Bài 1: XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ CÂN BẰNG CỦA PHẢN ỨNG * Trả lời câu hỏi (1) Hằng số cân bằng của phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: - Nhiệt độ. - Áp suất phản ứng. - Dung môi, … (2) Tại sao phải tiến hành chuẩn độ nhiều lần? Phải tiến hành chuẩn độ nhiều lần để theo dõi sự thay đổi nồng độ của I 2 sinh ra theo thời gian, từ đó xác định trạng thái cân bằng của phản ứng. (3) Khi tiến hành thí nghiệm ở môi trường nhiệt độ không ổn định thì kết quả thí nghiệm có chính xác không? Tại sao? Bởi vì hằng số cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ nên khi tiến hành thí nghiệm trong môi trường nhiệt độ thay đổi thì kết quả thí nghiệm sẽ không chính xác. (4) Tại sao phải làm lạnh các erlen trước khi chuẩn độ? Phải tiến làm lạnh các erlen trước khi chuẩn độ nhằm giảm tốc độ phản ứng và hạn chế sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng trong quá trình chuẩn độ (lúc này xem như phản ứng dừng lại). Bài 2: XÂY DỰNG GIÃN ĐỒ PHA HỆ 2 CHẤT LỎNG HÒA TAN HẠN CHẾ VÀO NHAU * Trả lời câu hỏi (1) Tính số bậc tự do của hệ thống trong các vùng. Nêu rõ ý nghĩa? - Số bậc tự do trong vùng đồng thể: C = k – f + 1 = 2 – 1 + 1 = 2. Như vậy trong vùng đồng thể chúng ta có thể thay đổi tự do 2 thông số (nhiệt độ, thành phần) bên ngoài mà không làm thay đổi số và bản chất các pha. - Số bậc tự do trong vùng dị thể: C = k – f + 1 = 2 – 2 + 1 = 1. Nghĩa là trong vùng dị thể chúng ta có thể thay đổi tự do 1 thông số (nhiệt độ hoặc thành phần) bên ngoài mà không làm thay đổi số và bản chất các pha. (2) Khi tiến hành quan sát sự chuyển hệ từ đồng thể sang dị thể và ngược lại, trường hợp nào sẽ thấy chính xác, Giải thích?. Nếu chỉ tiến hành theo một hướng thì có gì sai số không? - Khi nghiên cứu sự chuyển pha của hệ thì trường hợp hệ chuyển từ đồng thể sang dị thể là chính xác hơn. Bởi vì khi đó hiện tượng quan sát được từ hệ là từ trong suốt sang vẩn đục, do đó khi xuất hiện hiện tượng vẩn đục thì chúng ta sẽ nhận ra ngay sự chuyển pha. - Nếu chỉ tiến hành theo một hướng thì sẽ gặp sai số với các hệ có sự chuyển pha chậm hay hiện tượng chuyển pha khó nhận biết. Bài 3: : XÂY DỰNG GIẢN ĐỒ PHA CHO HỆ 3 CẤU TỬ LỎNG * Trả lời câu hỏi (1) Giản đồ pha còn gọi là biểu đồ trạng thái là đồ thị mô tả sự phụ thuộc giữa các thông số trạng thái của hệ nằm trong cân bằng pha. (2) Tính số bậc tự do của hệ trong vùng đồng thể và vùng dị thể, nêu rõ ý nghĩa? - Bậc tự do: C = k – f + n - Vùng đồng thể hệ chỉ có một pha: f = 1 - Thí nghiệm tiến hành trong điều kiện đẳng nhiệt đẳng áp: n = 0. - Vùng đồng thể hệ chỉ có một pha: f = 1 C = 3 – 1 + 0 = 2 - Vùng dị thể hệ gồm 2 pha: f = 2 C = 3 – 2 + 0 = 1 (3) Nêu các sai số có thể gặp phải trong khi làm thí nghiệm và cách khắc phục? - Không nhận biết chính xác được sự thay đổi từ đồng thể sang dị thể (chủ yếu). - Nhiệt độ thay đổi trong quá trình tiến hành thí nghiệm dẫn đến độ hòa tan các cấu tử sẽ thay đổi. - Biện pháp khắc phục: dùng bể điều nhiệt để ổn định nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm, thêm cấu tử thứ 3 một cách từ từ. - Sai số khi do đọc thể tích trên buret. (4) Nguyên tắc xây dựng giản đồ pha cho hệ 3 cấu tử (giáo trình thực hành). Bài 4: CÂN BẰNG LỎNG – RẮN * Trả lời câu hỏi (1) Có kết luận gì về sự thay đổi nhiệt độ kết tinh của quá trình kết tinh dung dịch 2 cấu tử với quá trình kết tinh dung dịch 1 cấu tử? - Đối với quá trình kết tinh dung dịch 1 cấu tử, nhiệt độ chuyển pha không thay đổi trong quá trình kết tinh và bằng nhiệt độ nóng chảy cũng chính là nhiệt độ đông đặc của cấu tử đó. - Đối với quá trình kết tinh dung dịch 2 cấu tử, nhiệt độ chuyển pha thay đổi trong quá trình kết tinh. (2) Hỗn hợp eutecti là gì? Ứng dụng? - Hỗn hợp eutecti: Ở áp suất không đổi, hỗn hợp eutecti sẽ kết tinh ở nhiệt độ không đổi theo đúng thành phần của nó (phù hợp với bậc tự do C = 0) ta thấy hỗn hợp eutecti có tính chất giống như một hợp chất hóa học, song nó không phải là một hợp chất hóa học mà chỉ là một hỗn hợp gồm những tinh thể rất nhỏ, rất mịn của hai pha rắn A và rắn B nguyên chất kết tinh xen kẽ vào nhau. - Muốn có thiếc hàn nóng chảy ở nhiệt độ thấp, người ta trộn thiếc (có nhiệt độ nóng chảy là 232 0 C) và chì (nóng chảy ở 327 0 C) theo thành phần thích hợp sẽ thu được các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn 200 0 C. - Khi dùng hệ muối ăn - nước thì hỗn hợp sinh hàn có thành phần là 22,4% muối ăn sẽ tồn tại ở nhiệt độ -21,2 0 C. Bài 5: XÁC ĐỊNH BẬC CỦA PHẢN ỨNG * Trả lời câu hỏi (1) Bậc phản ứng là tổng số mũ của nồng độ các tác chất tham gia phản ứng trong phương trình động học. Trong bài này bậc phản ứng là tổng số mũ của [Fe 3+ ] và số mũ của [I - ]. (2) Đối với bài này là áp dụng phương pháp vi phân để xác định bậc phản ứng. Hằng số tốc độ phản ứng và bậc phản ứng được xác định qua phương trình sau: lnv 1 = lnk + n.ln C i (3) Khi tiến hành thí nghiệm cần lưu ý quá trình chuẩn độ lượng iod sinh ra. Chuẩn độ phải nhanh và chính xác để tránh sai số ngẫu nhiên. Khi dung dịch mất màu phải ghi thời gian chính xác. Bài 6: XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ TỐC ĐỘ CỦA PHẢN ỨNG BẬC 2 * Trả lời câu hỏi (1) Khi chuẩn độ trực tiếp hỗn hợp phản ứng sẽ gây ra sai số do các yếu tố sau: Thời gian ghi nhận được sẽ không chính xác do phản ứng vẫn tiếp tục xảy ra khi chuẩn độ. (2) Các yếu tố ảnh hưởng đấn hằng số tố độ phản ứng Nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng lên 10 độ tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần Xúc tác: xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng (làm tăng hằng số tốc độ phản ứng) Bài 7: XÚC TÁC ĐỒNG THỂ PHẢN ỨNG PHÂN HỦY H 2 O 2 (1) Chất xúc tác là gì? Có bao nhiêu loại xúc tác? - Chất xúc tác là những chất khi cho vào hỗn hợp phản ứng nó sẽ làm thay đổi tốc độ của phản ứng nhưng trước và sau phản ứng chất đó không bị biến đổi về thành phần, tính chất và lượng. - Xúc tác đồng thể là trường hợp chất xúc tác và chất phản ứng ở cùng pha với nhau. - Xúc tác dị thể là trường hợp chất xúc tác và chất phản ứng ở khác pha với nhau. (2) Thế nào là pứ bậc 1? Phản ứng được xem là bậc 1 là do phản ứng xảy ra theo cơ chế phức tạp nối tiếp, giai đoạn chậm là bậc 1 và quyết định cơ chế. (3) Thế nào là chu kỳ bán phân hủy? Viết công thức chu kỳ bán phân hủy của pứ bậc 1? - Chu kỳ bán hủy là khoảng thời gian cần thiết để phản ứng hết một nửa lượng chất ban đầu. Với phản ứng bậc 1 chu kỳ bán hủy được xác định: )ph( k 6932,0 k 2ln t 2 1 == Bài 8: ĐỘ DẪN ĐIỆN CỦA DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY * Trả lời câu hỏi (1) Độ dẫn điện riêng (χ) là độ dẫn điện của một khốI dung dịch được đặt giữa 2 điện cực phẳng song song có tiết diện là 1cm 2 và cách nhau 1cm. Hay nói cách khác đó là độ dẫn điện của 1cm 3 dung dịch. (2) Độ dẫn điện giới hạn của chất điện ly là độ dẫn điện đương lượng (λ) vô cùng loãng. Tức là độ dẫn điện đương lượng đương lượng khi dung dịch có nồng độ chất tan trong dung dịch C → 0. (3) Quan hệ giữa các độ dẫn điện: N C 1000 χ =λ . Bài 9: XÁC ĐỊNH NGƯỠNG KEO TỤ CỦA KEO Fe(OH) 3 * Trả lời câu hỏi (1) Ngưỡng keo tụ là gì ? Nội dung của quy tắc Sunze –Hacdi? - Ngưỡng keo tụ là nồng độ chất điện ly nhỏ nhất có thể làm keo tụ với một tốc độ ổn định. - Quy tắc Sulze – Hacdi: tất cả các chất điện ly đều có khả năng keo tụ các hệ keo ở những nồng độ xác định. Nồng độ tối thiểu của chất điện ly có khả năng gây nên sự keo tụ sau một thời gian xác định gọi là ngưỡng keo tụ. Chỉ những ion tích điện ngược dấu với hạt keo mới có khả năng keo tụ. Khả năng keo tụ của ion tích điện càng lớn nếu hoá trị của chúng càng cao. Quy tắc này phù hợp với biểu thức: γ = K/Z 6 * Trong đó: + γ : ngưỡng keo tụ + Z : điện tích của ion keo tụ trong chất điện ly. + K: hằng số (2) Mô tả cấu tạo của keo Fe(OH) 3 ? - {nFe(OH) 3 .mFe 3+ .(m-x)Cl - }xCl - (3) Nêu những tính chất đặc trưng của hệ keo và sự khác biệt của dung dịch keo so với dung dịch thực? - Bề mặt riêng tương đối lớn - Tính chất quang học - Tính chất động học - Tính chất điện học Dung dịch keo khác với dung dịch thực: - Dung dịch keo có hiện tượng xuất hiện hình nón phát sáng khi chiếu chùm ánh sáng đi qua. - Có khả năng keo tụ - Có hiện tượng xa lắng - Đường kính hạt lớn hơn dung dịch thực Bài 10: HẤP PHỤ TRONG DUNG DỊCH TRÊN BỀ MẶT CHẤT HẤP PHỤ RẮN Trả lời câu hỏi 1. Thế nào là sự hấp phụ? Phân biệt hấp phụ và hấp thu? Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học - Sự hấp phụ là hiện tượng trong đó một chất có xu hướng tập trung chất chứa trên bề mặt phân chia pha. Các cấu tử hấp phụ và cạnh tranh nhau các vị trí trên lớp bề mặt phân chia pha - Sự hấp thu là quá trình khuếch tán chất bị hấp thu qua bề mặt phân chia pha và đi vào trong lòng chất hấp thu. - Hấp phụ Vật lý là sự hấp phụ sinh ra do các lực vật lý như: Vander Waals…, còn hấp phụ Hóa học là do các lực tương tác hóa học gây ra. 2. Định nghĩa độ hấp phụ? Đường đẳng nhiệt hấp phụ. - Độ hấp phụ là lượng chất bị hấp phụ trên 1gam chất hấp phụ. - Đường đẳng nhiệt hấp phụ là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa độ hấp phụ và nồng độ cân bằng hấp phụ của dung dịch. . hơn dung dịch thực Bài 10: HẤP PHỤ TRONG DUNG DỊCH TRÊN BỀ MẶT CHẤT HẤP PHỤ RẮN Trả lời câu hỏi 1. Thế nào là sự hấp phụ? Phân biệt hấp phụ và hấp thu? Hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học - Sự hấp. buret. (4) Nguyên tắc xây dựng giản đồ pha cho hệ 3 cấu tử (giáo trình thực hành) . Bài 4: CÂN BẰNG LỎNG – RẮN * Trả lời câu hỏi (1) Có kết luận gì về sự thay đổi nhiệt độ kết tinh của quá trình. ỨNG * Trả lời câu hỏi (1) Hằng số cân bằng của phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố: - Nhiệt độ. - Áp suất phản ứng. - Dung môi, … (2) Tại sao phải tiến hành chuẩn độ nhiều lần? Phải tiến hành chuẩn