1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY BÀI 2 LỚP 10 “TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC”

10 3.8K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Bài giảng Giáo án quốc phòng lớp 10. bài 2 .VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY TIẾT HỌC “TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC” Bài giảng hay, ý nghĩa và sinh động, giúp cho tiết học học sinh cảm thấy hứng thú.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT … TRƯỜNG THPT …  Dự án dạy học: VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY TIẾT HỌC “TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC” Nhóm giáo viên môn: GDQP - AN Tổ chuyên môn: Thể dục - QPAN MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI 1.Tên dự án dạy học: VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY TIẾT HỌC “TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC” 2. Mục tiêu dạy học: a) Kiến thức: Thông qua dự án giúp học sinh: - Vận dụng kiến thức môn Địa lý: + Biết được vị trí địa lí của Việt Nam - Vận dụng kiến thức môn Lịch Sử: + Biết được các thế lực ngoại bang xâm lược, một số trận đánh lớn và tên tuổi của một số anh hùng dân tộc. - Vận dụng kiến thức môn Văn học: + Biết được một số câu thơ, đoạn văn có liên quan đến bài giảng. b) Kĩ năng - Hình thành và rèn cho học sinh thêm một số kĩ năng: + Thu thập và xử lí thông tin + Tìm kiếm thông tin trên mạng và các nguồn thông tin, tài liệu khác + Làm việc theo nhóm - Rèn cách lập luận, suy diễn, miêu tả - Rèn cho HS có kĩ năng sống. c) Thái độ: - Có ý thức liên tưởng, suy diễn đến các kiến thức khác. - Xác định trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc. 3. Đối tượng dạy học của dự án: * Đối tượng dạy học của dự án là học sinh lớp 10. - Số lượng học sinh: 30 em - Số lớp thực hiện: 1 lớp - Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án: + Tiêu chí lựa chọn học sinh (sở thích, kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng): * Có sở thích tìm hiểu kiến thức của các môn học * Có kĩ năng hoạt động nhóm và có khả năng thuyết trình. * Có khả năng sưu tầm tư liệu, khả năng xử lí thông tin. + Lực học của các em trong dự án có học lực từ trung bình khá trở lên + Hạnh kiểm của học sinh tương đối tốt, các em có ý thức trong việc thực hiện nội quy cũng như ý thức học tập. + Các em đã được tìm hiểu kiến thức có liên quan với nội dung bài học thông qua các môn học khác như: Địa Lý, Văn học, Lịch Sử 4. Ý nghĩa của dự án: Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học - Dạy học tích hợp là sự kết hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực khác nhau, lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học. Vì vậy làm cho bài học thêm sinh động, giúp người học vận dụng được vốn hiểu biết của nhiều môn học vào bài học, giúp bài học đạt được kết quả cao. - Thông qua thực hiện dự án tôi thấy bài dạy theo hướng tích hợp đã giúp giáo viên tiếp cận tốt với chương trình- sách giáo khoa, đồng thời đổi mới được phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Bài dạy linh hoạt, học sinh học được nhiều, chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức cũng như vận dụng vào thực tế tốt hơn. - Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp học sinh vận dụng được các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm hiểu về “Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước”. - Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trình học tập. 5. Thiết bị dạy học, học liệu a. Đối với giáo viên - SGK, SGV môn Giáo dục QP - AN, máy tính kết nối máy chiếu, mạng Internet. - Tài liệu kiến thức các môn: Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử - Tư liệu về các loại vũ khí, các câu thơ, đoạn trích có liên quan đến bài học b. Đối với học sinh - Tài liệu kiến thức các môn: + Môn Địa Lý: Vị trí địa lí của Việt Nam. + Môn Ngữ Văn: Các câu thơ, đoạn trích có liên quan đến bài học. + Môn Lịch Sử: tư liệu về các trận đánh lớn trong Lịch sử. c. Các ứng dụng CNTT trong dạy và học của dự án - Máy vi tính: có cài đủ các phần mềm cần thiết để thực hiện dự án, có chứa toàn bộ các tài liệu của dự án, có nối mạng internet để truy cập vào các website có liên quan đến dự án - Máy chiếu: dùng để chiếu bài giảng, phần trình bày của học sinh, các ví dụ minh họa, bảng phân công nhóm, các video, hình ảnh… 6. Phương pháp, thời gian, kế hoạch thực hiện dự án a. Phương pháp - Đàm thoại, thuyết trình - Thảo luận nhóm. - Đặt và giải quyết vấn đề b.Thời gian thực hiện dự án: 1 tiết tại lớp 10 C1 * Nội dung công việc: - Giáo viên lên kế hoạch nội dung dự án, giới thiệu dự án. 7. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: a. Ổn định lớp, kiểm diện sĩ số: ( 2 phút) b. Tiến trình tổ chức dạy và học:( 1 phút) - GV nêu vấn đề: Lịch sử dân tộc ta là lịch sử dựng nước và giữ nước đã phải chiến đấu xuyên suốt theo chiều dài lịch sử dân tộc với những thế lực ngoại bang xâm lược. Chính vì thế đã hình thành nên những truyền thống vẻ vang của dân tộc ta. Bài học này sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn nội dung trên: Nội dung Hoạt động của GV - HS Vận dụng kiến thức các môn học II. Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước. 1. Truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước - Dựng nước và giữ nước là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước.(12 phút) -GV: Tại sao Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của các nước lớn từ trước đến nay? -HS: Trả lời -GV: Kết luận -GV: Dựa vào kiến thức đã học em hãy kể tên những giặc ngoại xâm xâm lược nước ta từ thời kì đầu dựng nước? -HS: Trả lời -GV: Kết luận và chốt ý. -GV: Giải thích một số chính sách trong thời kì phong kiến: - Môn Địa Lý: Cách xác định vị trí địa lý, tài nguyên của Việt Nam. - Kiến thức môn Lịch sử: Liệt kê các ngoại xâm xâm lược. - Nhiệm vụ: + + Trong chiến tranh: Vừa chiến đấu, vừa sản xuất. + Trong hòa bình: Nêu cao tinh thần cảnh giác, chuẩn bị đề phòng địch. => Nhiệm vụ đánh giặc giữ nước và nhiệm vụ xây dựng đất nước luôn gắn liền với nhau. “Ngụ binh ư nông”, “Tĩnh vi nông, động vi binh” … - GV: Để vừa có thể chiến đấu chống quân xâm lược, vừa xây dựng đất nước quân và dân ta đã làm gì? - HS: Trả lời - GV: Kết luận. - GV: Hiện nay, theo em giữa hai nhiệm vụ: Xây dựng và bảo về đất nước thì nhiệm vụ nào sẽ quan trọng hơn? Vì sao? - HS: Trả lời - GV: Kết luận - Môn Ngữ văn: “ Anh đi theo chúa Tây Sơn Em về cày cuốc mà nuôi mẹ hiền” (ca dao) “Khói nhà máy cuộn trong sương sớm Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng” (Nguyễn Đình Thi) - Môn Lịch Sử: + Trong Kháng chiến chống Pháp: “Kháng chiến, kiến quốc”, + Trong Kháng chiến chống Mỹ: Thực hiện hai chiến lược cách mạng. Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, tiến hành chiến tranh cách mạng giải phóng Miền Nam 2. Truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thống lấy nhỏ chống lớn, lấy ít địch nhiều (10 phút) Nghệ thuật quân sự lấy nhỏ thắng lơn, lấy ít đich nhiều là truyền thống trong lịch sử đấu tranh giữ nước của đan tộc ta - GV: Đánh giá của em về kẻ thù đã từng xâm lược đất nước chúng ta?Ví dụ chứng minh? - HS: Trả lời - GV: Kết luận - GV: Trước sức mạnh của kẻ thù xâm lược chúng ta đã có những kế sách đánh giặc tiêu biểu nào? - HS: Trả lời - GV: Kết luận và bổ sung + Nhà Lý: “Tiên phát chế nhân” + Thời Trần: “Thanh dã” + Ngày 25/01/1954: Chuyển từ “ Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” + Nghệ thuật chiến tranh du kích. … - Môn Lịch sử: Tương quan binh lực trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. 3. Truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện. (15) phút diện. - GV: Em hiểu thế nào là toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện? - HS: Trả lời - GV: Kết luận - GV: Truyền thống toàn dân đánh giặc đã được thể hiện trong lịch sử như thế nào? - HS: Trả lời - GV: Kết luận - GV: Trong chiến tranh cần phải đánh giặc toàn diện ở những các mặt trận nào? Mặt trận nào là quyết định nhất? - Môn Lịch sử: + Hội nghị Diên Hồng + Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946. - Môn Ngữ văn: + “Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường Ðể cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Ðánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom”… (Khoảng trời – hố bom) – Lâm Thị Mĩ Dạ - Môn Lịch sử: + Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. + Hiệp định Paris năm - Đánh giặc toàn diện: Phải kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận đấu tranh: Quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận…mỗi mặt trận có vai trò riêng, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, trong đó mặt trận quân sự giữ vai trò quyết định - Toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện nhằm phát huy sức mạnh to lớn của cuả cả dân tộc, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. - HS: Trả lời - GV: Kết luận - GV: Tại sao chúng ta phải đánh giặc toàn dân, đánh giặc toàn diện? - HS: Trả lời - GV: Kết luận 1973 (Đấu tranh quân sự, ngoại giao…) c. Kết thúc kết bài học: ( 5 phút) * Củng cố: HS tóm tắt lại nội dung chính của bài học. * Bài tập, dặn dò: Câu hỏi: Em hãy kể tên một số tấm gương anh dũng trong chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc trong lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc ta? - Học sinh: Trả lời - GV: Kết luận * Dặn dò: Chuẩn bị nội dung 4, 5, 6 mục II. . TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC” Nhóm giáo viên môn: GDQP - AN Tổ chuyên môn: Thể dục - QPAN MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI 1.Tên dự án dạy học: VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY TIẾT. thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, toàn dân đánh giặc, đánh giặc toàn diện. (15). trích có liên quan đến bài học b. Đối với học sinh - Tài liệu kiến thức các môn: + Môn Địa Lý: Vị trí địa lí của Việt Nam. + Môn Ngữ Văn: Các câu thơ, đoạn trích có liên quan đến bài học. + Môn Lịch

Ngày đăng: 06/08/2015, 20:43

Xem thêm: VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY BÀI 2 LỚP 10 “TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA DÂN TỘC TA TRONG SỰ NGHIỆP ĐÁNH GIẶC GIỮ NƯỚC”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w