1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các kết quả nghiên cứu xói lở và bồi tụ vùng cửa sông ven biển Việt Nam

15 484 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 155 KB

Nội dung

CÁC KẾT QUẢ CHÍNH NGHIÊN CỨU XÓI LỞ, BỒI TỤ VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN VIỆT NAM Phạm Huy Tiến 1, Trần Đức Thạnh 2, Bùi Hồng Long 3, Nguyễn Văn Cư 4 1- Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và Cồng ngh

Trang 1

Phạm Huy Tiến, Trần Đức Thạnh, Bùi Hồng Long, Nguyễn Văn Cư, 2002 Các kết quả nghiên cứu xói lở và bồi tụ vùng cửa sông ven biển Việt Nam Khoa học và Công nghệ biển Tập 2, số 4 Trang 12 – 26.

CÁC KẾT QUẢ CHÍNH NGHIÊN CỨU XÓI LỞ, BỒI TỤ VÙNG

CỬA SÔNG VEN BIỂN VIỆT NAM

Phạm Huy Tiến (1), Trần Đức Thạnh (2), Bùi Hồng Long (3), Nguyễn Văn Cư (4)

1- Trung Tâm Khoa học Tự nhiên và Cồng nghệ Quốc gia

2- Phân Viện Hải dương học tại Hải phòng

3- Viện Hải Dương học Nha Trang

4- Viện Địa lí

Mở đầu

Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3200 km với 114 cửa sông lớn nhỏ Dải bờ biển là nơi tập trung dân cư, mật độ dân số cao nhất nước, chỉ riêng các huyện ven biển đã chiếm 24% trong dân số 77 triệu người của cả nước và có nhiều cơ sở kinh tế quan trọng Xói lở và bồi

tụ là hai xu thế tự nhiên cơ bản của qúa trình trầm tích ở dải bờ biển Tuy nhiên, hiện nay ở không ít nơi, thiên tai bồi tụ, xói lở trở thành mối lo sâu sắc của các cấp chính quyền, nhân dân địa phương và của nhiều công trình, cơ sở kinh tế Xói lở bờ biển có xu hướng tăng lên gần đây trên qui mô toàn cầu Những năm qua, xói lở bờ biển ở cả ba miền Bắc Bộ, Trung

Bộ và Nam Bộ, diễn biến hết sức phức tạp và gây thiệt hại nặng nề về sinh mạng, tài sản, để lại những hậu quả lâu dài về kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái Về cơ bản, bồi tụ mang lại những vùng đất bồi quý giá ở dải ven biển, có gía trị mở rộng đất sinh cư, phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng Nhưng ở nhiều nơi, bồi tụ cũng trở thành tai biến gây thiệt hại nghiêm trong cho phát triển kinh tế, đặc biệt là giao thông-cảng Sa bồi cửa sông, cửa biển còn góp phần gây ngập lụt, ngọt hoá gây thiệt hại về dân sinh, kinh tế và ô nhiễm môi trường

Sự tập trung dân số và nhịp độ, qui mô phát triển kinh tế - xã hội dải ven biển đang tăng mạnh, cần được đảm bảo phát triển bền vững Vì vậy, bảo vệ bờ biển và phòng chống xói lở, bồi tụ trở thành một đòi hỏi cấp bách Nhiều năm qua, nghiên cứu phòng chống xói

lở, bồi tụ cửa sông và bờ biển đã được nhiều cơ quan như Viện Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi, Viện Hải Dương Học Nha Trang, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng, Viện Địa lý, Viện

Cơ học v.v thực hiện thông qua các đề tài thuộc Chương trình Biển, các đề tài, dự án độc lập cấp nhà nước, cấp ngành hoặc các đề tài do địa phương quản lý Mặc dù điều kiện điều tra khảo sát hạn chế, và kinh phí đầu tư hạn hẹp, những kết quả nghiên cứu đạt được đã cho những hiểu biết cơ bản và tạo dựng cơ sở khoa học quan trọng giúp cho định hướng nghiên cứu tiếp theo và đề xuất các giải pháp phòng chống xói lở, bồi tụ cửa sông ven biển Việt Nam Dựa vào những nghiên cứu đã thực hiện, đặc biệt của nhóm dự án độc lập cấp nhà

nước "Nghiên cứu, dự báo phòng chống xói lở bờ biển" thực hiện vào các năm 1999-2001, bài

viết này trình bày các kết quả chính nghiên cứu xói lở, bồi tụ vùng cửa sông ven biển Việt Nam

1 Hiện trạng xói lở và bồi tụ

1.1 Hiện trạng xói lở

Trang 2

Tình hình xói lở dọc bờ biển

Xói lở bờ biển là một hiện tượng phổ biến ở ven bờ cả ba miền Tổng các đoạn bờ Xói lở thống kê được là 397 với tổng chiều dài 920,21km Trong đó, Xói lở có cường độ yếu chiếm 196,82km (21,4%), trung bình 179,90km (19,5%), mạnh 260,67km (28,3%) và rất mạnh 282,81km (30,7%) Chiều dài các đoạn Xói lở có thể chỉ một vài trăm mét, cho thể hàng chục kilomet Tốc độ Xói lở trung bình phổ biến 5-10m/năm, nhưng có thể đạt tới 50-100m/năm, thậm chí 200-250m/năm trong các thời khoảng ngắn Có những khu vực Xói lở qui mô lớn kéo dài cỡ thế kỷ, gần thế kỷ Có những điểm Xói lở xảy ra bất thường gần đây với tốc độ cực lớn Có những khu vực, Xói lở xảy ra theo những thời khoảng xen kẽ với bồi

tụ Tuy nhiên, có thể khảng định rằng cường độ và tính bất thường xói lở bờ biển tăng lên rõ ràng gần đây và thiệt hại do xói lở gây ra rất lớn

Xói lở bờ biển Bắc Bộ được xác định trên 51 đoạn với tổng chiều dài 113.930m, chiếm 34,2% chiều dài đường bờ cơ bản, tốc độ trung bình 6.0 m/năm và hàng năm bị mất

68 ha đất Cường độ xói lở được phân thành 4 cấp, yếu (0 - 2,5 m/năm) chiếm 22,40%; trung bình (2,5 - 5 m/năm) 34,2%; mạnh (5 - 10 m/năm) 16,6% và rất mạnh ( 10 m/năm) chiếm

26,8% tổng chiều dài xói lở Xói lở bờ trên qui mô lớn, diễn biến phức tạp với nhiều đoạn

bờ có cường độ xói lở mạnh và rất mạnh và tiếp tục tăng theo thời gian Từ Móng Cái đến

Đồ Sơn, xói lở qui mô lớn, lâu dài, chủ yếu cường độ trung bình và yếu Từ Đồ Sơn đến Ba Lạt, xói lở trước đây rất mạnh, gần đây suy giảm; từ Ba Lạt đến Lạch Trường, xói lở đặc biệt mạnh và ngày càng tăng ở Hải Hậu và Hậu Lộc Một số điểm xói lở mới xuất hiện, qui mô nhỏ, nhưng cường độ mạnh và rất mạnh, mặc dù gần đây ít bão Xói lở bờ biển Cát Hải (Hải Phòng) chiều dài 6,4 km, Hải Hậu (Nam Định) chiều dài 17,2 km và Hậu Lộc (Thanh Hóa) dài 5,0 km là những trọng điểm ở ven biển Bắc Bộ, có qui mô lớn, cường độ mạnh và rất mạnh, diễn biến lâu dài và có xu hướng tiếp tục tăng (T.Đ Thạnh và Nnk, 2001)

Xói lở bờ biển Trung Bộ từ Thanh Hóa (Cửa Lạch Trường) đến Ninh Thuận (Sơn Hải, Ninh Phước) được xác định trên 275 đoạn với tổng chiều dài 328,16 km, chiếm 21,1% chiều dài đường bờ cơ bản, tốc độ phổ biến dưới 5 m/năm, nhưng ngày càng gia tăng Nhiều nơi, xói lở mới gần đây (1999 và 2000), nhưng tốc độ lớn 40-60m/năm, thậm chí 150-250m/năm Cường độ xói lở đạt được chia thành 4 cấp: yếu (< 5 m/năm) chiếm 52,2%; trung bình (5 - 15 m/năm) chiếm 24,3%; mạnh (15 - 30 m/năm) chiếm 10,0% và rất mạnh (> 30 m/năm) chiếm 13,5% tổng chiều dài xói lở Mỗi năm, xói lở làm bờ biển mất đi 389,9 ha Từ cửa Lạch Trường dến mũi Chân Mây, xói lở qui mô lớn và rất lớn, cường độ yếu và trung bình Khu vực Cửa Lạch Trường - mũi Ròn có qui mô xói lở lớn, cường độ yếu và trung bình Khu vực mũi Ròn - mũi Chân Mây có qui mô xói lở lớn và rất lớn, cường độ xói lở yếu, cục bộ có nơi rất mạnh và tăng trong thời gian gần đây Từ mũi Chân Mây đến mũi Dinh, xói lở có qui mô lớn và trung bình, cường độ xói lở tập trung ở 3 mức yếu, trung bình

và rất mạnh Khu vực mũi Chân Mây - mũi Nam Trâm có qui mô xói lở lớn, cường độ xói lở yếu và rất mạnh Khu vực mũi Nam Trâm - mũi Dinh có qui mô xói lở lớn và trung bình, cường độ tập trung ở 3 mức yếu rất mạnh và trung bình xói lở bờ Trung Bộ mạnh và rất mạnh diễn ra ở kiểu bờ lồi, thẳng hướng sóng gió và vật chất tạo bờ chủ yếu là cát Xói lở bờ biển giảm đi nhờ các biện pháp chống khác nhau (P.H Tiến và Nnk, 2001)

Xói lở bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ từ Sơn Hải (Ninh Thuận) đến Hà Tiên (Kiên Giang) có 71 đoạn, tổng chiều dài 478.120m, (52% chiều dài đường bờ cơ bản), tốc độ trên 2,5 m/năm và diện tích tới 15.738 ha Cường độ xói lở được phân thành 3 cấp: trung bình (2,5 - 5 m/năm) chiếm 12,8%; mạnh (5 - 10 m/năm) chiếm 43,7% và rất mạnh ( 10 m/ năm) chiếm 43,5% tổng chiều dài xói lở Từ Sơn Hải đến Vũng Tàu xói lở diễn biến lâu dài, qui mô không lớn, cường độ mạnh, đoạn Phước Thể, Liên Hương, cửa sông Phan Rí, xói lở

Trang 3

rất mạnh và có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây Từ Vũng Tàu đến Cà Mau, qui

mô, độ dài và cường độ xói lở rất lớn, diễn biến lâu dài, phức tạp Trong đó, Khu vực Vũng Tàu - Cửa Soài Rạp có độ dài xói lở không lớn, cường độ rất mạnh và rất nguy hiểm do ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động cảng - giao thông biển, du lịch; Khu vực Cửa Soài Rạp - Cửa Tranh Đề có độ dài xói lở lớn, cường độ mạnh và nguy hiểm do nhiều đoạn xói lở mạnh tập trung đông dân cư; Khu vực Cửa Tranh Đề - Mũi Cà Mau có độ dài ói lở rất lớn, thời gian xói lở lâu dài, cường độ xói lở rất mạnh Từ Cà Mau đến Hà Tiên, qui mô, độ dài xói lở không lớn, cường độ trung bình cao và không nguy hiểm (B.H.Long và Nnk, 2001).

Đặc điểm xói lở trên các địa hệ ven bờ

Xói lở xuất hiện ở tất cả các kiểu hệ thống cửa sông ven biển Tại hai vùng cửa sông châu thổ lớn, nổi tiếng về bồi tụ, xói lở cũng xẩy ra trên một phần năm đến một phần tư chiều dài bờ mỗi châu thổ với cường độ kớn và rất lớn với nhiều đoạn xói lở tiêu biểu nhất cả nước Bờ biển Gành Hào ngay sát phía đông bắc bán đảo Cà Mâu bị xói lở trên chiều dài bờ dài 60 km Tại bờ Bồ Đề, tốc độ xói lở 30 - 50 m/năm trên chiều dài 36 km và mỗi năm mất

đi 112 ha đất (T.Q Thịnh, 1992). Bờ biển Giao Thuỷ-Văn Lý ở châu thổ sông Hồng cũng bị xói lở với tốc độ 10 - 15 m/năm trên chiều dài 30 km trong thời gian 1930-1990, nay quy mô giảm đi do phòng chống tích cực nhưng cường độ tiếp tục tăng

Tại các vùng cửa sông hình phễu Đồng Nai, Bạch Đằng và vùng bờ thuỷ triều Đông bắc, xói lở cường độ nói chung không lớn nhưng quy mô lớn, đã xảy ra từ rất lâu và xu thế xói còn lâu dài Tại đây, cũng xuất hiện các đoạn xói lở nổi tiếng như Cần Giờ, Cát Hải Bờ biển Cần Giờ bị xói lở 5 - 10 m/năm trên chiều dài bờ 8,5km trong nhiều năm qua Xói lở đảo Cát Hải trên chiều dài 6km có tôc sđộ trung bình tăng từ 3,5m/năm lên 13m/năm trong khoảng thời gian 1930-2000

Ở ven bờ Miền Trung, tạị các đoạn bờ cát ven cửa sông và cửa đầm phá, xói lở có tính bất thường rất cao nên rất nguy hiểm Xói lở ở bờ phía bên này cửa sông và đầm phá cùng với bồi tụ đẩy lấn ở bờ phía bên kia tạo nên sự di chuyển vị trí cửa trên khoảng dài hàng

km tới hàng chục km trong thời gian từ vài năm đến vài chục và thậm chí đến một vài trăm năm Điển hình cho cách thức như vậy là các cửa Thuận An và Tư Hiền ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai và cửa đầm Ô Loan

Hiện tượng xói lở bờ cũng phổ biến ở các đảo, kể cả các đảo xa bờ như đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, hay đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông ở các đảo này, bồi tụ và xói lở tại một đoạn bờ luôn đổi theo mùa gió đông bắc và tây nam, nhưng đều có xu thế chung dài lâu là xói lở ở đầu đảo hứng gió đông bắc và tao nên sự biến dạng bờ đảo rất lớn Do tác động của quá trình bòi-xói, đảo Trường Sa dài ra vào mùa gió đông bắc với kích thước 700m x 300m và ngắn lại vào mùa gió tây nam với kích thước 650m x 320m (T.Đ Thạnh, 1994). Tình trạng tương tự đã được biết trên quần đảo Hoàng Sa (Krempf, A, 1927).

1.2 Hiện trạng bồi tụ

Bồi tụ ở các cửa sông châu thổ

Hàng năm, các dòng sông đổ vào dải ven bờ Việt Nam khoảng 880 tỷ m3 nước và 200-250 triệu tấn bùn cát, tạo nên các vùng châu thổ sông Hồng rộng 17 nghìn km2 và Mê Kông rộng 39 nghìn km2 và các dải tích tụ chiếm phần lớn chiều dài bờ của cả nước ở cả hai châu thổ lớn, tốc độ bồi lấn ra biển trong khoảng 10-100m năm, trung bình 30-50m/năm, cực đại 120/năm ở châu thổ sông Hồng và 150m/năm ở châu thổ Mê Kông Trong thế kỷ qua, đồng bằng châu thổ sông Hồng bồi lấn ra biển mỗi năm trung bình 360 ha Quá trình bồi

tụ xảy ra mạnh nhất ở khu vực Kim Sơn nằm ở rìa nam châu thổ, tốc độ bồi lấn trung bình

Trang 4

60-100m/năm, cực đại 120m/năm trong thế kỷ qua (Thanh, T.D 1995). Tương tự, bán đảo

Cà Mâu cũng nằm ở phía tây nam đồng bằng Mê Kông có tốc độ bồi tụ lớn nhất, mỗi năm 50

- 80m, cực đại 150m và mở rộng 130 ha Theo kết quả của đề tài KHCN trong thời gian 1965-1995 vùng cửa sông ven biển Việt Nam bồi tụ 1411ha/năm, trong đó, 316ha/năm ở ven bờ châu thổ sông Hồng và 794ha/năm ở chau thổ Mê Kông (L.P Trình và Nnk, 2000). ở các cửa sông ven biển Trung Bộ, quá trình bồi tụ có tính chất lấp đầy bồn tích tụ sau các doi cát chắn cửa, tốc độ mở lấn lâu dài thường chỉ 2-5m/năm, hiếm khi đạt 10m/năm Đối với một đất nước hơn 68% diện tích lãnh thổ là đồi núi thì đất bồi mở mang do bồi tụ ở ven biển hàng năm quả là một tài nguyên quí gía

Sa bồi luồng bến

Tuy nhiên, các bồi tụ bất thường, ngoài mong muốn gần đây gia tăng đáng kể và gây nhiều thiệt hại trực tiếp và gián tiếp, không chỉ về kinh tế mà còn về môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững Đối với ngành giao thông, sa bồi luồng bến đã trở thành hiện tượng phổ biến (N.C Hồi và Nnk, 1996). Cảng Hải Phòng được xây dựng từ năm 1876 và đã từng là cảng biển lớn nhất Việt Nam suốt một thế kỷ Do cả tác động tự nhiên và nhân sinh, luồng vào cảng đã bị sa bồi nghiêm trọng Từ năm 1920 đến 1992, độ sâu luồng cảng giảm từ 6m xuống 4m, trong khi lượng nạo vét tăng từ 2 lên 4 triệu tấn mỗi năm Đến nay đã có một số phương án nhằm khắc phuc sa bồi để cải tạo nâng cấp cảng nhưng tính khả thi còn rất hạn chế Cảng Cửa Lò được xây dựng từ năm 1981, thiết kế cho tàu trên vạn tấn, nhưng trên thực tế, năng lực hoạt động của cảng này thấp do sa bồi và chỉ những tàu 5-7 nghìn tấn mới có khả năng cập cảng Cảng Sài Gòn cũng đang phải đối mặt với những biến động sa bồi phức tạp ở luồng cửa Soài Rạp Đối với các cảng nằm ở các vùng cửa sông châu thổ, sa bồi cửa luồng hết sức căng thẳng Sa bồi tại luồng cửa Định An gây khó khăn lớn cho hoạt động của cảng Cần Thơ Sa bồi luồng cửa sông Ninh Cơ gần như làm

tê liệt hoạt động của cảng Hải Thịnh mới xây dựng gần đây Đó là chưa kể nhiều cảng nhỏ, bến cá khác bị sa bồi trực tiếp tại bến hoặc cửa luồng

Bồi lấp cửa sông và cửa biển

ở nhiều cửa sông và cửa đầm phá Miền Trung, sa bồi gây lấp kín cửa với thời khoảng kéo dài có khi đến trên chục năm Đó là các trường hợp đối với cửa Tư Hiền ở đầm phá Tam

Giang - Cầu Hai ở Thừa Thiên - Huế, cửa sông Vệ, cửa Mỹ Á ở Quảng Ngãi, cửa sông Bàn

Thạch và cửa đầm Ô Loan ở Phú Yên,.v.v Trong thời gian 1985-1995 Cửa Đại (Hội An) dịch về phía nam 50m/năm; Cửa Lở (sông Trường Giang) dịch về phí đông nam trên 50m/năm; cửa Vệ, cửa Đà Rằng, cửa Đà Nông dịch đáng kể về phía bắc (L.P Trình và Nnk, 2000). Điển hình nhất cho bồi lấp cửa biển Trung Bộ là ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai Gần nửa thế kỷ qua, Cửa Tư Hiền được biết bị bồi lấp trong các thời khoảng 1953 – 1959, 1979

-1990 và 1994 –1999 Nhịp điệu lấp, mở cửa mau hơn nhiều so với trước đây Do bồi lấp và chuyển chỗ, Cửa Thuận An đã từng tồn tại nhiều vị trí cũng như tên gọi khác nhau trong lịch

sử Năm 1404, cửa mở lần đầu tại vị trí Hoà Duân, sau đó bị đắp lại rồi lại bị vỡ vào đời Cảnh Thống (1498 - 1504) Trong khoảng thời 200 năm kể từ năm 1504, cửa có vị trí ở Thái Dương Hạ Khoảng 200 năm tiếp theo cho tới năm 1897, cửa có vị trí tại làng Hoà Duân

Kể từ năm 1897, cửa có vị trí cơ bản như hiện nay Cửa Hoà Duân được mở lại sau gần thế

kỷ, trong trận lũ lịch sử, vào ngày 2 tháng 11 năm 1999 Tính từ vị trí đập chắn cũ (1931) đến nay trục cửa di chuyển lên phía bắc 15m/năm, còn bờ lạch bị bồi lấn dịch chuyển về phía bắc có chỗ 40m/năm Do bồi lấn từ phía nam lên phía bắc, chuyển dịch cửa Thuận An tạo nên sự không ổn định của đoạn bờ dài 7km (T.Đ Thạnh và Nnk, 2001b). Không chỉ bồi lấp cửa, hiện tượng bồi cạn cửa sông, đầm phá xảy ra lâu dài trong quá trình phát triển địa chất, nhưng có thể rút ngắn thời gian đáng kể do gia tăng các nguồn bồi tích từ thượng nguồn và

Trang 5

các cồn đụn cát ven rìa Hoạt động sa bồi còn dẫn đến sự ứ tắc và đổi hướng nhánh cửa sông của châu thổ sông Hồng Các nhánh lớn như cửa Đáy, Ba Lạt, Văn úc đổi hướng về phía bắc hoặc phía nam với thời khoảng 30-40 năm Các nhánh nhỏ như Lạch Giang, Trà Lý đổi hướng chảy chính với thời khoảng 5-10 năm (T.Đ Thạnh và Nnk, 2001a).

Bồi lấp do di động của cồn cát

Một quá trình bồi tụ đặc biệt, có tính phi địa đới của quá trình bờ Việt Nam là hiện tượng các cồn cát Miền Trung di động về phía lục địa gây bồi lấp đường xá, nhà cửa và ruộng vườn Các cồn cát này cao 10-30m, nhiều nơi cao 50-80m, phân bố trên dọc chiều dài

bờ khoảng 1000km từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận Thông qua quá trình “cát bay” và “ cát chảy”, chúng lấn về phía lục địa với tốc độ 2-15m/năm Các cồn cát ven rìa cửa sông và đầm phá xâm lấn về phia trong gây nông cạn đầm phá và cửa sông nhanh chống (T.D Thanh, 1995).

2 Nguyên nhân và xu thế

Bờ biển là một hệ thống động lực, tồn tại ở ba trạng thái bồi tụ, ổn định và xói lở phụ thuộc vào cân bằng giữa nguồn bồi tích đưa đến và mang đi dưới tác động của các yếu tố ngoại sinh thường xuyên biến đổi trên nền tác động chậm chạp, lâu dài của các yếu tố nội sinh Về cơ bản, xu hướng gia tăng tai biến sa bồi và xói lở gần đây trên thế giới là do những biến động bất thường về khí hậu và tác động ngày càng tăng của hoạt động nhân tác

2.1 nguyên nhân xói lở

Nguyên nhân sâu xa xói lở bờ biển có ba nhóm: tiến hóa tự nhiên bao gồm cả vai trò

của chuyển động kiến tạo hiện đại, biến động bất thường về khí hậu, thủy văn và tác động nhân sinh ở cả lưu vực và ven bờ, thậm chí ở quy mô toàn cầu như hiệu ứng nhà kính làm dâng cao mực biển ở mỗi nơi, bờ Xói lở có thể có sự kết hợp của hai đến ba nhóm và kèm theo các nguyên nhân cụ thể Tính chất tiến hóa tự nhiên của xói lở bờ có thể nhận thấy ở xu hướng lâu dài tại các cửa sông hình phễu ngập chìm không đền bù, xu hướng xói lở theo mùa gió ở nhiều đảo và các đoạn bờ cát Miền Trung, xu hướng xói lở theo các chu kỳ triều, pha triều thấy rõ ở những vùng bờ nhật triều có biên độ lớn

Động lực nội sinh đóng vai trò phông nền và có thể là nguyên nhân sâu xa Xói lở bờ

biển ở châu thổ lớn như Sông Hồng Và Mê Kông, bản chất mở ra biển là do tốc độ bồi tụ đền bù và vượt quá tốc độ ngập chìm (bao gồm cả yếu tố hạ kiến tạo và nâng chân tĩnh) Vì thế, sự thiếu hụt bồi tích là yếu tố cực kỳ nhạy cảm gây xói lở bờ biển ở ven bờ Trung Bộ, hoạt động hiện đại của các đứt gãy hướng á vĩ tuyến và á kinh tuyến, các trũng hạ dạng chậu

đối với Xói lở bờ biển Động lực ngoại sinh là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây Xói lở

bờ biển, thông qua các tác nhân sóng, thủy triều và dòng chảy, đóng vai trò di chuyển gây

thiếu hụt bồi tích và trực tiếp phá hủy bờ Tuy nhiên, ở mỗi điểm Xói lở, có thể là mỗi yếu tố sóng, thủy triều, hoặc thậm chí dòng lũ cửa sông đóng vai trò chủ đạo

Nhiễu động về khí hậu thủy văn có vai trò quan trọng đối với gia tăng Xói lở gần đây, đặc biệt là ở Trung Bộ và Nam Bộ Đó là sự thay đổi về phân bố, gia tăng về số lượng, cường độ và tính thất thường của bão gây sóng lớn và nước dâng trong bão Dao động mực nước là tác nhân quan trọng gây Xói lở bờ biển do tạo ra cơ chế di chuyển ngang bồi tích ra sâu và tái tạo trắc diện ngang bờ do quá trình trọng lực Đó là các dạng dâng cao mực biển do khí hậu trái đất ấm lên, các pha kỳ dao động triều, nước dâng trong bão, nước dâng gió mùa Xói lở bờ biển tăng lên gần đây còn do chịu tác động lớn của các hoạt động nhân sinh như đắp đập ngăn sông, đào kênh tưới tiêu và thoát lũ, quai đê lấn biển, phá rừng ngập mặn, hủy hoại hệ sinh thái rạn san hô, khai thác sa khoáng và vật liệu xây dựng làm thiếu hụt, thay

Trang 6

đổi cân bằng và phân bố bùn cát ven bờ Các công trình quan trọng đáng chú ý là hệ thống đê Bắc Bộ, đập sông Đà, hệ thống kênh thoát lũ ra Biển Tây Ngoài ra, còn có nhiều đập ngăn ở lưu vực các sông Trung Bộ gây tác động cục bộ đến Xói lở cửa sông ven biển ở nhiều đảo, vật liệu tạo bãi chủ yếu là nhờ các mảnh vôi sinh vật cung cấp từ rạn san hô Rạn bị suy thoái

do tác động nhân sinh (bắt mìn, đào bới khai thác vật liệu xây dựng, dùng thuốc độc bắt thủy sản ) nên nguồn cung cấp bồi tích bị mất đi và bờ đảo bị xói lở mạnh Xói lở bờ biển còn do con người xây dựng các công trình ở những nơi bờ động lực mạnh, chưa ổn định và còn biến động mạnh, điển hình là đê Bắc Bộ đắp trên nền đất đang bồi nhưng còn thấp, có thể bị sạt vỡ khi bão lớn, triều cường

Nguyên nhân trực tiếp xói sạt bờ biển hết sức phức tạp, tuỳ điều kiện cụ thể, về bản

chất liên quan đến hai dạng thiếu hụt bồi tích Thứ nhất, do bồi tích thiếu hụt khi lượng di chuyển đến nhỏ hơn lượng di chuyển đi và cơ chế di chuyển chủ yếu là dọc bờ, như ở Cát Hải (Hải Phòng), Hải Dương - cửa Hòa Duân (TT - Huế), Xuân Hải (Sông Cầu, Phú Yên) và Cần Giờ (TP HCM) Thứ hai, do phân bố lại bồi tích để tạo nên cân bằng trắc diện mới, thường là do di chuyển ngang phân tán bồi tích ra sâu, như ở Phước Thể, Phan Rí (Bình Thuận) Có khi, cả vai trò di chuyển dọc bờ và di chuyển ngang xa bờ đều có vai trò rất quan trọng như ở Hải Hậu (Nam Định) và Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)

2.2 Nguyên nhân bồi tụ

Bồi tụ cửa sông ven biển thường là qúa trình tự nhiên do bồi tích được cung cấp từ các nguồn khác nhau được tập trung lắng động tại một khu vực cửa sông ven bờ Đáng lưu ý

là bồi tụ quy mô lớn ở các châu thổ nổi tiếng như Mê Kông, sông Hồng đều xảy ra trên nền ngập chìm được bồi tích đền bù

Các quá trình sa bồi gây tai biến gồm ba hình thái cơ bản: bồi lấp cửa, bồi lấp luồng lạch và bồi lấp góc Bồi lấp cửa là tai biến phổ biến nhất do tác động của dòng bồi tích từ sông, hoặc dòng bòi tích dọc bờ kết hợp với tác động bồi tụ của sóng Bồi lấp luồng lạch ngoài các đông trên còn có vai trò của dâng cao mực biển và quá trình cân bằng thể tích-trắc diện, nhất là khi có hoạt động nạo vét Bồi tụ lấp góc xảy ra dưới tác động của dòng dọc bờ, thường do sóng, trong điều kiện có công trình tạo góc

Có những tai biến sa bồi về cơ bản liên quan đến tiến hoá tự nhiên của bờ biển và cửa sông Đó là các quá trình bồi lấp, bồi cạn các cửa sông, cửa đầm phá miền Trung và cả cửa các nhánh sông châu thổ lớn Biến động khí hậu-thuỷ văn gây suy giảm dòng chảy sông tạo điều kiện bồi lấp các cửa sông nhỏ, cửa đầm phá miền Trung, nhất là vào các năm El-Nino

và đổi hướng sóng bất thường gây tập trung bồi tích bồi lấp cửa

Nhiều tai biến sa bồi liên quan đến hoạt động của con người ở các mức trực tiếp, gián tiếp khác nhau Sa bồi trầm trọng luồng cảng Hải Phòng là do một số nguyên nhân có liên quan đến hoạt động nhân sinh như lưu lượng bùn cát sông Cấm tăng gần gấp đôi sau 40 năm liên quan đến phá rừng và xói mòn đất thượng nguồn, việc đắp đập Đình Vũ và sự phát triển của các khu khai hoang nông nghiệp, đầm nuôi nước lợ làm mất không gian sa lắng của sông Ngoài các nguyên nhân do nhiều động khí hậu, thủy văn, quá trình bồi lấp kín các cửa sông, cửa đầm phá Miền Trung tăng lên có quan hệ đến suy giảm diện tích vùng đầu nguồn tạo ra sự thay đổi phân bố và cân bằng và lưu lượng dòng chảy sông Ngoài thời gian ngắn dồn nước gây lũ kịch phát, thời gian dòng chảy sông cạn kiệt kéo dài tạo cơ hội cho dòng bồi tích cát dọc bờ bồi lấp các cưả sông, cửa đầm phá Nhiều tai biến sa bồi ven bờ do chính các công trình bờ xây dựng làm thay đổi hình dạng, cấu trúc và cân bằng động lực bờ, gây tác động trực tiếp đến công trình đó hoặc công trình bên cạnh Ví dụ, kể từ khi xây dựng tuyến

đê biển đường 14, ngoài việc tuyến đê này bị xói lở, xung yếu, dòng bồi tích có xu hướng

Trang 7

dồn xuống phía nam gây sa bồi nghiêm trọng cảng cá Ngọc Hải Tai biến sa bồi luồng cảng còn do thiếu hiểu biết, xây cảng tại nơi sa bồi tự nhiên rất mạnh mà không thể có hoặc chưa

có khả năng chỉnh trị Đó là trường hợp các cảng Hải Thịnh, Cửa Lò vàcửa Định An

Khá phổ biến các trường hợp tai biến sa bồi đi kèm xói lở, do xói lở giải phóng và đưa đến một lượng lớn bồi tích gây hoặc tăng cường sa bồi cho khu vực lân cận Đó là các trường hợp xói lở đảo Cát Hải và sa bồi luồng Nam Triệu vào cảng Hải Phòng, xói lở bờ hải Hậu và sa bồi luồng vào cảng Hải Thịnh, xói lở bờ Thuận An và luồng vào cảng Tân Mỹ trong phá Tam Giang ở đây, cần thiết phải tiến hành đồng bộ phòng chống sa bồi và xói

2.3 Xu thế diễn biến bồi-xói

Nhân tố kiến tạo được coi là không thay đổi trong phạm vi quá ngắn của thời gian địa chất Nguồn bồi tích từ sông có thể giảm nhiều do các hoạt động nhân tác trong lưu vực, biến động về cả lưu lượng và phân bố chi lưu Mực nước biển dâng cao do trái đất ấm lên, theo dự báo hợp lý nhất gần đây, dâng cao trung bình 80 mm vào năm 2020, 200 mm vào năm 2050 và 490 mm vào năm 2100 (so với năm 1990) Thay đổi bất thường khí hậu thủy văn tăng lên theo hướng bất lợi Tác động nhân sinh đến quá trình bờ ngày càng lớn Vì vậy, diễn biến xói lở bờ biển vẫn phức tạp thể hiện ở sự gia tăng cường độ và tính bất thường Trong tương lai, những trọng điểm xói lở vẫn là Cát Hải và Hải Hậu (Bắc Bộ), Hậu Lộc, Thuận An-Hoà Duân, Sa Huỳnh, Xuân Hải, Phước Thể-Hàm Tiến (Trung Bộ) và dải bờ biển từ cửa Soài Rạp đến cửa Tranh Đề, đặc biệt là bờ biển Gò Công (Nam Bộ) Tốc độ xói

lở có thể tăng 10-40% vào 20-50 năm tới

Cùng với gia tăng xói lở, quy mô bồi tụ, nhất là ở hai châu thổ lớn có thể bị giảm mà nguyên nhân quan trọng nhất là sử dụng nước trên lưu vực, đặc biệt xây dựng đập thuỷ điện

và dùng nước cho nông nghiệp, làm giảm đáng kể lượng bồi tích đưa ra ven bờ Tuy nhiên, quá trình sa bồi cửa sông, cửa biển và luồng lạch tiếp tục tăng như là một hệ quả đi kèm của quá trình xói lở bờ và sự dâng cao mực xâm thực cơ sở cùng với dâng cao mực nước biển

3 Hậu quả

Xói lở và bồi tụ cửa sông, bờ biển gây ra những hậu quả hết sức nặng nề: thiệt hại trực tiếp về sinh mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng và đất đai; gây ra các tai biến ven bờ khác và

và suy thoái môi trường sinh thái như ngập lụt, ngọt hoá, nhiễm măn, nhiễm bẩn và mất habitat; tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội kém bền vững như hiệu quả đầu tư thấp, hạn chế khả năng đầu tư lớn và dài hạn, di dân và tâm lý không ổn định trong đời sống, sản xuất

Các tỉnh ven biển, đặc biệt là Bắc Bộ có mật độ dân số và tỷ lệ tăng dân số cao, phần lớn có quỹ đất hẹp, kinh tế thủy sản, nông nghiệp và diêm nghiệp chiếm một vị trí quan trọng Trên nền chung chưa phát triển, có mặt những tâm điểm kinh tế trọng yếu của cả nước Các khu vực dân cư, kinh tế quan trọng ven biển Bắc Bộ nằm trên nền đất thấp có đê biển bao bọc, nếu xói lở làm vỡ đê sẽ cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi xẩy ra có bão lớn, triều cường, nước dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn cho những vùng dân cư và kinh tế trù phú, rộng lớn trong đê Thiệt hại về người và tài sản trong những lần vỡ đê như vậy, ví dụ vào các năm

1955 và 1996, là cực kỳ to lớn Có đến hàng nghìn người bị thiệt mạng do vỡ đê trong cơn bão KATE vào tháng 9 năm 1955 Nhiều điểm dân cư, kinh tế quan trọng ven biển Trung Bộ nằm trên vùng bờ cát, hết sức nhạy cảm và xói lở bờ biển bất thường khi có nhiễu động lớn

về bão, lũ Tại 7 tỉnh miền Trung có tới 147 đoạn bờ bị xói lở với tổng chiều dài trên 200km làm cho 6000 hộ dân phải di dời (N.T Tiệp và Nnk, 2001). Có những điểm dân cư hiện đang

ở trạng thái hết sức nguy hiểm do xói lở như làng Hải Dương và Thuạan An ở Thừa Thiên-Huế Xói lở bờ Nam Bộ có quy mô lớn, diễn biến lâu dài, tuy không nguy hiểm trực tiếp bằng Bắc Bộ và Trung Bộ, nhưng thiệt hại rất lớn về tài nguyên đất đai và sinh thái Chỉ

Trang 8

riêng huyện Trà Vinh bị xói lở 112 ha vào năm 1980 và 240 ha vào năm 1990 Tuyến đê biển nối các huyện Cầu Ngang - Duyên Hải xây dựng vào 1976 - 1977 bị sóng đánh vỡ, nước biển tràn gây xâm nhập mặn và hoang hóa 5.000 ha đất lúa một vụ trước đây Hàng năm, một khối lượng lớn công sức, tiền của Nhà nước và nhân dân phải bỏ ra để tu bổ, nâng cấp đê kè nhưng xói lở lâu dài vẫn là một hiểm họa lớn đối với nhiều đoạn bờ Xói lở bờ biển làm thu hẹp nơi ở và cư trú của sinh vật biển, không chỉ với những bãi triều bùn, bãi cát biển và nhiều nơi còn làm mất cả rừng ngập mặn tự nhiên Chỉ riêng ở Phù Long, Hải Phòng, xói lở trên triều dài bờ 3km làm mất mỗi năm khoảng 2ha rừng ngập mặn xanh tốt Bùn cát giải phóng từ quá trình xói lở bờ gây đục và nhiễm bẩn chất hữu cơ các vùng nước Nhiều khi khối lượng bùn cát giải phóng rất lớn di chuyển đến vùng lân cận gây nên tai biến sa bồi ở vùng cửa sông Bạch Đằng, hàng năm bùn cát từ các sông ra trên 4 triệu tấn, còn bùn cát giải phóng từ xói lở bờ bãi đến hơn 2 triệu tấn và khối lượng nạo vét luồng cảng hàng năm tới 3

-5 triệu tấn

Ngành giao thông-cảng chịu thiệtt hại kinh tế lớn nhất do sa bồi gây ra Sa bồi đã làm cảng Hải Phòng mất đi vị trí cảng hàng đầu trong suốt một thế kỷ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố cảng Nhiều cảng nhỏ gần đây đầu tư xây dựng hàng chục tỉ, thạm chí trên dưới trăm tỉ đồng nhưng hiệu quả sử dụng rất thấp, thậm chí gần như không sử dụng được do sa bồi luồng cửa, điển hình là cảng Hải Thịnh

Bồi lấp cửa sông và đầm phá ở ven bờ Trung Bộ không chỉ làm mất lối ra biển cho hàng trăm tàu thuyền tại mỗi cửa, mà còn gây ra tình trạng ngập lụt thường xuyên, ngọt hóa kéo dài, gây thiệt hại trực tiếp cho dân sinh, cho các ngành kinh tế nông nghiệp, thủy sản, gây đảo lộn cân bằng sinh thái giảm đa dạng sinh học và tăng cường ô nhiễm môi trường Ngay khi lấp cửa Tư Hiền vào tháng 12 năm 1994, lập tức 300 ha nuôi tôm sú bị hủy hại Khoảng 1.000 ha lúa bị ngập và khoảng 300 thuyền đánh cá lớn mất lối ra biển Sau gần 5 năm kể từ ngày bị lấp, mặc dù đã được kè khá kiên cố cửa Tư Hiền đã bị phá mở vào năm

1999 trong cơn ngập lụt thế kỷ khủng khiếp Việc bồi lấp cửa Tư Hiền năm 1994 cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra trận lụt khủng khiếp ở Thừa Thiên-Huế với mực nước dâng cao 5,94m tại Huế làm thiệt hại trên ba trăm sinh mạng và hơn 1500 tỉ đồng trong vòng 6 ngày đầu tháng 11 năm 1999 Ngập lụt là tai biến đồng hành với bồi lấp cửa sông và đầm phá ở khu vực ven bờ Thừa Thiên - Huế, gần nửa thế kỷ qua có 7 trận lụt lớn thì 6 trận rơi vào các khoảng thời gian cửa Tư Hiền bị bồi lấp

4 Giải pháp ứng sử

4.1 Định hướng chiến lược

Từ nhiều năm qua, phòng chống xói lở và sa bồi cửa sông ven biển ở nước ta đã được quan tâm Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn, các giải pháp phòng chống còn thụ động, thiên về giải quyết tình huống và còn thiếu những căn cứ khoa học tin cậy Đến nay, những kết quả nghiên cứu cho phép đề xuất và hoàn thiện dần các giải pháp phòng chống phù hợp với động lực tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước Để phòng chống các tai biến này cần phải có những biện pháp ứng sử cấp bách và kế hoạch có tính chiến lược lâu dài

-Xác định chiến lược phòng chống tầm vĩ mô trong tổ chức lãnh thổ và qui hoạch phát triển vùng Trong đó, xác định các phương án và giải pháp ứng xử thích hợp, xác định mục tiêu, nội dung cụ thể và mức độ ưu tiên phòng chống xói lở, sa bồi bờ biển trong quản lý dải

bờ biển Quy hoạch bảo vệ bờ biển Tiến hành theo dõi, giám sát và đánh giá để rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh phương án, giải pháp

Trang 9

- Coi trọng thực hiện các giải pháp phi công trình như theo dõi diễn biến xói lở, bồi tụ bằng hệ thống quan trắc, giám sát định kỳ, thông tin cảnh báo, dự báo kịp thời đến người dân, tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, tổ chức bảo vệ đê, luồng và thiết lập một vành đai chỉ giới cho qui hoạch dân cư, kinh tế ven biển

- Ưu tiên các công trình và giải pháp kết hợp nhiều lợi ích giữa phòng chống xói lở và

sa bồi với phát triển giao thông bộ, bến cảng, bến cá, phân lũ, đẩy mặn Đặc biệt chú trọng kết hợp phòng chống xói lở bờ biển với chỉnh trị sa bồi

- Áp dụng các giải pháp phòng chống hiện đại của thế giới, đồng thời xây dựng các giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam Xây dựng các giải pháp công trình cho từng cửa sông, tuyến luồng và đoạn bờ cụ thể và tổng kết thành các mô hình tiêu biểu Thử nghiệm, hoàn chỉnh giải pháp công trình mềm nuôi bãi cho các khu trọng điểm và ứng dụng mở rộng Kết hợp giải pháp công trình cứng và mềm để bảo vệ bền vững, lâu dài cho các đoạn bờ xung yếu

-Nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật như chống xói sập chân khay công trình, chống lún cho đê kè trên nền đất yếu và vật liệu công trình thích hợp trong điều kiện ngập mặn và động lực mạnh Tăng cường trồng và bảo vệ cây ngập mặn, cây trên cạn ở những nơi thích hợp

- Tăng cường cơ sở pháp lý, quy định bảo vệ bờ biển Bắt buộc đánh giá tác động môi trường về mặt xói lở, bồi tụ với tất cả các công trình ven biển, kể cả đắp đầm nuôi và các công trình lớn liên quan tới thủy văn lưu vực, đặc biệt là các đập thượng nguồn

- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tai biến xói lở và sa bồi Lập bản đồ tai biến bồi, xói cho cả nước và chi tiết cho các trọng điểm để có kế hoạch ngăn ngừa, phòng chống

- Thành lập mạng lưới quan trắc, giám sát tai biến bồi-xói lở định kỳ trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan khoa học trung ương và các đơn vị kỹ thuật địa phương, nhằm phát hiện và cảnh báo tai biến để có những giải pháp ứng sử kịp thời

4 2 Giải pháp công nghệ phòng chống xói lở

Phòng chống xói lở bờ biển cần được tiến hành đồng bộ và toàn diện các giải pháp từ tầm vĩ mô đến cụ thể, trực tiếp và gián tiếp, phi công trình và công trình, giải pháp cứng và giải pháp mềm, phù hợp với từng đoạn bờ cụ thể Các giải pháp tầm vĩ mô nằm trong nội dung quản lý lãnh thổ và qui hoạch phát triển Các giải pháp phi công trình cần phải có sự tham gia của cộng đồng Các giải pháp công trình phải dựa trên cơ sở xác định rõ nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp và cơ chế xói lở, phải có hiệu quả và tác dụng lâu dài, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và không gây tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là gây bồi xói đến khu vực lân cận Trong điều kiện nước ta hiện nay, có thể sử dụng 6 nhóm giải pháp công trình bảo vệ, chống Xói lở bờ biển như sau:

Nhóm 1: gồm các giải pháp công trình cứng bảo vệ trực tiếp như kè lát mái bê tông; kè

bê tông áp bờ; kè mỏ xiên nắn dòng; kè phá sóng

Nhóm 2: gồm các giải pháp công trình mềm nuôi bãi bảo vệ bờ trực tiếp như kè mỏ

vuông nuôi bãi; kè mỏ vuông chữ T nuôi bãi kết hợp phá sóng.

Nhóm 3: giải pháp dự phòng như đê kè dự phòng tuyến sau ở Hải Hậu.

Nhóm 4: các giải pháp công trình kết hợp như các loại kè mỏ dọc hoặc mỏ ngang

chống xói lở bờ và ổn định luồng tàu, chống sa bồi cảng; xây kè kết hợp xây dựng cảng bến

và chống xói lở bờ Ví dụ, xây kè mỏ bảo vệ bờ Hải Hậu kết hợp chống sa bồi luồng và dịch luồng vào cảng Hải Thịnh trong cửa sông Ninh Cơ

Trang 10

Nhóm 5: các giải pháp sinh thái kết hợp như bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, chú

trọng ở ven bờ Bắc Bộ và Nam Bộ; trồng cây trên cạn; bảo vệ rạn san hô, chú trọng cho ven

bờ Trung Bộ

Nhóm 6: các giải pháp gián tiếp nhằm duy trì hoặc bổ sung bồi tích như khơi luồng phân

lưu bồi tích; xả bùn từ các đập thượng nguồn

Trong số các giải pháp trên, việc bảo vệ các điểm nóng xói lở có thể áp dụng 3 giải

pháp công trình chủ yếu sau: Giải pháp kè bê tông áp bờ, nên dùng tường chắn song dạng

cong có đầu hắt để hạn chế nước tràn, áp dụng cho nơi có năng lượng sóng rất lớn và bảo vệ

công trình đặc biệt quan trọng; Giải pháp kè mỏ vuông chữ T kết hợp nuôi bãi và phá sóng

áp dụng cho nơi bồi tích bị mất đi do cả dòng dọc bờ và phân tán ngang ra sâu, hoặc nơi có

động lực sóng khá mạnh; Giải pháp kè mỏ vuông nuôi bãi áp dụng cho nơi bồi tích di

chuyển đi chủ yếu do dòng dọc bờ Tuỳ điều kiện cụ thể, các giải pháp này có thể kết hợp với nhau hoặc kết hợp với các giải pháp phụ khác Để đảm bảo chống xói lở thành công, khi thiết

kế xây dựng kè phải đồng thời chú trọng ba vấn đề là cấu trúc hệ thống kè, cấu trúc mỗi kè

và kết cấu kè Trong mọi trường hợp, phải giải qyết được các vấn đề chống lún, xói chân hoặc xói nền tựa của công trình kè.

Giải pháp công nghệ phòng chống xói lở bờ biển có những nguyên tắc chung, nhưng mỗi đoạn bờ xói lở, tuỳ nguyên nhân và điều kiện động lực mà chọn cho giải pháp phù hợp Trước đây, khi thực hiện nhiệm vụ của đề tài cấp nhà nước KT.03.14 (N.T.Ngà và Nnk, 1995), một số giải pháp công trình phòng chống xói lở bờ biển đã được đề xuất Đó là:

- Kè mỏ nuôi bãi Đường 14 (Hải Phòng) Phân Viện Hải dương học tại Hải Phòng đề xuất

- Kè mỏ ô vuông ở Hải Hậu (Nam Định) Viện Khoa học Thuỷ lợi đề xuất

- Kè bờ Cảnh Dương (Quảng Bình) kết hợp mỏ hàn ổn định cửa sông Ròn (PA1) và nạo vét bãi cửa sông phun đắp bãi bị xói Cảnh Dương (PA2) Viện Khoa học Thuỷ lợi đề xuất

- Kè mỏ hàn kết hợp kè chắn sóng bờ Phan Rí (Bình Thuận) Viện Hải dương học Nha Trang đề xuất

- Xây dựng tuyến đê dự phòng kết hợp trồng rừng phòng hộ bảo vệ bờ Gò Công Viện Khoa học Thuỷ lợi Nam Bộ đề xuất

Một số đề xuất cũng đã có điều kiện áp dụng ở mức thử nghiệm tại một địa phương và

đã thu nhận được cả những thành công và chưa thành công Một trong những thử nghiệm thành công đã được khảng định là xây dựng kè mỏ nuôi bãi ở Cát Hải (Hải Phòng), tiến hành trong thời gian 1995-2001 (T.Đ Thạnh và Nnk, 1997). Xu hướng gần đây các đề xuất chú trọng đến giải pháp công trình mềm nuôi bãi để bảo vệ bờ Sau đây là một số giải pháp mới được đề xuất cho các đoạ bờ xói lở trọng điểm

Giải pháp phòng chống xói lở bờ dảo Cát Hải (Hải Phòng) là xây dựng hệ thống kè

mỏ hàn nuôi bãi trên chiều dài 6km Cấu trúc kè mỏ được thiết kế thành 3 phần có độ cao và

độ dốc khác nhau và kè được xây dựng từ hai phía bờ đảo khép kín vào phần giữa Giải pháp

chống lún dùng cọc ván vây thay thế cho bè đệm rong rào theo truyền thống Đối với bờ Hải

Hậu (Nam Định), xây dựng hệ thống kè mỏ hàn nuôi bãi kết hợp với kè phá sóng trên chiều

dài 17km Cấu trúc kè mỏ hình chữ T Biện pháp chống lún dùng cọc ván vây Việc xây dựng kè đồng thời ở 3 nhóm, rồi mở rộng, khép kín dần Trước khi xây dựng mở rộng, cần khảo sát bổ sung để hoàn chỉnh thiết kế và xây dựng thử nghiệm (T.Đ Thạnh và Nnk, 2001)

Ngày đăng: 13/08/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w