CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT Bài Tập Vận Dụng:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUYỆN THI môn SINH lớp 12 (Trang 40)

III – BÀI TẬP TỰ GIẢI Bài 5:

CHƯƠNG II – QUI LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT Bài Tập Vận Dụng:

Bài Tập Vận Dụng:

Bài 11:

Ở bướm tằm, hai tính trạng kén màu trắng, hình dài là trội hoàn toàn so với hai tính trạng kén màu vàng, hình bầu dục. Hai cặp gen qui định hai tính trạng nói trên nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể thường tương đồng. Đem giao phối riêng rẻ 5 con bướm tằm đực mang các kiểu gen khác nhau nhưng đều có kiểu hình kén màu trắng, hình dài với 5 con bướm tằm cái đều có kiểu hình kén màu vàng, hình bầu dục. Kết quả ở mỗi phép lai được ghi nhận như sau:

• Ở cặp lai thứ nhất: Cho đồng loạt các con mang kiểu hình của bướm tằm bố.

• Ở cặp lai thứ hai: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện thêm các con có kiểu hình kén màu trắng, hình bầu dục.

• Ở cặp lai thứ ba: Bên cạnh các con mang kiểu hình của bố, còn xuất hiện các con có kiểu hình kén vàng, hình dài.

• Ở cặp lai thứ tư: Bên cạnh kiểu hình giống bố và mẹ còn xuất hiện hai kiểu hình mới là kén trắng, hình bầu dục và kén vàng, hình dài với tỷ lệ 8,25% cho mỗi kiểu hình mới.

• Ở cặp lai thứ năm: cũng cho 4 kiểu hình như ở phép lai 4 nhưng mỗi kiểu hình mới xuất hiện với tỷ lệ 41,75%.

Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.

Bài 12:

Ở ruồi giấm, tính trạng màu thân do một cặp gen qui định. Một cặp gen khác qui định ha cặp tính trạng về độ dài cánh và độ dài đốt thân. Ruồi giấm có cánh dài kèm theo đốt thân dài và ruồi giấm có cánh ngắn kèm theo đốt thân ngắn.

Cho ruồi giấm thân xám, cánh dài, đốt thân dài giao phối với ruồi giấm thân đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn thu được F1 đồng loạt là ruồi thân xám,cánh dài, đốt thân dài. Cho ruồi F1 giao phối với nhau thẫy xuất hiện hai trường hợp sau:

• Trường hợp 1: F2 thu được 75% ruồi thân xám, cánh dài, đốt thân dài và 25% ruồi thân đen cánh ngắn, đốt thân ngắn.

• Trường hợp 2: F2 thu được 70,5% ruồi thân xám,cánh dài, đốt thân dài, 20,5% ruồi thân đen, cánh ngắn, đốt thân ngắn; 4,5% ruồi thân xám, cánh ngắn, đốt thân ngăn và 4,5% ruồi thân đen, cánh dài, đốt thân dài.

• Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F1.

• Biệ luận và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2 cho mỗi trường hợp trên.

Bài 13:

Khi cho giao phấn các cây F1 có cùng kiểu gen, người ta thấy xuất hiện hai trường hớp sau:

• Trường hợp 1: thu được ở F2 có 75% số cây cho quả tròn, ngọt và 25% số cây cho quả bầu dục, chua.

• Trường hợp 2: Thu được ở F2 có 65% số cây cho quả tròn, ngọt; 15% số cây cho quả bầu dục, chua; 10% số cây cho quả tròn, chua và 10% số cây cho quả bầu dục, ngọt.

Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.

• Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp nói trên.

• Giải thích vì sao có sự khác nhau về kết quả của hai trường hợp trên?

• Nếu cho các cặp F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?

Bài 14:

Cho biết ở một loài thực vật quả tròn trội so với quả dài; chín sớm trội so với chín muộn.

• Phép lai 1: Cho lai giữa cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài chín muộn thu được ở F1 gồm 60 cây quả tròn, chín muộn; 60 cây quả dài, chín sớm; 15 cây quả dài, chín sớm và 16 câu quả dài, chín muộn.

• Phép lai 2: Cho lai giữa cây quả tròn, chín sớm với cây quả dài chín muộn thu được F1 gồm 80 cây quả tròn, chín sớm; 80 cây quả dài, chín muộn; 20 cây quả tròn, chín muộn và 20 cây quả dài, chín sớm.

• Biện luận và lập sơ đồ lai chp phép lai 1.

• Biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai 2.

• Cho cây quả tròn, chín sớm P trong phép lai giao phấn với cây quả tròn, chín sớm P trong phép lai 2 thu được ở F1 có 5% số cây quả dài, chín muộn. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai. Biết rằng cấu trúc nhiễm sắc thể của một trong hai cây mang lại không thay đổi trong giảm phân.

Bài 15:

Khi cho hai cá thể F1 đều dị hợp hai cặp gen và có kiểu hình là hạt tròn, màu trắng giao phấn với nhau. Trong số các kiểu hình xuất hiện ở F2 thấy số cây có hạt dài, màu tím chiếm 4%.

Cho biết mỗi tính trạng do một gen qui định và các tính trội đều trội hoàn toàn.

Hãy xác định những trường hợp có thể xãy ra và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp đó.

Bài 16:

• F1 có kiểu gen giảm phân. Hãy xác định tỷ lệ % từng loại giao tử tạo ra khi:

• Có hoán trị M và m với tần số 10%; các cặp gen còn lại liên kết hoàn toàn.

• Có hoán trị M và m với tần số 10%; giữa R và r với tần số 8%.

• Cho biết các gen qui định các tính trạng như sau: A: thân cao; a : thân thấp; B : hoa đỏ; b : hoa trắng; D : hạt tròn; d : hạt dài; E : chín sớm; e : chín muộn,

Cho cơ thể P mang kiểu gen lai với cơ chế chưa biết kiểu gen được thế lai F1 như sau:

• 90 cây thân cao, hoa đỏ, hạt vàng, chín sớm.

• 90 cây thân thấp, hoa trắng, hạt tròn, chín sớm.

• 10 cây thân cao, hoa trắng, hạt tròn, chín sớm.

• 10 cây thân thấp, hoa đỏ, hạt tròn, chín sớm.

• 90 cây thân cao, hoa đỏ, hạt vàng, chín muộn.

• 90 cây thân thấp, hoa đỏ, hạt dài, chín muộn.

• 10 cây thân cao, hoa trắng, hạt dài, chín muộn.

Hãy biện luận và lập sơ đồ lai.

Bài 17:

Các cá thể có các cặp gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho P mang các tính trạng tương phản lai với nhau được F1 đồng loạt cho các cây thân cao, quả tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỷ lệ:

68,0265% cây cao, quả tròn, ngọt. 18.0265% cây thấp, quả bầu dục, chua. 6,9375% cây cao, quả bầu dục, chua. 6,9375% cây thấp, quả tròn, ngọt.

Biết mọi diễn biến nhiễm sắc thể của các cây F1 trong giảm phân đều giống nhau.

Hãy biệ luận và lập sơ đồ lai.

Bài 18:

Ở một loại thực vật,mỗi tính trạng do một gen qui định.

Cho cây thân cao, hạt tròn, chín sớm giao phấn với cây thân thấp, hạt dài, chín muộn; F1 thu được đồng loạt các cây có thân cao, hạt tròn, chín sớm. Cho F1 tự thụ phấn, thu được ở F2 tỷ lệ kiểu hình như sau:

• 56,25% cây thân cao, hạt tròn, chín sớm.

• 18,75% cây thân cao,hạt dài, chín muộn.

• 18,75% cây thân thấp, hạt tròn, chín muộn.

• 6,25% cây thân thấp, hạt dài, chín muộn. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.

Bài 19:

Cơ chế F1 có kiểu hình quả tròn, ngọt, màu vàng được qui định bởi 3 cặp gen dị hợp nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Cho F1 giao phấn với hai cá thể khác:

• Với cá thể thứ nhất, tạo ra F2 như sau: 37,5% cây quả tròn, ngọt, màu vàng. 37,5% cây quả tròn, ngọt, màu xanh. 12,5% cây quả bầu dục, chua, màu vàng. 12,5% cây quả bầu dục, chua, màu xanh.

• Với cây thứ hai cho tỷ lệ:

17,5% số cây có quả tròn, ngọt, màu vàng. 17,5% số cây có quả bầu dục, chua, màu xanh. 17,5% số cây có quả tròn, ngọt, màu xanh. 17,5% số cây có quả bầu dục, chua, màu vàng. 7,5% số cây có quả tròn, chua, màu vàng. 7,5% số cây có quả tròn, chua, màu xanh. 7,5% số cây có quả bầu dục, ngọt, màu vàng. 7,5% số cây có quả bầu dục, ngọt, màu xanh..

Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp trên.

Bài 20:

Ở một loài động vật, giã thuyết mỗi gen qui định một tính trạng; hai cặp gen qui định hình dạng đuôi và độ dài của chân phân ly độc lập và tổ hợp tự do; hai cặp gen qui định màu sắc lông và màu sắc mỡ liên kết với nhau trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

Cho các cá thể thuần chủng mang các tính trạng tương phản giao phối với nhau được F1 đồng loại đuôi cong, chân dài, lông đen, mỡ trắng. Tiếp tục cho F1 tạp giao, F2 thu được các cá thể gồn mốt số kiểu hình khác nhau với số lượng như nhau:

27 đuôi cong, chân dài, lông đen, mõ trắng. 9 đuôi cong, chân ngắn, lông đen, mỡ trắng. 9 đuôi thẳng, chân dài, lông đen, mỡ trắng. 9 đuôi cong, chân dài, lông nâu, mỡ vàng. 3 đuôi thẳng, chân ngắn, lông đen, mỡ trắng. 3 đuôi cong, chân ngắn, lông nâu, mỡ vàng. 3 đuôi thẳng, chân dài, lông nâu, mỡ vàng. 1 đuôi thẳng, chân ngắn, lông nâu, mỡ vàng. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2

Bài 21:

Cho cây có quả tròn, màu xanh giao phối với cây quả dài, màu trắng thu được ở F1 đồng loạt là các cây có quả tròn, màu trắng. Cho các cây F1 tự thụ phấn được F2 có 1100 cây gồm 4 loại kiểu hình; trong đó có 231 cây cho quả

dài, màu trắng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUYỆN THI môn SINH lớp 12 (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w