1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

34 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 324 KB

Nội dung

Cảm thụ văn học chính là giúp cho học sinh cảm nhận được những giá trị nổi bật,những điểm sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện thông qua các tác phẩmvăn học, hay một

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN TIÊN YÊN

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 5

Người thực hiện: Trần Thị Hậu

Đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Tiên Yên

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

I.1.Lí do chọn đề tài

I.1.1 Cơ sở lí luận

Trước hết chúng ta cần thấy được sự cần thiết phải bồi dưỡng năng lực cảm thụ vănhọc cho học sinh Tiểu học

Lâu nay, trong các đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, thường có mộtcâu hỏi dành cho bài tập về cảm thu văn học Mặc dù số lượng điểm chiếm tỉ lệ không cao.Thế nhưng, trên thực tế, việc rèn luyện để năng cao năng lực cảm thụ văn học là mộtnhiệm vụ rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học, đặc biệt là học sinh được bồi dưỡng giỏivăn

Một học sinh có năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp trongmỗi bài văn, bài thơ Những nét đẹp đó được tích lũy dần dần sẽ làm phong phú cho các

em về cách nói Tiếng Việt sao cho thật trong sáng, thật sinh động Có năng lực cảm thụvăn học tốt còn giúp cho các em viết văn tốt hơn, bài văn dễ đi sâu vào lòng người đọc

Chính vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt khối 4,5, việcgiúp cho các em năng cao năng lực cảm thụ văn học là một việc làm không thể thiếu được

Thế nào là cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học ?

Để xây dựng tốt các biện pháp bồi dưỡng học sinh cảm thụ văn học, điều đầu tiênphải hiểu thế nào là cảm thụ văn học

Cảm thụ văn học chính là giúp cho học sinh cảm nhận được những giá trị nổi bật,những điểm sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học được thể hiện thông qua các tác phẩmvăn học, hay một bộ phận của tác phẩm, thậm chí chỉ là một từ ngữ có giá trị nghệ thuậttrong câu văn, câu thơ Cảm thụ văn học ở bậc Tiểu học là cả một quá trình Các em đượccảm nhận các sâu sắc, tinh tế của tác phẩm thông qua việc đọc mẫu của giáo viên, thôngqua việc rèn luyện đọc và đặc biệt trong việc khai thác, tìm hiểu mội dung, ý nghĩa cũngnhư nghệ thuật của tác phẩm

( Theo tác giả Trần Mạnh Tường.)

Trang 3

Học sinh Tiểu học mặc dù còn ít tuổi, song các em vẩn có khả năng rèn luyện, traodồi để từng bước nâng cao khả năng cảm thụ văn học, giúp cho các em học tập môn TiếngViệt ngày càng tốt hơn.

I.1.2.Cơ sở thực tiễn

Môn Tiếng Việt ở Tiểu học gồm nhiều phân môn: Tập đọc, Luyện từ và câu, Tậplàm văn, chính tả, kể chuyện.Mỗi phân môn đều có một chức năng, nhiệm vụ riêng, songchúng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau Trong việc phát triển ngôn ngữ cho học sinh,

là cơ sở và tiền đề, có tác động trực tiếp đến khả năng cảm thụ văn học của học sinh chính

là phân môn tập đọc, luyện từ và câu, tập làm văn

Tập đọc là một phân môn mang tính chất tổng hợp, mang đến những kiến thứcbước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ Tập đọc ở Tiểu học nóichung và ở lớp 5 nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng Trong phân môn tập đọc, việcđọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, bài thơ đã tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong họctập và tích luỹ một vốn văn học đáng kể cho các em.Phân môn tập đọc có tác dụng mạnh

mẽ trong giáo dục thẩm mĩ, giúp HS yêu cái đẹp, biết rung cảm trước cái đẹp trong thiênnhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương, giúp HS cảm thụ được cái hay, cáiđẹp ấy, vừa học được cách dùng từ chính xác, đặt câu gọn gàng, sinh động

Việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắclực cho nhau, cảm thụ tốt giúp việc đọc đúng, diễn cảm tốt Ngược lại đọc đúng, diễn cảmtốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc Học sinh đọc đúng, đọc thông thạo trên cơ

sở các em đã hiểu đúng câu thơ, câu văn thì mới thể hiện được cảm xúc tức là đã hiểutường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài

Phân môn luyện từ và câu giúp học sinh hiểu về các từ loại, các kiểu câu, các thànhphần của câu, các biện pháp nghệ thuật mà các nhà văn, nhà thơ sử dụng trong các tácphẩm nghệ thuật của mình, từ đó hiểu dụng ý của họ mà cảm nhận được nội dung bài mộtcách tường tận và sâu sắc

Phân môn tập làm văn đóng vai trò quan trọng và quyết định học sinh viết bài cảmthụ như thế nào, giúp học sinh đặt câu đủ ý, rõ ràng, khả năng diễn đạt tốt, có sức thuyết

Trang 4

phục, câu văn giàu hình ảnh, súc tích, dễ hiểu, lời văn trong sáng, tự nhiên, phù hợp với lứatuổi.

Hiện nay vấn đề dạy học giúp học sinh nâng cao khả năng cảm thụ văn học lớp 5trong nhà trường còn nhiều hạn chế Sự hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, một phần dovốn sống của học sinh còn ít, ngoài ra kiến thức về từ loại, các biện pháp nghệ thuật củacác em chưa được nâng cao Bản thân các em chưa tự sưu tầm và đọc các tác phẩm vănhọc để nâng cao sự hiểu biết của mình, từ đó chưa hiểu ý nghĩa giáo dục sâu sắc của cáctác phẩm nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, dụng ý của tác giả khi sử dụng cácbiện pháp nghệ thuật đó Đa số các giờ tập đọc diễn ra theo quy trình trong đó phần tìmhiểu bài chiếm khoảng 15 phút, không đủ để giáo viên giúp HS hiểu và cảm được nội dungbài một cách sâu sắc.Đó cũng là một vấn đề mà chúng ta cần phải suy nghĩ và trăn trở

Theo tôi việc dạy học giúp HS nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinhđặc biệt là học sinh giỏi lớp 5 vô cùng quan trọng, không chỉ giúp học sinh hiểu tường tậncái hay, cái đẹp trong những tác phẩm văn học mà còn bồi dưỡng tâm hồn cho các em Đâycũng là một trong những mục tiêu chính xây dựng đội tuyển mũi nhọn môn Tiếng Việt củanhà trường Là một giáo viên tâm huyết với nghề, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề" Một sốkinh nghiệm nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5 " để nghiêncứu và thực hiện

I.2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng dạy học cảm thụ văn học cho học sinhgiỏi lớp 5 từ đó tìm ra một số biện pháp để giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹpcủa các tác phẩm văn học trong chương trình tiểu học, bồi dưỡng tâm hồn thế hệ trẻ trongthời đại mới

I.3 Thời gian - địa điểm

I.3.1.Thời gian

xác định vấn đề cần nghiên cứu

Trang 5

I.3.2: Địa điểm: Ở trường Tiểu học Thị trấn Tiên Yên

I.3.3.Phạm vi đề tài

I.3.3.1.Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao khả

năng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp 5

I.3.3.2.Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:Khối 5- trường Tiểu học Thị trấn Tiên

Yên

I.3.3.3.Giới hạn về khách thể khảo sát : Học sinh giỏi khối 5 trường Tiểu học Thị

trấn Tiên Yên

I.4.Phương pháp nghiên cứu

1.Phương pháp nghiên cứu lí luận

2.Phương pháp tham khảo tài liệu

3.Phương pháp điều tra,khảo sát

Qua qua trình nghiên cứu tôi nhận thấy vấn đề " Nâng cao khả năng cảm thụ vănhọc cho học sinh giỏi "cũng được rất nhiều giáo viên nghiên cứu và thực hiện,song đây là

Trang 6

một vấn đề tương đối khó và trừu tượng.Chính vì vậy,mặc dù đã có không ít giáo viên trăntrở và mạnh dạn đưa ra môt số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn học chohọc sinh giỏi song bản thân tôi nhận thấy những biện pháp mà họ đưa ra vẫn còn chungchung,chưa cụ thể.Các biện pháp chưa rõ ràng, chưa mang tính khả thi.Số học sinh có nănglực cảm thụ các tác phẩm văn học còn ít.Trong SKKN chưa thể hiện rõ ràng những biệnpháp cần thực hiện để nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh đặc biệt với đốitượng học sinh giỏi.

II.1.2.Cơ sở lí luận

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội; vàchúng ta - đội ngũ những thầy, cô giáo là một trong những nhân tố quan trọng góp phầnxây dựng thành công sự nghiệp cao cả này, được xã hội giao phó một sứ mệnh lịch sử là:

“Trồng người”.Nền văn học của chúng ta thực sự là một kho tàng vô giá, được kết tinh từnhững giá trị của nghệ thuật của ngôn ngữ với óc sáng tạo của đội ngũ nhà văn, nhàthơ.Chương trình Tiếng Việt lớp 5 có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao cả về nộidung và nghệ thuật Nhiệm vụ của những thầy, cô giáo là giúp học sinh hiểu và cảm thụmột cách thấu đáo, sâu sắc nhất những tác phẩm văn học đó

Các bài văn, bài thơ trong phân môn Tập đọc ( Tiếng Việt 5) đã được gợi ý mộtcách cụ thể dưới hai hình thức:

1 Đọc - hiểu văn bản

2 Đọc - cảm thụ văn bản

Đọc - hiểu văn bản là trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học cảm thụ văn bản là nêu cảm nhận, cảm nghĩ về một bài văn hay bài thơ hoặc một khía cạnhnội dung mà tác phẩm văn học đó đề cập tới

Đọc-Học cảm thụ văn học khi tiếp cận một bài văn, bài thơ hay một trích đoạn, học sinhtrước hết phải đọc để hiểu văn bản, rồi trên cơ sở đó, phải nâng cao, mở rộng cảm thụ tácphẩm

Mỗi tác phẩm văn chương đích thực, tuy ở mức độ khác nhau, nhưng giá trị tưtưởng và giá trị nghệ thuật mới có thể chung đúc lại thành linh hồn của tác phẩm Nghĩa là

Trang 7

cái hay, cái đẹp, cái tốt của thơ văn Cảm thụ văn học là cái đích mà người đọc, người họchướng tới giá trị, linh hồn của tác phẩm.

CHƯƠNG 2: Nội dung của vấn đề nghiên cứu II.2.1 Thực trạng dạy học cảm thụ văn học của giáo viên khối 5 trường Tiểu học Thị Trấn Tiên Yên.

Qua đánh giá thực trạng dạy học cảm thụ văn học của các giáo viên khối 5 trườngTiểu học Thị trấn Tiên Yên ,tôi nhận thấy:

Trang 8

Giáo viên đều quan tâm đến hướng dẫn học sinh giỏi cảm nhận những nét đẹptrong nội dung, nghệ thuật của bài song thời gian dành cho việc hướng dẫn học sinh cảmthụ văn học không nhiều, đa số giáo viên dạy đúng quy trình của các phân môn, học sinhhiểu nội dung chính của các tác phẩm một cách đơn giản , chưa đi sâu khai thác về hoàncảnh ra đời, giá trị nghệ thuật của tác phẩm Hoặc giáo viên chỉ nêu qua mang tính chấtgiới thiệu, chưa phân tích một cách sâu sắc.Bởi nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến thờilượng của môn học khác Giáo viên cũng rất trăn trở về vấn đề này nhưng chưa có cáchgiải quyết tối ưu.

2.Đánh giá thực trạng học sinh giỏi khối 5 trường Tiểu học Thị Trấn

Khối 5 trường Tiểu học Thị Trấn có 36 học sinh giỏi trong đó học sinh nữ chiếm khoảng 75%

1 Thuận lợi:

- HS ngoan hiền, có ý thức cao trong học tập và rèn luyện đạo đức

- Trường lớp đảm bảo sạch đẹp, thoáng mát, đủ bàn ghế

- Các em nhận thức nhanh, tiếp thu bài tương đối tốt và đồng đều

- Đọc bài lưu loát, rõ ràng, chữ viết đẹp

- Một số em có năng khiếu về viết văn và cảm thụ văn học

- Đa số các em yêu thích môn "tập làm văn", thích đọc các tác phẩm văn học

-Nhà các em gần trường thuận tiện cho việc đi lại

- Đa số gia đình các em có điều kiện về kinh tế và quan tâm đến việc học tập và rènluyện của con em mình

2 Khó khăn:

- Kĩ năng dùng từ, đặt câu của một số em còn thiếu chính xác, câu văn khô khan:

Vi Tiến Đông, Đinh Văn Thuỵ, Hoàng Thanh Liêu

- Một số em có thái độ ngại ngần đối với việc "viết văn" và cảm thụ văn học

- Một số em chưa được bố mẹ quan tâm sâu sát

- Chữ viết của một số em nam còn chưa đẹp, các em ham học các môn tự nhiênhơn là cảm thụ văn học

Trang 9

- Vốn sống còn nhiều hạn chế, chưa tích cực đọc sách tham khảo về các tác phẩmvăn học.

Qua trao đổi với giáo viên khối 5, ngay từ đầu năm học, tôi đã nắm được năng lựccảm thụ văn học của 36 học sinh giỏi trong khối, cụ thể như sau:

NL cảm thụ văn học còn nhiều hạn chế

1 Phạm Trần Thuỷ Tiên 5A x

2 Nguyễn Thu Trang 5A x

16 Mai Trung Hiếu 5B x

17 Trần Quốc Phong 5B x

26 Phạm Hoàng Khánh Trinh 5C x

27 Nguyễn Minh Anh 5D x

28 Đinh Văn Thuỵ 5D x

29 Bùi Đức Luân 5D x

30 Hoàng Thanh Liêu 5D x

Trang 10

31 Lê Minh Thư 5D x

32 Nguyễn Thu Hà 5D x

33 Triệu Thị Ngoan 5D x

34 Phạm Diễm My 5D x

35 Lương Phương Anh 5D x

36 Đào Thị Thu Thuý 5D x

CHƯƠNG 3

Một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn học Cho học sinh giỏi lớp 5 trường Tiểu học Thị trấn Tiên Yên II.3.1 Các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi lớp

5 trường Tiểu học Thị trấn Tiên Yên

Biện pháp 1:Giúp HS tìm hiểu đề bài

Đề bài cảm thụ văn học rất đa dạng,có nhiều khía cạnh, có đề bài chỉ yêu cầu cảmthụ một đoạn trong tác phẩm, có đề bài yêu cầu nêu cảm nghĩ về nhân vật hay sự vật, sựviệc được nói tới trong tác phẩm

VD: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ" Bài ca về trái đất" của nhà thơ ĐịnhHải

Hoặc : Nhà thơ Nguyễn Duy ca ngợi cây tre trong bài" Tre Việt Nam" như sau:

Nòi tre đâu chịu mọc congChưa lên đã nhọn như chông lạ thườngLưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc tre nhường cho conHình ảnh cây tre trong đoạn thơ đã gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất gì tốt đẹp của con người Việt Nam?

Trang 11

Nếu xác định đề bài không đúng, học sinh dễ sa đà vào những vấn đề không trọng tâm, mỗi tác phẩm có nhiều khía cạnh, có nhiều vấn đề, việc xác định không đúng vấn đề chính sẽ khiến người viết như lạc vào khu rừng rậm, cũng là bài viết về tác phẩm đó nhưngkhông phải là vấn đề được đề cập tới trong đề bài

VD: Khi đọc bài thơ " Bầm ơi" của nhà thơ Tố Hữu Em suy nghĩ gì về hình ảnh người mẹ trong bài?

Vấn đề trọng tâm của đề bài là xoay quanh hình hình ảnh của người mẹ qua lời tâmtình của anh chiến sĩ Qua đó thể hiện tình cảm của anh đối với người mẹ yêu thương của mình Nếu không xác định đúng, học sinh có thế viết về cảm nghĩ của bản thân khi đọc bài thơ " Bầm ơi" hay lại sa đà vào những biện pháp nghệ thuật trong bài thơ

Chính vì vậy,tìm hiểu đề bài là một "khâu" rất quan trọng, xác định đúng đề bài, học sinh mới có cơ sở để viết bài cảm thụ một cách đúng hướng và trọng tâm, tránh lan man, dài dòng

Để tìm hiểu đề bài trước hết giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài 2-3 lượt, sau đó xác định những từ "chìa khoá" trong đề bài và gạch chân những từ đó

VD: Trong bài "Tuổi Ngựa", nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:

Tuổi con là tuổi NgựaNhưng mẹ ơi, đừng buồnDẫu cách núi cách rừngDẫu cách sông cách biểnCon tìm về với mẹNgựa con vẫn nhớ đườngHãy cho biết: Người con muốn nói với mẹ điều gì? Điều đó cho ta thấy tình cảm gìcủa người con đối với mẹ?

Sau khi đã xác định những từ ngữ quan trọng trong đề bài, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi" Đề bài yêu cầu gì?, ta dựa vào đâu để trả lời câu hỏi?", từ đó giúp học sinh hiểu yêu cầu trọng tâm của đề bài để có bài viết ngắn gọn, súc tích và đúng hướng, tránh sa đà vào những vấn đề khác

Biện pháp 2:Giúp HS tìm ý cho bài cảm thụ

Trang 12

- Sau khi tìm hiểu đề bài, GV hướng dẫn HS tìm ý cho bài viết.Cũng giống nhữngbài văn tả cảnh, tả người , bài văn cảm thụ cũng cần xây dựng một dàn ý thật chi tiết,cụthể, làm cơ sở cho một bài viết hoàn chỉnh.

- Từ dàn ý đó, học sinh phát triển thành bài viết có kết cấu rõ ràng, nội dung cụ thể,các câu văn có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm toát lên nội dung của đoạn viết đó

VD : Trong khổ thơ cuối trong bài thơ" Sang năm con lên bảy", người cha muốnkhuyên con điều gì?

Đối với đề bài trên, ta cần hướng dẫn học sinh tìm ý:

+ Sau khi giã từ tuổi thơ, người con sẽ lớn lên cùng với mái trường

+ Cuộc sống thật có nhiều vất vả, khó khăn

+ Người cha muốn khuyên con, bằng nghị lực của mình.người con sẽ tìm thấyhành phúc trong cuộc sống

Từ đó có thể phát triển thành đoạn viết"

VD: Sau khi từ giã tuổi ấu thơ, con sẽ lớn lên cùng mái trường, cùng trang sách,ngọn đèn " Bao điều bay đi mất- Chỉ còn trong đời thật" Cuộc đời có nhiều vất vả, khókhăn Hạnh phúc không thể cầu xin mà còn phải giành lấy bằng hai bàn tay của mình:

"Tiếng người nói với con Hạnh phúc khó khăn hơn Mọi điều con đã thấy Nhưng là con giành lấy Từ hai bàn tay con"

"Tiếng người" là bài học cuộc sống, bài học cuộc đời Hai bàn tay con là tri thức, lao động sáng tạo Lời cha nói với con thơ là bài học vô cùng sâu sắc Có điều, nhà thơ Vũ Đình Minh dùng lời thơ giản dị, dể hiểu để diễn đạt lời cha dạy con Lời thơ như dòng nước mát thấm sâu vào tâm hồn con thơ với niềm hi vọng dạt dào của người cha mong cho con trưởng thành và luôn luôn hạnh phúc

Biện pháp 3: Hướng dẫn HS cảm thụ văn học thông qua nội dung, ý nghĩa của tác phẩm

Trang 13

Mỗi bài văn, bài thơ hay đoạn, câu văn, thơ đều mang một nội dung, ý nghĩa., Việckhai thác nội dung của nó giúp học sinh cảm nhận được nét tinh tế, và giá trị nghệ thuật màtác giả đã nhắn gửi vào.

1 Một số ví dụ minh họa

Ví dụ 1:Trong bài thơ Dừa ơi(SGK- TV5/2) nhà thơ Lê Anh Xuân có viết :

“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ dừa bám sâu vào lòng đấtNhư dân làng bám chặt quê hương.”

En hãy cho biết : hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những điều gì đẹp đẽ

về người dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ

-Học sinh phải trả lời được các câu hỏi

- Từ ngữ hình ảnh nào miêu tả cây dừa

( dáng, lá, rể) ?

- Hình ảnh so sánh trong đoạn thơ ?

+ Dáng : đứng hiên ngang

+ Lá : rất mực dịu dàng

+ Rễ : bám sâu vào lòng đất

+ Rễ dừa bán sâu vào lòng đất ( như) dân làng bám chặt quyê hương.

- Nêu được những điều tốt đẹp về người dân miền Nam trong những năm khángchiến chống Mỹ( qua hình ảnh cây dừa)

+Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao

vút có ý ca ngợi những phẩm chất gì

của con người miện Nam trong kháng

chiến chống Mỹ?

+ Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Ca ngợi những phẩm chất gì của con

+Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường,

anh dũng, hiêng ngang, tự hào trongchiến đấu

+ Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Ca ngợi phẩm chất trong sáng, thủy

Trang 14

người miền Nam trong kháng chiến

chống Mỹ ?

+ Câu Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

-Như dân làng bám chặc quê hương Ý

nói phẩm chất gì của con người miền

Nam trong kháng chiến chống Mỹ ?

chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộcsống

+ Câu Rễ dừa bám sâu vào lòng đất Như dân làng bám chặc quê hương

-Ý nói phẩm chất kiên cường bám trụgiữ đất, giữ làng, gắn bó chặt chẽ vớimãnh đất quê hương miền Nam

*Cảm nhận được :

+Cây dừa là hình tượng của con người miền Nam

+Rể, thân ,lá, dáng vóc của dừa qua ngòi bút miêu tả của tác giả trở thành phẩm

chất cao đẹp của con người miền Nam

Ví dụ 2 : Trong bài Vàm Cỏ Đông (SGK-TV3/1) nhà thơ Hoài Vũ có viết :

« Đây con sông như dòng sữa mẹNước về xanh ruộng lúa, vườn cây

Và ăm ắp như lòng người mẹChở tình thương trang trải đêm ngày. »Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hươngnhư thế nào ?

- Học sinh phải trả lời được các câu hỏi

- Biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ là

- Học sinh nêu được :

+ Hai dòng thơ đầu ý gợi tả gì ?

( Gọi ý : Vì sao được ví như dòng sữa mẹ)

+ Hai dòng thơ đầu : Ý nói dòng sôngquê hương đưa nước về làm cho ruộng

Trang 15

+ Hai dòng tiếp theo ý nói gì ?

( Gợi ý : Tấm lòng người mẹ luôn đầy ăm

ắp những gì ?)

lúa, vườn cây thêm xanh tươi, đầy sứcsống Vì vậy, nó được ví như dòng sữa

mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn

+ Hai dòng tiếp theo : Nước dòng sôngđầy ăm ắp như tấm lòng người mẹtràng đầy tình thương yêu, luôn sẵnsàng chia sẻ ( trang trải đêm ngày) chonhững đứa con, cho cả mọi người

*Cảm nhận được :

Dòng sông quê hương luôn mang một vẽ đẹp hiền hòa và đầy ắp những kỉ

niệm của mỗi con người

Những vẽ đẹp đầy ăm ắp tình người, làm cho chúng ta càng thêm yêu quý và

gắn bó với dòng sông quê hương

Ví dụ 3 : Trong bài Nghe thầy đọc thơ (sách TV4/1) nhà thơ Trần Đăng Khoa có

viết :

« Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thở động tàu dừa… »

Theo em, cuộc sống xung quanh đã gợi lên như thế nào trong tâm trí của cậu họcsinh khi nghe thầy đọc thơ

Học sinh trả lời được các ý sau :

+ Biên pháp nghệ thuât được sử dụng

trong đoạn thơ trên là gì ?

+ Nghệ thuật nhân hóa và cách gieovần

Trang 16

+ Các từ nào thể hiện nghệ thuật ?

+ Tìm hình ảnh, âm thanh trong cuộc

sống xung quanh đã gợi lên trong tâm

trí cậu học trò ?

+ Nhân hóa : thở Cách gieo vần : ngày-cây ; nhà-xa ; xa-

Tiếng ru à ơi của người bà ru cháu trong những năm tháng cậu học trò còn thơ bé

Tiếng tàu dừa trở mình dưới ánh trăng khuya

- Cảm nhận được :

+ Với những lời thơ của thầy đọc, cảnh vật xung quanh muôn màu, muôn âm sắc

tươi sáng đã hiện ra trong tâm trí của cậu học trò

+ Cuộc sống được gợi lên, gợi ra có sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại

Ví dụ 4 : Trong bài thơ Bóc lịch (SGK- TV2/1), nhà thơ Bế Kiến Quốc có đoạn

viết :

« Ngày hôm qua ở lạiTrong vở hồng của conCon học hành chăm chỉ

Là ngày mai vẫn còn… »Theo em, qua đoạn thơ trên nhà thơ muốn nói với các em điều gì ?

- Học sinh xác định được :

Trang 17

- Em hiểu thế nào là trang vở hồng ?

- Cái động lại trên trang vở hồng là

những gì ?

- Hiểu như thế nào về hai dòng thơ

Con học tập chăm chỉ

Là ngày mai vẫn còn…

( Gợi ý :Kết quả của học tập chăm chỉ là

cái gì ?Là ngày mai vẫn còn nghĩa là thế

nào ?)

+ Trang vở hồng là trang vở đẹp đẽnhất của tuổi thơ

+ Cái động lại trên trang vở hồng lànhững thành tích tốt đẹp đã đạt đượccủa các em trong học tập

+ Kết quả của sự chăm chỉ học tập củangày hôm qua như( điểm giỏi, nhữnglời khen của thầy cô…) được thể hiệnrõ trên trang vở hồng đẹp đẽ của tuổithơ ; nó sẽ được lưu giữ lại mãi mãicùng với thời gian.Vì vậy có thể nóingày hôm qua cũng không thể nào bịmất đi

Cảm nhận được :

+ Sự liên kết giữa : Ngày hôm qua là thì quá khứ, ngày mai là thì tương lai

+ Hiểu được ý nghĩa : Khuyên mỗi một học sinh cần phải cố gắng chăm chỉ học

hành để ngày mai, tương lai của các em càng thêm tươi sáng và đẹp đẽ hơn

Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh giỏi Tiếng Việt theo biện pháp Cảm thụ văn học thông qua tìm hiểu nội dung, ý nghĩa Thực chất chính là hình thức tìm hiểu nội

dung khi dạy tập đọc Song trong việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm Chúng takhông chỉ dừng lại ở mức tái hiện những kiến thức có trong tác phẩm mà dựa trên nhữngvấn đề mà học sinh đã phát hiện được như :(các biện pháp nghệ thuật, các ngữ liệu thể hiệnbiện pháp nghệ thuật… )để định hướng cho học sinh cảm nhận được giá trị nghệ thuật củatác phẩm Chính cái đó mới là cảm thụ văn học

Vì vậy trong giảng dạy phân môn tập đọc người giáo viên cần lưu ý một số điểmsau :

+ Để học sinh có được kỷ năng cảm thụ văn học tốt Ngay từ khi các em được họctập đọc thì người giáo viên phải cho các em nghe được những lời đọc hay Để có được điều

Ngày đăng: 10/08/2015, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w