1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Một số giải pháp để phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam

27 1,5K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 241,82 KB

Nội dung

Một số giải pháp để phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

TrangLời mở đầu

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các sơ đồ, bảng biểu

Phần I: Những vấn đề chung về thị trường tiền tệ liên ngân hàng

I.1 Khái niệm và bản chất

I.1.1 Khái niệm

I.1.2 Bản chất

I.2 Đặc điểm

I.3 Phân loại

I.3.1 Phân loại theo đồng tiền giao dịch

I 3.2 Phân loại theo các loại giao dịch

I.3.3 Phân loại theo thời hạn của các giao dịch

I.3.4 Phân loại theo công cụ giao dịch

I.4 Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng

I.5 Hàng hóa và giá cả trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng

I.5.1 Hàng hóa

I.5.2 Giá cả

I.6 Phương thức giao dịch trên thị trường tiền tệliên ngân hàng

Phần II: Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong thời gian quaII.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt NamII.2 Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong thời gian qua

II.2.1 Doanh số giao dịch

Trang 2

II.2.2 Các hình thức và thời hạn giao dịch

II.2.3 Giá cả giao dịch

II.2.4 Môi trường pháp lí đảm bảo cho các giao dịch

Phần III: Đánh giá hạn chế, nguyên nhân các hạn chế trong hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam và giải pháp để phát triển bền vững

III.1 Hạn chế trong hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam

III.1.1 Hạn chế liên quan đến việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ

III.1.2 Hạn chế liên quan đến việc chấp hành của các chủ thể tham gia và sự bảo đảm

an toàn của toàn hệ thống

III.2 Nguyên nhân các hạn chế trong hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam

III.2.1 Cơ chế quản lí điều hành chưa mang tính chất thị trường và thiếu nhất quánIII.2.1.1 Cơ chế xác định , điều tiết lãi suất và tỷ giá

III.2.1.2 Công cụ và phương thức quản lí thị trường

III.2.2 Thiếu một thể chế chuyên trách để quản lí và vận hành thị trường

III.2.3 Sự hợp tác và tuân thủ của các ngân hàng thương mại còn kém

III.3 Giải pháp để phát triển bền vững thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng ngày “thay da đổi thịt” Từ một nước có nền kinh tế bao cấp, nghèo nàn lạc hậu trước năm 1986, qua hai mươi lăm năm đổi mới không ngừng, đến nay nước ta đã trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất trong khu vực và tạo được dấu ấn trên bản đồ kinh tế thế giới

Sự phát triển đó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của thị trường tiền tệ Việt Nam trong đó có thị trường liên ngân hàng là một bộ phận cấu thành của thị trường tiền tệ Thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam được thành lập từ năm 1993 theo quyết định số 132/QĐ-NH14 ngày 10/7/1993 của thống đốc ngân hàng nhà nước, đã và đang phát huy vai trò là kênh huy động và sử dụng vốn ngắn hạn hiệu quả, đảm bảo khả năng thanh toán và yêu cầu dự trữ của các ngân hàng thương mại, tác động tích cực đến lãi suất trên thị trường Tuy nhiên, bên cạnh đó, thị trường tiền tệ liên ngân hàng

vẫn còn tồn tại nhiều bất cập Chính vì thế, em đã mạnh dạn chọn để tài “Một số giải pháp để phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam” để

nghiên cứu

Vì đây là lần đầu tiên tiếp cận với đề tài này cùng với nền tảng kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc hẳn bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự góp ý, bàn luận và đánh giá từ phía giảng viên hướng dẫn để đề tài được hoàn thiện hơn

Bài nghiên cứu gồm 3 phần:

Phần I: Những vấn đề chung về thị trường tiền tệ liên ngân hàng

Phần II: Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng Việt Nam trong thời gian quaPhần III: Đánh giá hạn chế, nguyên nhân các hạn chế trong hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam và giải pháp để phát triển bền vững

Trang 4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Bảng 1: Thống kê tình hình đồng thuận lãi suất

Bảng 2: Thống kê tình hình điều chỉnh tỷ giá VND/USD của NHNN

Bảng 3: Thống kê tình hình tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cưBiểu đồ 1: Diễn biến tỷ giá USD ngân hàng tháng 3/2011

Biểu đồ 2: Diễn biến tỷ giá USD tại ACB tháng 3/2011

Biểu đồ 3: Diến biến tỷ giá USD tại ACB nửa đầu tháng 4/2011

Trang 5

PHẦN I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG

I.1 Khái niệm và bản chất

I.1.1 Khái niệm

Thị trường liên ngân hàng là thị trường do ngân hàng nhà nước tổ chức và điều hành nhằm giúp các tổ chức tín dụng là thành viên sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả và đảm bảo khả năng chi trả trong thanh toán

I.1.2 Bản chất

Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường nội tệ liên ngân hàng là nơi thực hiện các giao dịch

cơ bản giữa các ngân hàng Thông thường, các giao dịch này được thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của các ngân hàng tại NHTW Đây là thị trường thực hiện các giao dịch vốn ngắn hạn dưới nhiều hình thức giữa các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính khác Hiểu theo nghĩa hẹp, thị trường liên ngân hàng là nơi thực hiện việc đi vay và cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng nhằm bù đắp nhu cầu gây quỹ của mình Theo khái niệm truyền thống, thị trường liên ngân hàng đồng nghĩa với thị trường tiền tệ, thể hiện việc đi vay và cho vay giữa các ngân hàng với nhau Đặc biệt trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, hoạt động liên ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng, nhanh chóng thuận tiện, vượt ra khỏi phạm vi không gian của một quốc gia, một khu vực, phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới

Thị trường liên ngân hàng là thị trường vô hình giữa các ngân hàng, là nơi trao đổi vốn khả dụng của các ngân hàng với nhau khi giải quyết mối cung cầu về vốn Do tính chất ngắn hạn và cấp bách của các ngân quỹ nên các ngân hàng thường vay với kì hạn rất ngắn, thậm chí ngay lập tức Khi thị trường này họat động sôi nổi thì mối quan hệ tương tác giữa các ngân hàng sẽ ngày càng lớn

I.2 Đặc điểm

- Thị trường liên ngân hàng là thị trường cực kì nhạy cảm và là thị trường thông tin Thị trường liên ngân hàng là một mạng lưới quan hệ các khách hàng đại lý, trong đó NHTM mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các NHTM khác Hệ thống tài khoản giữa các ngân hàng đại lý giúp cho thị trường liên ngân hàng hoạt động hiệu quả

- Thị trường liên ngân hàng chủ yếu là thị trường bán buôn Hàng hóa giao dịch ở thị trường liên ngân hàng là mua bán tiền gửi ngân hàng, tức là khoản dự trữ tạm thời với những giao dịch lớn Những giao dịch lẻ được thực hiện ở thị trường bán lẻ của những người kinh doanh nhỏ hay các ngân hàng nhỏ Ngoài ra, các loại giấy tờ có giá ngắn

Trang 6

hạn khác là hàng hóa được mua bán thường xưyên với khối lượng lớn trên thị trường này.

- Thị trường liên ngân hàng là thị trường có độ tin cậy rất cao Điều này xuất phát từ đặc điểm các chủ thể tham gia thị trường chủ yếu là các ngân hàng và các tổ chức trung gian tài chính đáp ứng được các yêu cầu về vốn, kí quỹ, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và có giấy phép hành nghề Các giao dịch ở đây hầu như không cần tài sản bảo đảm và các thủ tục pháp lí cực kì đơn giản

- Thị trường liên ngân hàng là thị trường vô hình, liên kết toàn cầu Thông qua hệ thống giao dịch hiện đại, các nghiệp vụ mua bán trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện trên cơ sở liên kết toàn cầu gia các ngân hàng, các nhà kinh doanh phi ngân hàng và một môi giới tiền tệ

- Thị trường liên ngân hàng là thị trường vốn ngắn hạn Các giao dịch trên thị trường này chủ yếu là giao dịch ngắn hạn thường là qua đêm cho tới dưới một năm

- Thị trường liên ngân hàng thực hiện các giao dịch thông qua các công cụ hiện đại Trên thị trường, người môi giới (đa số là các ngân hàng) mua bán tiền gửi qua điện thoại, máy tính bằng các công cụ phái sinh như các hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai

I.3 Phân loại

I.3.1 Phân loại theo đồng tiền giao dịch

- Thị trường nội tệ liên ngân hàng: là thị trường thực hiện các giao dịch ngắn hạn bằng đồng bản tệ

- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: là thị trường thực hiện các giao dịch bằng đồng ngoại tệ có thể chia theo các đồng tiền mạnh trên thế giới như USD, GBP, EURO

I.3.2 Phân loại theo các loại giao dịch

- Thị trường truyền thống: gồm thị trường tiền gửi và tiền vay liên ngân hàng

- Thị trường ngân hàng phái sinh: gồm các hợp đồng quyền chọn, tương lai, hoán đổi

I.3.3 Phân loại theo thời hạn của các giao dịch trên thị trường

- Cho vay qua đêm

- Cho vay có kì hạn cố định: thông thường các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng có kì hạn dưới một năm

Trang 7

- Cho vay qua đêm liên tục: là cho vay qua đêm nhưng được tự động gia hạn các khoản vay, trừ khi nó được chấm dứt theo ý bên cho vay hoặc đi vay

I.3.4 Phân loại theo công cụ giao dịch trên thị trường

- Thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương

- Thị trường tín phiếu NHTW

- Thị trường thương phiếu và các chấp phiếu của ngân hàng

I.4 Các chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng

- Ngân hàng trung ương

- Ngân hàng thương mại

- Các tổ chức nhận tiền gửi khác

- Nhà môi giới, các tổ chức trung gian khác

I.5 Hàng hóa và giá cả trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng

I.5.1 Hàng hóa trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng

- các khoản vốn ngắn hạn từ vay qua đêm tới kì hạn dưới 1 năm

- tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu chính phủ

- các giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi

I.5.2 Giá cả

- Các mức lãi suất chỉ đạo do NHTW công bố

- Lãi suất do hai bên thỏa thuận: hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu, quan hệ đối tác, xếp hạng

- Tùy thuộc kì hạn: thông thường kì hạn ngắn lãi suất thấp hơn kì hạn dài

- Giá buổi sáng khác giá buổi chiều

- Là giao dịch OTC: cùng một kì hạn có nhiều mức giá trên thị trường

I.6 Hình thức giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng

- Sử dụng điện thoại, fax hợp đồng

Trang 8

Ngày 20/3/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bước đầu hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp

ở dạng sơ khai

Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời đã hình thành rõ hệ thống ngân hàng hai cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nước: quản lí vĩ mô của NHNN và chức năng kinh doanh của các tổ chức tín dụng Đây là điều kiện cần và đủ để thị trường liên ngân hàng ra đời và phát triển ở Việt Nam

Ngày 7/10/1992, thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam ra đời theo Chỉ thị số NH1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau Tháng 7/1993, thị trường nội tệ liên ngân hàng chính thức đi vào hoạt động gắn liền với các hoạt động của các trung tâm thanh toán

07/CT-bù trừ Tiếp đó, trong hai năm 1993 và 1994, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ lần lượt được thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Từ đó đến nay, có thể nói rằng, hoạt động của thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam đã được coi là một bộ phận cấu thành và có ý nghĩa nhất định trong quá trình hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ của nước ta

II.2 Hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng trong thời gian qua

II.2.1 Doanh số giao dịch

Doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng từ năm 2002 đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng thì doanh số giao dịch tăng khoảng 20% mỗi năm Kết quả này phản ánh phần nào vai trò thị trường liên ngân hàng với tư cách là “kênh” dẫn vốn quan trọng của các tổ chức tín dụng, làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, đồng thời có tác dụng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh cho toàn

hệ thống

Trang 9

Doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng hiện nay được công bố theo tuần theo thống kê của NHNN và có xu hướng biến động khác nhau tùy từng thời kì của nền kinh tế Chẳng hạn như khi NHNN điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9% từ ngày 5/11/2010 sau 10 tháng duy trì ở 8% nhằm kiềm chế lạm phát khiến tất cả các loạị lãi suất tăng mạnh Trên thị trường liên ngân hàng, các NHTM giảm tối đa thậm chí tạm ngừng đưa vốn ra thị trường khiến các ngân hàng nhỏ lao đao thanh khoản cuối năm

2010, doanh số giao dịch cũng giảm sút Ngược lại có những thời điểm như sắp đến tết nguyên đán, kì nộp thuế cho ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp khiến nhu cầu chi trả của các ngân hàng tăng mạnh, các NHTM tăng cường giao dịch trên thị trường liên ngân hàng làm cho doanh số giao dịch tăng cao Nhưng tựu chung lại, doanh số giao dịch qua các năm không ngừng tăng cao, đặc biệt trong các năm gần đây chứng tỏ thị trường liên ngân hàng đã làm tốt vai trò là thị trường bán buôn các khoản vốn ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các NHTM Chẳng hạn như trong tuần từ 19-25/3/2011, doanh số giao dịch đạt 134.125 tỷ VND và 4.116 triệu USD thì bước sang tuần kế tiếp, từ 27/3-31/3/2011, doanh số đã tăng lên 157.727 tỷ VND và 5.714 triệu USD

II.2.2 Các hình thức và thời hạn giao dịch

Hình thức và thời hạn của các giao dịch liên ngân hàng cũng khá đa dạng và nhìn chung tương tự như các giao dịch trên thị trường tiền tệ quốc tế Các tổ chức tín dụng

ở Việt Nam thực hiện mua bán vốn lẫn nhau thông qua hai hình thức: thứ nhất, mở khoản tiền gửi lẫn nhau và giao dịch thông qua điện thoại, fax, mạng vi tính về điều khoản của món vay và thực hiện chuyển tiền; thứ hai, hoạt động mua bán vốn lẫn nhau tại trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Hoạt động mua bán vốn giữa các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng được thực hiện dưới hai hình thức: cho vay (tái cấp vốn) và cho vay theo bộ hồ sơ khách hàng

Thời hạn của các giao dịch trong thời gian gần đây đã được áp dụng khá linh hoạt Trước đây, thời hạn giao dịch thường là dài, chủ yếu từ 3 đến 6 tháng, đến nay thời hạn giao dịch có thể là qua đêm, 1 tuần, 2 tuần,1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12tháng Trong thời gian gần đây, xu hướng chung là các giao dịch chủ yếu tập trung ở các kì hạn ngắn, giao dịch qua đêm không ngừng tăng cao Chẳng hạn như trong tuần từ 19-25/3, giao dịch qua đêm đạt 60.579 tỷ VND( chiếm 45% doanh số) và 2.812 triệu USD( chiếm 68% doanh số) Bước sang tuần tiếp theo, giao dịch qua đêm bằng VND chiếm 62% doanh số, tương ứng 97.142 tỷ; giao dịch qua đêm bằng ngoại tệ chiếm 78% doanh số, tương ứng 3.983 triệu USD Điều này cho thấy thị trường liên ngân hàng đã tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia huy động được nguồn vốn ngắn hạn một cách dễ dàng, đáp ứng nhu cầu dư thừa hay thiếu hụt vốn ngắn hạn của các NHTM

II.2.3 Giá cả giao dịch

Trang 10

Giá cả giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình quân hoá lãi suất chào của các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước lựa chọn.

Tình hình lãi suất năm 2010:

- NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 9%/năm vào ngày 5/11/2010 sau 10 tháng giữ nguyên lãi suất 8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng lên 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu tăng lên 7%, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng tăng lên 9%/năm

- Đầu năm 2010, lãi suất qua đêm dao động từ 6,76%/năm đến 7,59%/năm, nình quân ở mức 7,24%/năm; lãi suất bình quân các kì hạn 3 tháng và 6 tháng vẫn là các kì hạn có mức lãi suất cao nhất, lần lượt là 11,76%/năm và 11,83%/năm Lãi suất các kì hạn còn lại dao động từ 8,4%/năm đến 11,27%/năm(trừ lãi suất không kì hạn)

- Đến cuối năm 2010, sau tác động của sự thay đổi các lãi suất chỉ đạo của NHNN, lãi suất thị trường liên ngân hàng giao dịch thành công phổ biến ở mức 17%/năm rồi giảm xuống 13,5%/năm, lãi suất qua đêm còn 11,5%/năm, lãi suất

1 tuần là 12,5%/năm

Tình hình lãi suất quý I/2011:

- Đầu quý I/2011, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ, lãi suất kỳ hạn 7 ngày trên nghiệp vụ thị trường

mở từ mức 9%/năm lên mức 11%/năm; Đồng thời, giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu ở mức 7%/năm

- Đến ngày 8/3/2011, NHNN điều chỉnh tăng lãi suất tái chiết khấu lên 12%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm

- Lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Tân Mão từ 14%-17%/năm, từ đầu tháng 2 giảm và ổn định ở mức 10,5-13%/năm Trong những ngày cuối Quý I/2011, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng và hiện giao dịch ở mức khoảng 16-18%/năm, chủ yếu kỳ hạn dưới 1 tháng; lãi suất 1 tuần ở mức 18-20%/năm

Tỷ giá ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng trong năm 2011 đã được NHNN điều chỉnh theo ngày để sát phản ánh sát thực hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường

II.2.4 Môi trường pháp lí đảm bảo cho các giao dịch

Môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng ngày càng được hoàn thiện Từ những cơ sở pháp lý nền tảng ban đầu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thêm những Quyết định như:

Quyết định số 114/QĐ - NĐ14 ngày 21/6/1993 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng

Trang 11

Quyết định số 190/QĐ-NH14 ngày 6/10/1993 v/v bổ sung, sửa đổi Quy chế tổ chức

và hoạt động về thị trường liên ngân hàng

Quyết định số 189/ QĐ-NH14 ngày 06/10/1993 ban hành Quy chế bảo lãnh vay vốn trên thị trường liên ngân hàng

Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN ban hành Quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng

Các văn bản pháp quy ra đời đã giúp cho hoạt động thị trường liên ngân hàng được cải thiện rõ rệt, từng bước phù hợp với thông lệ của quốc tế

PHẦN III: ĐÁNH GIÁ HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN CÁC HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ LIÊN NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

III.1 Hạn chế trong hoạt động của thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam

III.1.1 Hạn chế liên quan đến việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ

Mặc dù chính phủ và NHNN đã đạt được nhiều thành tựu thông qua việc cố gắng thi hành chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng và thích ứng với tình hình cụ thể của nền kinh tế qua từng thời kì, song các chính sách ban hành trong thời gian qua không tránh khỏi những hạn chế nhất định Biểu hiện rõ nét nhất của những hạn chế này được thể hiện qua diễn biến lãi suất, tỷ giá ngoại tệ và tình hình huy động vốn của các NHTM

Hạn chế trước tiên là việc ban hành chính sách của NHNN Các chính sách không mang tính đi trước, đón đầu xu hướng thị trường mà thường ban hành một cách thụ động, theo sau diễn biến thị trường Các thông tư, văn bản điều chỉnh đôi khi ra đời khi “sự đã rồi”, nhằm khắc phục hậu quả Lấy ví dụ như tình trạng lạm phát diễn ra trong năm 2007 với mục tiêu kiềm chế tốc độ lạm phát thấp hơn tăng trưởng kinh tế , tuy nhiên khi tình trạng lạm phát diễn ra ( lên đến 12.63% ) thì NHNN vẫn duy trì mức lãi suất cơ bản như năm 2006 là 8,25% trong khi mức độ lạm phát năm 2006 chỉ

là 6,6% Tiếp đó vào thời điểm lạm phát được kiểm soát vào khoảng cuối năm 2008 thì lãi suất cơ bản không những không giảm mà còn tiếp tục tăng lên ( lên đến 14% năm ) , điều này đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào thế khó khi lãi suất quá cao gây khó khăn cho việc vay vốn trong khi giá sản phẩm đã giảm xuống do tác động của lạm phát đã được đẩy lùi Mặt khác, nếu NHNN thi hành ngay việc tăng lãi suất cơ bản vào cuối năm 2007 thì lạm phát đã không thể bùng phát mạnh mẽ như vậy và kéo dài sang cả năm 2008

Nếu như ở các nước phát triển, NHTW điều hành thị trường tiền tệ thông qua các công cụ gián tiếp như quy định về tỉ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, chính sách thương mại hay các chính sách liên quan đến việc khuyến khích hay hạn chế sự di chuyển của các luồng vốn thì ở Việt Nam, NHNN lại ưu tiên

Trang 12

sử dụng các biện pháp mang tính trực tiếp như ấn định lãi suất cơ bản, lãi suất trần, sàn, biên độ dao động Các công cụ này mang nặng tính hành chính, cứng nhắc Chẳng hạn như NHNN ban hành thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn của các TCTD Theo đó, các TCTD chỉ được cho vay tối đa 80% tổng vốn huy động nhưng trên thực tế không thể tính nổi ngân hàng nào làm đúng tỷ lệ quy định, ngân hàng nào không Các số liệu được cung cấp đều là số liệu trên trời dưới bể Trong khi đó, các công cụ gián tiếp được NHNN sử dụng lại không mang lại hiệu quả tức thì, ảnh hưởng lớn mà chỉ như một tín hiệu, kênh thông tin về quan điểm của chính phủ đối với thị trường Chính điều đó dẫn đến sự chênh lệch rất lớn giữa lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu với lãi suất thị trường Mức chênh lệch này đôi khi lên đến

cả chuc phần trăm Chẳng hạn như, trong 3 tháng đầu năm 2011, NHNN duy trì mức lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu lần lượt là 9% và 8%, trong khi lãi suất cho vay trên thị trường có thời điểm lên tới 19-20%

Thêm vào đó, các chính sách được ban hành không đồng bộ và mâu thuẫn cũng gây khó khăn cho hoạt động trên thị trường liên ngân hàng Hiện nay đang tồn tại một nghịch lí Đó là quy định của NHNN về tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD với VND chỉ có 3%, trong khi quy định hạn các NHTM không được phép cho vay quá 80% vốn điều lệ Điều này dẫn đến tiền trong quỹ dự trữ để NHNN điều tiết vốn trên thị trường liên ngân hàng quá ít, trong khi đó tiền nằm trong tay các NHTM mà lại không được cho vay, khiến các ngân hàng này quay sang đầu cơ vào các tài sản khác như vàng, đô

la khiến thị trường thêm rối ren và bất ổn

Chính những hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN đã dẫn đến hạn chế thứ hai trong hoạt động của thị trường liên ngân hàng Việt Nam Đó là lãi suất Trên thị trường tiền tệ, có ba nhóm lãi suất chủ yếu: một là lãi suất kinh doanh (huy động, cho vay…) của tổ chức tín dụng được hình thành trên cơ sở cung -cầu vốn thị trường, lạm phát, mức độ rủi ro và sự điều tiết của NHNN; hai là lãi suất vay mượn ngắn hạn lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường nội tệ liên ngân hàng, chịu tác động chủ yếu của cung- cầu vốn khả dụng của tổ chức tín dụng và điều tiết của lãi suất chính sách NHNN; ba là lãi suất chính sách của NHNN(lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu…) điều tiết trực tiếp lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng và định hướng lãi suất thị trường, phù hợp với các mục tiêu của chính sách tiền tệ

Biểu hiện sai lệch đầu tiên chính là ở đường cong lãi suất Theo đúng lý thuyết về cấu trúc kì hạn của lãi suất thì kì hạn càng dài, lãi suất càng cao để đảm bảo mức bù rủi ro

kì hạn Khi đó sẽ hình thành đường cong lãi suất Nhưng trên thực tế, biểu đồ lãi suất của Việt Nam là biểu đồ đường thẳng và có xu hướng đi ngang Bởi lãi suất huy động của các NHTM như nhau với hầu hết các kì hạn, bất chấp đó là khoản tiền ngắn hạn hay trung và dài hạn Chẳng hạn như, từ ngày 1/12/2009, khi NHNN công bố mức lãi suất cơ bản mới là 8%/năm, các NHTM đồng loạt tăng lãi suất huy động Với quy định của NHNN, lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, để tránh chạm rào 10,5%, các NHTM đã đồng loạt áp mức lãi suất 10,49% cho tất cả các kì hạn từ 3 đến 36 tháng Tiếp đó, 10 tháng sau, tình hình này lại tái diễn khi các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất theo lời kêu gọi của hiệp hội ngân hàng Với chủ trương cho vay theo lãi suất thỏa thuận của NHNN, các NHTM không còn bị giới hạn bởi trần lãi

Trang 13

suất cho vay Song với sự ra đời của thông tư 13 và thông tư 19 sửa đổi bổ sung các quy định của thông tư 13 về tỷ lệ an toàn của các TCTD thì đường thẳng 11% lại xuất hiện với hầu hết các kì hạn Tiếp đến, khi NHNN tăng mức lãi suất cơ bản lên 9% thì các thành viên của hiệp hôi ngân hàng đã có cam kết đồng thuận áp lãi suất 12% cho tất cả các kì hạn Và tại thời điểm hiện tại, tháng 3/2011, đường thẳng lãi suất lại tiếp tục dừng ở mức 14% Như vậy có thể thấy, hiện tượng đường thẳng lãi suất không phải chỉ xuất hiện mang tính thời điểm mà đang dần trở thành một khiếm khuyết có tính hệ thống.

Bảng 1: Thống kê tình hình đồng thuận lãi suất

Ngày Văn bản Lãi suất huy động tối

đa(%/năm)

Lãi suất ch vay tối đa

Cơ chế điều hành

Trên 6 tháng: 11Lãi suất USD: dưới 6

Cơ bản, lãi suất cao nhất 10,5

Trung dài hạn:

14,5Tiêu dùng: 15

Cơ bản, lãi suất cao nhất 12

đối tượng đặc biệt

2010 tăng trưởng tín dụng nội tệ chỉ đạt 25,34% trong khi tín dụng ngoại tệ đạt 37,76% Tính riêng 3 tháng đầu năm 2011, tín dụng ngoại tệ đã tăng 12,06% so với mức tăng 1,43% của tín dụng nội tệ

Một điều bất ổn nữa là trong thời gian qua, thị trường tiền tệ đã chứng kiến cuộc chạy đua lãi suất khá quyết liệt của các NHTM Khi biểu đồ lãi suất biến thành đường

Ngày đăng: 15/04/2013, 15:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Thống kê tình hình đồng thuận lãi suất - Một số giải pháp để phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam
Bảng 1 Thống kê tình hình đồng thuận lãi suất (Trang 13)
Bảng 2: Thống kê tình hình điều chỉnh tỷ giá VND/USD của NHNN - Một số giải pháp để phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam
Bảng 2 Thống kê tình hình điều chỉnh tỷ giá VND/USD của NHNN (Trang 15)
Bảng 3: Thống kê tình hình tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư - Một số giải pháp để phát triển bền vững thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở Việt Nam
Bảng 3 Thống kê tình hình tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w