LỤC ĐỊA - BIỂN - ĐẠI DƯƠNG
Trang 1LỤC ĐỊA - BIỂN - ĐẠI DƯƠNG
NHÓM : E_GIRLS GVHD : BÙI THỊ LUẬN
Trang 4Con người đang sống trên trái đất , sự hình thành và phát triển của trái đất tác động mạng mẽ đến cuộc sống của con người , việc nghiên cứu trái đất là nghiên cứu mội trường sống , không gian sống ở quá khứ , hiện tại và tương lai của chính chúng ta
Với mục đích đó việc tìm hiểu về lục đia, biển và đại dương là một phần không thể thiếu trong quá trình khám phá về hành tinh này.Những tư liệu sau đay sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng quát về lục địa, biển và đại dương trên
phương diện địa hình và cấu tạo
Thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trong một khoang thời gian ngắn do đó có những hạn chế và thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp, bổ sung và sửa chữa chân thành từ cô và các bạn
Lời mở đầu
Trang 5 Do lớp bề mặt đang nguội đi trong hệ thống đối lưu
của Trái Đất, độ dày của thạch quyển tăng dần lên theo thời gian Nó bị chia cắt ra thành các mảng tương đối lớn, được gọi là các
đĩa kiến tạo
(mảng kiến tạo) và chúng chuyển động tương đối độc lập với nhau Chuyển động này của các mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo địa tầng
Có hai dạng của thạch quyển là:
I Thạch quyển (Lithosphere):
Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km (1 dặm) ở các sống núi giữa đại dương tới khoảng 130 km (80 dặm) gần lớp vỏ đại dương cũ Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km (93 dặm)
A LỤC ĐỊA :
• Thạch quyển đại dương
• Thạch quyển lục địa
Trang 6Ω Thạch quyển đại dương
Có độ dày chủ yếu là 50- 100 km ( nhưng ko thể dày hơn vỏ trái đất )
Bao gồm thành phần chính là lớp vỏ Mafic và lớp Mantie Untramafic ( một loại khoáng chất ) và dày đặc hơn lớp thạch quyển lục địa Lớp Mantie và lớp vỏ trái đất có liên kết với nhau bởi đá felsic ( 1 loại đá gồm thạch anh, khoáng mutcovic, khoáng octocla )
Thạch quyển đại dương mới được hình thành tại điểm đứt gãy giữa đại dương và chuyển thành mantie ở đới hút chìm Theo kết quả cho thấy, thạch quyển đại dương “trẻ” hơn nhiều so với thạch quyển lục địa, thạch quyển đại dương được hình thành từ sớm cổ nhất là 170 triệu năm, trong khi lục địa là hàng tỉ năm
Trang 7Ω Thạch quyển lục địa
Độ dày vào khoảng từ 40 đến 200km , phần trên cùng từ khoảng 30km đến khoảng 50km của phần thạch quyển lục địa đặc trưng là vỏ trái đất
Phần Mantie của thạch quyển gồm 1 lượng lớn đá khoáng Pedirot
Vỏ trái đất được phân biệt với lớp Mantie trên cùng là do sự thay đổi về thành phần hóa học xảy ra tại điểm gián đoạn Moho
Trang 8 Vỏ Trái Đất dày nhất là phần ở dưới lục địa, trung bình dày khoảng 30-40
km, nơi dày nhất khoảng 70km Vỏ lục địa có tuổi già hơn vỏ đại dương,có nhiều loại đá lên đến 3,8 tỉ năm tuổi Vỏ lục địa phần lớn bao gồm đá và chia thành 2 địa tầng Phần ở trên bao gồm đá granic trong khi phần ở dưới bao gồm bazan và dioric
Khi quan sát Trái Đất, ta thấy 71% của Trái Đất là nước, 29% còn lại là
đất liền Có thể chia phần đất liền này thành 6 mảnh lớn, gọi là lục địa
Các lục địa được sắp xếp theo sự tăng dần của kích thước là: lục địa Á –
Âu , lục địa châu Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mỹ, lục địa châu Nam
Trang 9Thềm lục địa là vành đai mở rộng của mỗi lục địa, trong các thời kỳ băng hà đã
là các vùng đất liền còn hiện nay là các biển tương đối nông (còn được biết
đến như là các biển cạn) và các vịnh
Các thềm lục địa có độ dốc thoải đều (1-2 °) và thông thường kết thúc bằng các sườn rất dốc (gọi là đứt gãy thềm lục địa)
Chiều rộng của thềm lục địa dao động một cách đáng kể Chiều rộng trung
bình của các thềm lục địa là khoảng 80 km
Độ sâu của các thềm lục địa cũng dao động mạnh Nó có thể chỉ nông
khoảng 30 m mà cũng có thể sâu tới 600 m
a.Địa hình thềm lục địa:
Theo nguồn gốc có thể chia thềm lục dịa ra ba kiểu:
+Thềm lục địa nhận chìm: là các đồng bằng tích tụ-bào mòn và bào mòn-tích
tụ nửa ngập nước tương ứng với đới rìa các miền lục địa bị ngập nước
+Thềm lục địa mài mòn của các công trình tạo núi trẻ, cung đảo và đảo đại dương
+Thềm lục địa tích tụ châu thổ
Trang 11b.Địa hình sườn lục địa:
Sườn lục địa là phần dốc của thềm lục địa chuyến tiếp ra trũng đại dương , đây cũng là đới ngoài của vỏ lục địa chuyển sang vỏ đại dương Sườn lục địa có độ dốc và độ sâu lớn là do 2 hệ thống đứt gãy kiến tạo : đứt gãy tạo
bờ dốc sụt bậc , đứt gãy ngang tạo nên các rãnh sâu gọi là Canhon
Theo độ sâu người ta chia ra biển khơi (sâu trên 3000 m), biển thẳm
(3000-6000 m) và biển vực sâu (hơn (3000-6000 m) Ngoài ra còn có những tên gọi khác như lòng chảo đại dương hay rốn đai dương là những vùng nước sâu trên
3000 m, có bề mặt khá phẳng; còn vùng trũng nước sâu là vùng có độ sâu trên 6000 m
Trang 12c.Địa hình chân lục địa:
Chân lục địa là một dải tương đối hẹp có dạng nón quạt ngầm không liên tục nằm ở chân dốc sườn lục địa Chân lục địa thường là những thể turbidit-sản phẩm hỗn hợp của dòng chảy theo thung lũng canhon từ sườn lục địa đổ vào lòng chảo đại dương trộn lẫn bùn sét, bùn vôi, bùn silic và vật liệu núi lửa được tái phân bố do dòng rối của đáy biển sâu
d.Trũng đại dương:
Địa hình các trũng đại dương phần lớn được xác định bởi bản chất các
rìa lục địa liên quan với chúng
Trang 13+Núi dưới nước: thường là các núi lửa cổ phân bố rời rạc trên đáy biển và đại dương.
+Các sống núi địa chấn ổn định: chúng là các khối nhô kéo dài khà yên tĩnh về mặt địa chấn Nguồn gốc các dãy núi ngầm này cũng do các hoạt động núi lửa dưới biển
+Các đảo và quần đảo núi lửa: trên đó phát triển san hô atol
e.Địa hình các sống núi trung tâm đại dương:
Các sống núi trung tâm đại dương là những sốnng núi kì vĩ nằm giữa các đại
dương, chiếm 1/3 diện tích đại dương thế giới Trên các sống núi nằm ở sâu
khoảng 5000 m, đỉnh núi thường đạt độ cao 2500 m, đôi khi nhô lên khỏi mặt biển Chiều rộng chân núi đạt từ 1000-3000 km Đây là đới “động” bởi hoạt động địa chấn tăng cao và hoạt động núi lửa mạnh Các sống núi này léo dài qua tất cả các đại dương và đạt trên 70000 km
f.Các dạng khác của địa hình đáy đại dương:
Trang 14I Thuỷ quyển ( Hydrosphere ): Đây cũng được coi là một lớp lớn, giữ
một vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc lớp của Trái Đất
Tổng khối lượng của thủy quyển khoảng 1,4 ×
1021 kg, khoảng 0,023
% tổng khối lượng Trái Đất
B.BIỂN VÀ CÁC ĐẠI DƯƠNG:
Trang 15II.VỎ ĐẠI DƯƠNG :
Vỏ dại dương được làm từ loại đá bazan không có Olivin.Bazan có màu tối, được tạo ra từ núi lửa Nó được tạo thành từ dung nham lỏng làm lạnh nhanh
Lớp vỏ này nằm ở dưới đại dương, dày khoảng 6-11 km
Đá của vỏ đại dương thì rất trẻ so với vỏ lục địa
Đá của vỏ Trái Đất có độ tuổi không hơn 200 triệu năm
Trang 16Bản đồ động chỉ ra các vùng nước đại dương của thế giới
III Đại dương:
là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất
(khoảng 361 triệu kilômét vuông ) được các đại dương che phủ, một khối nước liên tục theo tập quán được chia thành một vài đại dương chủ chốt và một số các biển nhỏ
Trang 17Có 5 đại dương trên thế giới, trong đó Thái Bình Dương là lớn nhất và sâu nhất, thứ hai về diện tích và độ sâu là Đại Tây Dương, tiếp theo
là Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương còn nhỏ và nông nhất là Bắc Băng Dương.
Nước đại dương luôn luôn chuyển động do tác động của thuỷ triều , gây ra bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất, sóng và hải lưu do tác dụng của gió
chẳng hạn nước của Địa Trung Hải bị bốc hơi rất mạnh, ít sông suối đổ vào,
do đó nước có độ mặn cao và có tỉ trọng lớn Nước ở dưới sâu chảy từ Địa Trung Hải ra Đại Tây Dương tạo ra sự thiếu hụt, vì thế một hải lưu bề mặt lại chảy từ Đại Tây Dương vào Địa Trung Hải để bù vào chỗ thiếu hụt đó
a TỔNG QUAN:
Trang 18b TÍNH CHẤT VẬT LÝ:
Diện tích của Đại dương thế giới là khoảng 361 triệu kilômét vuông (139 triệu dặm vuông), dung tích của nó khoảng 1,3 tỷ kilômét khối (310 triệu dặm khối), và độ sâu trung bình khoảng 3.790 mét (12.430 ft).Gần một nửa nước của đại dương thế giới nằm sâu dưới 3.000 m (9.800 ft) Sự mở rộng khổng lồ của đại dương sâu (những gì dưới độ sâu 200m) che phủ khoảng 66% bề mặt Trái Đất Nó không bao gồm các biển không nối với Đại dương thế giới, chẳng hạn như biển Caspi
Trang 19Một sai lầm phổ biến cho rằng nước biển có màu xanh lam chủ yếu là
do bầu trời có màu xanh lam Trên thực tế, nước có màu xanh lam rất nhạt chỉ khi được nhìn thấy với một thể tích lớn Trong khi sự phản chiếu bầu trời có đóng góp vào biểu hiện màu xanh lam của bề mặt đại dương, nhưng nó không phải là nguyên nhân chính Nguyên nhân chủ yếu là sự hấp thụ của các hạt nhân các phân tử nước đối với các photon màu đỏ từ ánh sáng chiếu tới, ví dụ đã biết duy nhất về màu sắc trong tự nhiên tạo ra từ động lực học dao động chứ không phải động lực học điện tử.
c MÀU SẮC:
Trang 20có thể trở thành hiện thực.
Điểm sâu nhất trong đại dương nằm ở phía nam rãnh Mariana trong Thái Bình
Dương, gần quần đảo Bắc Mariana Nó có độ sâu tối đa là 10.923 m (35.838 ft) Nó được khảo sát chi tiết lần đầu tiên năm 1951 bởi tàu "Challenger II" của hải quân Anh và điểm sâu nhất này được đặt tên theo tên tàu này là "Challenger Deep"
Năm 1960, tàu thăm dò biển sâu Trieste đã xuống thành công tới đáy của rãnh, được điều khiển bởi một thủy thủ đoàn gồm 2 người
Trang 21e CÁC KHU VỰC TẦNG:
Vùng chiếu sáng che phủ đại dương từ bề mặt tới độ sâu 200 m Đây là khu vực trong đó sự quang hợp diễn ra phổ biến nhất và vì thế chứa sự
đa dạng sinh học lớn nhất trong lòng đại dương
Đại dương được chia ra thành nhiều khu vực hay tầng, phụ thuộc vào các điều kiện vật lý và sinh học của các khu vực này
Vùng biển khơi bao gồm mọi khu vực chứa nước của biển cả (không bao gồm phần đáy biển) và nó có thể phân chia tiếp thành các khu vực con theo độ sâu và độ chiếu ở độ sâu 4.000 – 6.000 m Cuối cùng là
vùng đáy tăm tối tương ứng với vùng sáng
Miệng phun thủy nhiệt trong khu vực gọi là vùng thiếu sáng (tất cả
các độ sâu nằm dưới mức 200 m)
Trang 22CÁC KHU VỰC TẦNG:
Cùng với các vùng biển khơi thiếu sáng còn có các vùng đáy thiếu sáng, chúng tương ứng với
ba vùng biển khơi sâu nhất
Vùng đáy sâu che phủ sườn dốc lục địa và kéo dài xuống độ sâu khoảng 4.000 m
Vùng đáy sâu thẳm che phủ các bình nguyên sâu thẳm biển khơi tăm tối, tìm thấy ở các rãnh đại dương Vùng biển khơi cũng có thể chia ra thành hai vùng con, là vùng ven bờ (neritic) và
vùng đại dương Vùng neritic bao gồm khối nước nằm ngay trên các thềm lục địa, trong khi vùng đại dương bao gồm toàn bộ vùng nước biển cả còn lại
Trang 23Đáy đại dương không tối hoàn toàn Rất ít loài cá nào có thể sống được ở đó
Loài cá câu đèn là một loại cá sống được ở đó Nó mang đèn lồng của chính nó
để nhử con mồi vào cái miệng khổng lồ ánh sáng do vi khuẩn tạo ra sáng rực trong bóng đêm Biển Địa Trung Hải đang khép lại nhưng rất chậm Mỗi năm Bắc Phi di động 1 cm hoặc 2 cm gần hơn với ý Hy lạp và Pháp
f ĐÁY ĐẠI DƯƠNG
Trang 24g.MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Địa hình đáy biển:
Biển là các thủy vực nằm giữa đại lục hoặc nằm sát các đại lục và liên thông với đại dương qua các đảo và quần đảo
Theo địa mạo và độ sâu, biển được chia làm hai loại: loại đáy bằng phẳng và loại máng sâu hay biển nông và biển sâu Biển nông thường có đáy phẳng đặc trưng cho miền nền hay gọi là biển á lục địa Còn biển máng có đáy khá sâu và địa
hình đáy phân cắt đặc trưng cho địa máng hay đới hút chìm, tuy nhiên cũng có ngoại lệ
Theo mối tương quan với lục địa (đất liền) chia ra biển nội lục (giữa lục địa) và biển ven đại dương
Trang 26Nước biển có tỉ trọng lớn hơn nước ngọt Độ muối càng cao thì tỉ trọng của nước biển càng lớn, tuy nhiên xuống tới một độ sâu nhất định thì độ muối ở mọi nơi đều đồng nhất, nên tỉ trọng cũng dần dần đồng nhất
Độ muối ở đại dương thay đổi theo vĩ độ:
1.Thành phần và tỉ trọng của nước biển
Nước biển có chứa các chất muối, khí (ôxi, nitơ, cácbonic…) và chất hữu cơ
có nguồn gốc động, thực vật
Trang 272 Nhiệt độ của nước biển
Từ độ sâu hơn 3000m (ở bất kì vĩ độ nào) nhiệt độ nước biển cũng gần như không thay đổi (từ 0o đến +4oC) Sở dĩ như vậy là vì ở độ sâu này, nước
biển ở mọi nơi đều là nước từ các địa cực, nhất là từ Nam Cực, lắng xuống
và trôi đến
a) Nhiệt độ nước biển giảm dần theo độ sâu
b) Nhiệt độ nước biển thay đổi tuỳ theo mùa trong năm
Do chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí nên nhiệt độ nước biển cũng
thay đổi theo các mùa trong năm, mùa hạ nhiệt độ nước biển cao hơn mùa
Trang 283 Thủy triều
Thủy triều là hiện tượng dao động tuần hoàn của mực nước đại dương trong 1 ngày do sức hút tương hỗ của mặt trời , mặt trăng và trái đất Chu kỳ triều được đặc trưng bằng thời gian triều lên , thời gian triều rút , biên độ và độ lớn của triều
4 Hải lưu
Trên các đại dương thế giới xuất hiện các dòng hải lưu với quy mô hàng nghìn
km Các dòng hải lưu có tác dụng làm tăng sự trao đổi nước , phân bố lại nhiệt
độ , độ muối , làm tăng tính đồng nhất về thành phần hóa học của nước biển , ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển và khí hậu các vùng trên trái đất
Nguyên nhân hình thành các dòng hải lưu là do sự tác động của khí quyển , bức
xạ mặt trời , các lực hút tạo thủy triều và lực coriolit Nhìn chung các dòng hải lưu đều có mối quan hệ trực tiếp với lớp không khí sát mặt nước , đó chính là
các hệ thống xoáy thuận và xoáy nghịch khổng lồ
Trang 29IV Đáy biển trương nở:
Tìm hiểu đáy đại dương thật sự bắt đầu khi thuyết lục địa trôi được xem là hợp lý Sóng địa chấn đã phát hiện ra các dãy núi ngầm
và các sống núi giữa đại dương, bản chất của đá và luồng địa nhiệt đã gợi nên ý niệm
về dòng đối lưu trong lớp Mantie Dãy núi ngầm là nơi có nhiều hoạt động địa chất
nhất, và chính thuyết lục địa trôi cũng đã thừa nhận từ dãy núi ngầm này
Dãy núi ngầm xuất hiện là do hiện tượng Trái Đât trương nở ở đây Có một ý kiến là
sự co rút của địa cầu là do sự nguội lạnh tồn tại trong khoảng một thời gian dài, nhưng
nó không liên tục khi nhận nguồn nhiệt bên trong do nguyên tố phóng xạ tạo ra Sự luân phiên co rút của Trái Đất đã tạo ra sức căng
và sức căng này đã tạo ra sự trương nở của Trái Đất Nghiên cứu phần bên trong của Trái Đất cho thấy có nhiều nguyên tố phóng
xạ đã tạo ra sự trương nở
Trang 30V Hố đại dương, cung núi lửa và đới Benioff:
Rìa Thái Bình Dương có nhiều cảnh quan để thuyết minh cho thuyết kiến tạo
mảng Hố đại dương là nơi có địa chấn xảy ra thường xuyên, trọng lực kém
hơn bình thường và nguồn địa nhiệt thấp Bên trong hố đại dương hướng về
phía lục địa là cung núi lửa hay dãy núi Núi lửa, động đất và các hiện tượng
khác xảy ra trong khu vực đủ để chứng minh thuyết kiến tạo mảng
Sơ đồ hóa vùng xảy ra địa chấn ở Trái Đất, Hugo Benioff ghi nhận: dọc theo
hố đại dương, địa chấn có chấn tâm cạn, nhưng ở các chân dãy núi thì lại
có chấn tâm sâu
Trang 31VI Dãy từ ở đại dương:
Từ năm 1950, bản đồ và cường độ từ được thiết lập ở một số nơi của đáy biển Sau khi đo đạc nhiều vùng đáy biển, nhà địa chất Frederick Vine đưa ra một giải thích : Đá nằm trên mặt của dãy núi ở đáy biển có sự thay đổi từ trường
và đảo cực là do đá cũ di chuyển ra phía rìa, ở đỉnh đá mới thay thế các băng
từ tạo thành dải song song Những dải từ song song nơi sống núi ở đáy biển có tuổi trẻ ở đỉnh của dãy núi và càng ra xa thì càng cổ
VII.Mảng Thạch quyển:
Theo thuyết kiến tạo mảng thì phần ngoài của địa cầu ở độ sâu từ 70
đến 100km là cấu tạo thạch quyển Thạch quyển này vỡ ra thành một
số mảng cứng rắn và dòn di chuyển tương đối với nhau Để các mảng
di chuyển cần có bề mặt hay một nền đá, nếu nó không chảy lỏng thì
cũng có độ dẻo đủ để cho các mảng trượt trên đó
Mỗi mảng gồm một phần đá cứng dày khoảng 70 – 100km và chiếm một diện tích trên 1.000.000 km2 Thật vậy, mảng là phiến rất mỏng bằng phẳng, phần trên của mảng gồm có vỏ Trái Đất, dày ở lục địa và mỏng ở đáy đại dương Phần bên dưới của mảng là lớp Mantie ngoài Sự thay đổi của đá làm thay đổi các lớp của mảng và kiến trúc phức tạp ở các lục địa Thạch quyển bao gồm 9 mảng lớn và 12 mảng nhỏ Các lục địa được gắn liền với các mảng lục địa, các mảng đại dương chủ yếu tạo thành các thềm đại dương