lớn trong việc giáo dục trẻ vì đây là loạitrò chơi chứa đựng rất nhiều kho tàng tri thức cung cấp nội dung và phương phápgiáo dục hiệu quả tương đối rõ ràng, đầy đủ

2.2 Thực trạng về việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo ở trường Mầm Non.

2.2.1 Thuận lợi, khó khăn:

Trang 5

- Về không gian, thời gian chơi, cách tổ chức trò chơi, chơi như thế nào để phù hợpvới chủ điểm, chơi như thế nào để vừa cung cấp được các yêu cầu kiến thức hoạtđộng chính vừa tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui tươi, lành mạnh, đảm bảo được antoàn cho trẻ?

- 100 % số trẻ ở đây là người dân tộc Ê Đê (24 )cháu nên tiếng phổ thông của trẻcòn hạn chế việc truyền thụ kiến thức cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn

- Một số phụ huynh chưa quan tâm phối hợp cùng cô trong công tác giáo dục trẻ

2.2.2 Thành công, hạn chế

Thành công:

- Trẻ đã tập trung chú ý, tích cực, hứng thú trong các hoạt động giáo dục và cũngbiết chơi một số trò chơi dân gian nên việc đưa các trò chơi dân gian vào các tiếthọc được dễ dàng hơn Bản thân tôi đã tích lũy và đã có một số kinh nghiệm khilồng ghép các trò chơi vào hoạt động giáo dục từ đó đã đạt được những thành côngnhất định

- Có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng nhận thức, học hỏi, tiếp thu tốt

Mặt yếu:

- Chưa chủ động tìm kiếm các nguồn trò chơi, vẫn hạn chế ở những trò chơi có sẵntrong chương trình nên khi tổ chức các trò chơi dân gian thường hay bị lặp lại,thiếu sự đổi mới khiến trẻ không tập trung, thấy nhàm chán, một số trẻ chưa mạnhdạn trong hoạt động

2.2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:

Nguyên nhân thành công:

- Do sự tìm tói, sáng tạo và không ngại khó khăn của bản thân

Trang 6

- Do có sự khích lệ, động viên, nhắc nhở, đánh giá của Lãnh đạo trường, tạo điềukiện giúp đỡ.

Nguyên nhân hạn chế:

- Trong quá trình đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục, đôi khi tôi vẫnkhông tránh khỏi những hạn chế nhất định do khả năng tổ chức các trò chơi dângian vào hoạt động giáo dục vẫn còn chưa linh hoạt Mặt khác, một số trẻ chưa tựtin nên kết quả chưa thực sự đạt như mong muốn

2.3 Giải pháp, biện pháp

2.3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

- Nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc lồng ghépcác trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục

- Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, hấp dẫn đối với trẻ trong các hoạt động giáo dục vớithái độ tự giác, thích thú, chủ động và ý thức sáng tạo

- Lưu giữ và phát huy các trò chơi dân gian.Từ đó, giúp trẻ có được những trảinghiệm, những khám phá phong phú, đa dạng về thế giới xung quanh, thúc đẩy cácquá trình phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ

2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp

+ Biện pháp1: Nắm vững các kĩ năng khi tổ chức các trò chơi dân gian

- Để lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả thìngười tổ chức hoạt động giáo dục cần phải nắm được các kĩ năng khi tổ chức cáctrò chơi dân gian, nắm được trình tự, luật chơi, cách chơi và giáo dục trẻ được ýnghĩa của trò chơi

- Biết dùng cử chỉ, hành động, nét mặt hài hước, thân thiện, biết tạo không khí vui

vẻ, hòa nhập cùng với trẻ để trẻ luôn cảm thấy, thoải mái, tự tin khi chơi Cũng nhưcác trò chơi khác để tổ chức và hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ cần phải thựchiện các yêu cầu sau:

- Xác định đối tượng chơi là trẻ 5- 6 tuổi rất hiếu động, ham chơi nhưng cũng rấtnhanh nhàm chán, mệt mỏi

- Lựa chọn trò chơi phù hợp với chủ đề, chủ điểm hoạt động, mục đích giáo dục,tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện tổ chức

- Chuẩn bị địa điểm, đảm bảo cho đủ số lượng quy định chơi và phương tiện phục

vụ cho cuộc chơi

Trang 7

- Khi tổ chức cho trẻ chơi Trước tiên cần giới thiệu rõ luật chơi, cách chơi, giảithích rõ ràng trò chơi để trẻ năm được phong tục, tập quán, xuất sứ trò chơi dângian đó.

- Sau mỗi lần cho trẻ thì cần phải đánh giá, nhận xét kết quả chơi của trẻ

- Thông thường một trò chơi dân gian cũng thực hiện theo các quy trình sau:

- Ổn định tổ chức

- Chọn số trẻ chơi, địa điểm, không gian phù hợp

- Giới thiệu tên trò chơi, xuất xứ và ý nghĩa của trò chơi

- Phổ biến luật chơi, cách chơi

- Chơi thử

- Cử người làm trọng tài

- Chơi thật

- Thưởng, phạt

- Nhận xét, đánh giá, khen ngợi trẻ

- Những yêu cầu, kiến thức, kĩ năng tổ chức các trò chơi hầu như các giáo vữngnhưng ít khi thực hiện dầy đủ Vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng khi tổ chức cáctrò chơi dân gian vào trong các hoạt động giáo dục

+ Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép các trò chơi dân gian

vào hoạt động giáo dục

- Xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáodục thông qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt độnghọc… dựa vào tình hình của trường, lớp, khả năng nhận thức của trẻ

- Lựa chọn để đưa vào các trò chơi dân gian theo kế hoạch đáp ứng được yêu cầu

"học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được của công tácchăm sóc – giáo dục trẻ

Biện pháp 3: Chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm để cho trẻ chơi

+ Chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi

- Các đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi dân gian thường rất phong phú và đa dạng

Vì vậy trước khi tổ chức các trò chơi dân gian thì cần phải tìm hiểu luật chơi, cáchchơi , các đồ dùng cần để chơi trò chơi đó Ví dụ như khi chơi trò chơi: Mèo đuổi

Trang 8

chuột thì cần phải chuẩn bị mũ mèo, mũ chuột cho trẻ để cho trẻ đội Như vậy trẻ

sẽ hứng thú hơn khi tham gia trò chơi, trò chơi sẽ được tổ chức thuận lợi hơn

+ Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi:

- Để chơi được trò chơi dân gian thì trước tiên là trẻ phải thuộc bài đồng dao thì trẻmới chơi được Vì vậy trước khi tiến hành tổ chức cho trẻ chơi thì cần phải dạy trẻđọc thuộc bài đồng dao và tôi thường hướng dẫn trẻ đọc thuộc bài đọc dao vào cáchoạt động trong ngày như: Hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời…

+ Lựa chọn địa điểm:

- Tùy từng loại trò chơi dân gian mà có thể lựa chọn, áp dụng cho trẻ chơi ở: Ngoàitrời hoặc trong lớp Đối với các trò chơi theo nhóm như: “Tập tầm vông” “Chi chichành chành” “Dệt vải” thì không cần phải có diện tích rộng, nhưng đối với các tròchơi như: “Kéo co” “Mèo đuổi chuột” “Cướp cờ” thì cần phải có diện tích rộng đểkhi trẻ chơi được thoải mái, không chen lấn, xô đẩy nhau trong khi chơi Vì vậy cầnphải nắm vững luật chơi, cách chơi, đặc điểm của trò chơi Từ đó lựa chọn địa điểmphù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi để đạt hiệu quả cao

Biện pháp 4: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với từng môn học

- Để việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục có hiệu quảthì cần phải lựa chọn các trò chơi phù hợp với các hoạt động giáo dục, phù hợp vớitừng chủ điểm, phù hợp với tính chất của từng hoạt động Như vậy mới có thểmang lại hiệu quả như mong muốn

- Đối với hoạt động góc: Với không gian ở trong lớp thì diện tích nhỏ, hẹp thì nên

cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm như: Chơi trò chơi “Tập tầm vông” “Chi chichành chành” “Dệt vải” “Kéo cưa lừa xẻ” “Cắp cua”

- Đối với hoạt động ngoài trời: Không gian rộng rãi, thoáng mát hơn thì lựa chọn

các trò chơi vận động để rèn luyện và phát triển thể chất cho trẻ như chơi trò chơi:

“Rồng rắn lên mây” “Cướp cờ” “Kéo co” “Ném còn”…

- Đối với hoạt động chiều: Nên chọn các trò chơi tỉnh để phát triển nhận thức cho

trẻ thong qua các trò chơi “Tập tầm vồng” “Nhảy cạnh” “Ô ăn quan”……

- Đối với môn phát triển thể chất: Thì sẽ cho trẻ chơi các trò chơi vận động để

rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn và linh hoạt Đồi hỏi trẻ phải nhanh chân,nhanh mắt và có sức khỏe thì mới có thể vui chơi và khi tham gia vui chơi thì trẻmới cơ thể trẻ mới khỏe mạnh và nhanh nhẹn được

Trang 9

- Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện vận động cơ bản xong, thì cho trẻ chơi trò chơi

“Nhảy dây” Trò chơi nhảy dây, có nhiều nấc chơi từ thấp đến cao (Từ cổ chân đếnđùi → hông → nách → cổ → đầu) Còn đối với trò chơi “Chi chi chành chành thìyêu cầu trẻ phải nhanh tay, nhanh miệng, lẹ mắt để rút tay ra khi câu đồng dao cuốicùng được đọc lên, nếu không nhanh tay thì ngón tay sẽ bị giữ lại và như vậy sẽ bịthua cuộc

- Đối với môn âm nhạc: Cần lựa chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các

trò chơi như: “Dệt vải” “Tập tầm vông”

- Đối với môn làm quen chữ cái: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp để dễ

tận dụng đưa các chữ cái vào hoạt động đọc, phát âm chữ cái như trò chơi: “Tậptầm vông” “Mèo bắt chuột” “Ô an quan” “Rồng rắn lên mây”

- Sau đây tôi xin đưa ra một tiết học cụ thể mà tôi đã áp dụng lồng ghép trò chơidân gian vào hoạt động làm quen chữ cái l, m, n Thông qua tiết học này chúng ta

có thể chọn lựa các trò chơi dân gian sao cho phù hợp với tiết học, các hoạt độngkhác nhau và cụ thể của từng môn học, từng chủ điểm

Chủ điểm: Thế giới động vật

Chủ đề nhánh: Một số động vật nuôi trong gia đình

Đối tượng trẻ: Mẫu giáo lớn

Ngày thực hiện : 20/12/2012

Đề tài: Làm quen chữ cái l,m,n.

1.Mục đích yêu cầu:

Trang 10

- Tranh có từ dưới tranh: Con lợn, con mèo.

- Mũ chuột, mũ mèo cho trẻ đội

- Nội dung tích hợp: Bài hát, câu đố, trò chơi dân gian “Tập tầm vông” “Mèo bắtchuột”

3.Phương pháp:

- Quan sát, đàm thoại, luyện tập

4.Thực hiện:

a.Mở đầu hoạt động:

- Cô cho trẻ hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con”

*Trò chuyện :

- Các con vừa hát bài hát gì?

- Trong bài hát có con gì?

- Những con vật nuôi đó sống ở đâu?

- Ngoài ra còn có những con vật nào nữa?

- Giúp ích gì cho chúng ta hằng ngày?

+ Cô khái quát: Trong gia đình chúng ta nuôi rât nhiều các con vật nuôi Các con vật đó rất cung cấp ta thịt, trứng, sữa rất cần thiết cho chúng ta hằng ngày, ngoài

ra có một số con vật nuôi còn giúp chúng ta những công việc khác nữa như con chó thì giữ nhà , con mèo thì bắt chuột Vì vậy chúng ta phải biết yêu thương và chăm sóc các con vật nuôi đó bằng cách cho chúng ăn hằng ngày và thường xuyên dọn, rửa chuồng trại cho các con vật nuôi.

Trang 11

Luôn kêu ụt ịt

Nằm thở phì phò”

(Con lợn)

+ Cô giới thiệu tranh “Con lợn” và từ dưới tranh “Con lợn” cho trẻ quan sát.

- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Con lợn” quan sát chữ l trong từ dưới tranh và trongthẻ từ ghép lại

- Có bao nhiều thẻ chữ cái rời ghép lại để tạo thành từ “Con lợn”

- Cô mời một trẻ lên rút chữ cái đã được học và cho cả lớp đọc lại chữ (c, o, ơ) đãđược học)

- Có rất nhiều chữ cái mà lớp mình chưa được học, nhưng hôm nay cô sẽ cho lớpmình làm quen thêm một chữ cái mới đó là chữ l

- Cô giới thiệu chữ l

- Trẻ quan sát chữ l, cô phát âm mẫu cho trẻ nghe ( 3 – 4 lần )

+ Cô nói cho trẻ cách phát âm chữ l: Khi phát âm chữ l phải cong lưỡi lên, đầy hơi

ra và phát âm l

- Cho trẻ phát âm ( Lớp, tổ, nhóm, cá nhân )

- Cô giới thiệu nét chữ l: Gồm một nét một nét thẳng đứng

- Giới thiệu chữ L in hoa, l in thường, l viết thường.

* Làm quen chữ cái m:

+ Cô đọc câu đố:

“Đôi mắt long lanh

Màu xanh trong suốt

Chân có móng vuốt

Vồ chuột rất tài”

(Con mèo)

+ Cô giới thiệu tranh “Con mèo” và từ dưới tranh “Con mèo” cho trẻ quan sát.

- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Con mèo” quan sát chữ m trong từ dưới tranh vàtrong thẻ từ ghép lại

- Có bao nhiều thẻ chữ cái rời ghép lại để tạo thành từ “Con mèo”

- Cô mời một trẻ lên rút chữ cái đã được học và cho cả lớp đọc lại chữ (c, o, e) đãđược học)

- Có rất nhiều chữ cái mà lớp mình chưa được học, nhưng hôm nay cô sẽ cho lớp

Ngày đăng: 13/08/2015, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w