1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học TIỂU HỌC PHỔ THUẬN

33 3,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 262 KB

Nội dung

2 0 1 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 PHỔ THUẬN  CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌC Người thực hiện: Trần Thị Thu Thuỷ Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, TH số 1 Phổ Thuận NĂM HỌC 2014-2015 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC * * * Trang CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2 CHƯƠNG 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận của đề tài 3 2. Thực trạng vấn đề 4 3. Các biện pháp đã tiến hành 5 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 16 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 Trường TH số 1 Phổ Thuận Năm học: 2014 - 2015 2 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tình hình Đất nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu, Nhà trường đang tiến đến mục tiêu khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực trong học tập cũng như hoạt động của học sinh là một trong các phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước – có cả đức lẫn tài. Bởi “Có đức mà không có tài – làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết ở các lớp tiểu học. Tại sao vậy? Vì ở lớp cô giáo là người hướng dẫn các em cách học, các em coi trọng lời của cô và luôn coi cô là thần tượng để các em noi theo. Nếu giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp của mình sẽ giúp học sinh học tốt, đưa đến kết quả học tập của các em đạt kết quả cao. Năm học 2013- 2014 huyện Đức Phổ vẫn luôn áp dụng lớp học một buổi/ngày. Công tác chủ nhiệm lớp học một buổi/ngày lại gặp vô cùng khó khăn, làm sao học sinh của mình theo kịp học sinh các trường bán trú. Chính vì những lẽ đó mà tôi đã dành khá nhiều thời gian, tâm sức cho công tác chủ nhiệm lớp mình. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm “Công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học” đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học vừa qua, đặc biệt là năm 2013 – 2014. Rất mong sự góp ý chân thành của cấp trên cùng quý bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm qúy báu trong công tác chủ nhiệm lớp, giúp tôi hoàn thành công tác tốt hơn và cũng là hoàn thiện bản thân mình hơn. Trường TH số 1 Phổ Thuận Năm học: 2014 - 2015 3 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm CHƯƠNG 2 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. Giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người. Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện. Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác. Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người. Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người không chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàn dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích Trường TH số 1 Phổ Thuận Năm học: 2014 - 2015 4 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm trăm năm trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết. Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ không ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình là những con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường Tiểu học số 1 Phổ Thuận nói riêng của huyện Đức Phổ nói chung. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ 2.1. Thuận lợi: - Bản thân tôi là một giáo viên dạy lớp lâu năm. Đã làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1 buổi/ngày. Được sự đông viên khuyến khích của Ban giám hiệu, của bạn bè đồng nghiệp. Nhà trường luôn tạo điều kiện, tạo cơ hội để tôi thi đua dạy tốt, học tốt. - Học sinh của tôi rất thân thiện. Đa số các em ngoan và luôn có ý thức học tập. - Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo. - Hầu hết các phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của các em. Trường TH số 1 Phổ Thuận Năm học: 2014 - 2015 5 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm - Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, ham hoạt động. 2.2. Khó khăn: - Học sinh của tôi đa số là con thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện hộ nghèo. Thiếu đồ dùng học tập. - Trình độ học sinh trong lớp rất yếu như lời nhận xét của các thầy cô trong trường (Tổng số: 25 em). Đa số học sinh chưa ý thức học tập,còn ham chơi. - Một số phụ huynh học sinh phải bươn chải cuộc sống, ít có điều kiện để quan tâm chăm sóc con cái (Như đi làm xa tận Thành phố Hồ Chí Minh vài tháng mới về 1 lần gửi con ở nhà ngoại, nội, dì, cậu, chú, bác, …) - Lớp có 1 học sinh cá biệt: Nguyễn Văn Toàn ( Trốn học, mẹ bị bệnh). 3. BIỆN PHÁP 3.1. Phải là người nắm rõ, nắm vững tình hình lớp chủ nhiệm: Muốn giáo dục học sinh thì phải hiểu được tâm tư tình cảm nguyện vọng của các em. Nhưng làm thế nào để hiểu được những điều ấy một cách tường tận? Theo tôi đó là tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí,tính tình sở thích… của các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các mặt. Thành phần gia đình: - Con thương binh, liệt sĩ: 0. - Con hộ nghèo: 2(Nguyễn Văn Toàn. Nguyễn Ngọc Thịnh) Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế: - Nguyễn Bảo Ngọc, Đoàn Thị Ánh Nguyệt: cha mẹ đều đi làm mướn, kinh tế khó khăn. Địa bàn cư trú : - Xóm 2 1: 9 em. - Xóm 22: 5 em. Trường TH số 1 Phổ Thuận Năm học: 2014 - 2015 6 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm - Xóm 23: 8 em - Xóm 1: 3em Học lực và hạnh kiểm năm học 2012 – 2013 - Học lực: Giỏi: 6; Khá: 9; Trung Bình: 8; Yếu: 2. - Hạnh Kiểm: Đủ 25 Để để tìm hiểu và nắm bắt được các nội dung trên tôi tiến hành làm các công việc sau: Bước 1: Điều tra cơ bản học sinh - Lập danh sách học sinh trong lớp. - Sơ lược lý lịch của từng em và hoàn cảnh gia đình. - Tìm hiểu khả năng lãnh đạo lớp( bầu cán bộ lớp). - Nắm đặc điểm chung của lớp: Tổng số học sinh nam, nữ, dân tộc, con thương bệnh binh, con liệt sỹ, học sinh khuyết tật, học sinh mồ côi, độ tuổi - Nắm được hai mặt học lực, hạnh kiểm của năm học trước. - Nắm được đối tượng học khá giỏi và những đối tượng đáng chú ý về những mặt cá biệt của năm trước. - Nắm được những mặt thuận lợi, khó khăn của lớp mình chủ nhiệm. SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH I. Phần tự ghi của học sinh 1. Họ và tên học sinh:……………….……………Giới tính: …… 2. Ngày…. tháng…. năm sinh…… Dân tộc:… … Tôn giáo:………. 3. - Địa chỉ thường trú: Xóm……… thôn ……xã ……huyện ……… - Số điện thoại bàn của gia đình:………………… 4. - Họ, tên cha: …………………….Nghề nghiệp:……… Số điện thoại:………… - Họ, tên mẹ: …………………….Nghề nghiệp:……… Số điện thoại:………… 5. Số anh……… chị……….… em………… trong gia đinh. Trường TH số 1 Phổ Thuận Năm học: 2014 - 2015 7 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm 6. Điều kiện kinh tế gia đình:………………… 7. - Xếp loại của năm học 2012 - 2013: - Học lực:…………….Hạnh kiểm:……………… - Chức vụ đã làm ở năm học 2012 - 2013:…………… 8. Năng khiếu:……………………….Sở thích:………………… 9. Các bạn thân hiện nay:………… 10. Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này: Học lực:……………………Hạnh kiểm:……………………………… 11. Em có ý kiến, đề nghị gì với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường: B. Phần ghi của phụ huynh học sinh: 1. Phụ huynh có thường xuyên quan tâm, giáo dục con em mình hay không? Vì sao? 2. Phụ huynh tạo điều kiện gì cho con em mình học tốt ? Phụ huynh có nhận xét gì về con em mình? ……………………………………………………………………………… Phụ huynh học sinh có đề nghị gì với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm? ………………………………………………………………………… Bước 2: Để kiểm tra độ chính xác của các thông tin mà tôi thu thập được qua phiếu điều tra tôi cố gắng tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh,… Qua đó sẽ hiểu biết cụ thể hơn, chi tiết hơn hoàn cảnh gia đình các em.Từ đó tôi có những hình thức, những biện pháp giáo dục linh hoạt phù hợp với từng em bởi giáo dục không phải là một công thức chung có sẵn. Bên cạnh đó tôi còn trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm của năm trước. Trường TH số 1 Phổ Thuận Năm học: 2014 - 2015 8 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm Bước 3: Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn. Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình học sinh qua điện thoại, sổ liên lạc. Đây là sự liên hệ hai chiều qua lại giữa nhà trường với gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh. Bằng các hình thức liên hệ đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em từ đó có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnh phương pháp giáo dục. Vì đạo đức, học lực của từng em luôn biến đổi từng giờ, từng ngày chứ không phải là bất biến theo kiểu “ Đầu sao đuôi vậy”. 3.2. Lập kế hoạch chủ nhiệm: a/ Có kế hoạch hàng tuần hàng tháng: Muốn đạt được chất lượng dạy- học thu được kết quả cao, giáo viên chủ nhiệm phải luôn thực hiện theo kế hoạch nhà trường đề ra. Có kế hoạch cho từng tuần, tháng, phát động thi đua theo chủ đề trong năm học. Theo dõi sự thực hiện kế hoạch, công tác đã đề ra. Kiểm tra, sơ kết, đánh giá, động viên khích lệ kịp thời sau các tuần học, các đợt thi đua đã phát động, để từ đó các em rút kinh nghiệm và có hướng phấn đấu ở những kì sau. b/ Xây dựng kế hoạch từng mặt cụ thể cho lớp: * Về đạo đức: Đưa các em vào kỷ cương, nề nếp, rèn luyện theo chủ đề 5 điều Bác Hồ dạy. Biết kính trên nhường dưới, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ bạn, kính trọng, vâng lời thầy cô ở trường, về nhà nghe lời cha mẹ, luôn thật thà, không nói tục, chửi bậy, có tinh thần giúp đỡ bạn, đoàn kết, thương yêu, gần gũi chan hoà với hàng xóm láng giềng, biết phân biệt phải trái, biết làm việc thiện * Về học tập: - Học tập là hoạt động quan trọng nhất của học sinh, để giúp cho lớp học tập tốt, giáo viên chủ nhiệm lớp phải chú ý rèn cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ, bằng các biện pháp cụ thể sau: Trường TH số 1 Phổ Thuận Năm học: 2014 - 2015 9 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm + Giáo viên chủ nhiệm có mặt thường xuyên tại lớp 10 phút trước giờ học mỗi ngày, đặc biệt là những ngày đầu tuần. + Tổ chức 10 phút “ Ôn bài” đầu giờ học mỗi ngày. Ôn bài là biện pháp giúp nhau ôn bài nhanh, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học mới. Truy bài đầu giờ còn là biện pháp khắc phục tình trạng đi học muộn, cho nên cần được tổ chức tốt và duy trì lâu dài. + Thành lập đội“ Sao đỏ” của lớp để theo dõi thi đua giữa các tổ và tham gia trực tuần với các lớp trong trường. - Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp sau: + Tổ chức thi đua giữa các tổ/nhóm trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong các giờ hoc. + Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước bài học trong ngày. + Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học sinh nghèo học giỏi. + Tổ chức cho học sinh học nhóm, đôi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học tập. - Yêu cầu mỗi học sinh phải có đủ bộ sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng phục vụ cho việc học tập. Học bài, làm bài tập trước khi đến lớp. Tự giác, chịu khó trong học tập, có ý thức tự giác trong khi làm bài kiểm tra. Muốn vậy giáo viên phải có biện pháp giáo dục học sinh khéo léo, nhẹ nhàng, động viên những em chăm học, biểu dương là chính. Các em học sinh học yếu động viên khích lệ sự tiến bộ của các em, thông tin kịp thời với phụ huynh để giúp các em học tốt hơn. Đầu tiên khi nhận lớp, tôi lập danh sách học sinh, xem học lực năm qua của từng em, tôi lưu ý những em học yếu và những em cá biệt. Sau đó lên kế hoạch cụ thể vào sổ chủ nhiệm. Mục đích của tôi là đề ra làm sao cho 100% học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của một tiết học, tôi phải có kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng học Trường TH số 1 Phổ Thuận Năm học: 2014 - 2015 10 [...]... KINH NGHIỆM CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌC CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cơng tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề vơ cùng quan trọng và cần thiết ở các lớp tiểu học Tại sao vậy Vì ở lớp cơ giáo là người hướng dẫn các em cách học, các em coi trọng lời của cơ và ln coi cơ là thần tượng để các em noi theo Nếu giáo viên làm tốt cơng tác chủ nhiệm lớp của mình sẽ giúp học sinh học tốt, đưa đến kết quả học tập của các... TH số 1 Phổ Thuận 25 Năm học: 2014 - 2015 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 PHỔ THUẬN  TĨM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CƠNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌC Người thực hiện: Trần Thị Thu Thuỷ Chức vụ, đơn vò công tác: Giáo viên,TH số 1 Phổ Thuận NĂM HỌC 2014-2015 Trường TH số 1 Phổ Thuận 26 Năm học: 2014... từng làm cơng tác chủ nhiệm lớp để Sáng kiến kinh nghiệm của tơi ngày càng hồn thiện hơn Phổ Thuận, ngày 7 tháng 11 năm 2014 Người viết Trần Thị Thu Thuỷ Trường TH số 1 Phổ Thuận 21 Năm học: 2014 - 2015 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm * TÀI LIỆU THAM KHẢO - Điều lệ trường Tiểu học - Quy định đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học - Luật Giáo dục - Sổ Chủ nhiệm lớp ở bậc Tiểu học - Tài liệu... hoạch chủ nhiệm: Đây là một khâu rất quan trọng trong cơng tác chủ nhiệm lớp Đầu tiên khi nhận lớp, tơi lập danh sách học sinh, xem học lực năm qua của từng em, tơi lưu ý những em học yếu và những em cá biệt Sau đó lên kế hoạch cụ thể vào sổ chủ nhiệm Mục đích của tơi là đề ra làm sao cho 100% học sinh nắm vững kiến thức cơ bản của một tiết học, tơi phải có kế hoạch cụ thể cho tứng đối tượng học sinh( học. .. em đạt kết quả cao Năm hoc 2013-2014 huyện Đức Phổ vẫn ln áp dụng lớp học một buổi / ngày Cơng tác chủ nhiệm lớp học một buổi / ngày lại gặp vơ cùng khó khăn, làm sao học sinh của mình theo kịp học sinh các trường bán trú Điều đó là điều trăn trở của bản thân tơi, dưới đây là một số biện pháp tơi đưa ra và những trãi nghiệm bước đầu về cơng tác chủ nhiệm lớp Tơi hy vọng nhận được sự đóng góp của qúy... TH số 1 Phổ Thuận 13 Năm học: 2014 - 2015 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm Ví dụ: Ngày 18/10 Chính tả (nghe viết) Thợ rèn Buổi chiều các em tự học, viết lại bài chính tả đó vào vở ở nhà 3.7 Kiểm tra việc tự học của học sinh ở nhà: Muốn cho các em tự học tốt, thì tơi có kế hoạch kiểm tra Tơi tiến hành như sau: Tơi đến lớp trước 15 phút, cho các tổ trưởng gom hết tất cả vở của tự học buổi... giá xếp loại học sinh Tiểu học - Luật Giáo dục - Sổ Chủ nhiệm lớp ở bậc Tiểu học - Tài liệu tập huấn cơng tác chủ nhiệm lớp Trường TH số 1 Phổ Thuận 22 Năm học: 2014 - 2015 GV: Trần Thị Thu Thuỷ Sáng kiến kinh nghiệm ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHẤM CHỌN SKKN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 PHỔ THUẬN Năm học: 2014 – 2015 ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………... trong lớp, phải nổ lực phấn đấu trong học tập 3.6 Lên kế hoạch tư học buổi chiều cho các em: Đây là lớp học một buổi nên việc học buổi chiều của các em rất quan trọng Các em mới học lớp 4 nếu giáo viên khơng ra đề về nhà buổi chiều cho các em thì các em khơng có sự tiến bộ Sau 1 buổi học tơi ra bài tập cụ thể vào sổ chuẩn bị ở nhà 3.7 Kiểm tra việc tự học của học sinh ở nhà: Muốn cho các em tự học tốt,... mình thì mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ Trong khn khổ hạn hẹp bài viết mà tơi đưa ra, chỉ là những kinh nghiệm thực tiễn ở lớp tơi chủ nhiệm Tơi ln hy vọng nhận được sự đóng góp chân thành của q thầy cơ và các bạn đồng nghiệp để tơi có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác chủ nhiệm lớp ngày càng tốt hơn * Những bài học kinh nghiệm: Qua q trình tìm hiểu về cơng tác chủ nhiệm của những giáo viên có kinh... Trong một năm học giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người trực tiếp, tổ chức điều hành cho 3 cuộc họp phụ huynh lớp - Giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm được nội dung và tầm quan trọng của từng cuộc họp mang tính chất khác nhau - Cuộc họp phụ huynh đầu năm: Là cuộc họp vơ cùng quan trọng, là cuộc họp phụ huynh được gặp cơ giáo chủ nhiệm mới Các bậc phụ huynh được Trường TH số 1 Phổ Thuận 16 Năm học: 2014 - . công tác chủ nhiệm lớp mình. Hôm nay tôi mạnh dạn trình bày kinh nghiệm Công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học đúc kết kinh nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong các năm học. công tác chủ nhiệm lớp của mình sẽ giúp học sinh học tốt, đưa đến kết quả học tập của các em đạt kết quả cao. Năm học 2013- 2014 huyện Đức Phổ vẫn luôn áp dụng lớp học một buổi/ngày. Công tác chủ. 2 0 1 4 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 PHỔ THUẬN  CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TIỂU HỌC Người thực hiện:

Ngày đăng: 05/08/2015, 14:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w