1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LÃNH BINH LƯƠNG TUẤN TÚ VỚI HỊCH CẦN VƯƠNG NĂM 1885

11 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

LÃNH BINH LƯƠNG TUẤN TÚ VỚI HỊCH CẦN VƯƠNG NĂM 1885. Nhà thơ Hoàng Triều Ân – Cao Bằng Nói về hoạt động khởi nghĩa chống Pháp của Lương Tuấn Tú chỉ có một vài cuốn sách nhắc đến mà nội dung cũng không nhiều nhặn gì. Ngay trong cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam”, tập II do Giáo sư Đinh Xuân Lâm (chủ biên), NXB Giáo Dục tái bản 2003, cũng chỉ giới thiệu: “Sở dĩ Tôn Thất Thuyết và các đồng chí của ông có những hoạt động tích cực như vậy tại Huế vì họ tin tưởng vào sự ủng hộ của nhân dân các địa phương trong nước (…) Có một số quan lại không chịu theo lệnh triều đình ra làm việc với Pháp. Có người uất ức trước sự đầu hàng của triều đình đã tử tiết. Quan trọng hơn là một số những người đã đứng ra mộ quân khởi nghĩa như Nguyễn Thiện Thuật (Tán lý quân thứ Sơn Tây), Tạ Hiện (Đề đốc Nam Định), Lương Tuấn Tú (Tiễu phủ sứ Cao Bằng – Thái Nguyên), Phan Vụ Mẫn (Án sát Thái Bình)…” (Sách đã dẫn. Trang 64) Nhưng trong nhân dân theo nhiều thế hệ truyền lại, người ta kể cho nhau nghe về Quan Tiễu (Quan Tiẹo – nói theo ngữ âm dân tộc Tày) thật kính trọng và nể vì; chỉ tiếc chuyện lưu truyền trong dân gian, không được ghi chép vào sử sách, đến nay mới ghi lại, không còn nhớ được bao nhiêu chi tiết về hiện tượng lịch sử của một thủ lĩnh người Tày ở Cao Bằng đã lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa tiếng tăm lừng lẫy chống thực dân Pháp từ khi chúng mới đặt chân đến Cao Bằng. Từ thời Tự Đức làm vua (1848 - 1883) lãnh binh Lương Tuấn Tú do có nhiều công lao và tiếng tăm diệt thổ phỉ quấy phá (nhất là trong những vụ tảo đãng thổ phỉ năm 1874) nên được Tự Đức phong cho làm “Tuyên Cao Thái Lạng Tiễu hành dinh của Quan Tiễu, Uy danh ông ngày càng lừng lẫy. Thổ phỉ đều vắng bóng. Dân chúng sống trong cảnh thái bình, chỉ biết cày cấy làm ăn. Nguồn gốc họ Lương vốn là người làng Minh Hương. Vào khoảng những năm đầu thế kỷ XVII thời vua Minh Thần Tông (Chu Bằng Nghị) niên hiệu Vạn lịch, bọn hoạn quan chuyên quyền. Chính sách thuế khoá công thương sản của dân, tha hồ bắt bớ, giết hại nhân dân. Một nhóm gia đình thợ thủ công ở Tô Châu (tỉnh Giang Tô) làm nghề đúc sản phẩm bằng gang, không chịu nổi chính sách nhà Minh đã bỏ quê biệt quán sang Việt Nam làm ăn. Thời vua Việt Nam lúc bấy giờ là Lê Kinh Tông (Lê Duy Tân) cho phép họ lập làng riêng làm ăn ở Nghi Bố, gọi là làng Minh Hương ở Cao Bằng tiếp tục nghề nấu gang đúc chảo, đúc nồi gang phục vụ nhân dân địa phương ở thung lũng Thiết Xưởng (ngày nay ta gọi là Mở Sắt) kéo dài từ Nà Mín – Ngườm Cháng lên Khau Lắm – Bản Chang. Ba bốn đời sau quan hệ hôn nhân, hoà hợp với dân tộc Tày địa phương, họ đã trở thành người Tày, không phân biệt được nữa. Người Minh Hương các thế hệ sau đã cùng người Tày ở Thiết Xưởng chung một mảnh đất, chung tiếng nói Tày, chung phong tục tập quán, cùng trình độ kinh tế… Lương Tuấn Tú là hậu duệ thứ 8 của dòng họ Lương, thông minh, học giỏi, tư chất thông min từ bé, diện mạo khôi ngô, vóc dáng có những nét gây ấn tượng: trán cao, mắt sáng, tay dài quá gối, tóc đen dày và dài, mỗi sáng đứng trên sàn nhà chải tóc, đuôi tóc thì thả xuống tận dưới sàn, cho nên cái búi tó rất to, không ai sánh kịp. Từ thiếu thời đã phát lộ ra tư thế đĩnh đạc người thủ lĩnh. Ông đỗ cử nhân nhưng xuất thân từ một hào trưởng bá hộ diệt phỉ bảo vệ xóm làng, Tuấn Tú được thử thách nâng dần lên làm lãnh binh một tỉnh rồi thăng làm Tiểu Phủ Sứ cai quản việc binh bốn tỉnh Tuyên Cao Thái Lạng. Nhưng nơi chính ông ở là Cao Bằng. Lương Tuấn Tú quảng cáo, thích kết bạn, tiếp đãi người hiền. Cử nhân Hoàng Ích Tuyển là bạn đồng canh thường góp nhiều ý kiến về việc quân, Tú khiêm nhường tiếp thu. Để cảnh giác khi tiếp khách xa lạ, Tú đã đào tạo một đội trưởng trong quân thứ là Cai Nghiêm (Hoàng Sĩ Nghiêm, người Thạch Động) có diện mạo, tác phong, trình độ, thái độ mọi mặt giống mình để đóng giả vai “Đại quan” tiếp khách và giải quyết những việc không hệ trọng; mà Cai Nghiêm giải quyết công việc chưa có vụ nào trái ý Lương Tuấn Tú. Cử nhân Hoàng Đức Mỹ đang làm Điển Ty ở Bố Chính Sứ Ty, hâm mộ tiếng tăm Lương Tuấn Tú nên xin sang làm việc bên quân sự, lãnh binh Lương Tuấn Tú cho là Tán tướng quân vụ thật tâm phúc….Cho nên có thể nói Tú được lòng mọi người. Sau khi quét sạch tên phỉ cuối cùng từ Trung Quốc tràn sang cướp phá Cao Bằng năm 1874, năm sau Lương Tuấn Tú xây dựng một hành dinh ở Nghi Bố (Mỏ Sắt) một vị trí trọng yếu về quân sự án ngữ hai đường từ Sóc Hà (phía Bắc) Thông Nông – Bó Gai (phía Tây Bắc) thường là đường hành quân của phỉ phương bắc vào đất Cao Bằng. Trong khu vực hành dinh, doanh trại quân đội, còn có biệt thự của ông. Hôm khánh thành biệt thự, theo tục lệ người Tày mừng nhà mới, quan lại hàng tỉnh, bạn bè có danh vọng đều đến dự, mang theo lễ vật, đặc biệt ai cũng có bức trướng đỏ trên chép bài thơ hoặc câu đối liễn; giữa tiệc vui người ta bình thơ. Viên quan Thương biện cử nhân Nguyễn Bính (tục gọi là Thương Bò) có bức trướng rất đẹp với câu đối có điển cố rất sâu sắc: Can qua trở đậu Tào Thừa Tướng Đỉnh nại lâu đài Tống Khấu Công. Nội dung đối liễn ca ngợi tài năng Lương Tuấn Tú chính nam dẹp bắc không thua gì tài năng của thừa tướng họ Tào (Tào Tháo); biệt thự mới xây dựng xong có thể sánh với lâu đài của Khấu Chuẩn nhà Tống. Khi bình ai cũng nhận ra ý ngầm xỏ xiên của Thương Bò, ví Lương Tuấn Tú cũng gian thần như Tào Tháo (vì Tào Tháo từng nổi tiếng gian hùng) mà Tú cũng là giặc cỏ, là thảo khấu. Nỗi bất hoà ấy để lại di hại về sau. Tháng 4/1882 quân Pháp đánh ra Bắc Kỳ lần hai. Nhận được thông tin từ lãnh binh Đỗ Nhất Huy (Bắc Ninh) và mật báo của thủ lĩnh nghĩa quân Bắc Ninh là Trương Quang Đản, Lương Tuấn Tú tích cực mộ binh dũng, xây dựng lực lượng quân sự; kể cả binh hùng (quân chính quy) binh dũng (dân binh) quân số lên tới một ngàn. Lúc này triều đình vẫn không có lệnh gì về việc chống quân Pháp xâm lược, Lương Tuấn Tú với cương vị Tiễu Phủ Sứ gửi công văn cho các lãnh binh các tỉnh Tuyên – Thái – Lạng khẩn trương tuyển quân chuẩn bị chống Pháp. Vua Tự Đức lúc này vẫn nuôi ảo tưởng thương thuyết với Pháp để chúng trả lại Bắc Kỳ như năm 1874 khi đại thần Nguyễn Văn Tường cùng phái viên Pháp Philát ra bắc. Tự Đức còn cử hai phái đoàn đi Quảng Châu, Thiên Tân yêu cầu nhà Thanh thương thuyết giúp Pháp. Thừa cơ, nhà Thanh cho quân đội tràn sang Bắc Kỳ năm 1882, đóng khắp các tỉnh thượng du vừa có ý định giữ mặt biên giới phía Nam Trung Quốc khỏi bị uy hiếp, vừa có ý đồ không để Pháp chiếm hết Bắc Kỳ. Sang năm 1883 tình hình Pháp chiếm Bắc Kỳ căng thẳng hơn, Lương Tuấn Tú chủ động bàn cùng quân nhà Thanh đóng ở Cao Bằng tiến về Bắc Ninh chống Pháp. Điều đó nằm trong ý đồ tiến quân của nhà Thanh, nên Hoàng Quế Lan liền hưởng ứng. Lương Tuấn Tú đi tiền quân gần 1.000 binh sĩ vừa cao hùng cơ, vừa cao dũng cơ. Đạo quân Thanh Hoàng Quế Lan đi trung quân. Đạo Hoàng Lão Hổ đi hậu quân. Quân sơn cước quen nơi rừng rú tiến về xuôi ngày càng gặp khó khăn trong sinh hoạt. Ngay việc nấu cơm cho đại quân như vậy lấy củi đâu. Nấu cơm bằng rơm rạ, quân lính không quen, cơm không chín. Rơm các gia đình tích trữ cũng vừa đủ trong một thời hạn nào, nếu lính bắt dân cung cấp thì phiền nhiễu dân chúng. Lương Tuấn Tú cho gọi quan Tán Tương Quân Vụ để hỏi. Hoàng Đức Mỹ cũng thấy phải ngăn chặn ngay quân nhà Thanh bắt dân đóng góp rơm rạ mà xin dân những cây tre ở bờ luỹ quanh làng, chặt về, chặt từng đoạn ngắn và giao quân lính chẻ mỏng là lập tức có củi đun. Lương Tuấn Tú khen cao kiến ấy và cho tán quân Tán Tương sang gặp Hoàng Quế Lan đề nghị quân nhà Thanh có quân lệnh mới khỏi phiền nhiễu dân chúng. Từ đấy đội quân được ăn cơm ngon, canh ngọt. Đến Bắc Ninh, Lương Tuấn Tú được lãnh binh Đỗ Nhất Huy đón tiếp nồng nhiệt và cộng tác. Hai lãnh binh mời Trương Quang Đản, thủ lĩnh nghĩa quân Bắc Ninh chống Pháp, đến đàm luận và xây dựng kế hoạch chống Pháp xâm lược. Cùng dự có Tán Dương quân vụ Hoàng Đức Mỹ, ăn nói lưu loạt, bộc lộ tài năng của một cử nhân Nho học uyên bác, am hiểu văn võ, biết kim cổ… nên lãnh binh Đỗ Nhất Huy để ý, đem bàn với bố chính, án sát, chấp nhận cử Hoàng Đức Mỹ sung chức tri phủ Từ Sơn nơi ấy đang khuyết, thay chân tri phủ cũ vừa mất. Lương Tuấn Tú hài lòng vì quan hệ giữa hai lãnh binh hai tỉnh ngày càng tin cậy nhau hơn. Nhưng khi thiếu ông Mỹ, Huy cũng như Tú thấy thiếu hẳn vai trò Phiên dịch quan đã gây nhiều rắc rối khi bên ta quan hệ với quân nhà Thanh Hoàng Quế Lan, nên chỉ sau ba tháng làm tri phủ Từ Sơn, Hoàng Đức Mỹ lại được điều lên tỉnh làm thương tá tiện khiêm phiên dịch quan. Và vào dịp này, cử nhân Hoàng Đức Mỹ đã thành hôn với Đỗ Thị Khang, con gái lãnh binh Đỗ Nhất Huy (nguyên gốc Nghệ An). Việc quân, theo Trương Quang Đản thông báo, tình hình rất lạc quan. Lúc này quân Pháp đã vào Hà Nội, đóng quân ở Hàm Long, ở Đồn Thuỷ… Thành Hà Nội vẫn cố thủ vững vàng. Phía Sơn Tây đã có quân Hoàng Tá Viêm vững mạnh, thêm đội quân tinh nhuệ của Lưu Vĩnh Phúc (quân Cờ Đen, Trung Quốc); ở mạn Bắc Ninh đã có quân của hai lãnh binh, đặc biệt đại nghĩa quân Trương Quang Đản hừng hực một khí thế chống Pháp. Cả hai phía Tây và bắc Hà Nội sẽ là hai gọng kìm cùng tấn công thì Hà Nội sẽ giải phóng nay mai. Nhưng triều đình Huế không có lệnh, cứ trì hoãn chờ thương thuyết; lại gặp lúc Tự Đức mất vì tuổi già (17/7/1883), triều đình Huế phải ký hiệp ước Hác-măng 25/8/1883, từ nay Việt Nam đã mất quyền tự chủ hoàn toàn trên phạm vi toàn quốc. Lệnh triệt binh do Hác-măng và Khâm sai triều đình mang ra Bắc không ai nghe theo. Pháp tăng cường quân viện binh nhiều đợt, 11/12/1883 chúng đánh Sơn Tây, sau 5 ngày chiếm thành quân ta rút hết về Hưng Hoá (Phú Thọ). Đầu tháng 3/1884 Pháp đánh Bắc Ninh bằng hai cánh quân, một cánh xuất phát từ Hà Nội (do Litxlơ chỉ huy) một cánh xuất phát từ Lục Nam (do Nêgriê chỉ huy). Quân nhà Thanh, Hoàng Quế Lan đông tới vạn người đóng chật trong và ngoài thành đã nhận được mật báo Hiệp ước Hác-măng nên chúng chỉ nổ đì đòm vài phát súng, chủ yếu là để tránh mặt khỏi thương vong. Quân của lãnh binh Đỗ Nhất Huy hợp lực cùng nghĩa quân Trương Quang Đản dàn trận suốt từ chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích lên Từ Sơn, thành Cổ Loa… Tuy quân Pháp tăng cường đại bác nhưng với địa danh ít đường kéo pháo, chúng không dễ gì tấn công. Ngày đêm quân ta mai phục hoặc tập kích, chúng bị thương vong vô kể; có những mũi cả ngày chúng không tiến được một bước nào. Quân ta chiến đấu quyết liệt, nhưng tai hại nhất là ở phía sau, quân Thanh cứ rầm rập rút lui làm ảnh hưởng ít nhiều đến khí thế chiến đấu của quân ta. Cuối cùng ta rút về Yên Phong. Phía Lục Nam, đạo quân sơn cước của Lương Tuấn Tú đánh cản đường tiến của đạo quân Nêgriê diễn ra ác liệt, quyết sống mái với quân thù. Với tinh thần dũng cảm của đạo khinh binh, quân Lương Tuấn Tú nhiều đêm tập kích tiêu diệt các đơn vị trú quân của chúng, tiêu hao nhiều sinh lực địch. Cuộc chiến kéo dài từ 6/3/1884 đến ngày 11/3/1884 quân Tú rút lui bởi Pháp sử dụng “Pốm phao” (tiếng Tày gọi là đại bác) quá riết ráo, dày đặc… Ta rút lui dần về Xương Giang, Lương Tuấn Tú mật báo cho Đỗ Nhất Huy và Trương Quang Đản đang hội quân ở Yên Phong, rồi Tú rút từ Xương Giang về Kép. Sau 6 ngày tấn công, chiều 12/3/1884 quân Pháp vào chiếm thành Bắc Ninh. Trên đường về Bắc Lệ, quân Lương Tuấn Tú vẫn thấy quân Hoàng Quế Lan lếch thếch rút lui. Hoàng Đình Kinh, chỗ quen biết cũ, đưa một đội quân ra tiếp đón Lương Tuấn Tú và mời lại cùng hợp quân chiến đấu. Hai bên cùng củng cố lại ý chí chống Pháp cứu nước. Tú không thể ở lại vì quân giữ thành Cao Bằng quá mỏng, cần về để củng cố, chuẩn bị cuộc chiến đấu mới. Về đến Cao Bằng, bộ ba quan tỉnh hội kiến, Bố chính Phạm Hài, quan án sát Nghiêm Xuân Phương, cùng lãnh binh Lương Tuấn Tú hội họp, nghe Tú thông báo lại cuộc chiến ở Bắc Ninh và sự thất thủ. Tú cũng kể lại khi qua Lạng Sơn có vào yết kiến quan tuần phủ Lạng Bình (Lạng Sơn – Cao Bằng). Quan tuần phủ đã dụ quan lãnh binh về nói lại các quan tỉnh Cao Bằng là phải sửa sang quân ngũ để chống Pháp xâm lược . Trong cuộc họp mặt có cả thương biện Nguyễn Bính tỏ ra do dự với kháng chiến. Lương Tuấn Tú rút quân về Nghi Bố kiểm điểm và củng cố lại cao hùng cơ cũng như cao dũng cơ. * * * Qua phần trên ta đã thấy triều đình Huế lúc này đã quá bạc nhược, suy yếu; một nhà nước phong kiến độc lập nay bị sụp đổ hoàn toàn, triều đình nhà Nguyễn đã phải đầu hàng chủ nghĩa tư bản Pháp. Nhưng trong triều đình vẫn có nhiều người yêu nước thương nòi, vẫn nuôi ý chí chờ thời cơ để hành động; tiêu biểu là hai vị trong ba phụ chính đại thần: Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường. Khi Tự Đức mất (7/1883) ba phụ chính họp lại thành hội đồng phụ chính theo di chiếu của vua Tự Đức. Tôn Thất Thuyết vừa là Phụ chính đại thần vừa là Thượng thư bộ binh, thâu tóm hết quyền hành. Ông kiên quyết phế truất và trừ khử các ông vua sau khi đặt lên ngôi đã bộc lộ tư tưởng thân Pháp (như lần lượt các vua Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc) cũng như những quan lại cao cấp thân Pháp (như Phụ chính đại thần Trần Tiễn Thành) hoặc đưa các vị thân vương thân Pháp đày đi xa (như Tuy Lý Vương, Gia Hưng quận vương). Tôn Thất Thuyết phò Hàm Nghi lên vua lúc mới 14 tuổi. Âm mưu của Pháp lúc này là vào Huế, dùng áp lực quân sự loại bỏ pháo chủ chiến, giải tán quân đội tập trung của triều đình, bắt cóc người cầm đầu là Tôn Thất Thuyết. Đại thần Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công Pháp, đưa vua Hàm Nghi và triều đình lên miền Tây Quảng Trị, một căn cứ được chuẩn bị từ trước. Bộ chỉ huy của triều đình kháng chiến bên cạnh vua Hàm Nghi còn có hai con trai của Thuyết là Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp, có những tướng tài như Trần Xuân Soạn, Phạm Trường, Trần Văn Định… Tôn Thất Thuyết đã nhân danh nhà vua đặt ra hịch Cần Vương kêu gọi văn thân cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước. Tôn Thất Thuyết mang Hịch Cần Vương lên đường ra bắc vận động kháng chiến. Ông lên Tây Bắc gặp Ngô Quang Bích, Đèo Văn Trì. Phong trào Cần Vương khắp nơi dâng cao. Lương Tuấn Tú viết thư cho Lương Tam Kỳ ở Thái Nguyên đem một đội quân lên Tây Bắc đón Binh bộ thượng thư Tôn Thất Thuyết lên Cao Bằng. Tháng 6/1886 Tôn Thất Thuyết đến Nghi Bố được Lương Tuấn Tú đón tiếp nồng nhiệt. Tôn Thất Thuyết viết công văn sai về các tỉnh lị Cao Bằng mời bố chính, án sát đến hội kiến nghe Hịch Cần Vương và bàn kế hoạch chống Pháp. Án sát Nghiêm Xuân Phương (viên quan này còn là thông gia với Lương Tuấn Tú ) nhận công văn phấn khởi lên đường. Lúc này ở tỉnh lị đang có một tên gián điệp đội lốt thày tu người Nam đến giảng đạo mấy tháng nay, đã xúi giục Bố chính không thi hành công văn theo Thuyết chống Pháp, vả lại không còn Hịch Cần Vương, bởi quân Pháp đã truất vua Hàm Nghi mà lập vua Đồng Khánh. Binh bộ thượng thư Tôn Thất Thuyết ra lệnh bắt Bố chính cùng bè lũ bao gồm Bố chính Phạm Hài, Thương biện Nguyễn Bính, tên gián điệp đội lốt thày tu, giải lên Nghi Bố mở toà án trong quân tuyên án tử hình để làm gương. Theo đề xuất của Tiễu Phủ Sứ Lương Tuấn Tú, Đại thần Binh bộ thượng thư cử tiến sĩ khoa Ất Hợi 1875 làm Bố chính là Nguyễn Thuận. Bộ máy chính quyền củng cố xong, Thượng thư Tôn Thất Thuyết cùng Bố chính, Án sát tạm nghỉ ở Nghi Bố lãnh đạo chuẩn bị kháng chiến. Lương Tuấn Tú kéo ba trăm quân về tỉnh lỵ củng cố thành quách một thêm binh dũng, chuẩn bị lương thảo kháng chiến. Tú để thuộc hạ tiếp tục luyện tập đại quân ở Nghi Bố. Ngày mồng một tháng mười năm Bính Tuất ()27/10/1886) quân Pháp xâm lược do nguyên soái Măngxiê và quan năm Sêve dẫn đầu đặt chân lên đất Đông Khê địa đầu Cao Bằng. Lương Tuấn Tú mang đội khinh binh mai phục ở xã Nhã Nam. Quả nhiên hai ngày sau (29/10/1886) quân Pháp tiến đến Cao Bằng đã lọt vào vòng vây của quân ta ở dưới đèo Ngườm Kim. Chúng bị tiêu diệt trên năm chục tên, bỏ lại súng ống và xác chết, tháo chạy về trú quân ở Bản Sảo - Đông Khê, chúng phải bắn đại bác chặn hậu sợ quân ta truy kích. Ba ngày sau (1/11/1886) nghe tin quân Pháp tiến theo đường Thôm Bon lên Nặm Nàng (cách thị xã Cao Bằng 18km), có tên Bang Biện phản động dẫn đường. Biết chắc con đường ấy khó chở đại bác, hành quân sẽ chậm, nghĩa quân rút theo đường tắt qua rừng vòng ra phục kích ở Cốc Gằng – Soóc Lậc cách thị xã Cao Bằng 7km về phía Nam. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt. Dựa vào địa thế thuận lợi, ta tiêu diệt tiền quân của chúng 26 tên; khi đại bác của chúng chưa tới, ra rút về thành Mục Mã (thị xã Cao Bằng) cố thủ. Thành Mục Mã chỉ có một khẩu súng “Tậu” (người Tày gọi súng thần công là súng trụ - đọc âm là Tậu). Khi chúng tiến thẳng lên mặt tiền thì trời gần tối . Chúng chỉ bắn đại bác dọn đường. Ta xuống hầm hào chờ địch. Khi chúng đến, chúng tưởng thành bị tàn phá bỏ hoang, bất ngờ ta nổ súng “Tậu” chúng chết tại chỗ hơn chục tên; từ các hầm hào ta nổ súng ác liệt. Theo kế hoạch Lương Tuấn Tú về Nghi Bố báo cáo và phân tích tình hình. Binh bộ thượng thư Tôn Thất Thuyết rất vui mừng vì những chiến công ở Ngườm Kim – Nhã Nam và cuộc chiến tại Cốc Gằng – Soóc Lậc. Tôn Thất Thuyết nhận thấy cuộc chiến đấu ở thế cô, cần tìm thêm lực lượng; với vị trí Cao Bằng lúc này chỉ có thể nhờ viện binh nhà Thanh và rất cần đại bác thần công để kháng chiến. Tôn Thất Thuyết đề xuất kế hoạch mới: Lương Tuấn Tú củng cố lực lượng, tiếp tục kháng chiến, Tôn Thất Thuyết cùng án sát Nghiêm Xuân Phương và gần chục người tùy tùng lên đường sang Quảng Châu (2/11/1886) gặp tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Thuỵ Thanh cầu viện. Quân Pháp sau khi vào thành Mục Mã bèn củng cố chính quyền. Nguyễn Thuận vẫn làm Bố chính ở thế bất đắc dĩ. Ông không tiết lộ gì về lực lượng nghĩa quân. Cho nên quân Pháp nghĩ rằng lúc này đánh lên Phya Ma hoặc Nghi Bố ở phiá bắc chỉ chuốc thất bại. Chúng nghỉ quân và mùa đông 1886 chúng đánh về hướng đông Cao Bằng (Quảng Uyên, Hạ Lang). Sang năm 1887 chúng vẫn không thu phục nổi miền đông. Khi vào Quảng Uyên mới đến Thanh Minh – Phya Chang cách thị trấn 4km chúng đã bị nghĩa quân phục kích làm tiêu hao lực lượng. Khi tiến vào Hạ Lang, chúng bị nghĩa quân Quản Mà đánh bật ra Quảng Uyên… Ở lại Nghi Bố, Lương Tuấn Tú bàn cùng thuộc hạ của mình như Hoàng Đức Mỹ (Tán Tương Quân Vụ), Trương Quý Sâm (Vệ uý), Hoàng A Cả (Cao Dũng cơ), Trường Khang, Triệu Phúc Tinh, Bạch Quang…cũng là tâm phúc bàn kế sách mới; một là củng cố công sự thành Nghi Bố, cắt cử quân canh gác tuần tra cẩn mật, sẵn sàng kháng chiến, hai là xây dựng một căn cứ mới ở mạn Lục Khu – Trà Lĩnh, lấy Tổng Cọt – Lũng Tu làm trung tâm, Trà Lĩnh là đồn tiền tiêu. Việc xây dựng căn cứ mới giao cho Trương Khang, Triệu Phúc Tinh. Quân binh chia phần lớn sang căn cứ địa mới, ở Nghi Bố chỉ còn một đội khinh binh. Tôn Thất Thuyết đi cầu viện không có tin tức báo về. Lương Tuấn Tú cố ở Nghi Bố đợi chờ. Đã sắp hết năm Đinh Hợi (1887). Lương Tuấn Tú nhớ mong án sát Nghiêm Xuân Phương người bạn chiến đấu cũng là thông gia của mình, bèn làm thơ cho người mang tới Quảng Châu (Phật Sơn trấn): Ký Nghiêm tiên sinh Vũ vũ phong phong thập nguyệt hàn Tiên sinh cư hải, ngã cư san Quan trình vạn lý lưu quân mộng Phiên phức trường canh hận quỷ Phan Thiếu hữu tham mưu an lực lượng Vô bằng trợ kế diệt hung tàn Duy quân dữ ngã tình thân nghị Liêu ký tâm tình dĩ vấn an. Tạm dịch: Gửi tiên sinh họ Nghiêm Lạnh lẽo gió mưa gió tháng mười Tôi hằng ở núi ngài xa khơi Nhớ nhau ngàn dặm về trong mộng Giận Pháp năm canh uất ngất trời Kế sách tham mưu đâu bạn hữu Diệt hung bàn bạc ấy ai người Thông gia chiến hữu đôi đằng nặng Cầm bút vấn an gửi mấy lời (T.A dịch) Bài thơ vẫn bộc lộ lòng yêu nước, tinh thần ý chí kháng Pháp nhưng không dấu nổi cái bi quan vì cô đơn trong cuộc sống cũng như đơn lẻ trong cuộc chiến đấu. Cũng vào cuối năm 1887 này quân Pháp do tên quan năm Cao Bằng Galiêni cùng tên quan năm Lạng Sơn (…) chỉ huy hợp lực tấn công lên Lũng Tu – Trà Lĩnh… Lương Tuấn Tú họp các vệ uý, giao cho những người tâm phúc chỉ huy đơn vị binh dũng từ Nghi Bố đi lên Lục Khu tiếp ứng nghĩa quân Lũng Tu chiến đấu; còn ông cùng vài người tâm phúc khác cùng quyến thuộc tạm lánh sang Quy Thuận (Quảng Tây) liên lạc với Tôn Thất Thuyết, Nghiêm Xuân Phương, tạo thời cơ quay về với nghĩa quân lấy lại Cao Bằng. Đêm ông đóng giả thành khách buôn xuống thuyền xuôi dòng sông Bằng về Long Châu là lúc đó có tiếng đại bác nổ ở bản Sảy – Phya Ma: tiêu binh chạy đến báo quân Pháp đang tấn công lên nước Hai bằng ba mũi: Khau Hoa, Vò Dưa và chính diện. Nước Hai cách Thị xã 15 km về phía Bắc, cách Nghi Bố 15 km về phía Nam. * * * Nói tình hình ở hải ngoại, Tôn Thất Thuyết đang gặp khó khăn đi cầu viện. Tổng đốc Lưỡng Quảng không tiếp, Trần Xuân Soạn (đề đốc) Nguỵ Khắc Kiệm (Sơn phòng phó sứ) gặp phụ tá tổng đốc; ông ta từ chối viện trợ chống Pháp, chỉ có thể giúp cho phương tiện quay về Việt Nam vì lý do đã có thoả ước Thiên Tân 1885 giữa Pháp và Hoa. Để trả lời đế quốc Pháp, ngày 8/11/1889 Tổng đốc Lưỡng Quảng dã ký công văn có nội dung: “Có một viên quan chức Việt Nam tên là Nguyễn Phúc Thuyết sang Trung Quốc phàn nàn về sự đối xử không công tốt của Pháp ở Việt Nam. Nên đã cho ở lại và trợ cấp hàng tháng là 57 nén bạc để sinh sống. Sau đó cho họ chuyển về ở thị trấn Lo Ting Chéou…” Người ta kể thêm rằng, khi ở Phật Sơn Trấn, sáng nào Đại thần Tôn Thất Thuyết cũng luyện võ, múa kiếm và bao giờ cuối cùng cũng chém vào hòn đá tròn như đầu Pháp, nên người ta gọi ông là “Trảm thạch công”. Từ 1897 Hoàng đế nhà Thanh hàng tháng cấp cho ông 60 nén bạc, kéo dài cho đến khi ông mất 28/6/1913, thọ 78 tuổi. Ông Lương Tuấn Tú ở phủ Thái Bình, thành Quy Thuận gặp khó khăn không kém. Với lòng thiết tha cứu đất nước ra khỏi hoạ bị Pháp xâm lược, ông đi vận động khắp nơi mua được gần 1000 khẩu súng, tập trung về làng Pò Tờu gần Trịnh Tây (Trung Quốc) hẹn nghĩa quân Trương Khang ra nhận về bổ sung thêm vũ khí kháng chiến. Tuổi ngày càng già, ông cho các bạn tâm phúc quay về Việt Nam tuỳ liệu sinh sống; dòng họ ông ở Việt Nam thì mai danh ẩn tích hoặc đổi họ tránh Pháp trả thù. Và bản thân Lương Tuấn Tú sống tuổi già ở góc biển chân trời nào cũng không ai hay biết. Khi bình định xong Cao Bằng (kể từ năm 1896), thực dân Pháp sắp xếp lại bộ máy cai trị, đồng thời đề ra nhiều chính sách phục vụ lợi ích của chúng. Mặt khác chúng có nhiều thủ đoạn mị dân như chiêu an (nay ta quen gọi là chiêu hồi), áp dụng chính sách chia rẽ dân tộc, bắt bớ nghĩa binh. Trong quân ngũ quân Lương Tuấn Tú có Hoàng Sĩ Nghiêm (quê Thạch Động) đã từng đóng vai “đại quan” lên sảnh đường tiếp khách thay Lương Tuấn Tú vì diện mạo, tài đức, dáng hình giống hệt lãnh binh họ Lương. Khi chiến tranh đã ngừng, Nghiêm trở về quê, được cử giữ chức chánh tổng. Chưa được bao lâu, thực dân Pháp đem quân đến bắt ông giải về Hà Nội gặp quan đại thần triều đình Huế. Chúng dụ dỗ ông, ông nhận mình là Lương Tuấn Tú đến đầu hàng (với âm mưu phá tan ý chí chiến đấu của nghĩa quân Lương Tuấn Tú ). Hoàng Sỹ Nghiêm vạch mặt bè lũ phong kiến yếu kém, bán nước. Ông khẳng khái nói nghĩa quân thua Pháp chỉ là tạm thời, rồi mai đây người dân Việt Nam nhất định cứu lại nước Việt Nam. Mua chuộc, dụ dỗ không được, đại thần triều Nguyễn bắt Hoàng Sỹ Nghiêm phải chọn một trong hai cách sau đây: một là đầu hàng sẽ đựơc làm quan, hai là nhận chén thuốc độc. Hoàng Sỹ Nghiêm ưỡn ngực, ngẩng đầu, [...]... phai mờ trong tâm khảm nhân dân, dân tộc Tày Cao Bằng đó là Đại thần Binh bộ thượng thư Tôn Thất Thuyết, Tiễu phủ xứ Tuyen Cao Thái Lạng, lãnh binh Cao Bằng Lương Tuấn Tú Cao Bằng, tháng 5/2005 Hoàng Triều Ân Tài liệu tham khảo 1 Đại cương lịch sử Việt Nam , tập II Đinh Xuân (Lâm chủ biên) NXB Giáo Dục 2003 2 Non nước Cao Bằng, Hoàng Tuấn Nam Hội văn nghệ dân gian Việt Nam 2001 3 Lịch sử đấu tranh của... nước, khí phách cũng như sự hy sinh của Hoàng Sỹ Nghiêm là tấm gương sáng ngời, tiêu biểu của nghĩa quân Lương Tuấn Tú * * * Từ khi Pháp tiến hành xâm lược nước ta, liên tiếp các cuộc khởi nghĩa nổi dậy chống quân xâm lược, phát huy cao độ lòng yêu nước thương nòi Nhất là từ khi có phong trào Cần Vương, nghĩa quân khắp nơi nổi dậy kịp thời, mạnh mẽ, kéo dài, làm chậm quá trình xâm lược và bình định... tộc Cao Bằng Minh Chi và Triều Ân Ty Giáo dục Cao Bằng 1960 4 Sơ thảo lịch sử tỉnh Cao Bằng Hoàng Huy Hoại Ty văn hoá thông tin Cao Bằng 1963 5 Tuần san “Thế giới mới”, số 242 ngày 30/6/1997 (Bài Những năm tháng cuối đời của Tôn Thất Thuyết) . LÃNH BINH LƯƠNG TUẤN TÚ VỚI HỊCH CẦN VƯƠNG NĂM 1885. Nhà thơ Hoàng Triều Ân – Cao Bằng Nói về hoạt động khởi nghĩa chống Pháp của Lương Tuấn Tú chỉ có một vài cuốn. có vụ nào trái ý Lương Tuấn Tú. Cử nhân Hoàng Đức Mỹ đang làm Điển Ty ở Bố Chính Sứ Ty, hâm mộ tiếng tăm Lương Tuấn Tú nên xin sang làm việc bên quân sự, lãnh binh Lương Tuấn Tú cho là Tán tướng. quân sơn cước của Lương Tuấn Tú đánh cản đường tiến của đạo quân Nêgriê diễn ra ác liệt, quyết sống mái với quân thù. Với tinh thần dũng cảm của đạo khinh binh, quân Lương Tuấn Tú nhiều đêm tập

Ngày đăng: 13/08/2015, 00:28

Xem thêm: LÃNH BINH LƯƠNG TUẤN TÚ VỚI HỊCH CẦN VƯƠNG NĂM 1885

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w