Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
414,37 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1.1. Khái niệm về quá trình công nghệ hóa học Công nghệ là một ngành khoa học nghiên cứu các phương pháp và quá trình chế biến nguyên liệu thành sản phẩm tiêu dùng và các phương tiện cho các ngành sản xuất. Người ta thường chia công nghệ làm hai lọai: cơ học và hóa học. Công nghệ cơ học nghiên cứu các quá trình làm thay hình dạng bên ngoài của vật liệu. Công nghệ hóa học nghiên cứu các quá trình làm thay đổi thành phần và cấu trúc nội tại của các chất, thực hiện bằng phản ứng hóa học. Quá trình công nghệ hóa học là quá trình sản xuất một sản phẩm nào đó mà nguyên liệu phải qua từ đầu cho đến khi tạo thành sản phẩm được biến đổi bằng việc áp dụng các phản ứng hóa học. Công nghệ hóa học hiện đại sử dụng các thành tựu của hóa học, vật lý, tóan học, sinh học, kinh tế, công nghiệp… để nghiên cứu và cải tiến các quá trình vật lý và hóa học các biện pháp thực hiện và khống chế các quá trình này, nhằm sản xuất ở phạm vi công nghiệp các chất các vật liệu khác nhau một cách tối ưu nhất. Những nhiệm vụ chủ yếu của quá trình công nghệ hóa học: - Biến đổi một số chất và vật liệu (nguyên liệu, bán thành phẩm) thành những chất khác có những tính chất có ích. - Nghiên cứu thiết kế, lựa chọn qui trình và điều kiện sản xuất, xác định cấu tạo thiết bị và vật liệu chế tạo. - Thiết lập những điều kiện có lợi nhất cho việc sản xuất công nghiệp các sản phẩm và thiết kế các thiết bị dụng cụ kỹ thuật tương ứng. Nói một cách khác, xác định hiệu quả kinh tế và giải quyết hàng loạtvấn đề kinh tế - kỹ thuật. Những chỉ tiêu quan trọng nhất, đặc trưng cho hiệu quả kinh tế của các quá trình công nghệ hóa học là: + Tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm thấp; + Hiệu suất và chất lượng sản phẩm cao; + Vốn đầu tư ít và khấu hao nhanh; + Giá thành sản phẩm hạ. - Sử dụng tòan diện nguyên liệu và năng lượng, phối hợp với những ngành sản xuất khác khắc phục hiện tượng làm ô nhiễm môi trường. Một quá trình hóa học gồm có ba giai đoạn: + Đưa tác nhân vào vùng phản ứng. + Các phản ứng hóa học. + Đưa sản phẩm ra khỏi vùng phản ứng. a) Đưa tác nhân vào vùng phản ứng: Có thể dùng các biện pháp: khuếch tán phân tử hay đối lưu, hấp phụ, hấp thụ, hòa tan, ngưng tụ, nấu chảy, hóa hơi… b) Phản ứng hóa học: Có thể xảy ra theo các cách: nối tiếp nhau; song song với nhau; hay vừa song song vừa nối tiếp nhau. c) Dẫn sản phẩm ra khỏi vùng phản ứng: Có thể tiến hành bằng khuếch tán đối lưu, chuyển chất từ pha này sang pha khác (khí, lỏng, rắn) Các biện pháp đưa ra khỏi vùng phản ứng sẽ ngược với các biện pháp đưa tác nhân vào. - Nếu phản ứng hóa học (giai đọan 2) có tốc độ chậm nhất và quyết định tốc độ chung của quá trình hóa học thì phản ứng được tiến hành trong vùng động học. Trong trường hợp này, muốn tăng tốc quá trình thì phải tăng những yếu tố ảnh hưởng mạnh lên tốc độ phản ứng hóa họa như nồng độ chất đầu, nhiệt độ, chất xúc tác… - Nếu tốc độ chung được quyết định bởi quá trình dẫn nguyên liệu vào hay ra(giai đọan 1, 3) thì phản ứng hóa học xảy ra trong vùng khuếch tán. Như vậy, ở vùng này, mốn tăng tốc độ phải dùng phương pháp khuấy trộn, chuyển hệ từ nhiều pha thành một pha. - Nếu tốc độ của cả ba giai đọan thành phần xấp xỉ nhau thì trước tiên cần phải tác động vào các yếu tố tăng nhanh sự khuếch tán, cũng như tăng nồng độ các chất đầu và nhiệt độ. 1.2. Một số định nghĩa cơ bản Năng suất P Năng suất (thiết bị, phân xưởng, nhà máy) là lượng sản phẩm tạo ra hay lượng nguyên liệu chết biến trong một đơn vị thời gian. Nếu gọi G là trọng lượng, Vs là thể tích sản phẩm (hay nguyên liệu), τ là đơn vị thời gian thì năng xuất P được tính: P có thể tính bằng T/ng; Kg/h; m 3 /ng; m 3 /h. Công suất Q: là năng suất tối đa có thể đạt được Cường độ làm việc I Cường độ làm việc I của thiết bị là năng suất của thiết bi6 tính theo một đại lượng đặc trưng (thể tích, diện tích bề mặt…). Ví dụ: nếu V là thể tích của thiết bị thì: I có thể tính bằng T/h.m 3 (theo thể tích), m 3 /m 2 ∙h (theo bề mặt tiết diện). Tiêu phí Tiêu phí nguyên liệu, nước, năng lượng cho một đơn vị sản phẩm. Độ chuyển hóa Độ chuyển hóa của nguyên liệu A là tỉ lệ A đã chuyển hóa so với ban đầu. Nếu có nhiều tác nhân A, B, C, thì mỗi chất có độ chuyển hóa của mình x A , x B , x C … nếu các chất ấy có tỷ lệ hợp thức thì x A = x B = x C , nếu không thì các giá trị ấy sẽ khác nhau. Trường hợp đã xác định tính theo nguyên liệu chủ yếu thì chỉ cần ghi x không có chỉ số A, B, C. Theo định nghĩa thì: G o - lượng nguyên liệu ban đầu G – lượng nguyên liệu còn lại chưa phản ứng hết. Hiệu suất sản phẩm Φ S Hiệu suất sản phẩm thu được Φ S là tỉ lệ lượng sản phẩm thực tế thu được G s trên lượng tối đa thu được G max nếu chuyển hóa hòan tòan. Cũng có thể biểu diễn thông qua lượng tác nhân A: Như vậy: Φ S = x → Hiệu suất sản phẩm là độ chuyển hóa của nguyên liệu. Nếu phản ứng thuận nghịch thì G s không thể đạt tới G max được mà cao nhất là tại thời điểm cân bằng, đạt tới G * s, khí đó: Dấu (*) thể hiện trị số ở trạng thái cân bằng. 1.3. Quá trình xúc tác 1.3.1. Định nghĩa Xúc tác là một hiện tượng làm thay đổi tốc độ phản ứng gây ra do tác dụng một chất gọi là chất xúc tác. Những phản ứng như thế gọi là phản ứng xúc tác. Chất xúc tác (theo Ostawld) là chất mà sự có mặt của nó làm thay đổi tốc độ phản ứng, lượng của nó không thay đổi và không xuất hiện trong phương trình tỷ lượng, nhưng có mặt trong phương trình tốc độ. Dưới tác dụng của chất xúc tác tốc độ phản ứng có thể tăng hoặc giảm, nếu làm tăng tốc độ gọi là xúc tác dương, còn giảm thì xúc tác âm. Những phản ứng trong đó chất phản ứng (chất đầu, chất cuối) đóng vai trò chất xúc tác gọi là phản ứng tự xúc tác. Những phản ứng làm thay đổi tốc độ phản ứng do chính các chất sinh ra trong phản ứng (chất trung gian) thì tốc độ phản ứng tăng nhanh thời gian. Tùy theo trạng thái của các thành phần trong phản ứng mà người ta chia các phản ứng xúc tác ra làm xúc tác đồng thể và xúc tác dị thể. Một loại xúc tác đặc biệt khác đó là xúc tác men. Xúc tác men có thể là xúc tác đồng thể hoặc di thể. Xúc tác đồng thể thường gặp là xúc tác axit - bazơ. Ngoài ra còn có xúc tác nucleofil, xúc tác electrofil, xúc tác bằng phức kim loại chuyển tiếp hoặc ion của nó Xúc tác đóng vai trò to lớn trong công nghiệp hóa học cũng như trong thiên nhiên. 1.3.2. Phân loại Các chất xúc tác có thể ở dạng khí, rắn, lỏng. Dựa theo pha của chất xúc tác và chất phản ứng, các quá trình xúc tác được chia thành 2 nhóm chính: a) Xúc tác đồng thể: Xúc tác đồng thể là xúc tác trong đó chất xúc tác ở cùng pha với chất phản ứng. Một số ví dụ về xúc tác đồng thể: CH 4 + O 2 H 2 C=O (pha khí) H 2 O 2 ½ O 2 + H 2 O (pha lỏng) Trong thực tiễn xúc tác đồng thể trong dung dịch thường gặp nhất đặc biệt đối với hợp chất hữu cơ là xúc tác axit-bazơ. Ngòai ra còn có xúc tác nucleofi, electrofil, xúc tác bằng phức kim lọai chuyển tiếp v.v… b) Xúc tác dị thể: Xúc tác dị thể là xúc tác trong đó chất xúc tác ở khác pha với chất phản ứng. Chất xúc tác dị thể thường là chất rắn và phản ứng xảy ra trên bề mặt chất xúc tác. Thường gặp nhất là những hệ xúc tác dị thể gồm pha rắn và pha khí (các chất tham gia phản ứng và sản phẩm phản ứng). Phản ứng xúc tác dị thể có vai trò quan trọng và được áp dụng rộng rãi trong công nghệ hóa học. Ngoài ra, còn có những hệ dị thể pha rắn (chất xúc tác) pha lỏng (chất tham gia phản ứng và sản phẩm). Trong quá trình xúc tác dị thể phản ứng diễn ra ở lớp giới hạn phần chia pha. Vì vậy, đối với phản ứng xúc tác dị thể việc chuyển chất tham gia phản ứng từ pha khí hay lỏng đến miền phản ứng đóng vai trò rất quan trọng. Mặt khác, hoạt tính của chất xúc tác phụ thuộc vào độ lớn, tính chất của bề mặt, cấu tạo và trạng thái của nó. Các hiện tượng này có quan hệ mật thiết với hiện tượng bề mặt, quá trình khuếch tán và hấp phụ. Ðặc điểm của phản ứng xúc tác dị thể là phản ứng diễn ra nhiều giai đoạn, thể hiện tính chọn lọc (đặc thù) một cách rõ rệt. So với xúc tác đồng thể, xúc tác dị thể có hai đặc trưng. - Quá trình xảy ra ở lớp đơn phân tử trên bề mặt chất xúc tác. Ðặc trưng này thể hiện ở chỗ trong xúc tác dị thể thì khuếch tán và hấp phụ đóng vai trò quan trọng. - Chất xúc tác không phải là những phân tử, ion riêng rẽ mà là một tổ hợp những nguyên tử, ion. Các giai đọan của quá trình xúc tác dị thể: - Chuyển chất phản ứng đến bề mặt chất xúc tác (không tan). - Phản ứng trên bề mặt của chất xúc tác hình thành sản phẩm. - Tách sản phẩm phản ứng khỏi bề mặt chất xúc tác. Ví dụ: phản ứng hydrogen hóa etylen dưới tác dụng xúc tác của Ni, Pt, hay Pd: CH 2 =CH 2 + H 2 CH 3 – CH 3 – Đầu tiên phân tử etylen và hydro bị hấp phụ lên tâm hoạt động của bề mặt kim loại. – Liên kết hydro bị đứt và nguyên tử hydro di chuyển trên bề mặt kim loại – Khi 1 nguyên tử H va chạm với 1 phân tử etylen trên bề mặt thì lk C-C bị đứt và 1 liên kết C-H được hình thành – Khi phân tử C 2 H 6 tạo thành thì nó sẽ được giải hấp ra khỏi bề mặt của xúc tác. – Khi etylen và H 2 bị hấp phụ lên bề mặt xúc tác thì năng lượng cắt đứt liên kết và năng lượng hoạt hoá của phản ứng sẽ nhỏ hơn so với khi không dùng xúc tác. c)Xúc tác vi dị thể: gồm xúc tác men và xúc tác dạng keo. Xúc tác dạng keo được tiến hành trong pha lỏng với sự tham gia của các hạt keo đóng vai trò chất xúc tác. Bên cạnh các chất xúc tác vô cơ, hữu cơ, còn có nhiều loại men (ferments, enzymes) cùng được làm chất xúc tác (xúc tác sinh hóa). Loại xúc tác này có vai trò quan trọng trong công nghệ sinh học trong đời sống, ví dụ xúc tác men được sử dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm như chế biến rượu, nước chấm Men là những chất hữu cơ phức tạp thường do cơ thể của động thực vật tiết ra. Men là chất xúc tác có nguồn gốc protein, nghiã là những phân tử được cấu tạo từ amin axit và có cấu trúc không gian xác định của mạch polypeptit. Tác dụng xúc tác là nhờ các quá trình lên men. Ðó là những quá trình trong đó xảy ra sự thay đổi thành phần hóa học các chất gây ra do kết quả hoạt động của những vi sinh vật nào đó, ví dụ men rượu, nấm hoặc vi khuẩn. Trong những trường hợp này những chất men do vi sinh vật tạo ra là những yếu tố hoạt động xúc tác. Chất men vẫn giữ được tính hoạt động và khả năng tác dụng của nó khi lấy nó ra khỏi vi sinh vật. 1.3.3. Các đặc tính của chất xúc tác - Chất xúc tác không bị thiêu thụ trong quá trình phản ứng. Lượng chất xúc tác không thay đổi ở trạng thái đầu và cuối của phản ứng. - Tác dụng của chất xúc tác là làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách hướng phản ứng theo con đường mới với năng lượng hoạt động hóa thấp hơn so với khi không có chất xúc tác. Chất xúc tác càng hoạt động mạnh thì tác dụng làm giảm năng lượng hoạt động hóa càng nhiều. Ngược lại chất ức chế làm tăng năng lượng họat hóa. Trung thực tế, nó được ứng dụng để giữ lại các chất mong muốn và làm chậm quá trình phân hủy. Xét phản ứng: A + B → D -Khi không có xúc tác A + B → AB # AB # → D -Khi có xúc tác A + [K] ↔ A[K] # A[K] # + B → AB[K] # AB[K] # → D + [K] Hình 1.1. Năng lượng trong tương tác hóa học - Mỗi chất xúc tác chỉ có tác dụng xúc tác cho một quá trình ở điều kiện xác định. Tính chất đó có thể gọi là tính chọn lọc của chất xúc tác. Nhờ tính chất chọn lọc của chất xúc tác mà người ta có thể hướng cho phản ứng theo hướng nhất định, tạo ra sản phẩm nhất định. Ví dụ từ một chất phản ứng C 2 H 5 OH có thể chuyển theo các hướng khác nhau cho sản phẩm khác nhau khi sử dụng chất xúc tác khác nhau ở điều kiện xác định. - Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng không làm chuyển dịch trạng thái cân bằng của phản ứng, nhưng nó làm cho cân bằng được thiết lập nhanh chóng hơn. Trường hợp phản ứng thuận nghịch khi ở trạng thái cân bằng chất xúc tác làm tốc độ của phản ứng thuận bao nhiêu lần thì nó cũng làm tăng tốc độ phản ứng nghịch lên bấy nhiêu lần. Vì chất xúc tác đều có mặt bên vế phải và trái của phương trình tỷ lượng. Ví dụ: Như vậy chất xúc tác chỉ có vai trò trong các quá trình trung gian của phản ứng, có nghĩa là nó không có mặt trong phương trình tỷ lượng. Hằng số cân bằng của phản ứng chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối của phản ứng, không phụ thuộc vào quá trình trung gian, do đó chất xúc tác không có ảnh hưởng gì đến hằng số cân bằng cả. - Chất xúc tác chỉ làm tăng tốc độ phản ứng chứ không thể gây ra được phản ứng. Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, phản ứng tự diễn ra được khi ∆G < 0. Tùy theo giá trị của ∆G mà phản ứng có thể tự diễn ra được hoặc không xảy ra được. Đối với phản ứng với tốc độ bé (biến đổi không nhận ra) khi dùng chất xúc tác sẽ làm tăng tốc độ phản ứng. Trong trường hợp ∆G > 0 phản ứng không tự diễn ra được dù có sử dụng chất xúc tác gì đi nữa cũng không thể làm cho phản ứng tự tiến triển được. Vậy chất xúc tác chỉ có tác dụng làm tăng tốc độ chứ không thể làm điều kiện tự diễn biến được. 1.3.4. Cơ chế xúc tác Cơ chế xúc tác đồng thể: có nhiều giả thuyết để giải thích cơ chế xúc tác nhưng đều thống nhất ở chỗ quá trình trình xúc tác bắt đầu bằng sự kết hợp giữa chất xúc tác và cơ chất thành hợp chất trung gian. Chất xúc tác kết hợp với các chất phản ứng (cơ chất) tạo thành hợp chất trung gian với năng lượng họat hóa thấp. Hợp chất trung gian không bền phân hủy thành sản phẩm và chất xúc tác ban đầu. Cơ chế xúc tác dị thể: Khuếch tán chất pư từ ngoài đến bề ngoài mặt chất xúc tác. Hấp phụ chất phản ứng trên bề mặt (tại tâm hoạt động của bề mặt xúc tác). Phản ứng trên bề mặt. Giải hấp sản phẩm phản ứng khỏi bề mặt. Khuếch tán sản phẩm từ bề mặt ra ngoài. 1.3.5. Chất ngộ độc xúc tác Hiện tượng chất xúc tác bị “ngộ độc” là hiện tượng rất phổ biến. Đó là sự giảm hoặc mất hẳn hoạt tính của chất xúc tác dưới tác dụng của những “chất độc xúc tác” như lưu huỳnh, chì, arsen… Chất độc xúc tác thường có mặt dưới dạng tạp chất của các nguyên liệu đầu. Sự giảm hoạt tính xảy ra do hậu quả sự mất từng phần hay hòan tòan bề mặt họat động của chất xúc tác. Có 2 lọai cơ chế ngộ độc là: nhiễm độc cơ học và nhiễm độc hóa học. Nhiễm độc hóa học còn được chia ra làm nhiễm độc hóa học thuận nghịch và nhiễm độc hó học không thuận nghịch. Nhiễm độc cơ học động xảy ra do sự che phủ bề mặt hoạt động bởi các tạp chất cơ học như bụi, dầu, mỡ…trên bề mặt chất xúc tác tạo thành lớp màng, có thể dẫn đến sự làm hẹp hoặc bịt kín các cửa đi vào lỗ xốp của chất xúc tác, làm cản trở quá trình khuếch tán, thay đổi hoạt tính và độ chọn lọc của chất xúc tác xốp, hay giảm bề mặt họat động khi tăng nhiệt độ do sự kết tinh lại nung chảy, nấu chảycác tinh thể. Nhiễm độc hóa học: do hậu quả tác dụng hóa học giữa chất độc với chất xúc tác tạo thành hợp chất không họat động, hấp phụ chất độc lên trung tâm họat động của chất xúc tác, kết tinh các chất độc hay dẫn xuất của nó trên bề mặt của chất xúc tác. + Nhiễm độc thuận nghịch: hoạt độ của chất xúc tác bị giảm xuống trong thời gian có mặt chất độc trong hỗn hợp phản ứng. Khi đưa hỗn hợp sạch vào thì hợp chất giữa chất xúc tác và chất độc bị phân hủy, chất độc đã hấp thụ vào sẽ thăng hoa và được tách ra cùng sản phẩm phản ứng. + Nhiễm độc không thuận nghịch: chất xúc tác đã bị nhiễm độc phải lấy ra khỏi thiết bị và thay thế bằng xúc tác mới hoặc đem tái sinh lại. Để tránh cho các chất xúc tác không bị nhiễm độc thì hỗn hợp nguyên liệu phản ứng phải làm sạch sơ bộ trước khi đưa vào thiết bị phản ứng. Nguyên nhân có thể là do cấu trúc bề mặt bị biến đổi. Các chất xúc tác kim loại là các chất dễ trở thành các "chất độc xúc tác" nhất. Thông thường, nhiễm độc chất xúc tác không mong muốn như nó dẫn đến một sự mất mát của tính hữu dụng của các kim loại đắt tiền cao quý. Tuy nhiên, ngộ độc các chất xúc tác có thể được sử dụng để cải thiện tính chọn lọc các phản ứng. 1.4. Cân bằng hoá học 1.4.1. Các định nghĩa Phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều tứ trái sang phải gọi là phản ứng một chiều. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau. Về nguyên tắc, mọi phản ứng đều là phản ứng thuận nghịch. Tuy nhiên nếu vận tốc của một chiều nào đó lớn hơn hẳn vận tốc của chiều kia thì phản ứng được xem như một chiều. Trong phản ứng thuận nghịch tốc độ phản ứng quá trình thuận và quá trình nghịch là khác nhau. Tốc độ của cả quá trình sẽ bằng tốc độ thuận và nghịch: V pứ = V t + V n . Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch hay tốc độ của cả quá trình bằng 0 ở điều kiện nhất định. Cân bằng hóa học là cân bằng động vì ở trạng thái cân bằng, phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn đang xảy ra. Tại trạng thái cân bằng: V t = V n có nghĩa là trong 1 đơn vị, nồng độ các chất pứ giảm đi bao nhiêu theo phản ứng thuận thì lại được tạo ra bấy nhiêu theo phản ứng nghịch. Các chất phản ứng không chuyển hóa hòan tòan thành sản phẩm nên trong hệ cân bằng luôn luôn có mặt chất phản ứng và sản phẩm. Trạng thái cân bằng hóa học biểu diễn trạng thái giới hạn đạt được sau một thời gian phản ứng trong hệ cô lập và chỉ có tác động bên ngòai mới có thể thay đổi được trạng thái này. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tế để khống chế các yếu tố ảnh hưởng sao cho phản ứng xảy ra theo chiều mong muốn. Trên qua điểm Nhiệt Động Học trạng thái cân bằng là trạng thái khi các thông số trạng thái đều như nhau và không biến đổi theo thời gian hoặc nếu có biến đổi thì biến đổi vô cùng nhỏ. Điện cân bằng xảy ra khi ∆G = 0 1.4.2. Hằng số cân bằng K A + B ↔ C + D Gọi V t là tốc độ phản ứng thuận V n là tốc độ phản ứng nghịch V t = k t [A][B] V n =k n [C][D] Tại lúc cân bằng V t = V n k t [A][B] = k n [C][D] = K Với các phản ứng thuận nghịch cân bằng sẽ đạt được khi tích số nồng độ của các chất tạo thành sau phản ứng chia cho tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng là một hằng số tại một nhiệt độ cho trước, hằng số đó được gọi là hằng số cân bằng và kí hiệu là K. Tổng quát: aA + bB ↔ cC + dD Nếu K lớn, phản ứng xảy ra theo 1 chiều ( thuận). K không phụ thuộc nồng độ các chất mà chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. Ví dụ: N 2 O 4 (k) ↔ 2NO 2 (k) Hằng số cân bằng biều diễn qua một số đại lượng Cho phản ứng: aA + bB ↔ cC + dD Trong đó p i là áp suất riêng phần của chất i Trong đó C i là nồng độ mol của chất i ở trạng thái cân bằng. Trong đó n i là là số mol khí i ở TTCB Mối liên hệ giữa K p và K c : thay p i V = n i RT vào K p ta được K p = K c (RT) ∆γ trong đó ∆γ = (c + d ) – (a + b) [...]... liên hệ giữa Kp và K n 1.4.3 Sự chuyển dịch cân bằng Sự dịch chuyển cân bằng hóa học là sự dịch chuyển từ trạng thái cân bằng này đến trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố bên ngòai lên cân bằng Các yếu tố làm chuyển dịch cân bằng là nồng độ, áp suất, nhiệt độ Chúng được gọi là các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học Nguyên lý dịch chuyển cân bằng (Nguyên lý Le Chaterlier): “một hệ đang... ứng hóa học, và ở mức độ thấp hơn, cả đến hệ số khuếch tán của quá trình công nghệ Phương trình Arrhenius biểu diễn sự phụ thuộc của hằng số tốc độ phản ứng vào nhiệt độ: A-hằng số Arrhenius EA- năng lượng họat hóa R-hằng số khí lý tưởng (= 8.3 jun/mol.độ) Phần lớn các phản ứng còn tuân theo nguyên lý Vanhoff: khi tăng nhiệt độ phản ứng lên o 10 (torng phạm vi từ 10 đến 400oC và năng lượng họat hóa. .. số cân bằng của phản ứng Thêm vào đó với các phản ứng tỏa nhiệt tăng nhiệt độ sẽ làm cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch Ta cần tìm nhiệt độ tối ưu trên cơ sở tính toán về nhiệt động học và động học các phản ứng hóa học - Trong nhiều trường hợp, đặc biệt trong quá trình sản xuất các chất hữu cơ, khi tăng nhiệt độ, thường xuất hiện các phản ứng phụ có tốc độ nhiều khi tăng nhanh hơn cả phản ứng chính... sục qua khối chất lỏng - Đối với hệ khí rắn và lỏng rắn ta nghiền nhỏ pha rắn và dùng các biện pháp khuấy trộn 8 Những phương pháp khác Trong công nghiệp hóa chất, người ta còn sử dụng ngày càng nhiều phương pháp khác như: quang hóa, hóa bức xạ, sinh hóa, siêu âm, plasma để tăng tốc độ quá trình ... Do đó, trong thực tế người ta thường cho dư những chất rẻ tiền Việc tăng nồng độ các chất phản ứng còn làm cho kích thước thiết bị phản ứng bé hơn, chi phí vận chuyển giảm đi, nhiều chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật khác cũng thay đổi Tuy nhiên, trong thực tế, tăng nồng độ các chất phản ứng không phải bao giờ cũng có lợi Đối với những phản ứng mà tốc độ quá nhanh, có tính chất tức thời, có thể đem lại những... hành các quá trình công nghệ ở áp suất ứng với đọan đường cong gần nằm ngang sẽ không có lợi Còn đối với những phản ứng tăng thể tích thì hiệu suất sản phẩm phụ thuộc áp suất theo một đường cong có cực đại 1 Phản ứng giảm thể tích 2 Phản ứng tăng thể tích Hình 1.2 Sự phụ thuộc của hiệu suất sản phẩm vào áp suất trong phản ứng thuận nghịch của các chất khí 5 Dùng xúc tác Sử dụng xúc tác là một biện pháp... tăng tốc độ phản ứng rất có hiệu quả Tham gia vào quá trình phản ứng, chất xúc tác chuyển phản ứng từ một giai đọan thành hai hoặc nhiều giai đọan Mỗi giai đọan là một phản ứng đòi hỏi năng lượng họat hóa bé hơn phản ứng không có xúc tác rất nhiều Vì vậy làm tăng hằng số tốc độ của phản ứng lên rất lớn Các chất xúc tác dùng trong công nghiệp phải bảo đảm được các yêu cầu sau: - Họat tính cao, năng suất... dụng làm giảm trở lực của quá trình khuếch tán, do đó làm tăng tốc độ của quá trình này Quá trình này chỉ có lợi khi quá trình công nghệ xảy ra ở miền khuếch tán Khi quá trình đã chuyển sang miền động học thì biện pháp khuấy trộn không có tác dụng, thậm chí còn làm giảm tốc độ phản ứng 7 Tăng bề mặt tiếp xúc giữa các pha Đây là phương pháp áp dụng cho các hệ dị thể Mỗi loại hệ có một số biện pháp giải... lượng họat hóa từ 63 – 125 kilojun/mol.độ), thì tốc độ của phản ứng tăng từ 2-4 lần Sự tăng nhiệt độ đều làm tăng tốc độ của tất cả các giai đọan của quá trình công nghệ Về phương diện thuần túy động học, ta thấy càng tăng nhiệt độ càng có lợi Nhưng trong thực tế nó bị hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác - Sự tăng nhiệt độ cũng làm tăng tốc độ phản ứng nghịch trong các phản ứng thuận nghịch, do đó làm . ứng hóa học. Công nghệ hóa học hiện đại sử dụng các thành tựu của hóa học, vật lý, tóan học, sinh học, kinh tế, công nghiệp… để nghiên cứu và cải tiến các quá trình vật lý và hóa học các biện. hóa học. Quá trình công nghệ hóa học là quá trình sản xuất một sản phẩm nào đó mà nguyên liệu phải qua từ đầu cho đến khi tạo thành sản phẩm được biến đổi bằng việc áp dụng các phản ứng hóa. thường chia công nghệ làm hai lọai: cơ học và hóa học. Công nghệ cơ học nghiên cứu các quá trình làm thay hình dạng bên ngoài của vật liệu. Công nghệ hóa học nghiên cứu các quá trình làm thay