Đanh giá việc duy tri trường học và hộ gia đình an toàn

8 196 0
Đanh giá việc duy tri trường học và hộ gia đình an toàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 25 Tai nạn thương tích (TNTT) hiện là vấn đề sức khỏe công cộng nghiêm trọng trên toàn cầu và tại Việt Nam. Trước những thách thức lớn về TNTT, chương trình cộng đồng an toàn (CĐAT) đã bắt đầu triển khai năm 1996 tại Việt Nam. Năm 2006 xã Dạ Trạch và Đồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã được công nhận là CĐAT Quốc tế. Nghiên cứu này nhằm đánh giá việc duy trì các tiêu chí gia đình an toàn (GĐAT) của các hộ gia đình (HGĐ) và trường học an toàn của các trường Trung học cơ sở, Tiểu học và Mẫu giáo tại 2 xã trên sau 3 năm được công nhận CĐAT. Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn với 248 đại diện HGĐ và 4 cuộc thảo luận nhóm HGĐ, phỏng vấn sâu 6 hiệu trưởng của 6 trường tại 2 xã. Kết quả cho thấy, năm 2009, tỷ lệ HGĐ đạt GĐAT tại hai xã là 87,1%. Tỷ lệ này cao hơn so với tiêu chuẩn CĐAT là 37% và cao hơn so với khi được công nhận CĐAT năm 2006 là 9,6%. Tuy nhiên vẫn còn 7,2% HGĐ không duy trì được GĐAT sau 3 năm. Tuy có một số trường chưa thực hiện tốt 3 trên 13 nội dung bảng kiểm trường học an toàn, cả 6 trường đóng trên đòa bàn 2 xã vẫn duy trì là trường học an toàn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Cần tiếp tục duy trì và đẩy mạnh mô hình CĐAT tại 2 xã và làm mô hình điểm để chính quyền nhân rộng tới các xã khác của đòa phương. Từ khóa: Tai nạn thương tích, cộng đồng an toàn, gia đình an toàn, trường học an toàn, bền vững. Assessment of sustainability of household and school safety in Da Trach and Dong Tien communes, Khoai Chau district, Hung Yen province - 2009 Nguyen Thanh Huong (*), Cu Thi Bich Hạnh (**) Injury is a critical public health problem in Vietnam as well as around the world. To cope with injury challenges, the safety community program has been implemented in Vietnam since 1996. In 2006, Da Đánh giá việc duy trì hộ gia đình và trường học an toàn tại hai xã Dạ Trạch và Đồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, năm 2009 Nguyễn Thanh Hương (*), Cù Thò Bích Hạnh (**) 26 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | 1. Đặt vấn đề Tai nạn thương tích (TNTT) hiện là vấn đề sức khỏe công cộng nghiêm trọng ở khắp mọi nơi trên thế giới với số tử vong ước tính ngày càng tăng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng bệnh tật toàn cầu [5]. Ở Việt Nam trong 10 năm gần đây, TNTT ngày một gia tăng và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại các bệnh viện [4]. Theo thống kê tử vong do TNTT của Cục Y tế dự phòng và Môi trường Việt Nam năm 2007, tỷ lệ tử vong do TNTT trên toàn quốc năm 2006 chiếm 11,8% trong tổng số chết [2]. Trước những thách thức lớn về TNTT, chương trình cộng đồng an toàn (CĐAT) và phòng chống TNTT đã bắt đầu triển khai ở 2 cộng đồng của ngoại ô Thành phố Hà Nội năm 1996 dưới sự hỗ trợ của tổ chức Phát triển Quốc Tế Thụy Điển. CĐAT Việt Nam được xây dựng trên cơ sở xây dựng các gia đình an toàn (GĐAT), trường học an toàn (THAT). Tiêu chuẩn cộng đồng an toàn Việt Nam được đánh giá dựa theo quyết đònh số 170/QĐ-BYT ngày 17/1/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn XDCĐAT, phòng chống TNTT [1]. Năm 1997, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là một trong những đơn vò được triển khai chương trình phòng chống TNTT xây dựng cộng đồng an toàn. Đến tháng 6 năm 2006 xã Dạ Trạch và Đồng Tiến, huyện Khoái Châu đã được công nhận là CĐAT Quốc tế. Năm 2006, xã Dạ trạch có 976/1221 GHĐ (75%) đạt tiêu chuẩn GĐAT; xã Đồng Tiến có 877/1096 HGĐ (80%) đạt tiêu chuẩn GĐAT. Theo số liệu báo cáo, từ năm 2006 đến 2009, tần số mắc TNTT tại hai xã có xu hướng giảm, các nguy cơ gây TNTT tại hai xã được hạn chế. Mặc dù vậy, theo số liệu về tình hình TNTT trong ba năm gần đây của Phòng Y tế huyện và số liệu phân tích sổ tử vong A6 của 25 xã trên toàn huyện năm 2008, TNTT là nguyên nhân đứng thứ hai của tử vong trên toàn huyện [6]. Sau 3 năm được công nhận CĐAT Quốc tế, các Trach and Dong Tien communes were recognized as International safe communities. This study aims to assess the sustainability of household and school safety indicators of those two communes after 3 years having been recognized as safe community. In this study, 248 household representatives were interviewed, and four focus group discussions with household representatives and 6 in-depth interviews with 6 school principals were conducted. The results reveal that in 2009, 87.1% of households in those two communes achieved the title of safe households. This figure is higher (37%) than the standard required for safe community and higher (9,6%) than that in 2006. However, there are still 7.2% of households which could not sustain as safe household after 3 years. Even though few schools could not fulfill 3 out of 13 requirements of safety school in the checklist, all 6 schools in those two communes sustain as safe schools according to Ministry of Health standards. These outcomes and safety models should be maintained and reinforced in those two communes and should be used as good examples for expansion of the program to other communes in this area. Key words: Injury, safety community, safety household, safety school, sustainability. Tác giả: (*) TS Nguyễn Thanh Hương: Trường Đại học Y tế công cộng. Đòa chỉ: 138 Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội. E.mail: nth@hsph.edu.vn (**) ThS Cù Thò Bích Hạnh: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Phú Thọ. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 27 HGĐ được công nhận GĐAT có còn duy trì được hay không? Các trường học được công nhận trường học an toàn có còn giữ vững danh hiệu đó hay không? Để trả lời các câu hỏi trên, nghiên cứu này được tiến hành nhằm 2 mục tiêu sau: (1) Đánh giá việc duy trì các tiêu chí GĐATcủa các hộ gia đình tại 2 xã Dạ Trạch và Đồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, năm 2009; (2) Đánh giá việc duy trì trường học an toàn của các trường Trung học cơ sở, Tiểu học và trường Mẫu giáo tại 2 xã nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp nghiên cứu đònh tính và đònh lượng có so sánh kết quả với số liệu của năm 2006. 2.2. Đối tượng nghiên cứu - Chủ HGĐ trên đòa bàn hai xã nghiên cứu. - Các trường học đóng trên đòa bàn hai xã nghiên cứu. - Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS, Mẫu giáo đóng trên đòa bàn hai xã. 2.3. Thời gian và đòa điểm nghiên cứu Từ tháng 3/2009 đến tháng 9/2009, tại hai xã Đồng Tiến và Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. 2.4. Các chỉ số đánh giá Các chỉ số đánh giá dựa theo Quyết đònh hướng dẫn XDCĐAT, phòng chống TNTT của Bộ Y tế [1]. 2.5. Mẫu và phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu đònh lượng Chọn hộ gia đình: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ ta có: Trong đó: n: cỡ mẫu; Z 1 - α/2 = 1,96 (Hệ số tin cậy ở mức xác suất 95%); p = 0,75 (ước tính tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn GĐAT); d = 0,08 (Độ chính xác mong muốn). Dự trù 10% đối tượng không tham gia nghiên cứu có: n = 248. Mỗi xã chọn 124 HGĐ tham gia nghiên cứu. Chọn HGĐ theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Chọn trường: Chọn toàn bộ 6 trường (THCS, Tiểu học, Mẫu giáo) đóng trên đòa bàn hai xã. Nghiên cứu đònh tính Chọn mẫu có chủ đònh "Phỏng vấn sâu (PVS): 06 Hiệu trưởng của 6 trường THCS, Tiểu học, Mẫu giáo đóng trên đòa bàn hai xã. "Thảo luận nhóm (TLN): 4 cuộc. Sau khi đã có kết quả quan sát HGĐ theo bảng kiểm GĐAT, chúng tôi chọn mỗi xã 16 HGĐ chia làm hai nhóm tham gia 2 cuộc TLN. Tiêu chuẩn chọn HGĐ và người tham gia TLN như sau: ❏ Nhóm 1: chọn 8 HGĐ đạt GĐAT (trong đó có 4 hộ năm 2006 đạt GĐAT, năm 2009 cũng đạt GĐAT; 4 hộ năm 2006 không đạt GĐAT, năm 2009 đạt GĐAT). ❏ Nhóm 2: chọn 8 HGĐ không đạt GĐAT (trong đó 4 hộ năm 2006 đạt GĐAT, năm 2009 không đạt GĐAT; 4 HGĐ cả 2 năm 2006 và 2009 đều không đạt GĐAT). ❏ Tiêu chuẩn chọn người tham gia TLN: Sau khi chọn xong HGĐ, chúng tôi mời mỗi HGĐ một người đại diện là chủ hộ hoặc người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên tham gia TLN. 2.6. Phương pháp thu thập số liệu Nghiên cứu đònh lượng Điều tra viên tiến hành phỏng vấn chủ hộ theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn và quan sát HGĐ thông qua bảng kiểm. Với các trường học, sử dụng bảng kiểm trường học an toàn thông qua quan sát ngôi trường và đối chiếu các số liệu về phòng chống TNTT của nhà trường. Bảng kiểm trường học an toàn do Bộ y tế ban hành năm 2006. Nghiên cứu đònh tính Công cụ thu thập là bản hướng dẫn PVS; các cuộc PVS và TLN đều được ghi chép và có ghi âm, chụp ảnh với sự cho phép của ĐTNC. 2.7. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu đònh lượng Số liệu sau khi thu thập đã được mã hoá, làm sạch. Số liệu được nhập và phân tích bằng phần 2 2 2/1 )1(* d ppZ n − = −α 28 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | mềm SPSS 15.0. Số liệu đònh tính Các cuộc PVS, TLN được gỡ băng và ghi chép lại sau đó đọc và phân tích số liệu theo chủ đề. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Kết quả duy trì GĐAT của các HGĐ tại hai xã 3.2.1. Thông tin chung về chủ HGĐ và các HGĐ tham gia nghiên cứu Tỷ lệ nam tham gia vào nghiên cứu cao gấp 3 lần so với nữ giới ở cả hai xã. Tuổi trung bình của các đối tượng tham gia nghiên cứu là 54 ở xã Dạ Trạch và 55 ở xã Đồng Tiến. Các đối tượng chủ yếu là dân tộc Kinh (99%). Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu tương đối cao, trên 60% số người tham gia nghiên cứu có trình độ từ THCS trở lên. Nghề nghiệp các chủ hộ chủ yếu là nghề nông, xã Dạ Trạch chiếm trên 80%, xã Đồng Tiến tỷ lệ này thấp hơn (69%). Gần 90% số HGĐ tại hai xã tham gia nghiên cứu có thu nhập bình quân trên 200.000đ/người/tháng. Trong số các hộ tham gia nghiên cứu có trên 70% số hộ tại xã Dạ Trạch và trên 80% số HGĐ tại xã Đồng Tiến được công nhận là GĐAT năm 2006. Chỉ có 2% HGĐ mới được thành lập sau năm 2006 ở cả hai xã tham gia nghiên cứu. 3.2.2. Kết quả duy trì GĐAT 3.2.2.1 Kết quả đánh giá HGĐ theo bảng kiểm: Bảng 1 mô tả chi tiết kết quả đánh giá HGĐ theo bảng kiểm GĐAT. Việc thực hiện các nội dung an toàn trong sinh hoạt, với nội dung có che chắn các dây cu roa của máy xay sát đạt tỷ lệ tối đa, nội dung có phương tiện bảo hộ trong quá trình phun thuốc bảo vệ thực vật vẫn duy trì được tỷ lệ như khi được công nhận CĐAT (95%) nhưng nội dung có tủ thuốc gia đình, thuốc có ghi nhãn để trong tủ khóa và đặt ngoài tầm tay của trẻ, có đủ phương tiện để sơ cấp cứu các trường hợp thông thường thì đạt rất thấp 46% ở xã Dạ Trạch và 62% ở xã Đồng Tiến. Thông qua TLN được biết đây là một trong những nội dung mà các HGĐ chưa chú ý thực hiện và cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho các HGĐ không đạt được GĐAT. "Chúng tôi biết thuốc men kể cả thuốc bệnh, thuốc bổ đều phải để ở tủ thuốc trên cao khi nào dùng mới lấy, thế nhưng mẹ các cháu mang về cứ để ngay ở bàn không cất…" (TLN không đạt GĐAT). Về thực hiện nội dung an toàn cho trẻ em thì có 8/9 nội dung các HGĐ ở cả hai xã thực hiện tốt, đạt trên 90%. Tuy nhiên, với nội dung có hộp đựng phích nước nóng, đồ đựng đồ nóng, diêm bật lửa để xa tầm với của trẻ trung bình thì cả hai xã chỉ đạt 66,9 (Dạ Trạch là 58%, Đồng Tiến là 75%). Về việc thực hiện các nội dung an toàn cho người già, an toàn giao thông, các HGĐ đều đạt tỷ lệ cao trên 90%. Biểu đồ 1 mô tả tỷ lệ HGĐ đạt GĐAT năm 2009 tại hai xã và so sánh với số liệu của năm 2006 (thu thập qua số liệu thứ cấp) khi được công nhận CĐAT để có thể so sánh sự thay đổi sau 3 năm. Năm 2009, tỷ lệ HGĐ của cả hai xã đạt tiêu chuẩn GĐAT là 87%. Trong đó tỷ lệ HGĐ đạt tiêu chuẩn GĐAT của xã Dạ Trạch năm 2009 cao hơn tỷ lệ HGĐ đạt tiêu chuẩn GĐAT năm 2006 khi được công nhận CĐAT là 10,5%; tỷ lệ này tại xã Đồng Tiến cũng tăng gần 9% so với năm 2006. 3.2.2.2 Tỷ lệ HGĐ duy trì tiêu chuẩn GĐAT Năm 2006, trước khi công nhận CĐAT, 100% HGĐ tại hai xã được đánh giá thực hiện các tiêu chí GĐAT theo bảng kiểm GĐAT, hiện nay danh sách HGĐ đạt GĐAT năm 2006 vẫn được lưu tại Trạm Y tế hai xã. Trong nghiên cứu này thông tin xác đònh các HGĐ đạt tiêu chuẩn GĐAT năm 2006 tham gia nghiên cứu được kết hợp giữa số liệu thứ cấp và phỏng vấn chủ HGĐ. Kết quả giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp trùng nhau: Trong số 248 HGĐ tham gia nghiên cứu thì có 48 HGĐ năm 2006 không đạt GĐAT, 5 HGĐ là mới được tách hộ sau năm 2006 và 195 HGĐ đạt GĐAT năm 2006 (Bảng 2). Biểu đồ 1.Tỷ lệ HGĐ đạt tiêu chuẩn GĐAT của hai xã nghiên cứu năm 2006 và 2009 | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 29 Dạ Trạch Đồng Tiến Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Nội dung kiểm đònh đánh giá n (%) n (%) n (%) n (%) An toàn trong sinh hoạt 1. Ổ phích cắm điện an toàn đặt ngoài tầm với của trẻ. 113 91,1 11 8,9 117 94,4 7 5,6 2. Không có dây điện hở. 122 98,4 2 1,6 122 98,4 2 1,6 3. Hệ thống điện có cầu dao đảm bảo an toàn. 115 92,7 9 7,3 118 95,2 6 4,8 4. Không dùng điện để đánh bẫy chuột, tắt hết đồ điện không cần thiết. 116 93,5 8 6,5 120 96,8 4 3,2 5. Các bình đựng, dây dẫn xăng dầu ga ôxy phải kín, để nơi xa lửa. 122 98,4 2 1,6 121 97,6 4 3,2 6. Gia đình không tàng trữ, sản xuất, sử dụng vận chuyển các chất gây cháy nổ 124 100 0 0 124 100 0 0 7. Có tủ thuốc gia đình, thuốc có ghi nhãn để trong tủ khóa và đặt ngoài tầm với của trẻ, có đủ phương tiện để sơ cứu các trường hợp thương tích thông thường 57 46,0 67 54,0 78 62,9 46 37,1 8. Thực hiện ăn chín, uống sôi, sử dụng nước sạch và vệ sinh cá nhân phòng chống ngộ độc thực phẩm 122 98,4 2 1,6 123 99,2 1 0,8 9. Hóa chất, thuốc Bảo vệ thực vật phải có nhãn, hạn sử dụng, cách bảo quản 117 94,4 7 5,6 118 95,2 6 4,8 10. Có phương tiện bảo hộ cá nhân khi phun thuốc bảo vệ thực vật (quần, áo, mũ, khẩu trang, ủng, găng tay) khi tuốt lúa (quần áo, kính, găng tay, khẩu trang). 108 87,1 16 12,9 113 91,1 11 8,9 11. Có che chắn các dây curoa của máy tuốt lúa, say sát. 124 100 0 0 124 100 0 0 12. Các công cụ lao động phải đảm bảo an toàn khi sử dụng và để xa tầm với của trẻ em. 121 97,6 3 2,4 122 98,4 2 1,6 13. Nhà có chó phải tiêm phòng, có xích, có rọ mõm khi đi ra ngoài. 103 83,1 21 16,9 111 89,5 13 10,5 An toàn cho trẻ em 14. Có cửa, cổng, hàng rào chắc chắn nếu nhà gần đường/đường ray xe lửa (độ cao phù hợp với lứa tuổi trẻ) 112 90,3 12 9,7 112 90,3 12 9,7 15. Có hàng rào quanh nhà, quanh ao cá và những hồ nước, hố vôi trong khu vực quanh nhà ở, nơi trẻ dễ tiếp cận 112 90,3 12 9,7 111 89,5 13 10,5 16. Giếng và dụng cụ chứa nước có nắp đậy an toàn. 115 92,7 9 7,3 120 96,8 4 3,2 17. Tay vòn cầu thang có chấn song, có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang cầu thang, có chấn song ở ban công hoặc cửa sổ để trẻ không chui hoặc trèo qua 121 97,6 3 2,4 122 98,4 2 1,6 18. Có hộp đựng phích nước nóng. Đồ đựng đồ nóng, diêm bật lửa để xa tầm với của trẻ. 73 58,9 51 41,1 93 75,0 31 25,0 19. Rào chắn an toàn quanh bếp nấu để trên sàn nhà, nếu có nhà bếp thì phải có cửa ngăn 98 79,0 26 21,0 112 90,3 12 9,7 20. Vật sắc nhọn (dao, kéo, liềm, hái) phải để gọn gàng ở nơi trẻ không với tới 212 97,6 3 2,4 122 98,4 2 1,6 21. Không để những đồ chơi nhỏ, hoặc những vật nhỏ dễ nuốt (đồng xu, bi, hạt lạc, hạt nhãn…) ở chỗ chơi của trẻ dưới 5 tuổi. 121 97,6 3 2,4 121 97,6 3 2,4 22. Trẻ em dưới 5 tuổi được người lớn trông giữ hoặc được đi nhà trẻ mẫu giáo. 121 97,6 3 2,4 122 98,4 2 1,6 An toàn cho người già 23. Sân và nền nhà tắm, nền nhà, đường đi bằng phẳng, làm bằng vật liệu không trơn trượt 114 91,1 10 8,1 120 96,8 4 3,2 24. Bậc cửa, bậc thềm không được làm quá cao 111 89,5 13 10,5 121 97,6 3 2,4 An toàn giao thông 25. Người sử dụng xe cơ giới, xe mô tô hoặc xe gắn máy phải có đầy đủ giấy đăng ký xe, có bằng lái xe. 121 97,6 3 2,4 122 98,4 2 1,6 26. Có mũ bảo hiểm xe máy và sử dụng đúng quy đònh 121 97,6 3 2,4 120 96,8 4 3,2 27. Xe phải được trang bò đầy đủ các loại đèn, phanh phải đảm bảo an toàn, còi, có gương phản chiếu 120 96,8 4 3,2 121 97,6 3 2,4 Có nếp sống văn hóa lành mạnh 28. Giải quyết tốt mâu thuẫn trong gia đình (về tiền bạc, nhà cửa, ruộng đất và quyền lợi khác…) không gây bất hòa lớn với hàng xóm láng giềng, không xảy ra những tranh chấp. Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của tổ hòa giải 123 99,2 1 0,8 123 99,2 1 0,8 29. Gia đình thuận hòa, hạnh phúc, nuôi dạy con ngoan 123 99,2 1 0,8 123 99,2 1 0,8 30. Gia đình không có ai phạm phải những tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, mê tín, dò đoan… 120 96,8 4 3,2 122 98,4 2 1,6 Tình hình TNTT 31. Không có TNTT xảy ra tại gia đình gây chết người hay bò thương nặng phải nằm viện. 122 98,4 2 1,6 122 98,4 2 1,6 32. Gia đình không có người gây tai nạn, thương tích cho người khác tại gia đình hay cộng đồng. 122 98,4 2 1,6 122 98,4 2 1,6 Bảng 1. Kết quả quan sát HGĐ theo bảng kiểm GĐAT 30 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Trên 90% số HGĐ đạt GĐAT cả năm 2006 và năm 2009. Kết quả cho thấy từ khi được công nhận GĐAT cho đến nay, các HGĐ tại hai GĐAT vẫn tiếp tục thực hiện tốt theo bảng kiểm GĐAT. Điều này còn thể hiện rất rõ qua kết quả TLN: việc thực hiện các nội dung bảng kiểm GĐAT xuất phát từ tính tự giác để bảo vệ mình và gia đình tránh khỏi TNTT đồng thời luôn được sự nhắc nhở kiểm tra đôn đốc thường xuyên của Ban chỉ đạo phòng chống TNTT xã: "Năm 2006 mỗi gia đình được cấp một Bảng tiêu chuẩn GĐAT đã ép mica, gia đình chúng tôi để ở những nơi dễ quan sát để thực hiện và rút kinh nghiệm dựa theo các nội dung thực hiện an toàn. Kết hợp với loa đài của xã tháng nào cũng phát thanh về phòng chống TNTT, kể cả trong các cuộc họp các cụ cao tuổi, phụ nữ và họp thôn một tháng họp một lần trưởng thôn, phụ nữ đều nhắc nhở thực hiện phòng chống TNTT" (TLN HGĐ đạt GĐAT). Tỷ lệ HGĐ không duy trì được GĐAT chiếm 7,2%. Trong số 8 hộ không duy trì được tiêu chuẩn GĐAT tham gia thảo luận nhóm có tới 3 HGĐ còn để xảy ra TNGT, một HGĐ để xảy ra tử vong do đuối nước cho trẻ em. Kết quả 2 cuộc TLN các HGĐ không đạt GĐAT tại hai xã cho thấy có một số những lý do khách quan làm ảnh hưởng đến việc duy trì GĐAT: "Con nhà tôi có bằng lái rồi, xe thì mới mua, một hôm cháu nó chở bà cụ đi chơi đến đoạn đường xấu, đất lở bò đổ xe, người thì không làm sao nhưng cẳng chân cụ bò bỏng ống xả, bỏng sâu quá bò nhiễm trùng nên bà cụ phải vào viện nằm điều trò, tính đến khi khỏi hẳn là mất một tháng" (TLN HGĐ không đạt GĐAT). Hoặc cũng còn có những người chưa nắm được luật an toàn giao thông, mới biết đi xe chưa có bằng lái đã sử dụng mô tô tham gia giao thông do vậy làm ảnh hưởng tới người cùng tham gia giao thông. Kết quả phân tích cho thấy không có mối liên quan giữa thu nhập HGĐ nghèo với việc đạt tiêu chuẩn GĐAT (Bảng 3). 3.2. Kết quả duy trì trường học an toàn Năm 2006, chương trình phòng chống TNTT /XDCĐAT - Bộ Y tế đã sử dụng bảng kiểm đònh trường học an toàn của Bộ y tế (13 nội dung) khi thẩm đònh công nhận trường học an toàn tại hai xã. Tháng 8/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành bảng kiểm trường học an toàn cho các trường THCS (31 nội dung) và trường Tiểu học (28 nội dung). Trong nghiên cứu này để thuận lợi cho việc đánh giá duy trì các trường học đạt trường học an toàn tại 2 xã nghiên cứu sau 3 năm và tránh sự sai lệch kết quả giữa 2 bảng kiểm khi đánh giá trường học an toàn chúng tôi sử dụng bảng kiểm của Bộ Y tế. Về việc thực hiện các nội dung trong bảng kiểm trường học an toàn có 10/13 nội dung các trường thực hiện tốt, song có 3 nội dung (Có mạng lưới phòng chống TNTT, bạo lực trong học đường, xây dựng nhà trường an toàn; Trường phải có hàng rào che chắn và có người bảo vệ quản lý các em tránh ra đường phòng TNGT; Nơi luyện tập thể dục, thể thao phải đảm bảo an toàn) là chưa thực hiện được đầy đủ. Có 1/6 trường của cả hai xã chưa đảm bảo về rào che chắn quanh trường học, 4/6 trường học chưa đạt được nội dung số 3 của bảng kiểm (chưa có cán bộ y tế học đường) và 1/6 trường chưa đạt về nơi luyện tập thể dục thể thao. Để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến các nội dung chưa thực hiện tốt, chúng tôi đã PVS Hiệu trưởng của các trường và được biết trong quá trình xây dựng trường học an toàn, các trường còn gặp nhiều khó khăn, rất cần được sự hỗ trợ, ủng hộ của các ban ngành đoàn thể trong đòa phương cùng phối hợp thực hiện, đặc biệt là sự hỗ trợ về kinh phí và nhân lực thì công tác phòng chống TNTT/xây dựng trường học an toàn mới đạt được hiệu quả cao: "Phòng Y tế học đường hiện nay còn thiếu, chưa có cán bộ chuyên trách y tế học đường, giáo viên phải Xã Dạ Trạch Xã Đồng Tiến Tổng Phân loại n % n % n % Duy trì GĐAT cả 2 năm 2006 và 2009 87 91,6 94 94,0 181 92,8 Không duy trì 8 8,4 6 6,0 14 7,2 Tổng 95 100 100 100 195 100 Bảng 2. Tỷ lệ các HGĐ đạt tiêu chuẩn GĐAT cả hai năm 2006 và 2009 Bảng 3. Mối liên quan giữa đạt tiêu chuẩn GĐAT và thu nhập của HGĐ | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) 31 trực tiếp sơ cứu và đưa học sinh đến trạm y tế. Mô hình trực quan phòng chống TNTT của trường còn nghèo nàn …" (Hiệu trưởng trường Tiểu học 1). Tuy có một số nội dung bảng kiểm các trường chưa thực hiện tốt nhưng tỷ lệ các trường tại hai xã đạt trường học an toàn là 100% theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Y tế. Các hoạt động phòng chống TNTT xây dựng trường học an toàn đã được đưa vào quy chế của nhà trường. 4. Bàn luận 4.1. Kết quả đánh giá việc duy trì gia đình an toàn Năm 2009, tỷ lệ HGĐ đạt GĐAT tại hai xã là 87,1%. Tỷ lệ này cao hơn so với tiêu chuẩn CĐAT là 37% và cao hơn so với khi được công nhận CĐAT năm 2006 là 9,6%. Có được kết quả như vậy là do hiện nay BCĐ phòng chống TNTT vẫn duy trì các hoạt động, công tác tuyên truyền phòng chống TNTT vẫn thực hiện, đặc biệt là BCĐ vẫn thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các HGĐ thực hiện theo bảng kiểm GĐAT. Qua nghiên cứu đònh tính cũng cho thấy có một sự ảnh hưởng đáng kể từ các HGĐ đạt GĐAT tác động tới các HGĐ khác trong cộng đồng. Chính vì vậy mà tỷ lệ HGĐ đạt GĐAT năm 2009 không những vẫn giữ được mà còn cao hơn tỷ lệ GĐAT năm 2006. Đó chính là tính bền vững của chương trình phòng chống TNTT/XDCĐAT tại hai xã cần được tiếp tục phát huy hơn nữa. Đây là mô hình GĐAT điển hình có thể cho các đòa phương khác tham quan học tập để triển khai công tác phòng chống TNTT/XDCĐAT. Với tỷ lệ 92,8% HGĐ duy trì GĐAT giữa 2 đợt điều tra đã cho thấy các hoạt động phòng chống TNTT tại HGĐ đã trở thành nề nếp, đi vào trong cuộc sống hàng ngày của HGĐ. HGĐ luôn xác đònh an toàn là cho mình, cho gia đình vì vậy mà họ nghiêm chỉnh chấp hành các quy đònh, hướng dẫn phòng chống TNTT. Do đó, để góp phần giảm thiểu TNTT nâng cao sức khỏe cộng đồng, BCĐ nên tranh thủ nguồn lực tại chỗ đó là vận động sự tham gia của các HGĐ nhằm duy trì và nhân rộng mô hình GĐAT. Trong số các HGĐ năm 2006 không đạt GĐAT tham gia nghiên cứu đã có 66% HGĐ đạt GĐAT vào năm 2009. Điều đó chứng tỏ chương trình phòng chống TNTT/XDCĐAT tại hai xã đã có sức lan tỏa nhất đònh. Tuy nhiên vẫn còn 7,2% HGĐ không duy trì được GĐAT sau 3 năm. Có thể có 2 lý do chính dẫn đến hệ quả này: thứ nhất, do thái độ chủ quan từ phía người dân nên chưa làm tốt việc loại bỏ các nguy cơ ngay tại hộ gia đình; thứ 2 là do hệ thống đường của xã xuống cấp không đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, hệ thống ao hồ, mương máng gần hộ gia đình nhưng chưa có rào chắn nên dễ gây tai nạn cho người dân đặc biệt là trẻ em. Qua tham khảo nhiều báo cáo về phòng chống TNTT cho thấy có sự khác nhau rõ nét về mức độ TNTT giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong do thương tích ở các nước có thu nhập thấp và trung bình cao hơn ở các nước phát triển [2]. Bên cạnh đó kết quả TLN của nghiên cứu này cũng cho thấy đối với các gia đình có điều kiện kinh tế khá thì việc thực hiện các tiêu chí của GĐAT thuận lợi hơn so với các HGĐ có kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên quan giữa thu nhập với việc đạt hay không đạt GĐAT. Có lẽ do cỡ mẫu chưa đủ lớn và/hoặc việc đánh giá mức thu nhập thông qua phỏng vấn chưa phán ánh đúng thực tế. Các nghiên cứu sau cần lưu ý những vấn đề này. 4.2. Kết quả về duy trì trường học an toàn Tất cả các trường (6/6 trường) thực hiện tốt 10/13 nội dung trong bảng kiểm trường học an toàn. Mặc dù vậy vẫn có 4/6 trường học chưa có cán bộ y tế học đường, phòng y tế học đường. Cũng chính vì chưa có cán bộ y tế học đường mà 4 trường này chưa đạt yêu cầu về tiêu chí số 3. So sánh với năm 2006, 6/6 trường học trên đòa bàn hai xã vẫn duy trì được danh hiệu trường học an toàn. Có được kết quả như vậy là do sự nỗ lực của BCĐ nhà trường, sự phối hợp của BCĐ xã, mạng lưới phòng chống TNTT tại các nhà trường vẫn tiếp tục duy trì hoạt động. Chương trình giáo dục an toàn giao thông, phòng chống các tệ nạn xã hội đã được đặc biệt chú trọng trong giáo dục của nhà trường, cho đến nay 100% học sinh trong trường được học kiến thức về phòng chống TNTT. Hoạt động truyền thông được tổ chức dưới nhiều hình thức: tuyên truyền trực tiếp trong các buổi chào cờ, các tiết học trong lớp. Hàng năm nhà trường còn tổ chức thi tìm hiểu an toàn giao thông cho học sinh dưới hình thức các tiểu phẩm. Hoạt động kiểm tra, khắc phục các nguy cơ có thể xảy ra trong trường học như an toàn điện, phòng tránh ngã, vật sắc nhọn … gây TNTT cho học sinh được BCĐ phòng chống TNTT các 32 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2010, Số 16 (16) | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | trường thường xuyên thực hiện; duy trì lòch giao ban cũng như lòch sơ kết, tổng kết. Chúng tôi cho rằng đó là những mô hình trường học an toàn cần được phát huy và nhân rộng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, BCĐ 2 xã cần chú ý tăng cường hơn nữa các hoạt động giảm nguy cơ gây TNTT tại đòa phương, trước mặt cần tập trung vào cải thiện hệ thống đường, làm rào chắn quanh các ao công cộng, tiếp tục huy động sự tham gia của cộng đồng và duy trì truyền thông giáo dục về phòng chống TNTT. Điều này sẽ giúp tiếp tục duy trì và đẩy mạnh mô hình CĐAT tại 2 xã và làm mô hình điểm để chính quyền nhân rộng tới các xã khác của đòa phương. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Y tế (2006), Quyết đònh số 170/QĐ-BYT ngày 17/1/2006 của Bộ Trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành Hướng dẫn Xây dựng Cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích. 2. Cục Y tế dự phòng Việt Nam (2007), Thống kê tử vong do tai nạn thương tích 2005 - 2006. 3. Lưu Hoài Chuẩn và cộng sự (2002), Tình hình tai nạn thương tích ở Việt Nam, các giải pháp phòng chống, NXB Y học. 4. Lê Ngọc Trọng (2006), Chương trình phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn ở Việt Nam, Báo cáo toàn văn tại Hội nghò khoa học Quốc tế phòng chống tai nạn thương tích xây dựng công đồng an toàn, năm 2006. 5. Nguyễn Thò Hồng Tú (2006), Sách hướng dẫn thực hành xây dựng cộng đồng an toàn phòng chống tai nạn thương tích, Hà Nội, 2006. 6. Phòng y tế huyện Khoái Châu (2006 - 2007 - 2008), Báo cáo tình hình tai nạn thương tích, năm 2006, 2007, 2008.

Ngày đăng: 07/08/2015, 20:43

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan