Khái niệm Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm để đáp ứng được nhu cầu sinh tồn của con người Tổ chức lao độ
Trang 1CHƯƠNG 6:
LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG
DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
KINH TẾ XÂY DỰNG
Trang 26.1 Lao động và tổ chức lao động
6.1.1 Khái niệm
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm để đáp ứng được nhu cầu sinh tồn của con người
Tổ chức lao động trong xây dựng là những tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
là người lao động và tập thể người lao động
Trang 36.1.2 Tổ chức lao động khoa học
1 Khái niệm:
Tổ chức lao động khoa học là kiểu tổ chức sản xuất đảm bảo cho năng suất lao động cao với chi phí ít nhất
Tổ chức lao động được gọi là khoa học chỉ khi nó được dựa trên việc áp dụng những thành tựu khoa học
và kinh nghiệm sản xuất tiên tiến
Nhờ có tổ chức lao động khoa học mà có thể sử dụng hợp lý nhất lực lượng lao động và công cụ lao động, cho phép người lao động sản xuất được nhiều sản phẩm hơn mà chi phí ít hơn
Trang 46.1.2 Tổ chức lao động khoa học
2 Nội dung của tổ chức lao động khoa học trong xây dựng
Hình thức tổ chức các đội và công nhân trong sản xuất
Tổ chức quá trình lao động và nơi làm việc
Xác định thành phần hợp lý trong các tổ đội chuyên nghiệp
Xác định số công nhân phục vụ máy móc thiết bị
Trang 56.2 Năng suất lao động trong xây dựng
6.2.1 Khái niệm năng suất lao động
Năng suất lao động là mức hiệu quả đạt được của hoạt động sản xuất có ý thức của một người trong một đơn vị thời gian Trình độ năng suất lao động được đo bằng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian hay là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn
vị sản phẩm hợp quy cách chất lượng.
Cần phân biệt năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội:
Trang 66.2 Năng suất lao động trong xây dựng
6.2.2 Phương pháp xác định năng suất lao động
Phương pháp xác định năng suất theo hiện vật Xác định năng suất lao động theo lượng sản phẩm
Xác định năng suất lao động theo thời gian lao động
Phương pháp xác định năng suất theo giá trị.
Trang 76.2 Năng suất lao động trong xây dựng
Năng suất lao động tính bằng hiện vật:
W=
Năng suất lao động tính bằng hao phí lao động W = Năng suất lao động tính bằng giá trị: W=
Q: khối lượng của một đơn vị sản phẩm.
P: giá trị của một đơn vị sản phẩm.
T: Thời gian hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm
Trang 8
6.2 Năng suất lao động trong xây dựng
6.2.3 Tăng năng suất lao động
Tăng NSLĐ là chỉ tiêu chất lượng dùng để phản ánh hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, thể hiện qua sự tiết kiệm lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
Tăng NSLĐ thường được xác định qua số tuyệt đối và tương đối (mức tăng NSLĐ)
Trang 96.2 Năng suất lao động trong xây dựng
6.2.4 Hiệu quả kinh tế của tăng năng suất lao động
Rút ngắn thời gian xây dựng.
Tăng khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ
Giảm số lượng lao động xây lắp
Giảm thời gian lao động
Nhịp tang năng suất lao động lớn hơn nhịp tăng lương
Tăng thu nhập cho người lao động
Nhanh thu hồi vốn
Trang 106.2 Năng suất lao động trong xây dựng
6.2.5 Nhân tố ảnh hưởng tăng năng suất lao động
- Các nhân tố về điều kiện tự nhiên: thời tiết, khí hậu môi
trường
- Chất lượng của công tác cung ứng vật tư – kỹ thuật : sự
đảm bảo tính đồng bộ về số lượng, chủng loại, chất lượng và thời gian
- Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trên công trường và ở doanh nghiệp
- Trình độ trang thiết bị công nghệ, phương pháp công nghệ cũng như trang thiết bị dùng cho quản lý của doanh nghiệp
- Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của công nhân và cán
Trang 116.2 Năng suất lao động trong xây dựng
6.2.6 Biện pháp tăng năng suất lao động
Nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất các phương pháp tổ chức sản xuất và công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, vật liệu và kết cấu mới, hiệu quả…
Thường xuyên cải tiến tổ chức quản lý như cải cải tiến bộ máy, hoàn thiện các cơ chế và chính sách kinh tế nội bộ doanh nghiệp, áp dụng các hình thức khoán phù hợp…
Tăng cường công tác quản lý lao động, thường xuyên bồi dưỡng
nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn và nghề nghiệp cho cán bộ và công nhân, áp dụng cơ chế khuyến khích động viên khen thưởng và
kỷ luật nội bộ doanh nghiệp làm động lực nâng cao NSLĐ cũng như trách nhiệm vật chất của người lao động
Triệt để lợi dụng các điều kiện thuận lợi cũng như hạn chế tối đa tác hại của thiên nhiên để nâng cao NSLĐ
Trang 126.3 Tiền lương trong doanh nghiệp
6.3.1 Khái niệm tiền lương
Có nhiều khái niệm về tiền lương theo các quan điểm khác nhau : Tiền lương là một bộ phận của thu nhập quốc dân được nhà nước trả cho người lao động căn cứ vào số lượng và chất
lượng lao động mà người đó đã cống hiến cho xã hội.
Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được sau một khoảng thời gian làm việc cho doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động và kết quả sản xuất – kinh doanh của đơn vị.
Trong nền kinh tế thị trường : Tiền lương là giá cả của sức lao
Trang 136.3 Tiền lương trong doanh nghiệp
6.3.1 Bản chất tiền lương
Về mặt kinh tế : Tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao động đã cung cấp cho người
sử dụng lao động.
Về mặt xã hội : Tiền lương là một khoản thu nhập của người lao động để bù đắp các nhu cầu tối thiểu
của người lao động ở một thời điểm kinh tế - xã hội nhất định.
Khoản tiền đó phải được thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp có tính mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành
Trang 146.3 Tiền lương trong doanh nghiệp
6.3.1 Ý nghĩa tiền lương
Tiền lương là một trong những công cụ quan trọng nhất
để quán lý kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, kích thích nâng cao năng suất lao động và ý thức phấn đấu của người lao động.
Tiền lương là công cụ để đánh giá chất lượng, số lượng lao động, trình độ nghề và phân phối lợi ích một cách hợp lý.
Chế độ tiền lương hợp lý có tác dụng to lớn trong việc
thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội Tiền lương phải đáp
Trang 156.3 Tiền lương trong doanh nghiệp
6.3.1 Nguyên tắc xác định tiền lương
Mức lương phải được xác định theo nguyên tắc phân phối theo lao
động, kết hợp với các khoản phúc lợi xã hội;
Mức lương phải phù hợp với nhu cầu và mức sống của người lao động,
và phải không nhỏ hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định;
Mức lương phải phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước, với khả năng tích lũy của ngân sách nhà nước, với các nhiệm vụ kinh tế, chính trị và vào chế độ kinh tế - xã hội;
Mức lương phải đảm bảo phân phối công bằng và có sự chênh lệch
giữa các khu vực, các nghành nghề, các nghạch bậc một cách hợp lý; Phải đảm bảo phù hợp giữa mức lương danh nghĩa và mức lương thực
tế, cố gắng đảm bảo cả hai loại mức lương đều tăng;
Chế độ tiền lương phải đảm bảo đạt được hiệu quả kinh tế và xã hội cao nhất
Trang 166.3 Tiền lương trong doanh nghiệp
6.3.2 Hệ thống cấp bậc tiền lương
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: là thước đo mức độ lành nghề để xác định cấp bậc của người công nhân
Thang lương: Là tổng hợp các bậc lương và các
hệ số cấp bậc tương đương để xác định quan hệ tỉ
lệ tiền lương giữa công nhân trong thang lương đó Bảng lương và điều kiện áp dụng Theo Nghị định
Trang 176.3 Tiền lương trong doanh nghiệp
6.3.3 Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp xây dựng
Hình thức tiền lương tính theo thời gian
Hình thức tiền lương theo sản phẩm
Trang 186.3 Tiền lương trong doanh nghiệp
6.3.4 Tiền thưởng và khoản phụ cấp
Tiền thưởng thực chất là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phàn thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao động, và ở một chừng mực nào
đó tiền thưởng là một trong các biện pháp khuyến khích có hiệu quả nhất đối với người lao động về cả mặt vật chất cũng như tinh thần Tiền thưởng đã làm cho người lao động quan tâm hơn đến việc tiết kiệm lao động sống, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và khẩn trương hoàn thành công việc với thời gian ngắn nhất…