Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
80,42 KB
Nội dung
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 12 • PHẦN I – CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN CHƯƠNG I CƠ SỞ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ NHÓM I AND VÀ CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND • CẤU TẠO AND A.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 1: Tính số lượng NUCLÊÔTIT của Gen (hay phần tử ADN) Thí dụ: Trên mạch thứ nhất của gen có 10% ađênin và 35% guanin. Trên mạch thứ hai có 25% ađênin và 450 guanin. • Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen. • Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen. Dạng 2: Tính chiều dài, số vòng xoắn và khối lượng của GEN (hay ADN) Thí dụ 1: Một gen có 90 chu kỳ xoắn và có số nuclêôtit loại ađênin là 20%. Mạch một của gen có A = 20% và T = 30%. Mạch hai của gen có G = 10% và X = 40% so với số lượng nuclêôtit của một mạch. • Tính chiều dài và khối lượng của gen nếu biết khối lượng trung bình của một nuclêôtit là 300down vị cacbon. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen và của mỗi mạch gen. Thí dụ 2: Một gen có khối lượng 9.10 5 đơn vị cacbon và có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một nuclêôtit khác là 10% số nuclêôtit của gen. • Tính chiều dài của gen. • Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtitcủa gen. Dạng 3 : Tính số liên kết hóa học trong gen (hay ADN) Thí dụ 1 : Một gen dài 0,480µm. Mạch thứ nhất của gen có 40% ađênin gấp đôi số ađênin nằm trên mạch thứ hai. • Tính số liên kết hóa trị giữa đường và axít trong gen. 2. Tính số liên kết hyđrô của gen. Thí dụ 2 : Một gen có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác bằng 20% và có 2760 liên kết hyđrô. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen. • Tính chiều dài của gen. A.2. BÀI TẬP MẪU Bài 1 : Một trong hai mạch đơn của gen có tỷ lệ A : T : G : X lần lược là 15% : 30% : 30% : 25%. Gen đó dài 0,306mm. • Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch đơn và của gen. • Tính số chu kỳ xoắn và khối lượng trung bình của gen. • Tính số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị giữa đường với axit photphoric trong gen. Bài 2 : Một đoạn của phân tử AND có 2 gen: Gen thứ nhất dài 0,306µm. Trên mạch thứ nhất của gen này có A = 2T = 3G = 4X. Gen thứ hai dài 0,51µm và có 4050 liên kết hyđrô. Trên mạch thứ nhất của gen này có A = 20% và X = 2A. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên từng mạch đơn của mỗi gen. • Tính số lượng nuclêôtit từng loại và số liên kết hyđrô của đoạn AND nói trên. Bài 3 : Phân tử AND có 8400 nuclêôtit, chứa 4 gen với số lượng nuclêôtit của mỗi gen lần lược theo tỷ lệ 1 : 1,5 : 2 : 2,5. • Tính chiều dài của mỗi gen. • Phân tích thấy trên một mạch của gen ngắn nhất có A : T : G : X bằng 1 : 2 : 3 : 4. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn và của cả gen ngắn nhất. • Gen dài nhất có 3900 liên kết hyđrô. Tính số lượng và tỷ lệ % của từng loại nuclêôtit của gen này. Bài 4 : Hai gen đều có số liên kết hyđrô bằng nhau là 3120. • Gen thứ nhất có hiệu số giữa guanin với một loại nuclêôtit khác là 10%. • Gen thứ hai có số nuclêôtit loại ađênin ít hơn ađênin của gen thứ hai là 120. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen. • Cả hai gen đều có mạch thứ nhất chứa 15% ađênin và 35% guanin. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của từng gen. Bài 5: • Gen thứ nhất có tổng số liên kết hóa trị giữa đường với axit photphoric là 5998 và có tỷ lệ ađênin : guanin = 3 : 2. Trên mạch thứ nhất của gen có tổng số % giữa A với T là 40%; hiệu số % giữa A với T và giữa G với X đều bằng 20%. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit và số liên kết hyđrô của gen. • Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen. • Gen thứ hai có tổng số nuclêôtit bằng số nuclêôtit của gen thứ nhất nhưng có số liên kết hyđrô của từng loại nuclêôtit ít hơn 300 so với số liên kết hyđrô của loại nuclêôtit đó có trong gen thứ nhất. Tính số lượng từng loại nuclêôtit và số liên kết hyđrô của gen thứ hai. Bài 6: Gen thứ nhất dài 5100 Å và có số liên kết hyđrô giữa A và T bằng 2/3 số liên kết hyđrô giữa G và X. Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrô với gen thứ nhất nhưng ngăn hơn gen thứ nhất 153Å. Trên mạch thứ nhất của gen thứ hai có A A của gen và có G =2A. • Tính %, số lượng từng loại nuclêôtit và số liên kêt hyđrô của gen thứ nhất. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen thứ hai. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen thứ hai. A.3. BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 7 : Một gen có chiều dài 0,408µm và có hiệu số giữa nuclêôtit loại guanin với loại nuclêôtit khác là 10% số nuclêôtit của gen. • Tìm khối lượng gen. Biết khối lượng trung bình của một nuclêôtit là 300 đơn vị cacbon. • Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen. • Tính số llieen kết hyđrô của gen. Bài 8 : Một gen có số liên kết hóa trị giữa đường với axit là 4798. Trên mạch thứ nhất của gen có 12,5% ađênin và 25% atimin. Trên mạch thứ hai của gen có 30% guanin. • Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của cả gen. • Tính số liên kết hyđrô, số chu kỳ xoắn và khối lượng của gen. Biết khối lượng trung bình của 1 nuclêôtit là 300 đơn vị cacbon. Bài 9 : Một đoạn AND chứa 2 gen. • Gen thứ nhất dai 0,51µm và có tỷ lệ từng loại nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất như sau: A : T : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. • Gen thứ hai dài bằng phân nữa chiều dài của gen thứ nhất và có lượng nuclêôtit từng loại trên mạch đơn thứ hai là: A . • Tính số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của mỗi gen. • Đoạn AND đó có số lượng và tỷ lệ từng loại nuclêôtit là bao nhiêu? • Tính số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị giữa đường và axit của đoạn AND nói trên. Bài 10 : Một gen dài 0,408µm và có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtit khác bằng 15% số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen có tổng số giữa hai loại ađênin với guanin bằng 50%, hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% và tỷ lệ T : X = 1 : 1. • Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen. • Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen. Bài 11 : Gen thứ nhất có tỷ lệ và có tổng số nuclêôtit là 2400. Trên mạch thứ nhất của gen có: A = của gen và trên mạch thứ hai có X của gen. Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrô với gen thứ nhất nhưng có số guanin ít hơn số guanin của gen thứ nhất là 140. Trên mạch của gen thứ hai có A = 585 nuclêôtit và có G . • Tính số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen và trên mỗi mạch đơn của gen thứ nhất. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen và trên mỗi mạch đơn của gen thứ hai. Bài 12 : Gen thứ nhất có khối lượng 72.10 4 đơn vị cacbon và có số liên kết hyđrô là 2880. Trên mạch thứ nhất của gen có tỷ lệ và có A + G = 480 nuclêôtit. Gen thứ hai có cùng số liên kết hyđrôvới gen thứ nhất nhưng dài hơn gen thứ nhất 408 ăngstron. • Tìm số lượng và tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của gen thứ nhất. • Tìm số lượng và tỷ lệ % từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen thứ nhất. • Tìm số lượng từng loại nuclêôtit ở gen thứ hai. Cho biết khối lượng trung bình cuả một nuclêôtit là 300 dơn vị cacbon. • CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI AND B.1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 1: Tính số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen nhân đôi Thí dụ 1: Một gen tái sinh một số đợt đã sử dụng của môi trường 21000 nuclêôtit trong đó loại ađênin chiếm 1200. Biết tổng số mạch đơn trong các gen được tạo thành gấp 8 lần số mạch đơn của gen mẹ lúc đầu. • Tính các lần tái sinh của gen. • Tính số lượng và tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của gen Thí dụ 2: Một gen nhân đôi 4 đợt liên tiếp đã lấy của môi trường 36000 nuclêôtit tự do để góp phần tạo nên các gen con trong đó có 108000 guanin. Tính tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit chứa trong gen. Dạng 2: tính số liên kết hyđrô và liên kết hóa trị bị phá vở và được hình thành trong quá trình nhân đôi của gen. Thí dụ: Một gen nhân đôi liên tiếp 3 lần đã lấy của môi trường 16800 nuclêôtit. Gen có tỷ lệ A : G = 3 :7 • Tính số liên kết hyđrô bị phá vở và số liên kết hyđrô được hình thành trong quá trình nhân đôi nói trên của gen. • Tính số liên kết hóa trị được hình thành. Dạng 3: Tính thời gian nhân đôi của gen. Thí dụ: Một gen có chiều dài 0,5µm tự nhân đôi 1 lần. Thời gian để tách và liên kết các nuclêôtit của môi trường của một chu kỳ xoắn là 0,05 giây. Biết tốc độ lắp ghép các nuclêôtit đều nhau. Tính tốc độ nhân đôi và thời gian nhân đôi của gen. B.2. BÀI TẬP MẪU Bài 1: • Gen thứ nhất dài 2550 Å nhân đôi một số lần liên tiếp và đã lấy của môi trường 22500 nuclêôtit tự do; trong đó có 6750 xitôzin. Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp, số liên kết hyđrô bị phá vỡ, số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị được hình thành trong quá trình nhân đôi của gen. • Gen thứ hai dài bằng gen thứ nhất nhưng có số nuclêôtit loại ađênin ít hơn ađênin của gen thứ nhất là 30. Tính số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp và số liên kết hyđrô bị phá vỡ nếu gen thứ hai nhân đôi 3 lần liên tiếp. Bài 2: Có 3 gen I, II, III nhân đôi với tổng số lần là 10 và đã tạo ra 36 gen con. Biết số lần nhân đôi của gen I gấp đôi số lần nhân đôi của gen II. • Tính số lần nhân đôi của mỗi gen. • Gen I có khối lượng 9.10 5 đơn vị cacbon và có hiệu số giữa ađênin với loại không bổ sung với nó là 20%. Trong quá trình nhân đôi của gen I, số nuclêôtit tự do loại A của môi trường đến bổ sung với mạch 1 của gen là 650 và số nuclêôtit loại G của môi trường đến bổ sung với mạch thứ hai của gen là 250. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạchđơn của gen I. • Đã có bao nhiêu nuclêôtit từng loại của môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi của gen I. • Số liên kết hyđrô đã bị phá vỡ và số liên kết hóa trị đã được hình thành trong quá trình nhân đôi của gen I là bao nhiêu. Biết khối lượng trung bình của một nuclêôtit là 300đơn vị cacbon. Bài 3: Hai gen A và B có tổng số nuclêôtit là 3600 tiến hành tự sao một số lần liên tiếp bằng nhau và đã tạo ra 32 gen con. Biết số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen A tự sao một lần bằng số lượng nuclêôtit cung cấp cho gen B tự sao 2 lần. Tổng số liên kết hyđrô được hình thành trong các gen con tạo ra từ gen A là 44160 và tổng số liên kết hyđrô được hình thành trong các gen con tạo ra từ gen B là 22800. • Tính số lần tự sao của mỗi gen A và gen B. • Tính chiều dài của mỗi gen A và gen B. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit mà môi trường đã cung cấp cho quá trình tự sao của mõi gen A và gen B. Bài 4: Hai gen I và II tiến hành nhân đôi một số đợt không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 20 gen con. Biết số lần nhân đôi của gen I nhiều hơn số lần nhân đôi của gen II. • Xác định số lần nhân đôi của mỗi gen. • Trong quá trình nhân đôi của hai gen, môi trường đã cung cấp 7830 ađênin để góp phần hình thành các gen con. Biết gen I có tỷ lệ và có 1800 liên kết hyđrô. Gen II có . Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen II. • Nếu trong quá trình nhân đôi, thời gian để tách mạch và lắp ghép các nuclêôtitcho mỗi chu kỳ xoắn là 0,07 giây khi thời gian để gen II nhân đôi một lần là bao nhiêu? B.3. BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 5: Một gen dài 0,306µm và có . Sau một số lần nhân đôi liên tiếp của gen đã có tổng số liên kết hyđrô bị phá vỡ là 62775. • Tìm số lần nhân đôi của gen. • Tím số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của gen. • Đã có bao nhiêu liên kết hyđrô và liên kết hóa trị được hình thành trong các gen con đã được tạo ra? Bài 6 : Trên một mạch đơn của gen có 10% timin và 30% ađênin. • Khi gen tiến hành nhân đôi thì tỷ lệ % từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp là bao nhiêu? • Nếu gen nói trên có 900 guanin thực hiện nhân đôi một lần. Trên mỗi mạch bổ sung được tạo từ các nuclêôtit của môi trường, tốc độ liên kết của các nuclêôtit là đều nhau, bằng 200 nuclêôtit trong một giây thì thời gian của một lần nhân đôi của gen là bao nhiêu? • Trong một số đợt nhân đôi khác của gen nói trên, người ta thấy có tổng số 58500 liên kết hyđrô đã bị phá vỡ. • Tính số đợt nhân đôi của gen. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình trên. Bài 7: Hai gen I và II nhân đôi có số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số gen con là 40. Biết số lần nhân đôi của gen II nhiều hơn so với gen I. • Tính số lần nhân đôi của mỗi gen. • Gen I dài gấp đôi gen II. Trong quá trình nhân đôi, hai gen đã sử dụng 67500 nuclêôtit của môi trường góp phần tạo ra các gen con. Gen I có hiệu số giữa A với các loại nuclêôtit khác bằng 10%. Gen II có tỷ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. • Tính chiều dài mỗi gen. • Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho mỗi gen nhân đôi. Bài 8: Gen I và gen II nhân đôi một số lần bằng nhau và đã lấy của môi trường 29400 nuclêôtit. Gen I có chiều dài 0,408µm và có số liên kết hyđrô giữa A với T bằng số liên kết hyđrô giữa G và X có 90 vòng xoắn và có hiệu số giữa A với G bằng 150 nuclêôtit. • Tính số lần nhân đôi của mỗi gen. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho mỗi gen nhân đôi. • Tính số liên kết hyđrô bị phá vỡ, số liên kết hyđrô và số liên kết hóa trị được hình thành trong quá trình nhân đôi của hai gen. Bài 9: Một gen dài 3842 Å mạch thứ nhất của gen có T + A = 40% và T – A = 20%. Mạch thứ hai của gen có X = 20%. Khi gen nhân đôi một lần, thời gian để các nuclêôtit của môi trường vào bổ sung đầy đủ với G trên mạch thứ nhất là 1,8 giây. • Thời gian cần thiết để gen nhân đôi một lần là bao nhiêu? • Nếu gen nhân đôi một số đợt, môi trường cung cấp 6780 timin. • Số lần nhân đôi của gen. • Số nuclêôtit môi trường cung cấp và số liên kết hyđrô đã bị phá vỡ. Bài 10: Hai gen đều dài 3821.6 Å , đều tái sinh 3 đợt đã làm đứt tổng cộng 39130 liên kết hyđrô. Biết tỷ lệ từng loại nuclêôtit của gen I bằng nhau. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen. • Tính số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình trên. • Số liên kết hóa trị giữa đường và axit photphoric chứa trong tất cả các gen con đượct ạo thành. NHÓM II - ARN VÀ CƠ CHẾ SAO MÃ I – PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 1: Tính số lượng RIBÔNUCLÊÔTIT của phân tử ARN Thí dụ 1: Một gen dài 0,51µm. Trên mạch 1 của gen có 150 ađênin và 450 timin. Trên mạch 2 của gen có 600 guanin. Tính số lượng và tỷ lệ % tường loại ribônuclêôtit của phân tử mARN được tổng hợp nếu mạch 1 của gen là mạch gố sao mã. Thí dụ 2: Phân tử ARN có 18% uraxin là 34% guanin. Mạch gốc của gen điều khiển tổng hợp phân tử ARNcos 20% timin. • Tính tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của gen đã tổng hợp phân tử ARN nói trên. • Nếu gen đó dài 0,108µm thì số lượng từng loại nuclêôtit của gen và số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN là bao nhiêu? Dạng 2: Tính chiều dài, khối lượng và số liên kết hóa trị của phân tử ARN Thí dụ: Phân tử ARN thông tin (mARN) có A = 2U = 3G = 4U và có khối lượng 27.10 4 đơn vị cacbon. • Chiều dài của gen tổng hợp nên phân tử mARN là bao nhiêu ăngstron? • Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN. • Phân tử mARN nói trên có tổng số bao nhiêu liên kết hóa trị giữa đường và axit photphoric. • Khi gen đó nhân đôi 3 lần thì số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp là bao nhiêu? Biết mỗi ribônuclêôtit có khối lượng trung bình là 300 đơn vị cacbon. Dạng 3: Tính số lượng ribônuclêôtit môi trường cung cấp và số lần sao mã của gen. Thí dụ: Hai gen đều có chiều dài 4080 Å • Gen thú nhất có 3120 liên kết hyđrô. Trên mạch thú nhất của gen có 120 A và 480 G. Tính số lượng ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho gen sao mã một lần. • Gen thứ hai có hiệu số giữa nuclêôtit loại A với một loại nuclêôtit khác bằng 20% số nuclêôtit của gen. Trên mạch gốc của gen có 300 ađênin và 210 guanin. Trong quá trình sao mã của gen, môi trường đã cung cấp 1800 ribônuclêôtit loại uraxin. • Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit của phân tử ARN. • Xác định số lần sao mã của gen. • Tính số lượng từng loại ribônuclêôtit môi trường cung cấp để phục vụ cho quá trình sao mã của gen. Dạng 4: Tính số liên kết hyđrô của gen và số liên kết hóa trị của gen trong quá [...]... X và 12, 5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử Tính số tế bào sinh dục sơ khai đực đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói trên và số NST môi trường cung cấp cho quá trình phatsinh đó • Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 75% Tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ 14 tế bào sinh dục sơ khai cái và tất cả các tế bào con được tạo ra ở vùng sinh sản đều trở thành tế bào sinh. .. vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của chuột đực có một tế bào sinh dục sơ khai đực và ở vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của chuột cái có 1 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân một số lần bằng nhau Tất cả các tế bào con được tạo thành sau nguyên phân đều trở thành tế bào sinh giao tử Tổng số NST chứa trong các trứng và tinh trùng là 6400 • Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục... thường chiếm tỷ lệ 50% • Tính số lợn con được sinh ra • Tính số tế bào sinh trứng cần thi t cho quá trình thụ tinh nói trên và số nhiễm sắc thể đã bị tiêu biến cùng với các thể định hướng • Nếu tất cả các trứng được tạo ra phát sinh từ hai tế bào sinh dục sơ khai cái thì mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái đã trãi qua bao nhiêu đợt nguyên phân? Biết hai tế bào sinh dục sơ khai cái có số lần nguyên phân bằng... giao tử Thí dụ 1: Tại vùng sinh sản của ống đãn sinh dục của ruồi giấm có 6 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 3 lần liên tiếp Các tế bào con sinh ra đều được chuyễn sang vùng chín trở thành các tế bào sinh giao tử Tính số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình tạo giao tử từ 6 tế bào sinh dục sơ khai nói trên và trong đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể mà các tế bào sinh giao tử đã sử dụng để... Bài 1: Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục ở tinh hoàn của một thỏ đực (2n = 44) có 10 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số đợt bằng nhau Các tế bào con tạo ra đều được chuyển sang vùng chín và trở thành các tế bào sinh tinh Các tế bào sinh tinh tiếp tục nhận của môi trường nguyên liệu tương đương 3520 nhiễm sắc thể đơn • Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục sơ khai... vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục cái có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 4 đợt Các tế bào con tạo ra đều trở thành các tế bào sinh trứng Các tế bào này được chuyển sng vùng chín và đã lấy của môi trường nguyên liệu tương đương 6240 nhiễm sắc thể đơn • Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài • Tính số nhiễm sắc thể của môi trường đã cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo trứng từ 5 tế bào sinh. .. cung cấp cho mỗi tế bào sinh trứng là bao nhiêu? • Xác định số NST đã bị tiêu biến trong các thể định hướng • Xác định số hợp tử đã tạo thành • Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 12, 5% và các tinh trùng đều phát sinh từ một tế bào sinh dục sơ khai đực Tính số lần nguyên phân của tế bào sơ khai đực và số NST môi trường đã cung cấp cho quá trình phát sinh tinh trùng từ tế bào sinh dục sơ khai đực... trường là 50% Tính số hợp tử được hình thành • Nếu các trứng được tạo ra đều phát sinh từ một tế bào sinh dục sơ khai cái Hãy xác định: • Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai cái • Số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo trứng từ tế bào sinh dục sơ khai cái nói trên Bài 2: • Một tê bào sinh dục sơ khai có kiểu gen XY nguyên phân 3 lần liên tiếp • Tính số lượng nhiễm... quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại một điểm trên một cặp NST tương đồng thì số loại giao tử tối đa có thể đạt được là 32 Hãy xác định tên của loài đó • Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài nói trên có một số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp Có 87,5% số tế bào con tạo ra được chuyển sang vùng chín trở thành tế bào sinh tinh Trong... Io • Để có thể sinh được đứa con có máu O thì kiểu gen và kiểu hình của cặp vợ chồng phải thế nào • Để có thể sinh được đứa con có máu AB thì kiểu gen và kiểu hình của cặp vợ chồng như thế nào • Một cặp vợ chồng sinh 4 người con mang các nhóm máu khác nhau Hãy biện luận và xác định kiểu gen của những người trong gia đình trên • Hai anh em sinh đôi cùng trứng • Người anh cưới vợ máu A, sinh con máu B . PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP SINH HỌC 12 • PHẦN I – CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN CHƯƠNG I CƠ SỞ DI TRUYỀN Ở CẤP ĐỘ PHÂN. hyđrô bằng nhau là 3120 . • Gen thứ nhất có hiệu số giữa guanin với một loại nuclêôtit khác là 10%. • Gen thứ hai có số nuclêôtit loại ađênin ít hơn ađênin của gen thứ hai là 120 . • Tính số lượng. trường cung cấp cho gen nhân đôi Thí dụ 1: Một gen tái sinh một số đợt đã sử dụng của môi trường 21000 nuclêôtit trong đó loại ađênin chiếm 120 0. Biết tổng số mạch đơn trong các gen được tạo thành