Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
382,51 KB
Nội dung
Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 928 HỘI CHỨNG ĐAU DÂY THẦN KINH TỌA I. ĐỊNH NGHĨA: - Đau thần kinh tọa là một hội chứng thần kinh có đặc điểm chủ yếu là đau dọc theo lộ trình của dây thần kinh tọa và các nhánh của nó. -Thường gặp đau thần kinh tọa một bên, ở lứa tuổi lao động(30-50 tuổi),tỷ lệ nam cao hơn nữ. - Thuộc chứng tọa cốt phong của Y học cổ truyền. II. NGUYÊN NHÂN: -Tổn thương rễ thần kinh thường gặp nhất (trên 90%),còn lại là tổn thương dây và đám rối thần kinh. - Nguyên nhân hàng đầu gây chèn ép rễ thần kinh tọa là thoát vị địa đệm(thường gặp nhất là đĩa đệm L4-L5 hoặc L5-S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng); trượt đốt sống; thoái hóa cột sống thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân do thoái hóa này có thể kết hợp với nhau - Các nguyên nhân hiếm gặp hơn: Viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (thường do lao, vi khuẩn , u ),chấn thương, mang thai, . III. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN: A. Y HỌC HIỆN ĐẠI: 1. Lâm sàng: - Triệu chứng chủ quan: + Đau lưng dọc xuống chi dưới một hay hai bên. Đau âm ỉ hoặc dữ dội. + Đau lan theo hai kiểu: * Thắt lưng xuống mông, mặt ngoài đùi, mặt ngoài cẳng chân tới lưng bàn chân, từ bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái. ( rễ L5 ). * Thắt lưng xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân tới gót – lòng bàn chân đến ngón út ( rể S1 ). * Có thể kèm theo dị cảm ( tê, nóng, đau như dao đâm, cảm giác kiến bò bên chi đau ). - Thăm khám: + Quan sát bệnh nhân khi đi hoặc đứng: nửa người bên lành hạ thấp, khi đứng chân bên đau hơi co lên, tay chống vào mạng sườn hoặc đầu gối bên đau. + Quan sát bệnh nhân khi nằm: Xem cơ tứ đầu đùi, cơ bắp chân có teo không. + Các nghiệm pháp căng dây thần kinh tọa: * Nghiệm pháp Lasegue: < 60 0 * Nghiệm pháp Bonnet: ( + ) * Nghiệm pháp Néri: ( + ) + Nghiệm pháp gây đau khi ấn vào lộ trình dây thần kinh tọa * Dấu ấn chuông(+) * Áp thống điểm Valleix(+). Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 929 + Khám dấu cảm giác: có thể giảm cảm giác ở vùng cơ thể tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. + Khám dấu vận động: * Khi đứng, nếp mông bên bệnh xệ hơn bên đối diện. * Cơ bắp chân nhão. * Yếu cơ: Tùy theo rễ thần kinh bị tổn thương. * Mất hoặc giảm phản xạ gân cơ (thương ứng với rễ bị tổn thương) * Dấu hiệu tại cột sống: Co cơ phản ứng. cột sống mất đường cong sinh lí, có thể vẹo cột sống tư thế. 2. Cận lâm sàng: - Xét nghiệm : Tổng phân tích tế bào máu bằng máy laser tự động, VS,Điện giải đồ,Calci ion hóa,ure,creatinin,sgot,sgpt,CRP nước tiểu… - X – Quang cột sống , - CT.Scanner cột sống, MRI cột sống. - Đo loãng xương. - Điện cơ:giúp phát hiện và đánh giá tổn thương rễ thần kinh. B. Y HỌC CỔ TRUYỀN: 1. Thể Cấp: Phong hàn phạm kinh lạc hoặc khí huyết ứ trệ: 1.1/ Lâm Sàng: - Đau: + Đau lưng lan xuống chân dọc theo đường đi của thần kinh hông to. + Đau dữ dội, tăng khi ho, hắt hơi, khi cuối gập cỗ đột ngột. + Đau tăng khi về đêm, giảm khi nằm yên trên giường cứng. + Giảm đau khi chườm nóng. - Rêu lưởi trắng, mạch phù (do phong hàn) lưỡi có thể có điểm ứ huyết ( nếu do khí huyết ứ trệ ). - Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, tê cóng hoặc như kim châm ở bờ ngoài bàn chân chéo qua mu bàn chân đến ngón cái ( rể L5 ) hoặc gót chân hoặc ngón út ( rể S1 ). 1.2/ Khám lâm sàng: như y học hiện đại, mạch trầm hoặc hoạt, trầm hoạt. 2. Thể mãn: Phong hàn thấp hoặc can thận âm hư. - Là thể thường gặp do bất thường cột sống thắt lưng, thoái hóa các khớp nhỏ cột sống, các dị tật bẩm sinh. - Bệnh thường kéo dài, đau âm ĩ với những cơn đau tăng. Chườm nóng, nằm nghĩ dể chịu. thường đau hai bên hoặc nhiều rễ. - Triệu chứng toàn thân: ăn kém, ngủ kém, mệt mỏi. - Mạch nhu hoãn trầm nhược. III. ĐIỀU TRỊ: A/ Thể cấp hoặc mãn của thể mãn: 1. Sinh hoạt: Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 930 - Nằm nghĩ ngơi tuyệt đối trên giường cứng, kê một gối nhỏ dưới khoeo chân cho gối hơi gập lại, tránh các động tác đột ngột, mang vác nặng đứng, ngồi quá lâu 2. Chăm sóc: Cấp II 3. Chế độ ăn: Cơm, rau, trái cây. 4. Điều trị đặc hiệu: 4.1. Thuốc - Y học hiện đại: Trong giai đoạn cấp cần phối hợp thêm một số thuốc:kháng viêm giảm đau, dãn cơ,Vitamin nhóm B. trong vài ngày đầu: * Kháng viêm Non steroide, nhóm COX 2 có chọn lọc : Diclofenac,Ibuprofen, Meloxicam,Nabumeton, celecoxib, ertocoxib… * Giảm đau phối hợp: Paracetamol+codein; Paracetamol+Tramadol… * Dãn cơ: Decontractyl (mee1phenesine+saccharose), coltramyl 4mg(thiocolchicoside), Tolperison … * Các thuốc khác: - Khi bệnh nhân đau nhiều, đau mạn tính có thể sử dụng phối hợp với các thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, pregabalin…. - Vitamin B : B1, B6, B12 ; Methycobal,… - Có thể sử dụng Corticoide. - Y học cổ truyền * Thuốc thang: bài thuốc trị thấp khớp gia giảm. Khương hoạt 10-20g Phòng phong 10-20g Quế chi 4-12g Thiên niên kiện 10-30g Ngưu tất 10-30g Thổ phục linh 10-20g Huyền sâm 10-30g Hà thủ ô 12-40g Thục địa 12-50g Sắc uống ngày một thang. Có thể gia giảm các vị thuốc tùy theo thể bệnh lâm sàng. * Có thể sử dụng các chế phẩm như: Độc hoạt tang ký sinh, Rheumapain-f, Fengshi ,Dưỡng cốt hoàn, Bổ thận âm, Bổ thận dương.v.v… hoặc các chế phẩm có công thức hoặc chỉ định điều trị tương đương. 4.2. Châm cứu: - A thị huyệt vùng đau + Hoàn khiêu, Ủy trung. - Kinh cốt, Đại chung ( nếu đau rễ S1 ) - Khâu khư, Lãi câu ( nếu đau rễ L5 ) - Thủ thuật châm tả, kết hợp với cứu nóng hoặc đèn hồng ngoại lưu 20 – 25 phút có thể thủy châm: Vitamin 3B, Vitamin B12 1000mcg + Lidocain 2% 1ml Các huyệt thận du, Thứ liêu, Hoàn khiêu, Thừa phò, Thừa sơn, Phong long. 4.3. Vật lý trị liệu: - Hồng ngoại hoặc sóng ngắn vùng đau. - Kéo dãn cột sống thắt lưng . Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 931 - Laser điều trị. - Xoa bóp cục bộ vùng đau. - Tập gồng cơ tứ đầu đùi. 5. Điều trị triệu chứng: - Đau dạ dày: Maloxal, Motilium, Kremint-S,phosphalugel, Omeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol, esomeprazol, Rabeprazol,v.v… - Thuốc đông dược: Cholapan, Bổ trung ích khí, Viên dạ dày tá tràng, Ampelop - Ăn kiêng chất cay, chua, trà, cà phê, rượu, tránh căng thẳng thần kinh. - Mất ngủ: Diazepam 5mg. - Dưỡng tâm an thần hoặc An thần bổ tâm, Nighqeen.v.v…. hoặc các chế phẩm có công thức hoặc chỉ định điều trị tương đương. B/ Thể mạn tính: Cường độ đau ít hơn thể cấp tính nhưng đáp ứng với điều trị chậm. Sinh hoạt: nghĩ ngơi tương đối trên giường cứng, chủ động tập luyện từ từ tùy theo sức của người bệnh. Chăm sóc: Cấp II, Cấp III. Chế độ ăn: cơm, rau, trái cây. Điều trị đặc hiệu: 4.1/ Thuốc: - Y học hiện đại: như thể cấp. - Y học cổ truyền: IV. THEO DÕI VÀ HỔ TRỢ: - Các triệu chứng đau. - Các triệu chứng xuất hiện do tác dụng phụ của thuốc tây y trong quá trình điều trị như đau thượng vị… - Triệu chứng do co thắt cơ vùng khớp tổn thương. - Tầm hoạt động khớp. V. DIỄN TIẾN CÓ THỂ XẢY RA VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ: - Các triệu chứng đau, co cơ lui dần, tầm hoạt động khớp có cải thiện, tiến triển theo chiều hướng tốt. Hướng dẫn phòng bệnh: - Phòng bệnh chống tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt, hướng dẫn tư thế đúng khi mang vác. - Kiểm tra định kỳ người lao động nặng phát hiện sớm thoái hóa khớp. cần phát hiện sớm các dị tật, dị dạng của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát. - uyện tập bơi lội hoăc yoga ngăn ngừa tái phát. - Các triệu chứng đau không thay đổi hoặc tăng thêm, chuyển điều trị ngoại khoa. Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 932 DI CHỨNG TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO I. ĐỊNH NGHĨA: - Được gọi là di chứng tai biến mạch máu não khi đã qua giai đoạn cấp của bệnh tai biến mạch máu não còn để lại các dấu hiệu của rối loạn vận động,cảm giác, tâm thần và dinh dưỡng. - Theo Y Học Cổ Truyền thuộc chứng: Thiên phong, Trúng phong, Nuy chứng và Ma mộc. II. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN: A. Y HỌC HIỆN ĐẠI: 1. Lâm sàng: thường gặp một số rối loạn. - Vận động: yếu, liệt ½ người đồng đều hoặc không đồng đều, có trường hợp chỉ ở một tay hoặc chân đôi khi chỉ có cảm giác yếu. - Cảm giác: dị cảm, tê bì ở nửa người yếu liệt. - Có thể có rối loạn cơ tròn kèm theo. - Tổn thương một số dây thần kinh sọ: liệt dây thần kinh số VII, dây IX, XI: nuốt khó, nuốt sặc. - Có thể nói khó nếu tổn thương võ não bán cầu ưu thế. - Một số di chứng về tâm thần: hay khóc hay cười hoặc trầm uất. - Có thể có triệu chứng bệnh lý đi kèm như tăng huyết áp, thiếu maú cơ tim, đái tháo đường, tăng cholesterol máu,… - Một số trường hợp chuyển sang liệt cứng. - Teo cơ do thiểu dưỡng. 2. Cận lâm sàng: - Các xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu, , đường huyết , Billan mỡ: Cholesterol toàn phần, Triglycerid, HDL-C, LDL-C,Lipid,ure.creatinin, AST,ALT,GGT,Điện giải đồ,Calci ion hóa,protein, Albumin…. - X quang: tim - phổi, CT scanner, MRI, - ECG . B. Y HỌC CỔ TRUYỀN: 1. Can thận âm hư: - Sắc mặt sạm, mặt má thường ửng hồng. - Răng khô, móng khô, gân gồng cứng co rút lại. - Đau nơi eo lưng, tiểu đêm, tiêu bón, ngủ kém. - Than nóng trong người, người dể bực dọc, bức rứt. - Lưỡi đỏ bệu, mạch trầm sác vô lực. 2. Thận âm dương lưỡng hư: - Sắc mặt tái xanh hoặc xạm đen. - Răng khô, móng khô, gân gồng cứng co rút lại. - Đau nơi eo lưng, tiểu đêm, ngủ kém. Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 933 - Không khát, ít uống nước, sợ lạnh. - Lưỡi nhợt, bệu, mạch trầm nhược. 3. Đờm thấp: - Người béo, thừa cân, lưỡi dày to. - Nặng đầu, tê nặng các chi. - Mạch hoạt. III. ĐIỀU TRỊ: 1. Sinh hoạt: - Giai đoạn còn liệt: nằm tại giường, tập vận động thụ động. - Giai đoạn có tiến triển phục hồi: tập vận động thụ động và chủ động. - Tránh lo nghĩ, căng thẳng trí óc. - Tránh gió lùa, gió lạnh. - Bỏ thuốc lá, trà, cà phê. - Chú ý nâng đở chi yếu liệt, vệ sinh thân thể, răng miệng. 2. Chăm sóc: Chăm sóc sonde tiểu nếu có. Xoay trở chống loét. - Cấp II: Trên bệnh nhân liệt hoặc có rối loạn nuốt. - Cấp III: Bệnh nhân yếu, dị cảm. 3. Chế độ ăn: - Loãng: trên bệnh nhân có rối loạn nuốt. - Mềm, đặc: bệnh nhân khống có rối loạn nuốt. - Nhiều rau, trái cây, chất xơ: chống táo bón. - Kiêng muối, mỡ, hạn chế trứng ( 2 trứng/tuần ) trên bệnh nhân có tăng huyết áp ( dùng 5-8g NaCl/ngày ). - Hạn chế đường, bánh ngọt, nước uống ngọt, thịt mỡ các thức ăn có nhiều béo trên bệnh nhân có tiểu đường đi kèm hoặc rối loạn mỡ. - Hạn chế thức ăn chiên, xào, các thức ăn nướng nên dùng. 4. Điều trị đặc hiệu: 4.1. Thuốc - Y học hiện đại : có thể dùng : + Các thuốc tăng cường tuần hoàn não như:Piracetam, Gingko, biloba, Citicolin 1g, Cerebrolysin 10ml + Chống kết tập tiểu cầu,chống hình thành cục máu đông : clopidogel 75mg, Aspirin, cilostazol + Vitamin nhóm B . + Điều trị các bệnh đi kèm :Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn Lipid máu - Y học cổ truyền + Can thận âm hư: * lục vị địa hoàng gia qui thược: Thục địa 12g-50g Bạch phục linh 12g-30g Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 934 Hoài sơn 12g-30g Trạch tả 12g-30g Sơn thù 08g-20g Đương quy 12g-40g Đơn bì 12g-30g Bạch thược 12g-30g * Bổ can thận: Hà thủ ô 12g-40g Đương quy 12g-30g Thục địa 12g-50g Sài hồ 10g-30g Hoài sơn 12g-30g Trạch tả 12g-30g Thảo quyết minh 10g-30g * Có thể gia giảm các vị thuốc tùy theo thể bệnh lâm sàng * Châm cứu: Thận du - Phục lưu - Tam âm giao - Can du - Thái xung - Thần môn - Nội quan - Bách hội - A thị huyệt. Thủ thuật châm bổ, điện châm kèm lưu châm 20-30 phút. + Thận âm dương lưỡng hư: * Thận khí hoàn: Bạch phục linh 12g-30g Sơn thù 12g-30g Thục địa 12g-50g Đơn bì 12g-30g Hoài sơn 12g-30g Trạch tả 12g-30g Quế chi 4g-10g Phụ tử chế 4g-12g * Châm cứu: Thái dương - Bách hội - Đầu duy - Phong trì - Thái xung - Quang minh – Can du – Thận du – Tam âm giao – Thái khê – Phi dương – Mệnh môn – Trung cực – Quan nguyên – khí hải. Thủ thuật: Cứu bổ hoặc Ôn châm – lưu kim 25-30 phút. Có thể điện châm kèm. + Đờm thấp: * Nhị trần thang gia vị: Bạch truật 12g-30g Bạch phục linh 12g-30g Cam thảo 4g-15g Bán hạ chế 08g-30g Đảng sâm 12g-40g Trần bì 08g-20g * Có thể gia giảm các vị thuốc tùy theo thể bệnh lâm sàng * Có thể sử dụng các chế phẩm như: Hoa đà tái tạo, Kiện não hoàn, Hoạt huyết dưỡng não, Đơn sâm tam thất, Hộ tâm đơn, Sáng mắt – f, Dưỡng tâm an thần, Bổ thận âm, Bổ thận dương, Bổ trung ích khí, Hoạt huyết thông mạch, bổ khí thông huyết… hoặc các chế phẩm có công thức hoặc chỉ định điều trị tương đương. + Phục hồi di chứng vận động và tâm thần: * Bổ dương hoàn ngũ thang: tùy theo triệu chứng lâm sàng có thể gia giảm : đảng sâm,ngưu tất,đan sâm,táo nhân, viễn chí, long nhãn, hạt sen… Huỳnh kỳ 10g-30g Xuyên khung 10g-30g Huyền sâm 10g-30g Hồng hoa 08g-20g Xích thược 08g-30g Đào nhân 08g 20g Đương quy 12g-40g Địa long 10g-30g * Có thể gia giảm các vị thuốc tùy theo thể bệnh lâm sàng Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 935 * Châm cứu: Kiên tỉnh – Kiên ngung – Khúc trì – Thủ tam lý – Hợp cốc – Lương khâu – Túc tam lý – Phong long – Giải khê – Dương lăng tuyền – Bát phong – Bát tà – Phong trì – Bách hội. Thủ thuật châm: Bình châm – Điện châm kết hợp, lưu châm 25 – 30 phút. hoặc áp dụng thủy châm các huyệt trên - Có thể sử dụng tia Laser để điều trị 4.2. Điều trị triệu chứng: - Nếu có bệnh lý đi kèm, điều trị theo chuyên khoa có biểu hiện bệnh lý như: tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng vết loét, viêm dạ dày, suy nhược cơ thể, mất ngủ, động kinh, viêm phổi. - Các thuốc hạ áp thường dùng:ức chế bê-ta, ức chế men chuyển, ức chế calci, dãn mạch trực tiếp, ức chế thụ thể v.v - Cơ tim thiếu máu: Nitroglycerin, Trimetazidine… - Điều trị các triệu chứng khác (nếu có) - Bài thuốc: thiên ma câu đằng ẩm: khi có đau đầu, tăng huyết áp đi kèm: Thiên ma 10g-30g Câu đằng 10-30g Hoàng cầm 10g-30g Chi tử 10-30g Bạch phục linh 10g-30g Tang ký sinh 10-30g Hà thủ ô 10-40g Ngưu tất 10-30g Đỗ trọng 10g-30g Thục địa 10-40g Ích mẫu 10-30g * Có thể gia giảm các vị thuốc tùy theo thể bệnh lâm sàng 4.3. Vật lý trị liệu: - Bố trí giường nằm cho người bệnh: không để bên liệt sát tường, các vật dụng để cùng bên liệt. - Hướng dẫn tư thế nằm đúng: + Nằm nghiêng bên liệt: đầu có gối đở, cổ hơi gập, thân ở tư thế nằm ngữa có gối đở ở lưng. + Nằm nghiêng bên lành: thân vuông góc với mặt giường. Mỗi 02 giờ thay đổi tư thế một lần. Tập vận động từng bước. + Lăn sang bên liệt. + Nghiêng sang bên lành. + Vận động vai – tay. + Làm cầu. + Dồn trọng lượng bên liệt. - Luyện tập các tư thế: nằm, ngồi, đứng, vận động trên đệm, tập lăn, thay đổi tư thế, đứng. Tập vật lý trị liệu chỉnh hình, xoa bóp cục bộ, xoa bóp toàn thân - Phòng ngừa: co rút khớp vai, cổ tay, ngón tay, co cẳng chân ở tư thế duỗi, co rút gân gót và gấp ngón. IV. DIỄN TIẾN: Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 936 1. Có dấu hiệu phục hồi tốt: lui bệnh. 2. Hồi phục vận động, cảm giác, tâm thần có giới hạn: để lại di chứng. 3. Chuyển từ liệt mềm sang liệt cứng: để lại di chứng. 4. Xuất hiện các dấu hiệu: lơ mơ, hôn mê, khó thở,… chuyển Y học hiện đại hồi sức tích c Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 937 THOÁI HÓA KHỚP XƯƠNG I. ĐỊNH NGHĨA: - Hư khớp hay thoái hóa khớp là những bệnh của khớp và cột sống mãn tính, đau và biến dạng không có biểu hiện viêm. - Thoái hóa khớp thuộc phạm trù chứng tý và chứng tích bối thống. II. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN: A. Y HỌC HIỆN ĐẠI: 1. Lâm sàng: - Đau: + Ở vị trí khớp bị thoái hóa, tại chổ ít khi lan ( ngoại trừ cột sống khi có chèn ép rễ và dây thần kinh ). + Đau âm ỉ ở cột sống có thể có cơn đau cấp. Đau thường xuất hiện và tăng khi vận động động hay thay đổi tư thế. + Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó nếu vận động nhiều lại xuất hiện đợt đau khác. + Đau có co cơ phản ứng. - Hạn chế vận động: + Các động tác của khớp, các đoạn cột sống bị thoái hóa hạn chế một phần, khi hạn chế nhiều thường do các phản ứng co cơ kèm theo. + Một số bệnh nhân có dấu hiệu phá gỉ khớp vào buổi sáng lúc bắt đầu hoạt động. - Biến dạng: + Do mọc gai ở các đầu xương. + Cột sống biến dạng gù – vẹo – cong lõm. - Các dấu hiệu khác: + Teo cơ. + Tiếng lạo xạo khi vận động. + Tràn dịch khớp. 2. Cận lâm sàng: - X Quang: Ba dấu hiệu cơ bản + Hẹp khe khớp + Đặc xương dưới sụn. + Mọc gai xương. Các xét nghiệm khác: Tổng phân tích tế bào máu, nước tiểu , VS, ASO,RF,ure, creatinin, SGOT,SGPT,GGT,Điện giải đồ, calci ion hóa, Đo loãng xương Chụp CT scanner, MRI cột sống. B. Y HỌC CỔ TRUYỀN: - Đau mỏi các khớp, thời tiết lạnh ẩm thấp đau tăng hoặc tái phát lại. [...]... giao thang Đảng sâm 1 0-4 0g Bạch truật 1 0-3 0g Bạch chỉ 1 0-3 0g Hòang cầm 1 0-3 0g Cam thảo 0, 8-1 5g Bạch phục linh 1 0-3 0g Khương hoạt 1 0-3 0g Ngưu tất 1 0-3 0g Xuyên khung1 0-3 0g Đương quy 1 0-3 0g Tần giao 1 0-2 0g Độc hoạt 1 0-3 0g Thục địa 1 0-4 0g Bạch thược 1 0-3 0g * Có thể gia giảm thêm các vị thuốc t y theo các thể bệnh lâm sàng Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 953 Phác đồ điều trị 2013 Y Học Cổ Truyền Có thể dùng các... phát - Các triệu chứng đau không thay đổi hoặc tăng thêm, chuyển điều trị ngoại khoa Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 941 Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền HỘI CHỨNG SUY NHƯỢC MÃN TÍNH I/ ĐỊNH NGHĨA: - Hội chứng suy nhược mãn tính là tên gọi hiện nay của bệnh lý g y suy nhược kết hợp với nhiều rối lọan vật lý Thể chất- tâm thần kinh Hội chứng n y trước đ y được gọi với nhiều tên khác nhau như: Suy... viện, luyện tập thư giãn, thở 4 thời có kê mông và giơ chân mỗi ng y - Tái khám định kỳ Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 946 Phác đồ điều trị 2013 Y Học Cổ Truyền LIỆT D Y VII NGOẠI BIÊN I/ ĐỊNH NGHĨA: - Liệt mặt nguyên phát là liệt ngoại biên toàn bộ ½ bên mặt, nguyên nhân chưa rõ có khởi đầu đột ngột và đa phần có tiên lượng tốt - Theo y học cổ truyền có bệnh danh “Khẩu nhãn oa tà” “trúng phong” và “huyền... chuyển với g y, nạng - Chương trình tập luyện tại nhà: + Duy trì tầm vận động khớp + Duy trì lực cơ + Giải thích tình trạng bệnh giúp người bệnh thích ứng trong sinh hoạt với bệnh tật 5 Điều trị triệu chứng: Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 940 Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền - T y bệnh cảnh lâm sàng mà điều trị phối hợp bằng gia giảm thuốc, châm cứu hoặc các thủ thuật xoa bóp, vật lý trị liệu IV... minh thanh huyết.v.v… hoặc các chế phẩm có công thức hoặc chỉ định điều trị tương đương + Thoái hóa cột sống có đợt cấp do co cứng: * Khương hoạt thắng thấp thang giảm: Khương hoạt 1 2-2 0g Xuyên khung 12g-16g Bạch chỉ 1 0-2 0g Mạn kinh tử 1 2-1 6g Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 938 Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Quế chi 8-1 2g Độc hoạt 1 2-2 0g Cam thảo 8-1 2g * Có thể gia giảm các vị thuốc t y theo thể... Xoa bóp – Vật lý trị liệu: a Thoái hóa cột sống cổ: - Giai đoạn cấp: Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 939 Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền + Nằm tại giường đầu kê gối mỏng + Xoa bóp vùng cổ vai + Kéo giãn cột sông cổ tư thế ngồi ( 1/10 trọng lượng cơ thể, thời gian 20 30phút/ng y ) + Tập gồng cơ cổ + Mang nẹp cổ trong thời gian còn đau - Chương trình tập luyện tại nhà: + Tập luyện cột sống có đề... hoạt 1 2-2 0g Phục linh 1 0-2 0g Quế chi 0 8-1 2g Can khương 0 8-1 2g Thương truật 1 0-2 0g Tang ký sinh 1 2-2 0g Ngưu tất 1 2-3 0g * Có thể gia giảm các vị thuốc t y theo thể bệnh lâm sàng + Thoái hóa các khớp chi trên và các đốt xa bàn tay: * Quyên tý thang: Khương hoạt 1 0-2 0g Phòng phong 1 0-1 6g Hoàng kỳ 1 2-3 0g Khương hoàng 1 2-2 0g Cam thảo 8-1 6g Đại táo 1 2-2 0g Đương quy 1 2-3 0g Xích thược 1 2-2 0g Can khương 0 8-1 2g... nhân 1 0-3 0g Đảng sâm 1 0-3 0g Long nhãn 1 0-3 0g Cam thảo 4-1 5g Mộc hương 1 0-3 0g Viễn chí 1 0-3 0g Đại táo 1 0-3 0g * Có thể gia giảm các vị thuốc t y theo thể bệnh lâm sàng Phục mạch thang gia giảm: Huyền sâm 1 0-3 0g Cam thảo 0 4-1 5g Can khương 0 4-1 5g Mạch môn 1 0-3 0g Thục địa 1 0-5 0g Đại táo 1 0-3 0g Quế chi 0 4-1 0g Nhãn nhục 1 0-3 0g * Có thể gia giảm các vị thuốc t y theo thể bênh lâm sàng - Châm cứu: A thị huyệt,... lưu kim 1 5- 20phút 4.2/ Can thận âm hư - Bài thuốc: Lục vị địa hoàn gia qui thược Hoài sơn 1 2-3 0g Sơn thù 0 8-2 0g Đương qui 1 0-4 0g Đơn bì 1 0-3 0g Bạch linh 1 0-3 0g Bạch thược 10 30g Thục địa 1 0-5 0g Trạch tả 1 0-3 0g * Có thể gia giảm các vị thuốc t y theo thể bệnh lâm sàng Bổ can thận: Hà thủ ô 1 0-4 0g Thục Địa 1 0-4 0g Hoài sơn 1 0-3 0g Đương quy 1 0-4 0g Trạch tả 1 0-3 0g Sài hồ 1 0-3 0g Thảo quyết minh 1 0-3 0g * Có... thêm dịch truyến : Glucose, Đạm, Nacl , + Thay đổi món ăn thường xuyên, chế biến thức ăn, bài trí thức ăn hấp dẫn tạo mùi thơm thay đổi kích thích vị giác - Khó tập trung tư tưởng + Luyện thư giãn, yoga… + Xoa bóp toàn thân + Thở 4 thời + Tâm lý liệu pháp + Tham gia các hoạt động xã hội IV/ THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ: Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 945 Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền 1/ Theo . thứ phát. - uyện tập bơi lội hoăc yoga ngăn ngừa tái phát. - Các triệu chứng đau không thay đổi hoặc tăng thêm, chuyển điều trị ngoại khoa. Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh. rối loạn Lipid máu - Y học cổ truyền + Can thận âm hư: * lục vị địa hoàng gia qui thược: Thục địa 12g-50g Bạch phục linh 12g-30g Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa. sinh hoạt với bệnh tật. 5. Điều trị triệu chứng: Phác đồ điều trị 2015 Khoa Y Học Cổ Truyền Bệnh viện đa khoa Sóc Trăng 941 - T y bệnh cảnh lâm sàng mà điều trị phối hợp bằng gia giảm thuốc,