Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
196,5 KB
Nội dung
2qPHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT MÔ HÌNH TRỒNG CÂY ỔI ĐÀI LOAN TẠI XÃ TRƯỜNG HÀ, HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG NĂM 2013 1. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước thì đời sống của người dân cũng dần được nâng cao. Mặt khác dân số không ngừng tăng lên từng ngày dẫn đến nhu cầu sử dụng các sản phẩm cũng tăng lên. Trong đó không thể không kể đến các sản phẩm của ngành nông nghiệp và các loại quả tươi là một trong những mặt hàng thiết yếu. Quả tươi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá cho con người mà các sản phẩm khác không thể thay thế được. Bên cạnh đó nó còn là mặt hàng nông sản độc đáo và quan trọng trong xuất khẩu nông sản của nhiều nước trên thế giới. Trong cơ chế thị trường và đứng trước xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, vấn đề đặt ra với bất kỳ ngành sản xuất nào cũng phải phát huy được tối đa các lợi thế về tự nhiên để sản xuất ra các mặt hàng mang tính đặc sản có giá trị cao, sức cạnh tranh mạnh, nhất là các cây thế mạnh. Để mở rộng quy mô sản xuất thúc đẩy sự phát triển quốc kế dân sinh phục vụ phát triển kinh tế xã hội, làm giầu cho đất nước. Trong những năm gần đây diện tích trồng cây Ổi đài loan ở nước ta ngày càng được mở rộng. Việc phát triển cây Ổi đài loan đã được xem như là một giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương trong cả nước. Thực hiện chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như phát huy tiềm năng về điều kiện tự nhiên của địa phương. Huyện Hà Quảng nói chung và xã Trường Hà nói riêng, trong những năm gần đây đã cải tạo, quy hoạch, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện của địa phương và nhu cầu của thị trường vào sản xuất; kêu gọi đầu tư, khuyến khích nông dân chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự phát kém hiệu quả sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn theo theo tập trung để phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Hiện nay trên địa bàn của xã diện tích đất vườn tạp, đất manh mún, đất chưa sử dụng còn nhiều (Toàn xã hiện còn 55,52 ha, chiếm 1,89% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 5,47 ha, chiếm 9,85% diện tích đất chưa sử dụng có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; 9,77 ha đất đồi núi chưa sử dụng, chiếm 13,74% và 40,28 ha núi đá không có rừng cây chiếm 72,55%). Đời sống của bà con trong xã nhìn chung con gặp nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, vẫn còn tồn tại những kinh nghiệm sản xuất lạc hậu. Bên cạnh đó thì người nông dân vẫn chưa biết cách lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương và nhu cầu của thị trường vào sản xuất, do vậy hiệu quả sử dụng đất thấp. Qua điều tra, khảo sát thực tế cho thấy với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại xã Trường Hà, huyện Hà Quảng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Ổi đài loan; yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất Ổi đài loan phù hợp với khả năng tiếp nhận của người nông dân tại địa phương. Ổi đài loan (Psidium guajava) là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và phù hợp với nhiều loại đất khác nhau, ra quả quanh năm. Cây lúc nào cũng vừa có hoa, vừa có quả non và quả đang cho thu hoạch nên sẽ mang lại thu hoạch đều đặn. Quả Ổi đài loan ăn giòn, vị ngọt đậm, hình thức quả đẹp nên dễ được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra trong quả Ổi chứa rất nhiều vitamin A và C có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Thời gian thu hoạch quả Ổi kéo dài, chi phí bảo quản thấp, giá Ổi trái vụ cao hơn hẳn so với thời điểm chính vụ Để tận dụng đất đai vườn tạp, chuyển đổi đất đồi kém hiệu quả sang trồng Ổi đài loan giúp tăng hiệu quả sử dụng đất và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân là hết sức cần thiết. 2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và nhân lực của xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao bằng 2.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Xã Trường Hà là xã vùng 2 biên giới của huyện Hà Quảng, cách trung tâm huyện Hà Quảng 9 km về phía Tây Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 2.945,29 ha. Có vị trí giáp ranh như sau: + Phía Bắc giáp xã nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. + Phía Đông giáp xã Kéo Yên. + Phía Nam giáp xã Xuân Hoà, xã Nà Sác. + Phía Tây giáp xã Nà Sác. 2.1.2. Địa hình Xã có địa hình phức tạp, độ cao từ 250m đến 950m so với mực nước biển, bao gồm hai dạng địa hình chính: - Địa hình đồi núi thấp và trung bình có độ cao từ 250m đến 500m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được nhân dân canh tác cây hàng năm (lúa nước, nương rẫy). - Địa hình núi cao có độ cao từ 500m đến 950m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được khoanh nuôi bảo vệ rừng đặc dụng và và khoanh nuôi tái sinh rừng. 2.1.3. Khí hậu, thuỷ văn - Khí hậu Xã Trường Hà nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới của huyện với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10. - Nhiệt độ cao và khá ổn định trung bình trong năm khoảng 22,4 0 C. - Tổng lượng mưa trung bình khoảng 1.800mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 với lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chiếm 20% tổng lượng mưa. Độ ẩm trung bình là 84%. - Thủy văn Xã Trường Hà có con suối Lê Nin chảy qua với lưu lượng nước tương đối lớn vào mùa mưa, ngoài ra còn nhiều con suối, khe suối nhỏ khác (suối Khuổi Hoong, Bản Hoàng ) đều chảy về suối Lê Nin, do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao với độ dốc chênh lệch đã tạo ra các khe suối nhỏ và ngắn, mùa khô thì cạn kiệt, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, đổ vào con suối Lê Nin đã tạo ra cho lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn, vì vậy thường xảy ra những cơn lũ cục bộ làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã. 2.2. Tài nguyên 2.2.1. Đất đai * Đất sản xuất nông nghiệp Hiện nay đất sản xuất nông nghiệp toàn xã có 232,75 ha, chiếm 8,42% diện tích nhóm đất nông nghiệp. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/hộ sản xuất nông nghiệp là 0,58 ha. Trong cơ cấu diện tích đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm với 227,8 ha, chiếm 97,87% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; còn lại là đất trồng cây lâu năm 4,95 ha, chiếm 2,13%. a) Đất trồng cây hàng năm: - Đất trồng lúa: Năm 2010 toàn xã có 144,14 ha đất trồng lúa, chiếm 63,27% diện tích đất trồng cây hàng năm. - Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 3,35 ha, chiếm 1,47% diện tích đất trồng cây hàng năm. - Đất trồng cây hàng năm khác: 80,31 ha, chiếm 35,25% diện tích đất trồng trồng cây hàng năm. Trong đó có 100% là đất bằng trồng cây hàng năm khác, trên diện tích đất này chủ yếu được trồng các loại cây như: Ngô, đậu tương, lạc, thuốc lá, b) Đất trồng cây lâu năm: Diện tích đất trồng cây lâu năm của xã có 4,95 ha, chiếm 2,13% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trên diện tích này trồng các loại cây ăn quả trong vườn các hộ gia đình. * Đất giao thông: có diện tích 12,05 ha, chiếm 16,5% diện tích đất sử dụng vào mục đích công cộng. Những năm tới rất cần sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp các ngành để phát triển hệ thống giao thông được hoàn thiện hơn, đặc biệt là các tuyến đường đến các xóm, có như vậy mới tạo đà cho kinh tế - xã hội của xã phát triển một cách toàn diện. * Đất thủy lợi: Diện tích 3,79 ha, chiếm 5,19% diện tích đất có mục đích công cộng, được sử dụng để xây dựng đập nước, kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân trong xã * Nhóm đất chưa sử dụng: Toàn xã hiện còn 55,52 ha, chiếm 1,89% tổng diện tích tự nhiên, trong đó: Đất bằng chưa sử dụng là 5,47 ha, chiếm 9,85% diện tích đất chưa sử dụng có thể sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp; 9,77 ha đất đồi núi chưa sử dụng, chiếm 13,74% và 40,28 ha núi đá không có rừng cây chiếm 72,55%. 2.2.2. Mặt nước - Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu giữ trong các ao, ruộng và hệ thống sông, suối. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch. 2.3. Nhân lực Theo số liệu thống kê năm 2010 dân số của xã có 1.568 nhân khẩu với 402 hộ, bình quân nhân khẩu toàn xã có 4 người/ hộ. Mật độ dân số bình quân toàn xã là 53 người/km 2 . Toàn xã là 738 lao động, chiếm 47% dân số, trong đó: Lao động nông nghiệp 635 người (chiếm 86%). Chất lượng lao động còn thấp chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo, tỷ lệ lao động được đào tạo có kỹ thuật còn rất thấp, lao động phi nông nghiệp 103 người (chiếm 14%), trong đó chủ yếu là cán bộ viên chức của xã, giáo viên, cán bộ ban quản lý khu di tích Pác Pó và một số hộ kinh doanh. Nhìn chung lực lượng lao động trong xã là khá trẻ (84% ở lứa tuổi từ 18-45). 3. Những căn cứ để xây dựng phương án - Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; - Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; - Quyết định số 193/2006/QĐ.TTg ngày 248/2006 về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến 2015; - Quyết định số 2/2008/QĐ.TTg ngày 5/02/2008 về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010; - Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và nhu cầu của thị trường. 4. Nội dung của phương án 4.1. Tên mô hình: Xây dựng phương án sản xuất mô hình trồng cây Ổi đài loan tại xã Trường Hà huyện Hà Quảng năm 2013. 4.2. Mục tiêu xây dựng mô hình - Mục tiêu trước mắt: Xây dựng thành công mô hình trồng cây Ổi đài loan tại xã Trường Hà; chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh và chăm sóc cây Ổi đài loan; đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Ổi đài loan, làm cơ sở vận động tuyên truyền cho người nông dân mở rộng vùng sản xuất. - Mục tiêu lâu dài: Giúp người nông dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi đất đồi núi kém hiệu quả sang trồng cây Ổi đài loan, đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người nông dân. 4.3. Lựa chọn hộ nông dân tham gia mô hình - Tổ chức họp thôn bản triển khai cơ chế hỗ trợ của dự án, chọn hộ, chọn điểm xây dựng mô hình. - Lựa chọn các hộ tham gia mô hình trên cơ sở đảm bảo các tiêu chí: đất đai phù hợp với yêu cầu của cây Ổi đài loan, có lao động và tự nguyện tham gia mô hình. 4.4. Qui mô của mô hình - Mật độ trồng: 900 cây/ha - Quy mô: 1 ha - Chủng loại giống: Sử dụng giống cây Ổi đài loan, cây giống đạt tiêu chuẩn xuất vườn, đảm bảo không sâu bệnh, cây khỏe mạnh. 4.5. Địa điểm thực hiện mô hình Địa điểm thực hiện mô hình: tại xã Trường Hà 4.6. Tiến độ thực hiện dự án TT Nội dung thực hiện Thời gian thực hiện 1 Họp thôn, triển khai kế hoạch thực hiện mô hình 2 Chọn điểm, chọn hộ 3 Tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình 4 Chuẩn bị đất trồng 5 Hỗ trợ cây giống 6 Chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây 7 Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá 4.7. Dự toán thực hiện mô hình - Tổng kinh phí thực hiện mô hình trong 3 năm: 110.666.400 đồng Trong đó: - Dự án hỗ trợ 100% cây giống và phân bón, thuốc BVTV, khoán chuyên môn + chi phí tập huấn. - Nhân dân đóng góp: Công lao động 4.8. Quy trình kỹ thuật áp dụng 4.8.1. Thời vụ Có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào mùa xuân tháng 2 - 3 hoặc khi trời có mưa, đất đủ ẩm 4.8.2. Mật độ - khoảng cách - Mật độ là 900 cây/ha, khoảng cách là 3.3 x 3.3m 4.8.3. Làm đất ,bón lót và trồng cây * Làm đất: Đào hố 60 x 60 x 60cm hoặc 80 x 80 x 80cm * Bón lót: - 5 kg phân chuồng hoai mục + 1kg Supe lân + 100g đạm ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK/ hố - Dùng quốc trộn đều phân với đất, lấp gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra * Trồng cây: - Khi thời tiết thuận lợi như trời râm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây - Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu ( chú ý không để vỡ bầu), đặt cây vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt. - Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. 4.8.4. Chăm sóc sau trồng * Tưới nước và ủ gốc: - Sau trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng gió bão nên cắm cọc, buộc dây để cây không bị lay gốc khi cây còn nhỏ. - Khi cây lên cao 60 – 80cm thì bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên - Hàng năm cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh. Nên tỉa vào thời gian sau vụ thu hoạch quả vào ngày nắng. * Bón phân hàng năm: - Năm đầu bón 4 lần, mỗi lần 0,1 – 0,2 kg NPK (12 – 5 – 10)/ cây, bắt đầu từ sau khi trồng 1 tháng. - Khi cây mang trái bón NPK (12 – 5 – 10) bón mỗi tháng 0,1 – 0,3kg/ cây đến khi quả bắt đầu chín. Cách bón: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu tán, xới nhẹ đất và tưới nước. * Phòng trừ sâu bệnh: - Không được tưới phân tươi, nước đã bị ô nhiễm cho cây để chống các bệnh chết cây, khi xuất hiện bọ nẹt, rệp, sâu ăn lá, dòi đục quả thì phun Sherpa 0,2 – 0,3%, Trebon 0,2% hoặc bẫy bả sinh học như Vizubon… - Phòng bệnh sương mai, đốm quả thì phun Ridomil 0,2%, Anvil 0,2%. Có thể phòng bệnh hại và làm cho màu sắc quả đẹp bằng cách bao quả bằng túi Polyetylen hoặc các vật liệu khác. * Thu hoạch: Khi quả to đẫy , màu xanh chuyển sang sáng thì thu hoạch, nên thu vào buổi sáng. Trước khi thu 10 – 15 ngày không nên phun thuốc BVTV * Chi phí trồng Ổi đài loan năm thứ 1: TT Hạng mục ĐVT Số Đơn Thành tiền(đ) Tổng số Dự án đầu tư Nhân dân đóng góp I Giống Cây 900 25.000 22.500.00 0 22.500.000 II Phân bón Kg 17.240.00 0 17.240.000 1 NPK(12-5-10) Kg 720 15.000 10.800.00 0 2 Phân chuồng Tấn 5 500.000 2.500.000 3 Vôi bột Kg 600 5.400 3.240.000 4 Thuốc BVTV Đồng/ha 1 700.000 700.000 5 Công lao động Công Góp công III Thuê khoán chuyên môn Tháng 7 840.000 5.880.000 5.880.000 IV Tập huấn kỹ thuật 1.985.000 1.985.000 1 Tiền ăn Người 30 30.000 900.000 2 Nước uống Người 30 7.000 210.000 3 Hỗ trợ thêm cho người tham gia đào tạo Người 30 10.000 300.000 4 Biên soạn tài liệu Trang 10 15.000 150.000 5 Phô tô tài liệu Trang 300 500 150.000 6 Trang trí khánh tiết Lần 1 100.00 0 100.000 7 Giảng viên Giờ 7 25.000 175.000 Tổng chi phí I+II+III+IV 47.605.00 0 47.605.000 Chi phí quản lý dự án: 4% 1.904.200 1.904.200 Tổng kinh phí hỗ trợ năm thứ 1 49.509.200 49.509.200 * Chi phí trồng Ổi đài loan năm thứ 2: TT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền(đ) Tổng số Dự án đầu tư Nhân dân đóng góp Phân bón Kg 25.320.000 25.320.000 1 NPK(12-5-10) Kg 1080 15.000 16.200.000 2 Phân chuồng Tấn 8 500.000 4.000.000 3 Vôi bột Kg 800 5.400 4.320.000 4 Thuốc BVTV Đồng/ha 1 800.000 800.000 5 Công lao động Công Góp công Tổng chi phí 25.320.000 25.320.000 Chi phí quản lý mô hình: 4% 1.012.800 1.012.800 Tổng kinh phí hỗ trợ năm thứ 2 26.332.800 26.332.800 * Chi phí trồng Ổi đài loan năm thứ 3: TT Hạng mục ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền(đ) Tổng số Dự án đầu tư Nhân dân đóng góp I Phân bón Kg 31.720.000 31.720.000 1 NPK(12-5-10) Kg 1440 15.000 21.600.000 2 Phân chuồng Tấn 10 500.000 5.000.000 3 Vôi bột 800 5.400 4.320.000 4 Thuốc BVTV Đồng/ha 1 800.000 800.000 5 Công lao động Công Góp công II Tổng kết 1.765.000 1.765.000 1 Tiền ăn Người 30 30.000 900.000 2 Nước uống Người 30 7.000 210.000 3 Hỗ trợ thêm cho người Người 30 10.000 300.000 [...]... trồng cây Ổi bắt đầu cho thu hoạch quả * Năng suất trung bình năm 2 đạt 15kg /cây/ năm + Giá bán : 15.000 đồng/kg + Giá trị 1 ha Ổi đài loan: 900 cây x 15 kg /cây x 15.000 = 202.500.000 đồng * Năng suất trung bình năm 3 đạt 20kg /cây/ năm + Giá bán: 15.000 đồng/kg + Giá trị 1ha Ổi đài loan: 900 cây x 20kg /cây x 15.000 đồng/kg = 270.000.000 đồng * Năng suất trung bình năm 4 đạt 25kg /cây/ năm + Giá bán : 15.000... sóc, bảo vệ cây sau khi trồng 6.3 Hộ nông dân tham gia mô hình - Tuyệt đối tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trồng cây Ổi đài loan do cán bộ chỉ đạo hướng dẫn từ khâu làm đất, bón phân, trồng và chăm sóc cây - Tiếp nhận cây giống kịp thời, chăm sóc, bảo vệ tốt cây giống sau khi trồng 7 Kết luận, kiến nghị 7.1 Kết luận Phương án xây dựng mô hình trồng cây Ổi đài loan tại xã Trường Hà là phương án khả thi;... nâng cao hiệu quả sử dụng đất - Quả Ổi đài loan được xem như là 1 loại trái cây bổ dưỡng thích hợp với nhiều lứa tuổi người tiêu dùng Trong quả Ổi chứa 200 – 792 IU vitamin A, 100 – 500mg Vitamin C, chất béo 0,1 – 0,59mg, chất đạm 0,9 – 1,09, Ca 9,1 – 17mg, Fe 0,30 – 0,70mg rất tốt cho sức khỏe con người nên nhu cầu thị trường đối với sản phẩm quả Ổi đài loan ngày càng cao - Sau khoảng 1 năm trồng cây. .. hiện và thanh quyết toán nguồn vốn đầu tư 6.2 Ban điều phối dự án xã - Lựa chọn các thôn bản có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây Ổi đài loan; phối hợp với Ban điều phối huyện tổ chức họp thôn bản, lựa chọn hộ nông dân tham gia mô hình - Phối hợp với cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức triển khai tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc; cùng cán bộ kỹ thuật kiểm tra,... bán : 15.000 đồng/kg + Giá trị 1 ha Ổi đài loan: 900 cây x 25kg /cây x 15.000 đồng/kg = 337.500.000 đồng 5.2 Hiệu quả xã hội Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân góp phần đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện 6 Tổ chức thực hiện: 6.1 Ban điều phối dự án huyện - Phối hợp với UBND các xã trong vùng dự án, tổ chức họp thôn bản, lựa chọn... 150.000 6 Trang 1 100.000 100.000 trí khánh tiết Tổng chi phí I + II Lần Chi phí quản lý mô hình: 4% Tổng kinh phí hỗ trợ năm thứ 3 Tổng kinh phí hỗ trợ cho mô hình trong 3 năm 33.485.000 33.485.000 1.339.400 1.339.400 34.824.400 34.824.400 110.666.400 110.666.400 5 Hiệu quả đầu tư: 5.1 Hiệu quả kinh tế - Ổi đài loan là cây ăn quả nhiệt đới, có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh và có khả năng chịu... loan tại xã Trường Hà là phương án khả thi; việc thực hiện tốt mô hình gióp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thu nhập cho các hộ nông dân, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp 7.2 Kiến nghị - Đề nghị UBND huyện và các ngành quản lý chức năng của huyện xem xét, phê duyệt phương án làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện./ Nơi nhận: - TT: Huyện ủy; - UBND huyện; - Lưu BĐP . công mô hình trồng cây Ổi đài loan tại xã Trường Hà; chuyển giao kỹ thuật trồng thâm canh và chăm sóc cây Ổi đài loan; đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Ổi đài loan, làm cơ sở vận động tuyên. trưởng và phát triển của cây Ổi đài loan; yêu cầu kỹ thuật trong sản xuất Ổi đài loan phù hợp với khả năng tiếp nhận của người nông dân tại địa phương. Ổi đài loan (Psidium guajava) là cây. diện tích trồng cây Ổi đài loan ở nước ta ngày càng được mở rộng. Việc phát triển cây Ổi đài loan đã được xem như là một giải pháp trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương trong cả