NGƯỜI TÀY NÙNG THAM GIA VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN Nguyễn Thiên Tứ Quá trình hình thành phong trào đấu tranh vũ trang ở Cao Bằng Cao Bằng vốn là một tỉnh có phong trào cách mạng từ năm 1930. Chi bộ Nậm Nìn đã được thành lập vào ngày 3/2/1930. Từ đó cho đến năm 1936-1940, nối tiếp là phong trào bình dân chống phu, chống thuế rộng khắp cả tỉnh, nhiều cán bộ bị tù đày. Bác chọn Cao Bằng là một tỉnh có phong trào cách mạng phát triển. Ngày 28/1/1941 Bác Hồ về nước. Từ 15/5/1941 - 19/5/1941, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần 8 họp ở Khuổi Nặm, Pắc Bó đề ra hai nghị quyết quan trọng là: - Chủ trương thành lập Mặt trận Việt minh (tiền thân Mặt trận Tổ quốc ngày nay) nhằm tập hợp rộng rãi các dân tộc, làm cách mạng giải phóng dân tộc. - Thảo luận về vấn đề khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị phân tích sâu sắc tình hình trong nước: Từ sau khởi nghĩa Bắc Sơn - Nam Kỳ - Đô Lương, phong trào quần chúng không còn dừng lại ở thời kỳ đấu tranh chính trị như thời kỳ 1936-1939 nữa, mà đã xuất hiện một thời kỳ đấu tranh vũ trang. Tuy là khởi đầu nhưng đã đánh dấu một thời kỳ mới - thời kỳ đấu tranh bằng bạo lực để giành chính quyền cách mạng. Hội nghị nhận định: Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn hiện tại (1). Hội nghị dự đoán rằng: “Với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần, trong từng địa phương cũng có thể giành thắng lợi, mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa rộng lớn”! Những lý luận trên đã soi sáng cho Cao Bằng vận dụng vào thực tiễn để chỉ đạo phong trào phát triển đến các lực lượng vũ trang ở Cao Bằng. Sau hội nghị TW 8, bản điều lệ Việt Minh ra đời, được phân phát khắp các cơ sở xã tổng. Bác Hồ đã chỉ thị cho liên tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng lấy ba huyện thí điểm là: huyện Quảng Hà, huyện Hoà An, huyện Nguyên Bình. Bản điều lệ Việt Minh có một sức hút phi thường, được đông đảo quần chúng hưởng ứng nhiệt liệt với mục tiêu: Đánh đổ phát xít Nhật - Pháp, giành quyền độc lập cho dân tộc! Từ năm 1941-1942 phong trào như sống dạy ở khắp nông thôn, lần lượt các hội quần chúng được tổ chức ở khắp thôn xóm, các hội cứu quốc: Thanh niên, phụ nữ, nông dân, phụ lão ra đời. Việt Minh đi đến đâu đều tổ chức các đội tự vệ đến đấy, để bảo vệ các cơ sở chính trị của mình. Năm 1942 đã có tiểu đội tự vệ xóm, có nơi có trung đội tự vệ ở cấp tổng với cách hoạt động thiên biến vạn hoá. Vũ khí được trang bị chủ yếu là gậy gộc, giáo mác, súng kíp, súng hoả mai. Với lòng yêu nước nồng nàn, nhiều người đã bán cả đồ trang sức, bạc, vàng, trâu, bò, ruộng rẫy ra tận biên giới mua súng ngắn, súng phát một (má lón) để tự trang bị. Các lực lượng tự vệ được giao nhiệm vụ : hộ lương - diệt ác đã diệt nhiều tên ác ôn phản động, cam tâm làm hại cho cách mạng, cảnh cáo nhiều tên, làm vô hiệu hoá bộ máy lý dịch cơ sở cấp xã và cấp tổng của địch. Một số trung lập, một số ngả theo cách mạng. Đây là một mũi tiến công rất lợi hại, làm cho địch vô cùng khốn đốn, có mắt như mù. Các mạng nằm trong lòng dân được bảo vệ chu đáo, lực lượng cách mạng làm chủ nông thôn, không ngừng lớn mạnh. Một sự kiện lớn diễn ra vào cuối năm 1941. Một máy bay tiêm kích Mỹ bị cao xạ Nhật bắn rơi xuống bản Ngần cách thị xã 2 km, phi công nhảy dù ra, xuống cánh đồng “Thắc thủm”, sau 30 phút 2 đại đội Nhật - Pháp đến bao vây không bắt được. Các lực lượng tự vệ Việt Minh đã cứu sống phi công trung uý Sawh (Sao) dẫn vào giấu ở chân núi Kỳ Sầm. Viên phi công được tiếp đãi chu đáo, tới hôm sau được đưa qua sông Bản Lằng đến Nà Tanh (xã Đề Thám), sau đưa bè ngược theo sông Bằng về làng Đền, qua núi Khắc Thiện về Lủng Hoài (Lam Sơn) gặp Anh Đồng. Rồi từng chặng đi về Pác Cam (xã Bình Long) đi bản Vàn gà (xã Dân Chủ), đi qua Vò Ngàn (xã Đào Ngạn) rồi về Lủng Cát khu rừng Pác Bó gặp Bác Hồ, sau đó được đưa sang Trung Quốc. Cuối cùng phi công trở về Bộ tư lệnh của Mỹ Thái Bình Dương đóng ở Côn Minh tỉnh Vân Nam. Đây là một chiến công lớn, dẫn đến việc Bác Hồ đã được trung tướng tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Clairel Chenault tiếp, cảm ơn Việt Minh đã cứu sống phi công Mỹ. Tuy chưa phải là quan hệ về ngoại giao quốc gia, nhưng Mỹ đã thấy được Việt Minh là một lực lượng hùng hậu trong công cuộc chống phát xít cũng như trong Mặt trận Đồng minh. Sau này Mỹ đã giúp ta một số việc: Đưa các đồng chí ta bị tù đày ở Madagascar về bằng con đường thả dù xuống Cao Bằng. Đó là các đồng chí: Hoàng Đình Giong, Dương Công Hoạt, Lê Giảng, Hoàng Hữu Nam Sau đó viện trợ trang bị cho ta một tiểu đoàn Việt - Mỹ, thả dù vũ khí xuống Tân Trào. Việc cứu sống phi công Sao chứng minh rằng lực lượng bán vũ trang lúc đó đã có khắp nơi, cụ thể: - Phi công nhảy dù xuống cách thị xã 2km, sau đó địch vây ráp, nhưng không bắt được. - Phi công đượng dẫn sang Nà Tanh cách đường 3 khoảng 300 m, địch lùng sục, đều được tự vệ đùm bọc chu đáo. - Phi công đến làng Pác Cam (Hoà An) nghỉ hàng tuần cách huyện lỵ 1km địch không làm gì được. Sự phát triển của các lực lượng tự vệ, ở cơ sở xã, tổng đến năm 1944 là một đỉnh cao chưa từng thấy. Ngoài ra có những cuộc diễn tập lớn: - 1944: một cuộc diễn tập lớn ở Sý Nình xã Nà Xác huyện Hà Quảng có hàng nghìn người dự. - Một cuộc diễn tập khác ở Mỏ Sắt (Hoà An), ở Tam Kim Nguyên Bình có hàng nghìn người dự Việc đào tạo cán bộ cũng được chú trọng từ đầu: Năm 1942-1943 các trường quân chính ngắn ngày được mở ra ở Khuổi Nặm, Pác Bó, Mỏ Sát (Hoà An), ở xã Tam /Khuổi Cọ, Vạ Phá Mỗi lớp hàng trăm học viên dự.Năm 1941 có một lớp 28 người do đồng chí Bằng Giăng dẫn đầu sang Trịnh Tây Trung Quốc học trường Hoa quân nhập Việt. Sau một tháng Bác Hồ thấy đây là Trường của Đảng Phục quốc đã cho rút về trở thành cán bộ huấn luyện tự vệ khắp nơi. Cuối 1941 đã chọn một số thanh niên ưu tú sang Liễu Châu Trung QUốc. Cao Bằng có 50 người học trường lục quân, quân quan học hiệu, sau ba năm tốt nghiệp trở về. Đây là một trường do Bác Hồ gửi đào tạo trong Mặt trận Đồng minh chống phát xít; cũng là số được đào tạo chính quy đầu tiên của quân đội ta, là lực lượng chỉ huy các đội tự vệ. Phong trào hoạt động bán vũ trang nổi lên như sóng vỡ bờ. Pháp tăng cường khủng bố lập thêm hàng chục đồn bốt, mở các cuộc càn quét vào khu căn cứ, dồn làng, rào làng, bắt bớ Một số cán bộ rút vào bí mật, một số bị tù tội. Tháng 10/1944, đồng chí Vũ Anh, Võ Nguyên Giáp, Lê Quảng Ba đến gặp Bác Hồ ở Lủng Cát (khu Pắc Bó-Hà Quảng). Sau khi nghe tình hình phong trào và chủ trương phát động tổng khởi nghĩa của liên tỉnh uỷ, Bác đã phê phán các cuộc diễn tập lớn ở châu Hà Quảng và Hoà An, Nguyên Bình năm 1943 đã sớm bộc lộ lực lượng, làm cho kẻ địch tập trung khủng bố. Liên tỉnh uỷ chỉ nắm được tình hình địa phương, chưa nắm được tình hình chung cả nước, chỉ thấy bộ phận chưa thấy toàn cục. Người chỉ rõ: Bây giờ thời kỳ đấu tranh bằng hoà bình đã qua. Nhưng thời kỳ toàn dân tổng khởi nghĩa chưa tới, nếu bây giờ chúng ta hoạt động bằng chính trị sẽ không đủ mạnh, để đẩy phong trào tới đích. Cần phải có hình thức thích hợp, phải làm sao? Hoạt động ở đâu, cứ ở đó để sản xuất, không để kẻ địch khủng bố làm hại người hoạt động cách mạng. Bác Hồ đề ra: thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ): Người đã chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Lã Bí thư liên tỉnh uỷ nghiên cứu những vấn đề Bác chỉ thị Phương châm hoạt động của Bác đề ra là: - Lấy Chính trị trọng hơn quân sự - Lấy tuyên truyền trọng hơn tác chiến - Lấy hoạt động vũ trang kêu gọi toàn dân đứng dậy. Chuẩn bị cơ sở chính trị và quân sự cho cuộc tổng khởi nghĩa sau này. Về tổ chức: Cần chọn các đội viên ưu tú trong các lực lượng bán vũ trang ở các châu ngoài về, đang tập trung ở Hà Quảng. Trang bị vũ khí lấy từ cơ sở lên và một số vũ khí từ nước ngoài về. Bác dặn kỹ thêm: phải dựa chắc vào dân: -Nắm vững chi bộ là hạt nhân lãnh đạo. -Sau một thời gian chuẩn bị, đội VNTTGPQ được thành lập ngày 22/12/1944 ở khu rừng Hoàng Hoa Thám, tổng Kim Mả, huyện Nguyên Bình. Trong buổi lễ thành lập, sau khi quán triệt chỉ thị của Hồ CHủ Tịch, 34 chiến sĩ được chọn lọc đã tuyên thề dưới lá cờ đỏ sao vàng vào đúng 17 giờ ngày 22/12/1944. Lời thề đanh thép rung động cả núi rừng. Trong đó người Tày Nùng Cao Bằng có 30 người. Sự ra đời của đội VNTTGPQ là một bước ngoặt trên con đường đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam. Bác Hồ nói: đây là một quân đội tuy nhỏ nhưng rất vẻ vang, là tiền thân của quân đội cả nước, nó sẽ đi từ Bắc tới Nam, mong sao có nhiều đội đàn em nối tiếp. Thực hiện 10 lời thề, mới ra quân VNTTGPQ đã lập chiến công vang dội. Ngày 25/12/1944 diệt đồn Phai Khắt Ngày 26/12/1944 diệt đồn Nà Ngần Tuy địch ở đây được trang bị vũ khí đầy đủ, địa điểm hiểm trở, nhưng không sao đỡ nổi những đợt tiến công bất ngờ của ta. Các chiến sĩ TTGPQ với một tinh thần dũng cảm, mưu trí, lại được nhân dân địa phương che chở đã giành chiến thắng rực rỡ, thực hiện được lời căn dặn: Đã ra quân là thắng. Nó là một tác dụng lớn lao quyết định tương lai của đội, gây được một tiếng vang trong nước và vang dội ra nước ngoài, đạt được mục đích tuyên truyền là kêu gọi toàn dân nổi dậy, làm cho nước ngoài chú ý tới công cuộc chống phát xít của Việt Nam. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần đã gây ra sự hoang mang lo sợ trong hàng ngũ địch, cổ vũ tinh thần cách mạng, gấp rút chuẩn bị mọi mặt, chuẩn bị đợi thời cơ vùng dậy phá xiềng xích áp bức của thực dân và phong kiến. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần làm sáng rực ý chí, bách chiến bách thắng của đội quân cách mạng. Cuối năm 1944 bước đầu ta chuyển sang thế tấn công địch. Buộc địch phải tăng cường quân số và lập nhiều đồn bốt để đối phó với cách mạng. Sự lớn mạnh của các lực lượng vũ trang qua các chiến thắng ‘Phai Khắt, Nà Ngần: những mốc son đáng nhớ. Thực hiện lời giáo huấn của Bác Hồ: “Mong sao có nhiều đội đàn em tiếp nối”, vào đầu năm 1944(tức là chỉchưa đầy một tháng), trước tình hình phát triển thuận lợi, Ban Liên tỉnh uỷ đã quyết định: - Các đội vũ trang châu chuyển thành quân giải phóng. Huyện Quảng Uyên và Trùng Khánh giải phóng quân được thành lập hoạt động ở phía đông 1 - Ngày 28/2 đánh đồn Đồng Mu (Bảo Lạc). Một đồng chí hy sinh trở thành người liệt sĩ đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam - đó là đồng chí Xuân Trường. Ta thu 5 súng, bắt 3 tù binh, diệt 20 tên. Sau đó hành quân về huyện Nguyên Bình, đánh phục ở Ben Le (đường 3), bắt gọn 1 trung đội. - Thời cơ có một không hai, cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 Nhật Pháp đã mang lại một sự đột biến về tổ chức giải phóng quân. Đúng trong đêm 9/3/1945, tư lệnh Nhật Bản ở Hà Nội mời toàn quyền Pháp Đờ Cu đến dự dạ tiệc có cả một đoàn tuỳ tùng. Bữa tiệc chưa vãn, Nhật bắt Đờ Cu đầu hàng 1 Lị ch sử đấu tranh vũ trang Cao Bằ ng, tr.62-63 vô điều kiện, bắt điện đi các đồn binh ở Đông Dương phải nộp vũ khí, không ai được chống cự, Pháp phải đầu hàng nhục nhã, cuộc đảo chính không tốn một viên đạn. Ở Cao Bằng, một bộ máy đặc quan binh của Pháp gồm trên dưới chục đồn bốt, khoảng trên dưới 6000 quân chính quy và một bộ máy tay sai từ xã đến tỉnh sụp đổ trong 24 giờ, quân Pháp bỏ chạy tìm đường ra biên giới, tìm đồng minh là Tàu Tưởng. Bộ máy quan Nam lo sợ cách mạng cũng bỏ hết về nhà. Như thế 60 đồn bốt bị sụp đổ trong khoảng 24 giờ. Cách mạng ra công khai như nước vỡ bờ. Lực lượng VNTTGPQ cùng với các lực lượng bán vũ trang địa phương đã làm nên một chiến công kỳ diệu, hiếm có trong địa bàn tỉnh Cao Bằng: Chặn đánh các cánh quân Pháp chạy ra biên gới, làm binh vận. Hầu hết binh lính Pháp rã ngũ, chỉ còn một số ít sỹ quan Pháp ngoan cố, lén lút chạy ra biên giới, binh lính người Việt chạy hết về nhà. Nhiều người tình nguyện vào quân giải phóng. Sau một tháng ta thu 4000 súng các loại. Đây là một số lượng vũ khí quan trọng để trang bị cho các đội giải phóng quân kế tiếp tiến về xuôi. Việc thứ hai là VNTTGPQ đã sát cánh với các lực lượng bán vũ trang địa phương khởi nghĩa từng phần, nhảy ra công khai, hỗ trợ cho các xã, tổng, huyện giải thể chính quyền lý dịch của Pháp, tước ấn tín, thành lập UBND lâm thời các cấp, thực ra chính quyền từ cấp xã, huyện đã có sau ngày 9/3/1945. Tiếp đó là đánh Nhật ở Kéo Co Lỳ (Hà Quảng), Nặm Thoong (Hoà An), Nà Khoang (Nguyên Bình), Bản Sẩy (Hoà An). Đánh thổ phỉ ở Trùng Khánh, Hạ Lang, đánh Lằm Tìm ở Thông Nông diệt toàn bộ thu 12 súng máy, 81 súng trường, 42 khẩu Poóc hoóc. Đúng như lời Hồ Chủ Tịch, một đội quân nhỏ bé nhưng rất vẻ vang, nó có thể đi hết cả Bắc Nam. Sau 9/3 nhiều chi đội GPQ áo chàm được thành lập ở Cao Bằng, Đông tiến, Tây tiến, Nam tiến, hiện nay vẫn chưa được tổng kết đầy đủ. Theo nhân chứng còn kể lại rằng: một chi đội tiến về Lạng Sơn, do liên đoàn chỉ huy, sau đó tham gia cướp chính quyền ở Lạng Sơn. Một chi đội do đồng chí Quang Trung chỉ huy đi về Tân Trào theo Bác Hồ sau trở thành liên đoàn Việt Mỹ đánh Nhật ở Thái Nguyên và tham gia tổng khởi nghiã ở Bắc bộ phủ và 2/9 tại Hà Nội. Một chi đội do đồng chí Hải Yến chỉ huy tiến về Hà Đông Một chi đội do dồng chí Chu Thanh (người xã Bế Triều) chỉ huy tiến về Đông Anh sau đó đi Yên Bái tiễu phỉ Quốc dân Đảng. Một chi đội do đồng chí Chí Linh (Khau Hân) trong đó có cả đồng chí Hoàng Đình Giong tiến về Hà Đông, sau đó vào chi viện cho miền Nam khi Pháp mới gây hấn ở Nam Bộ tháng 8/1945. Đồng chí Hoàng Đình Giong từ cách mạng tháng Tám là tư lệnh Nam Bộ. Còn nhiều tốp đi lẻ khắp mọi miền đã trở thành tướng lĩnh, tư lệnh các quân khu như: - Trung tướng Bằng Giang tư lệnh quân khu I - Thượng tướng Vũ Lập tư lệnh quân khu II - Thượng tướng Đàm Quang Trung tư lệnh quân khu 5 - Trung tướng Nam Long viện phó học viện cao cấp quân đội - Thiếu tướng Hoàng Sâm tư lệnh quân khu II (vốn là người Kinh làm ăn ở Cao Bằng) - Trung tướng Đàm Nguỵ quân khu I Và còn nhiều người khác vĩnh viễn không về và biết bao nhiêu người vô danh khác. Biết bao chiến sĩ người Cao Bằng vết chân in khắp Đông Dương như: Trung tướng Đàm Nguỵ quân khu I, 2 lần được phong anh hùng, đánh giặc khắp Đông Dương, người mở màn đánh Ban Mê Thuật với cương vị chỉ huy là sư trưởng, mở cửa vào chiến dịch Hồ Chí Minh. Đàm Thị Loan (Cốc Lại) người nữ chiến sĩ giải phóng quân từ Tân Trào tiến về Hà Nội theo chi đội đồng chí Quang Trung đã tham gia cướp chính quyền ở Bắc Bộ Phủ, cho đến ngày 2/9/1945, khi Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, người nữ chiến sĩ áo chàm này là người kéo lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên ở Hà Nội, ngày khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Từ 1886 Pháp chiếm Cao Bằng, tính tròn là 60 năm đô hộ. Tháng 10/1947, Pháp lại chiếm Cao Bằng lần thứ 2 nhưng chỉ ở được ba năm (từ tháng 10/1947 đến tháng 1/1950. Cả một binh đoàn hải ngoại với quân số trên 6000 tên, 62 đồn bốt, trong ba năm ở Cao Bằng đã bị đánh cho tơi tả với 1047 trận lớn nhỏ, 8454 tên bị tiêu diệt, 208 xe quân sự bị phá huỷ, 181 pháo các loại bi tịch thu cho đến ngày17/9/1949 ta mở Chiến dịch Biên giới. Cả một binh đoàn tháo chạy về đường 4, đốt hết xe Pháp ở cây số 18 Nặm Năng, đến Cốc Xá bị bắt sống không còn một tên, trong đó có tên quan năm Sác Tông. Ôn lại lịch sử VNTTGPQ, có thể khái quát một số điểm như sau: Vinh dự cho Cao Bằng là nơi khai sinh ra VNTTGPQ, tiền thân của QĐND ngày nay. Một số nhà sử học đã khái quát cho Cao Bằng như sau (hội thảo chiến dịch biên giới 1985 ở Cao Bằng): Trong bốn cái bảo bối của CMVN là Đảng-Mặt trận-Quân đội-Chính quyền: Đảng CSVN sinh ra ở Ma Cao-Trung Quốc Mặt trận, tiền thân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay sinh ra ở Khuổi Năm, Pác Bó, Cao Bằng Quân đội sinh ra ở xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng. Chính quyền sinh ra ở Hà Nội Không có một nơi nào trên cả nước như Cao Bằng đã chiếm được 2 bảo bối, được cả nước tôn vinh. Song nhân dân Cao bằng còn khiêm tốn chưa ai dám nhận vinh dự này. Tất cả đều là công lao vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho Cao Bằng. Từ 22/12/1944 cho đến Cách mạng tháng Tám thành công, một thời gian chưa đầy tám tháng mà phát triển nhanh như vậy. Đúng như lời dặn của Hồ Chủ Tịch là một đội quân nhỏ nhưng tiền đồ rất vẻ vang, nó có thể đi suốt Bắc Nam, mong sao có những đội đàn em tiếp nối. Từ những đội tự vệ, du kích tập trung tiến lên VNTTGPQ Sau chiến thắn Phai Khắt, Nà Ngần quân số đã lên tới Đại đội giải phóng quân. Đầu năm 1945 Ban liên tỉnh uỷ đã ra chỉ thị tất cả các đội vũ trang thoát ly các châu trở thànhgiải phóng quân đánh nhỏ lẻ khắp cả tỉnh ở Nguyên Bình, Quảng Uyên, diệt đồn Đồng Mu huyện Bảo Lạc. Đến ngày 9/3/1945 sau cuộc đảo chính Pháp Nhật cả một đạo quân binh thứ hai của Pháp sụp đổ trong 24 giờ. Đã giải giáp, thu 4000 súng các loại. Đây là một mốc son bước ngoặt nhảy vọt. Từ đây đã có 5 chi đội giải phóng quân Đông tiến, Tây Tiến, Nam tiến hỗ trợ thủ đô và một số nơi khác trong tổng khởi nghĩa. Từ ban đầu một đội 34 người có 30 khẩu súng, sinh ra ở một vùng núi rừng hẻo lánh, sau 2/9/1945 từng bước đã có cấp trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn, có các binh chủng, quân chủng, không quân, hải quân hiện đại. Hàng triệu chiến sĩ đánh 3 tên đế quốc lớn là Nhật, Pháp, Mỹ. Trong 10 năm chống Pháp, 10 năm chống Mỹ, chống Nhật giang sơn một mối. Bác Hồ đã khái quát lại bản chất của quân đội ta, ngày nay trong đoạn mở đầu trong các bước thành quân đội bằng 41 chữ vàng: Quân đội ta trung với đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội Quả thật là một lực lượng bách chiến bách thắng. Đứng đầu là đại tướng Võ Nguyên Giáp được xếp vào loại danh tướng thế giới trong thời đại nay. Nhà thơ Tố Hữu viết: Lớp cha trước, lớp em sau Cùng nhau tiến bước hát câu quân hành! Hoặc: Chín năm làm một Điện Biên Làm nên lịch sử nên thiên sử vàng . NGƯỜI TÀY NÙNG THAM GIA VIỆT NAM TUYÊN TRUYỀN GIẢI PHÓNG QUÂN Nguyễn Thiên Tứ Quá trình hình thành phong trào đấu tranh vũ. sản xuất, không để kẻ địch khủng bố làm hại người hoạt động cách mạng. Bác Hồ đề ra: thành lập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ): Người đã chỉ thị cho đồng chí Võ Nguyên Giáp. thành quân giải phóng. Huyện Quảng Uyên và Trùng Khánh giải phóng quân được thành lập hoạt động ở phía đông 1 - Ngày 28/2 đánh đồn Đồng Mu (Bảo Lạc). Một đồng chí hy sinh trở thành người liệt