Đề kiểm tra Sinh 11 học kỳ I

4 308 3
Đề kiểm tra Sinh 11 học kỳ I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN : SINH – LỚP 11 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề 1 PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm ) CÂU 1: ( 2 điểm ) 1.1- Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng từ đất vào tế bào rễ cây? 1.2- Sự thoát hơi nước của cây qua mấy con đường? Đặc điểm của mỗi con đường thoát hơi nước? CÂU 2: ( 1 điểm ) Hãy nêu thành phần và vai trò của hệ sắc tố quang hợp? CÂU 3: ( 2 điểm ) 3.1- Hãy nêu đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật? 3.2- Theo em, giữa các quá trình biến đổi cơ học, biến đổi hóa học, và biến đổi sinh học trong tiêu hóa thì mặt biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao? PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Mã đề thi 135 Câu 1: Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là: A. Chỉ đóng vào giữa trưa khi có cường độ ánh sáng quá cao. B. Đóng vào ban đêm và mở ra vào ban ngày. C. Đóng vào ban ngày và mở ra vào ban đêm. D. Mở ra khi có ánh sáng. Câu 2: Các giai đoạn trong chu trình Canvin theo thứ tự là: A. Khử APG thành AlPG → cố định CO 2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat). B. Khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat) → cố định CO 2 . C. Cố định CO 2 → khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat). D. Cố định CO 2 → tái sinh RiDP (ribulôrơ – 1,5 – điphôtphat) → khử APG thành AlPG. Câu 3: Để đáp ứng nhu cầu prôtêin cho cơ thể, các loài động vật ăn thực vật A. đôi khi chúng ăn cả thức ăn động vật. B. thường sử dụng lượng thức ăn rất lớn. C. tăng cường ăn các cây họ đậu. D. tiêu hóa vi sinh vật sống trong ống tiêu hóa của chúng. Câu 4: Khi thiếu oxi trong tế bào, axit pyruvic A. bị lên men trong tế bào chất tạo ra rượu etilic và CO 2 . B. tiếp tục biến đổi trong chu trình Crep. C. được chuyển vào ti thể và tiếp tục bị oxi hóa. D. bị phân giải hoàn hoàn thành CO 2 và H 2 O. Câu 5: Mỗi phân tử axit pyruvic đi vào chu trình Crep sẽ bị ôxi hóa hoàn toàn tạo ra 1 ATP, 1 FADH 2 và 5 NADH. Vậy từ 1 phân tử glucôzơ qua giai đoạn đường phân đi vào chu trình Crep sẽ tạo ra A. 2 ATP, 1 FADH 2 và 6 NADH. B. 1 ATP, 1 FADH 2 và 5 NADH. C. 4 ATP, 4 FADH 2 và 12 NADH. D. 2ATP, 2 FADH 2 và 10 NADH Câu 6: Một số loại hạt có vỏ cứng bị vùi sâu trong đất có thể tồn tại nhiều năm mà không nảy mầm vì A. lượng CO 2 tích lũy trong hạt quá nhiều đã ức chế quá trình hô hấp. B. thiếu Oxi. C. trong đất không đủ độ ẩm cần thiết. D. vỏ hạt cứng nên nước không thể thấm vào được. Câu 7: Ở một số loài động vật ăn thực vật có dạ dày đơn, bộ phận được coi là dạ dày thứ hai là A. đại tràng. B. diều. C. mề. D. manh tràng. Câu 8: Trao đổi nước của thực vật bao gồm quá trình A. thoát hơi nước, thoát nước thành giọt. B. vận chuyển và dự trữ nước. C. hút nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước. D. hút nước và thoát hơi nước. Câu 9: Qúa trình cố định nitơ ở các vi khuẩn cố định nitơ tự do phụ thuộc vào enzim: A. đêaminaza. B. nitrôgenaza. C. đêcacboxilaza. D. perôxidaza. Câu 10: Nhận định không đúng về ảnh hưởng của nước đối với quang hợp: A. Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với lượng nước trong đất. B. Tham gia vận chuyển muối khoáng và các sản phẩm quang hợp. C. Điều tiết sự đóng mở khí khổng qua đó ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán của CO 2 vào lục lạp . D. Là nguyên liệu cho phản ứng quang phân li nước. Câu 11: Việc phân biệt các nhóm thực vật C 3 , C 4 , và CAM là dựa vào A. cách thức cố định CO 2 trong pha tối. B. đặc điểm phân bố của chúng. C. phương thức sử dụng ánh sáng. D. có khả năng hô hấp sáng hay không. Câu 12: Nồng độ K + trong cây là 0,1 %, trong đất là 0,3%. Cây sẽ nhận K + bằng cách A. thẩm thấu. B. hấp thụ thụ động. C. hấp thụ chủ động. D. phải cần năng lượng ATP. Câu 13: Trong đất, xác hữu cơ được biến đổi nhờ vi sinh vật theo trình tự Xác hữu cơ (1) NH 4 + (2) NO 3 - (3) Rễ 1, 2, 3 lần lượt là các quá trình A. amon hóa, nitrat hóa, đồng hóa. B. khử amon, khử nitrat, hấp thụ. C. amon hóa, nitrat hóa, hấp thụ. D. khử amon, nitrat hóa, đồng hóa. Câu 14: Pha sáng của quang hợp sẽ cung cấp cho chu trình Canvin A. năng lượng ánh sáng. B. H 2 O. C. ATP và NADPH. D. CO 2 . Câu 15: Các nguyên tố vi lượng cần cho cây với số lượng nhỏ, nhưng có vai trò quan trọng, vì A. chúng được tích lũy trong hạt. B. chúng tham gia vào hoạt động chính của các enzim. C. chúng cần cho một số pha sinh trưởng. D. chúng có trong cấu trúc của tất cả các bào quan. Câu 16: Trong bảo quản nông sản, người ta không dùng biện pháp A. bảo quản trong kho lạnh. B. bảo quản ở điều kiện nồng độ CO 2 cao. C. phơi khô, sấy khô. D. bảo quản ở điều kiện nồng độ O 2 cao. Câu 17: Trước khi gieo mạ, người ta thường có kinh nghiệm ngâm lúa giống bằng nước ấm (hai sôi ba lạnh) vì A. nó làm cho vỏ hạt nhanh mềm. B. nó hoạt hóa được các mô đang ngủ. C. nước ấm có tác dụng kích thích sản sinh hoocmon sinh trưởng. D. đó là nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của các enzim trong hạt. Câu 18: Chất được tách ra khỏi chu trình Canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ ở thực vật C 3 là A. APG (axit phôtpho glixêric). B. AM (axit malic). C. RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat). D. AlPG (anđêhit phôtpho glixêric). Câu 19: Thực vật C 4 thường có năng suất cao hơn so với thực C 3, nguyên nhân có thể là do chúng A. có hai loại lục lạp. B. ít xảy ra hô hấp sáng. C. có hai chu trình đồng hóa CO 2 . D. sống ở nơi có cường độ ánh sáng cao. Câu 20: Quá trình nào dưới đây không có trong pha sáng của quang hợp? A. Quá trình tạo thành ATP, NADPH và giải phóng O 2 . B. Quá trình khử CO 2 . C. Quá trình biến đổi trạng thái của diệp lục. D. Quá trình quang phân li nước. HẾT ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT ĐỀ 1 - HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2011 MÔN : SINH HỌC– LỚP 11 PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm ) CÂU 1: ( 2 điểm ) 1.1- Trình bày cơ chế hấp thụ ion khoáng từ đất vào tế bào rễ cây? - Thụ động: cùng chiều gradien nồng độ,(từ nơi nồng độ cao đến nơi nồng độ thấp)/ không cần năng lượng, có thể cần chất mang. - Chủ động: ngược chiều gradien nồng độ,( từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng nồng độ cao) / cần năng lượng và chất mang 1.2- Sự thoát hơi nước của cây qua mấy con đường? Đặc điểm của mỗi con đường thoát hơi nước? - Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng (chủ yếu) và qua cutin trên biểu bì của lá - Đặc điểm của mỗi con đường thoát hơi nước? + Qua khí khổng (chủ yếu): Vận tốc lớn, được điều chỉnh. + Qua cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. CÂU 2: ( 1 điểm ) Hãy nêu thành phần và vai trò hệ sắc tố quang hợp? * Thành phần: - Diệp lục: diệp lục a và diệp lục b - Carôtênôit nhóm sắc tố phụ quang hợp, gồm carôten ( tạo sắc tố đỏ, cam, vàng của lá, quả, củ) và xantophyl * Vai trò: - Hấp thụ và chuyển hóa quang năng thành hóa năng. - Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng luợng ánh sáng và truyền cho diệp lục a ở trung tâm. CÂU 3: ( 2 điểm ) 3.1- Hãy nêu đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật? * Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt - Có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. - Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa học. * đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật - Có răng nhai và nghiền thức ăn phát triển, dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng phát triển, ruột dài. - Thức ăn được tiêu hóa cơ học tiêu hóa học và biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật. 3.2- Theo em, giữa các quá trình biến đổi cơ học, biến đổi hóa học, và biển đổi sinh học trong tiêu hóa thì mặt biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao? - Biến đổi hóa học là mặt biến đổi quan trọng. - Vì thức ăn được biến đổi thành chất đơn giản tạo điều kiện cho quá trình hấp thụ. ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM ĐỀ 1 1C 2C 3D 4A 5D 6A 7D 8C 9B 10A 11A 12B 13C 14C 15B 16D 17D 18A 19B 20B . phát triển, ruột d i. - Thức ăn được tiêu hóa cơ học tiêu hóa học và biến đ i sinh học nhờ vi sinh vật. 3.2- Theo em, giữa các quá trình biến đ i cơ học, biến đ i hóa học, và biển đ i sinh học. & ĐT TIỀN GIANG CỘNG HOÀ XÃ H I CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010 – 2 011 MÔN : SINH – LỚP 11 Th i gian:. Theo em, giữa các quá trình biến đ i cơ học, biến đ i hóa học, và biến đ i sinh học trong tiêu hóa thì mặt biến đ i nào là quan trọng nhất? Vì sao? PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Mã đề thi 135 Câu

Ngày đăng: 05/08/2015, 19:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan