GƯỜI THÁI VỚI ĐẠO PHẬT Ở THÁI LAN QUA ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI VIỆT

4 229 0
GƯỜI THÁI VỚI ĐẠO PHẬT Ở THÁI LAN QUA ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI VIỆT

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 NGƯỜI THÁI VỚI ĐẠO PHẬT Ở THÁI LAN QUA ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI VIỆT Nguyễn Hồng Dung (Tạp chí Lịch sử quân sự, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam) Người Thái là một thành phần cư dân sinh sống trên một địa bàn rất rộng. Không những người Thái có mặt trên các quốc gia có chung một bờ “Vịnh Thái Lan” như Miến Điện, Malaixia, Singapo, Campuchia, Việt Nam, họ còn sống ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ Theo nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, người Thái ở Việt Nam có 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Sán Cháy, Giáy, Lào, Lự, Bố Y. Người Tày - Thái chung sống với người Kinh (và một số dân tộc khác) ở nhiều địa phương: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu Điều đó chứng tỏ rằng giữa hai dân tộc Thái - Việt từ nhiều năm đã có sự đoàn kết, gắn bó khăng khít. Khi những người Việt, chủ yếu là người dân tộc Kinh, không sống được ở quê nhà vì bị đế quốc Pháp đàn áp, chạy sang Thái Lan mưu sống, lao động, nuôi chí, chờ đợi thời cơ cứu nước, họ cũng đã “quen ít nhiều người Thái cùng với các phong tục, tập quán, tôn giáo họ”. Đặc biệt, một bộ phận lớn những người Việt cư trú ở Xiêm (Thái Lan) đã từng theo đạo Phất - một tôn giáo rất được coi trọng ở Thái Lan - nên càng có điều kiện để hai bên hiểu nhau, giúp đỡ nhau hơn. Đạo Phật ở Thái có những nét khác với đạo Phật ở Việt Nam. Ở Việt Nam, số người theo Phật giáo, số lượng sư sãi, chùa chiền ít hơn nhiều so với Thái Lan. Tỷ lệ số dân Thái Lan theo đạo Phật là 94%, có thể nói gần như là hoàn toàn. Cả nước Thái Lan ước tính có 27.000 ngôi chùa 1 (trên diện tích cả nước chừng 314.000km 2 , tính ra cứ khoảng trên dưới 10km 2 là có một chùa) với 300.000 sư sãi. Phật giáo đã trở thành quốc giáo ở Thái Lan. Sống trong đạo lý của Phật giáo, mọi người dân Thái đều hướng về mục tiêu cao cả nhất, đạo lý sáng ngời nhất của dân tộc, của đạo giáo là làm nhiều điều “bun” - thiện, hạn chế, xoá bỏ điều “bạp” - ác. Đối với người trong nước hay nước ngoài, người Thái 1 Việ n Đông Nam Á: Thái Lan-truyề n thố ng và hiệ n đại, Nxb Thanh niên, H.1993, tr.33 2 vẫn luôn tỏ ra chân thật, lịch thiệp, mến khách, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia khó khăn, không gây giận hờn, thù oán. Văn học dân gian Thái đã có những câu định hướng cho cách sống này như: - Đừng cắn lại con chó đã cắn mình - Hãy yêu mọi người khi họ yêu ta. Từ những đạo lý trên, khi người Thái tiếp xúc với người Duôn (Kinh - VIệt Nam), họ đều coi như bạn bè. Khi biết số người Việt này phải rời bỏ quê hương, xa gia đình, dòng họ, vượt núi, băng sông sang cư trú ở đất Phật - Thái, người Thái càng thông cảm, thương xót hơn. Tình cảm này được biểu thị rộng rãi trong toàn bộ Việt Kiều ở Xiêm và đặc biệt đối với các nhà lãnh đạo yêu nước, cách mạng của Việt Kiều (Phan Bội Châu, Đặng Thúc Hứa, Võ Tùng ) Từ cuối thế kỷ XIX, Tăng Bạt Hổ đã từng qua lại Xiêm, được các nhà chức trách và nhân dân Thái giúp đỡ. Những năm đầu thế kỷ XX, khi Phan Bội Châu sang Xiêm, ông đều được các quan chức, sĩ quan cao cấp, nhà vua Thái cấp tiền, cấp ruộng, cấp dụng cụ khai hoang, cày cấy cho Việt Kiều. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc từ Quảng Châu đã cử Hồ Tùng Mậu về Xiêm, điều tra, tìm hiểu tình hình đất nước, con người Xiêm và tình hình cộng đồng người Việt trên đất Xiêm. Kết quả chuyến đi của Hồ Tùng Mậu đã giúp Nguyễn Ái Quốc thành lập được một cơ sở yêu nước, một “hợp tác xã” người Việt làm ruộng, tạo điều kiện cho Nguyễn Ái Quốc yên tâm để sau đó khi phải rời “căn cứ” Quảng Châu, Người đã tới Xiêm để tổ chức một bàn đạp, đưa “Đường Cách mệnh” từ đất Xiêm với sự giúp đỡ của nhân dân Xiêm về nước 2 . Bertin Lintern, trên tạp chí Manager, Băng Cốc, 2/1996 viết: ”trong một giới hạn nào đó, chính quyền Thái Lan cũng nhận thức được các hoạt động của Hồ Chí Minh Dưới chính quyền của các chính phủ thân Mỹ, Nhật, quan chức Thái Lan cũng gây ra một số khó khăn cho Việt Kiều ở Thái nhưng người Thái rất có thiện chí với người Việt, do phải tránh khó khăn trong ngoại giao nên buộc họ phải làm như vậy. Khi chế độ quân chủ chuyên chế ở Thái Lan bị xoá bỏ theo nguyện vọng của nhân dân Thái, một chính phủ thuộc đảng Tự do cánh tả đã thành lập do Thủ tướng Priđi lãnh đạo. Vốn dòng dõi trí thức, nhiều đời theo đạo Phật, tiếp xúc với văn hoá tiến bộ phương Tây, nhận rõ được tình hình Việt Nam, Thủ tướng Priđi, với tinh thần của một người Thái theo Phật giáo, một nhà trí thức, đã hết lòng giúp đỡ nhân dân Việt Nam. Những việc làm của Priđi như: cấp tiền cho kiều bào làm đường để có lương, gạo sinh sống, cho mượn 2 Tạ p chí Đông Nam Á, số 2. 1994 3 một vùng đất để Việt Kiều lập “chiến khu”, tặng và cấp nhiều vũ khí đủ trang bị cho nhiều tiểu đoàn thành lập trên đất nước mình để trở về Việt Nam chiến đấu. Là tín đồ Phật giáo, Thủ tướng Priđi đã: - Tin người, người tin ta - Dù xây chín bậc nhà chùa, sao bằng làm phúc cưu cho một người huống gì là cứu hàng triệu con người. Thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ kể lại câu chuyện về cụ Phông Lợt, sĩ quan trẻ trong quân đội Thái, gia đình theo đạo Phật đã hết lòng giúp đỡ cán bộ Việt Nam như: Nguyễn Đức Quỳ, Trần Văn Luân Năm 1946, cụ đã được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch chuyển tấm huy hiệu hình Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bác tặng cụ. Tại U Đon, nhân dân Thái đặt một tấm bia ghi tên tám vị trong phong trào ”Văn thân Việt Nam” 3 . Trong ”Vừa đi đường vừa kể chuyện”, (TL) (một bút danh của Hồ Chí Minh) đã viết ”Bà con Xiêm đối với kiều bào ta cũng tử tế. Cụ Tú Hứa (em cụ Đặng Nguyên Cẩn), là một người cách mạng già rất gương mẫu. Một hôm thực dân Pháp phái mật thám sang yêu cầu chính phủ Xiêm bắt giùm cụ Tú cho chúng. Viên quan địa phương cho mời cụ Tú đến trụ sở và hơn 10 cụ già Xiêm đều da đen, người thấp, râu bạc, giống hệt cụ Tú, rồi bảo tên mật thám Pháp rằng: ”Đấy, ông xem ai là cụ Tú Hứa thì ông bắt đi. Nhưng nếu ông bắt nhầm một công dân Xiêm thì ông sẽ phải chịu phạm luật quốc tế”. Tên mật thám nhìn kỹ, thấy ông già nào cũng giống nhau, nó không nhận ra ai là cụ Tú. Kết quả nó phải cụp đuôi chuồn không dám bắt ai” 4 . Chắc hẳn là trong cách giúp đỡ này của viên quan địa phương, ngoài những lý do khác còn có lý do là không muốn làm hại ai - một giáo lý của đạo Phật Trong những năm gần đây, nhân dân Thái trung thành với những điều dạy của Phật giáo, vẫn giữ được tình cảm với nhân dân Việt. Chính phủ Thái đã quyết định thành lập” một điểm du lịch tại bản Na Choọc ở Pha Nôm Pha Nôm, nơi có căn nhà của Thàu Chín (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh) từ những năm 1929-1930” 5 . Bên cạnh những điều kiện về địa lý, ngôn ngữ đã kết nối hai dân tộc Thái - Việt với nhau, không thể không nói tới yếu tố Phật giáo trong cộng đồng dân cư Việt Thái. Mặc dù ở cấp độ khác nhau, Phật giáo đã tạo thêm điều kiện cho hai dân tộc Thái - Việt hiểu nhau hơn, yêu thương nhau hơn, theo truyền thống của dân tộc và theo giáo lý của Thích Ca. 3 Báo Nhân dân, 18/5/1990. 4 T.Lan: Vừa đ i đ ường vừa kể chuyệ n, Nxb Thanh niên, 2000, tr.49-50. 5 Báo Bưu đ iệ n Bă ng Cố c, ngà y 10/12/1999 4 Có thể coi đây là một cánh cửa chung giúp hai nước sát vai nhau trong khối ASEAN và trong hội nhập quốc tế. . 1 NGƯỜI THÁI VỚI ĐẠO PHẬT Ở THÁI LAN QUA ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI VIỆT Nguyễn Hồng Dung (Tạp chí Lịch sử quân sự, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam) Người Thái là một thành phần. coi trọng ở Thái Lan - nên càng có điều kiện để hai bên hiểu nhau, giúp đỡ nhau hơn. Đạo Phật ở Thái có những nét khác với đạo Phật ở Việt Nam. Ở Việt Nam, số người theo Phật giáo, số lượng. nhiều người Thái cùng với các phong tục, tập quán, tôn giáo họ”. Đặc biệt, một bộ phận lớn những người Việt cư trú ở Xiêm (Thái Lan) đã từng theo đạo Phất - một tôn giáo rất được coi trọng ở Thái

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan