1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò tài chính của dân cư, hộ gia đình đối với kinh tế nước ta

8 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 152,37 KB

Nội dung

K ILLỜI NÓI ĐẦU Nói đến nền kinh tế của một đất nước, nói đến ngân sách quốc gia, ta không thể không nhắc đến nguồn tài chính dân cư, hộ gia đình bởi ngân sách hộ gia đình là một trong

Trang 1

K IL

LỜI NÓI ĐẦU

Nói đến nền kinh tế của một đất nước, nói đến ngân sách quốc gia, ta không

thể không nhắc đến nguồn tài chính dân cư, hộ gia đình bởi ngân sách hộ gia đình

là một trong ba bộ phận quan trọng của đất nước (ngân sách hộ gia đình, ngân sách

doanh nghiệp, nhân sách nhà nước), bởi mục tiêu phát triển của quốc gia, của

doanh nghiệp cũng nhằm phát triển con người, nâng cao mức sống của con người

mà hộ gia đình là một tổ chức, một tế bào xã hội

Vì vậy trong khuôn khổ bài tiểu luận này em không có tham vọng đi sâu

phân tích về tài chính dân cư, kinh tế hộ gia đình Mà em chỉ muốn chỉ ra tầm quan

trọng không thể thiếu của kinh tế tư nhân, những đóng góp của nó cho nền kinh tế

quốc gia Để từ đó đánh giá thực trạng của tài chính dân cư nước ta hiện nay, chỉ ra

những chính sách của nhà nước nhằm phát triển kinh tế tư nhân

Trang 2

K IL

O B

O O

K S

.C O

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DÂN CƯ, HỘ GIA ĐÌNH

1 Khái niệm

Trong hệ thống tài chính nước ta, tài chính dân cư và hộ gia đình là một mắt

khâu tài chính tồn tại từ lâu trong lịch sử, trải qua nhiều biến động chính trị, xã hội

to lớn có tác động đến quỹ tiền tệ này, nhưng không bao giờ làm chúng mất đi

Ngày nay trong nên kinh tế thị trường, mắt khâu tài chính này có vị trí rất

quan trọng Nhờ có nó, các gia đình tự giải quyết thêm công ăn việc làm cho bản

thân mình và một bộ phận lao động khác, giải quyết các nhu cầu về học tập, chữa

bệnh, văn hoá và lớn hơn là đóng góp vào các quỹ từ thiện giúp đỡ người nghèo

Điểm đặc biệt quan trọng là quỹ tài chính này đã trở thành nguồn cho Nhà

nước vay, nguồn huy động vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng thông qua

việc mua trái phiếu, tín phiếu hay gửi tiết kiệm vào ngân hàng , qua đó các thành

viên gia đình trở thành những chủ thể tham gia thị trường tài chính Ngoài ra dựa

vào quỹ này có thể giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội mà tự thân Nhà nước,

các tổ chức xã hội chưa giải quyết triệt để được như việc làm (nếu một doanh

nghiệp tư nhân kinh doanh sản xuất sẽ thu hút đươc rất nhiều những lao động nhàn

dỗi xung quanh vùng và các nơi khác, như vậy đã giúp làm giảm bớt thất nghiệp và

các tệ nạn xã hội), hay tăng thu nhập, xây dựng làng xã, trung tâm y tế, giúp đỡ lẫn

nhau

2 Cơ cấu của tài chính dân cư

Nguồn tài chính của dân cư, hộ gia đình này được hình thành từ Tiền để dành

do lao động sản xuất, do kinh doanh sản xuất hoặc tiền công chưa tiêu dùng hết, ở

một số gia đình còn có nguồn tài sản kế thừa Nó được sử dụng chủ yếu cho mục

đích kinh tế gia đình như tự đầu tư kinh doanh thành lập ra những doanh nghiệp gia

đình hoặc hùn vốn cùng làm ăn phát triển sản xuất…

Một phần nguồn tài chính này đóng góp vào nguồn tài chính quốc gia dưới các

hình thức nộp thuế, phí, lệ phí, tham gia vào các quỹ bảo hiểm theo những mục

Trang 3

K IL

O B

O O

K S

.C O

đích bảo hiểm khác nhau( bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ), tham

gia vào các quỹ tín dụng dưới các hình thức gửi tiết kiệm, tham gia vào thị trường

tài chính qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu kho bạc Nhà

nước, kỳ phiếu ngân hàng Một phần nó được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu

sinh hoạt hàng ngày, một phần còn lại được dự trữ để chi vào các dự án lớn như

đầu tư kinh doanh, hoặc cho các nhu cầu đột xuất của gia đình

Tài chính của dân cư, hộ gia đình là một tụ điểm quan trọng của các nguồn

tài chính Nếu thiếu đi nguồn tài chính này thì chúng ta sẽ gặp vô vàn khó khăn

trong phát triển xã hội, kinh tế và con người Bản thân nó tuy nhỏ bé nhưng khi gộp

những nguồn nhỏ bé đó ta sẽ được một nguồn thu to lớn phục vụ cho sự nghiệp

công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước

II.THỰC TRẠNG CỦA TÀI CHÍNH DÂN CƯ – HỘ GIA ĐÌNH TRONG

NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY

1.Vai trò quan trọng của tài chính dân cư trong quá trình phát triển kinh tế

nước ta

Trong bối cảnh Nhà nước ta là Nhà nước trẻ, trải qua bao năm tháng chiến

tranh giành độc lập, chúng ta mới đang ở giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng đất

nước Trong chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta đã dựa vào sức mạnh toàn dân là

chính để đấu tranh và giành thắng lợi Đấy là trong thời chiến, còn trong thời bình

sức mạnh ấy cũng không ngừng được phát huy Dân ta đã có truyền thống hay lam

hay làm, xưa trong khó khăn là thế nay trong thời mở cửa hội nhập với Thế giới ta

đã có nhiều cơ hội để học hỏi làm ăn kinh tế Vì vậy nhân dân đã cùng với Nhà

nước chung sức chung lòng xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn bằng

nhiều việc làm thiết thực

Vai trò quan trọng không thể thiếu của tài chính dân cư, hộ gia đình là không thể

phủ nhận Bởi nó đóng vai trò là viên gạch móng cho toà nhà lớn là ngân sách quốc

gia, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước giải

quyết được nhiều vấn đề như xây dựng trường học, trạm xá, cầu cống… Trong nền

Trang 4

K IL

O B

O O

K S

.C O

kinh tế thị trường hiện nay vai trò của tài chính dân cư đã được nâng lên rất nhiều

Hàng năm đã có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân ra đời tham gia kinh doanh vào

đủ các lĩnh vực thuộc đủ mọi ngành nghề góp phần tăng cao tổng sản phẩm quốc

dân và chất lượng cuộc sống luôn được nâng cao

Và hiện nay Nhà nước ta cũng đã có sự quan tâm bồi dưỡng đáng kể cho

nguồn tài chính này,vì thực tế cho thấy Nhà nước đã có những chính sách khuyến

khích kinh tế tư nhân phát triển như chính sách vay trả vốn trong dân; chính sách

khuyến khích tiết kiệm, đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc

làm; chính sách giảm thuế, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử

dụng đất; cắt bỏ nhiều thủ tục dườm dà trong quản lý hành chính, tạo mọi điều kiện

cho doanh nghiệp tư nhân tham gia kinh doanh, sản xuất

2 Thực trạng kinh tế tư nhân hiện nay và những chính sách của Nhà nước

nhằm khuyến khích kinh tế tư nhân (dân cư, hộ gia đình) phát triển

Hiện nay mức sống hộ gia đình đang dần được nâng cao Theo số liệu khảo

sát năm 2002 của Tổng cục thống kê :

Tính về thu nhập, thì thu nhập bình quân 1 người/1 tháng của hộ gia đình tính

chung cả nước đạt xấp xỉ 357.000 đồng, tăng 21,1% so với năm 1999, bình quân

một năm tăng 10%, nếu loại trừ yếu tố tăng giá cũng còn tăng 8,6% cao hơn cả tốc

độ tăng trưởng GDP Thu nhập ở cả hai khu vực (thành thị và nông thôn) đều tăng,

thu nhập bình quân 1 người/1 tháng ở khu vực thành thị đạt 626.000 đồng, tăng

21,1%; ở khu vực nông thôn đạt 276.000 đồng, tăng 22,5% và tăng nhanh hơn

thành thị

Thu nhập tuy có tầm quan trọng hàng đầu, nhưng chi tiêu mới là chỉ tiêu trực

tiếp phản ánh mức sống của hộ gia đình Tính chung cả nước, tổng chi tiêu cho đời

sống bình quân 1 người/1 tháng năm 2001-2002 đạt 268.000 đồng tăng 21,3% so

với năm 1999 Cùng với sự tăng lên của thu nhập và chi tiêu cho đời sống, thì các

điều kiện về nhà ở, tiện nghi và đồ dùng lâu bền cũng được cải thiện đáng kể Qua

đây để thấy rõ rằng cuộc sống của dân đang ngày một đi lên, kinh tế tư nhân đang

Trang 5

K IL

O B

O O

K S

.C O

ngày một phát triển: Ví dụ tại thành phố Hồ Chí Minh là khu vực kinh tế tư nhân

đang ngày càng phát triển với mức độ tăng trưởng cao Theo số liệu của Sở kế

hoạch và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, sau gần 4 năm thực hiện Luật doanh

nghiệp từ ngày 1/1/2000 đến ngày 15/9/2003, trên địa bàn toàn thành phố đã có

thêm 26.236 doanh nghiệp mới được thành lập, gấp 2,44 lần so với số doanh

nghiệp được thành lập trong 9 năm (1991-1999) trước: với tổng số vốn đăng ký là

44.326,6 tỷ đồng, gấp 1,8 lần vốn thực hiện trong 9 năm trước Trong đó doanh

nghiệp tư nhân có 6.840 tỷ, vốn đăng ký 3.671,4 tỷ đồng Riêng trong lĩnh vực

thương mại, dịch vụ từ năm 2000 đến nay khu vực kinh tế tư nhân và cá thể chiếm

từ trên 62% đến 65% tổng mức hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ; từ 79% đến

trên 80% tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ Thông qua những số liệu trên đây

để thấy rõ rằng khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng phát triển Đó là dấu hiệu

đáng mừng cho chúng ta trong công cuộc phát triển đất nước Tuy nhiên bên cạnh

đó thì có không ít những hạn chế làm giảm hiệu quả tìm kiếm lợi nhuận trong kinh

doanh của các doanh nghiệp tư nhân Đó là còn yếu kém trong quản lý bởi trình độ

còn chưa cao, điều này là rất quan trọng vì nếu có đầy đủ các yếu tố sản xuất nhưng

không có trình độ quản lý tốt thì không sớm thì muộn doanh nghiệp sẽ làm ăn

không hiệu quả và không đứng vững được Một hạn chế cơ bản nữa là nằm trong

tiềm thức, luôn tự ti sợ đổ vỡ, hỏng việc, đứng trước một quyết định quan trọng thì

thường nán ná, do dự…đây cũng là hạn chế chung của người Việt Nam ta, nó trở

thành một rào cản hết sức nguy hiểm với việc phát triển của doanh nghiệp

3 Một số giải pháp thúc đẩy kinh tế dân cư, hộ gia đình phát triển

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng và quy định của pháp luật đối với hoạt

động của doanh nghiệp dân doanh trong đó có doanh nghiệp tư nhân, ngành ngân

hàng đã có những chuyển biến tích cực, từng bước hoàn thiện cơ chế và chính sách

tiền tệ, tín dụng, thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho

các doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Và đưa ra nhiều hình thức tiết

Trang 6

K IL

O B

O O

K S

.C O

kiệm, mua trái phiếu, tín phiếu… với lãi xuất ưu đãi đã khuyến khích dân cư tham

gia, từ đó kêu gọi được nguồn vốn phát triển đất nước

Ngoài ra Nhà nước phải hướng dẫn dân cư tiêu dùng trong mức độ thu nhập

đạt được và phù hợp với trình độ kinh tế của đất nước

Luôn khuyến khích tiết kiệm tiêu dùng để dành vốn cho quỹ đầu tư phát triển kinh

tế hộ gia đình mình, từng bước đi lên xoá đói giảm nghèo, tự làm tự ăn không

trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước, các tổ chức xã hội

Phải tự mình giải quyết việc làm và thu nhập bằng cách phát triển các ngành nghề

phù hợp với năng lực, sở trường của mình: như hiện nay chúng ta có rất nhiều

doanh nghiệp đã dựa vào các nghề truyền thống để kinh doanh vừa làm giầu lại vừa

bảo tồn được các nghề truyền thống của ta đang dần bị mai một như làng nghề gốm

sứ Bát Tràng, hiện nay đã được bạn bè thế giới biết đến bởi chất lượng và mẫu mã,

hay như nhiều làng nghề khác như điêu khắc, dệt lụa tơ tằm…

Nhà nước, các ban ngành luôn luôn tuyên truyền sâu rộng các thay đổi về

thông tin, tình hình tài chính, kinh tế trong nước cũng như thế giới để dân có điều

kiện và nhiều cơ hội tham gia, đồng thời tránh được những rủi ro gặp phải khi chưa

cập nhật kịp thông tin hay những thay đổi về chính sách tài chính…

Và cuối cùng các doanh nghiệp tư nhân phải có kế hoạch và chiến lược kinh doanh

phù hợp điều kiện thực tế, ngành nghề sản xuất, kinh doanh của mình, chủ động

tiếp cận các thông tin về thị trường, để từ đó xây dựng và thực hiện các dự án đầu

tư khả thi có hiệu quả, sản phẩm có khả năng cạnh tranh, hợp tác và liên kết với các

doanh nghiệp khác cùng đầu tư phát triển

Trang 7

K IL

O B

O O

K S

.C O

KẾT LUẬN

Trong bất kỳ hoàn cảnh phát triển kinh tế nào chúng ta không thể bỏ qua yếu

tố dân cư, luôn phải lấy dân làm gốc Nhà nước làm gì cũng phải gắn với lợi ích

của dân và dân cũng không rời xa lợi ích của đất nước, luôn có ý thức đóng góp để

đất nước ngày càng đi lên, tiết kiệm, tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu chính phủ,

tuy một phần là nhỏ bé, nhưng toàn dân đóng góp lại sẽ là một nguồn tài chính

không nhỏ góp phần đáng kể kiến thiết đất nước

Qua đây ta càng hiểu rõ hơn vai trò của tài chính dân cư, hộ gia đình Dù xét ở góc

độ nào đi nữa ta cũng không thể phủ định tầm quan trọng của nó Những gì ta có

hôm nay cũng là dựa vào một phần to lớn nguồn tài chính này Để từ đó Nhà nước

càng có thêm những chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển hơn nữa,

đó là con đường đi lên nhanh chóng nhất, để dân giầu thì nước mới vững

Trang 8

K IL

O B

O O

K S

.C O

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình tài chính – khoa Tài chính kế toán (Trường Đại Học

QL & KD Hà Nội)

2 Thời báo kinh tế Việt Nam-Số 116 ra thứ 2 ngày 21/7/2003 của

Dương Ngọc

3 Thời báo kin tế Việt Nam – số 165 ra thứ tư ngỳa 15/10/2003

của Phạm Hùng Nghị

Vai trò tài chính của dân cư – hộ gia đình đối với kinh tế nước ta (TL; 2)

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DÂN CƯ, HỘ GIA ĐÌNH

1 Khái niệm tài chính dân cư, hộ gia đình

2 Cơ cấu của tài chính dân cư

II THỰC TRẠNG CỦA TÀI CHÍNH DÂN CƯ – HỘ GIA ĐÌNH TRONG

NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY

1 Vai trò quan trọng của tài chính dân cư trong quá trình phát triển kinh tế

nước ta

2 Thực trạng kinh tế tư nhân (dân cư, hộ gia đình) hiện nay và những chính

sách của nhà nước khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển

3 Một số giải pháp

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngày đăng: 13/08/2015, 11:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w