A. ĐẶT VẤN ĐỀ Được sự quan tâm của toàn xã hội, cùng với sự nổ lực cố gắng của toàn ngành Giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến đáng kể, đã đáp ứng được mục tiêu giáo dục hiện nay: Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Lụât giáo dục 2005) Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đào tạo nói chung, trường THCS Cán Khê nói riêng đã có những đổi mới tích cực trong công tác quản lí, sử dụng phương pháp dạy học, bổ sung cơ sở vật chất. Do vậy, chất lượng giáo dục đã được nâng lên. Trong đó công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học được nhà trường quan tâm đặc biệt, tạo cơ sở cho giáo viên và học sinh có cơ hội tìm hiểu và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học. Từ đó chất lượng giáo dục hai mặt được nâng lên đáng kể. Chương trình Sinh học lớp 8 THCS giúp học sinh nắm được cấu tạo, các quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể người từ đó giúp các em đề ra được các biện pháp vệ sinh để bảo vệ cơ thể. Chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học đã giúp giáo viên và học sinh có cơ hội để quan sát, tìm hiểu bài học qua tranh, video, các mô phỏng động giúp quá trình dạy học đạt kết quả cao hơn. Thông qua quá trình dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin những năm vừa qua, bản thân đã tích luỹ được một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả khi dạy học bài “Vệ Sinh Mắt” – chương trình Sinh học 8 THCS. Xin được trình bày để quý đồng nghiệp góp ý. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ • Cơ sở lí luận: 1. Phương pháp: Là cách thức, con đường để đạt mục tiêu. 2. Phương pháp dạy học: “Phương pháp dạy học là con đường, cách thức giáo viên hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo các hoạt động học tập tích cực, chủ động của Học sinh nhằm đạt các mục tiêu dạy học” (Trần Bá Hoành). 3. Quá trình dạy học: Dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Một hướng đang được quan tâm trong lý luận dạy học là nghiên cứu sâu hơn về hoạt động học của trò rồi dựa trên thiết kế hoạt động học của trò mà thiết kế hoạt động dạy của thầy. Điều này khác với các phương pháp dạy học truyền thống là chỉ tập trung nghiên cứu kĩ nội dung dạy để thiết kế cách truyền đạt kiến thức của thầy. Trong hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tập trung thiết kế các hoạt động của trò sao cho họ có thể tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy. Bởi một đặc điểm cơ bản của hoạt động học là người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động tự giác, không có phương pháp học tốt thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế. • Phần mềm dạy học: “Là phần mềm ứng dụng được dùng trong quá trình dạy học với khối lượng thông tin chọn lọc, phong phú và có chất lượng cao; giúp việc học tập của học sinh diễn ra sinh động hấp dẫn, dễ tiếp thu và giúp giáo viên có điều kiện để dạy học phân hóa, nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh…” (Modul THCS 22 – Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên). Hiện nay đã có nhiều phần mềm để xây dựng bài giảng điện tử (Authoring tools) có thể phân thành 2 nhóm đó là: Nhóm phần mềm chạy độc lập như Lecture Maker của công ty Daulsoft Hàn Quốc, ViOLET của công ty Bạch Kim Việt Nam…; Nhóm thứ hai là những phần mềm tích hợp với MS Powerpoint của Microsoft như iSpring presenter và Adobe Presenter… Mỗi phần mềm kể trên đều có những nét hay riêng nhưng quan trọng hơn là chúng đều là công cụ hỗ trợ giáo viên xây dựng bài giảng điện tử e-Learning (Bài giảng có khả năng tích hợp đa phương tiện truyền thông (multimedia) và tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC) Trong điều kiện kinh tế của giáo viên với mức thu nhập chưa cao, kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất tại các nhà trường còn hạn chế, việc mua một phần mềm dạy học phục vụ công tác dạy học là điều khó khăn. Bên cạnh đó, để làm quen và sử dụng thành thạo một phần mềm dạy học mới phải mất một lượng thời gian không nhỏ. Mà quá trình dạy học lại diễn ra liên tục. Do vậy trong khi chờ đợi, làm quen và sử dụng thành thạo những phần mềm dạy học mới, theo tôi giáo viên cần sử dụng các phần mềm miễn phí nhưng kết quả dạy học lại không nhỏ như phần mềm MS Power Point. • Phần mềm chụp ảnh, quay video: Đa số giáo viên hiện nay đã trang bị máy tính xách tay (laptop) phục vụ cho công tác dạy học. Trên laptop đã có sẵn camera. Các phần mềm chụp ảnh đã được cài đặt sẵn khi chúng ta mua máy. Nếu máy tính chưa có phần mềm này có thể cài đặt dễ dàng từ các phần mềm có trên mạng Internet. Trong quá trình dạy học hiện nay, ngoài cung cấp kiến thức, học sinh còn được rèn luyện các kỹ năng về tư duy, các kỹ năng mềm… đặc biệt là kỹ năng làm việc trong nhóm. Kết quả làm việc của nhóm phải được đưa ra để thảo luận toàn lớp. Nếu dùng giấy có khổ lớn để trình bày sẽ tốn nhiều thời gian, không gian của lớp học. Qua nhiều lần thử nghiệm khi tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm bằng cách chụp ảnh qua Camera của laptop và trình chiếu trên máy chiếu, tôi nhận thấy thời gian tổ chức cho các hoạt động nhóm được rút ngắn, kỹ năng làm việc nhóm của các em được nâng lên rõ rệt. • Thực trạng vấn đề nghiên cứu Bài “Vệ sinh mắt” có một số điểm khó như sau: • Về kiến thức: Học sinh chưa được học kiến thức về thấu kính nên các khái niệm về thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ. Nên việc hình thành khái niệm về sự tạo ảnh của vật qua thể thủy tinh gặp khó khăn. • Về phương tiện dạy học: Hình vẽ trong sách giáo khoa, tranh in là hình ảnh tĩnh, hạn chế trong việc trình bày quá trình tạo ảnh qua thấu kính. • Về học sinh: Tư duy trừu tượng của lứa tuổi học sinh lớp 8 còn hạn chế nên các em gặp khó khăn trong việc hiểu rõ cơ chế tạo ảnh ở màng lưới khi đeo kính. Kĩ năng hoạt động nhóm của các em chưa tốt nên thường kéo dài ảnh hưởng đến tiến trình dạy học. Khi chưa áp dụng sáng kiến này, trong đề kiểm tra chất luợng học kỳ II môn Sinh học lớp 8 –trường THCS Cán Khê, tôi có ra câu hỏi: Em hãy trình bày nguyên nhân, và cách khắc phục các tật của mắt đã được học trong chương trình sinh học 8. Các biện pháp để tránh cận thị .(2,5 điểm) Năm học 2011 - 2012: • Có 28 em (37,8%) đạt diểm tối đa • Có 46 em (62,2%) không đạt điểm tối đa trong đó chủ yếu là không nêu được nguyên nhân. Từ kết quả trên cho thấy, các em thường không hiểu rỏ được nguyên nhân nhìn thấy vật khi đeo kính đối với những người bị tật cận thị và viễn thị. Hoặc hiểu được nhưng kiến thức không được khắc sâu nên chóng quên. • Giải pháp và tổ chức thực hiện • Giải pháp: a.Dùng phần mềm Microsoft power point tạo mô hình động. Trong Microsoft power point cho phép chúng ta tạo các hiệu ứng di chuyển vật và ảnh của vật đồng thời hoặc ngắt quãng bằng cách click chuột. Do vậy giúp giáo viên chủ động trong điều chỉnh mô hình cho phù hợp với thực tế dạy học trên lớp. Mặt khác gây được hứng thú cho học sinh khi thực hiện các hoạt động học tập. Để thực hiện mục này, tôi đã thiết kế các slide với các hiệu ứng động cho các đối tượng hình ảnh giúp học sinh dễ dàng hơn khi tìm hiểu về các tật của mắt. b. Tổ chức hoạt động thảo luận trong nhóm nhằm phát triển các kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng trình bày. c. Sử dụng phần mềm chụp hình cho laptop để chụp lại và trình chiếu sản phẩm của nhóm. Cách làm này sẽ tiết kiệm được thời gian hơn khi học sinh phải trình bày trên giấy khổ lớn hoặc bảng phụ. Do vậy các em được suy nghĩ và thảo luận nhiều hơn. • Biện pháp tổ chức thực hiện: Khi thực hiện dạy học bài Vệ sinh mắt tôi chia thời gian như sau: • Kiểm tra bài cũ: 7 phút • Hoạt động tìm hiểu các tật của măt: 18 phút • Hoạt động tìm hiểu Bệnh về mắt: 12 phút • Hoạt động củng cố: 8 phút Dựa vào lượng thời gian hoạt động, để khắc phục những điểm khó trên, tôi đã tiến hành tổ chức dạy học có sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint và chụp ảnh của laptop như sau: Kiểm tra bài cũ. Em hãy trình bày sự tạo ảnh ở màng lưới và sự điều tiết của thể thủy tinh khi nhìn vật ở gần và vật ở xa mắt. Sau khi học sinh trả lời, lớp nhận xét, giáo viên trình chiếu slide 2 và nhắc lại để học sinh khắc sâu kiến thức. Slide 2: BÀI MỚI: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Đây là phần quan trọng tạo ra mâu thuẫn giữa những kiến thức các em đã biết với những điều chưa biết mà các em sẽ tìm hiểu trong bài mới. Từ đó tạo động lực cho các em hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó mà kiến tạo tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được đích học tập. Tôi thực hiện như sau: Trong thực tế, có nhiều người không thể nhìn được những vật ở quá gần hoặc quá xa. Mắt của họ đã gặp vấn đề gì? Cần khắc phục thế nào? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ đôi mắt. Đây là nhiệm vụ mà thầy trò chúng ta phải giải quyết trong bài học ngày hôm nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu về Các tật của mắt: Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập: Quan sát màn hình để tìm sự khác nhau giữa mắt bị tật cận thị và tật viễn thị với mắt bình thường (về vị trí ảnh của vậy, thể thủy tinh, cầu mắt) để biết nguyên nhân của Cận thị và Viễn thị. Nêu cách khắc phục tật cận thị và tật viễn thị. Giáo viên trình chiếu slide 3 và 4: Slide 3 Slide 4: • 2 slide này tôi để các hiệu ứng ở chế độ start: on click do vậy khi trình chiếu cần click chuột. Các hiệu ứng này có thể đặt ở chế độ tự động như start: with previous hoặc start: after previous để các hiệu ứng trở nên sinh động hơn. • Tùy thuộc vào đối tượng học sinh giáo viên có thể thêm phần thuyết trình nhằm giúp các em hiểu và thực hiện lệnh. Sau đó yêu cầu các em tìm hiểu thêm sách giáo khoa và thảo luận theo nhóm 4-5 học sinh để hoàn thành phiếu học tập ( thời gian thảo luận là 4 phút) Tên thành viên của nhóm: ………………………….…………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… CÁC TẬT CỦA MẮT KHÁI NIỆM NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC CẬN THỊ VIỄN THỊ Trong khi thảo luận nhóm giáo viên có thể trình chiếu lại những phần học sinh yêu cầu. Sau khi kết thúc thời gian thảo luận nhóm, yêu cầu 01 nhóm trình bày kết quả. Giáo viên chụp phiếu học tập của nhóm (tôi dùng phần mềm cyberlink youcam) chiếu lên màn hình để các em trình bày các nhóm khác tham gia ý kiến. Cách làm này mất không đến 1 phút do vậy tiết kiệm được thời gian cho thảo luận và các hoạt động khác. Sau khi học sinh thảo luận xong, giáo viên trình chiếu slide 5 để các tổ tự chấm điểm hoặc chấm bài của tổ khác, hoạt động này được thực hiện khoảng 1 phút. Sau đó thu lại và nhận xét vào tiết học sau. Slide 5 Nếu các em còn thắc mắc giáo viên trình chiếu lại các slide 3 và 4 để giải thích cho các em. Quá trình tự đánh giá hoặc đánh giá tổ khác giúp các em khắc sâu hơn kiến thức đồng thời rèn luyện kĩ năng tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác. Giáo viên yêu cầu học sinh ghi nội dung bảng ở slide 5 vào vở (bảng được các em chuẩn bị sẵn ở nhà). Slide 6: Sau khi chiếu, giáo viên hỏi: Tư thế nào không gây ảnh hưởng đến mắt?Để tránh bị cận thị chúng ta cần làm gì? Học sinh làm việc độc lập để trả lời câu hỏi. Giáo viên kết luận: • Ngồi đúng tư thế, đặt sách cách mắt khoảng 20-30 cm; • Không đọc sách nơi ánh sáng quá mạnh hoặc qúa yếu, khi trên tàu xe; • Giữ khoảng cách khi xem tivi, máy vi tính… Cuối cùng để kiểm tra, đánh giá và củng cố kiến thức giáo viên dùng Slide 7 vào phần củng cố. Nội dung này có thể thực hiện ngay khi kết thúc hoạt động tìm hiểu Các tật của mắt học trong phần củng cố cuối bài. Slide 7 Ở slide này, sau khi học sinh trả lời giáo viên click chuột để đưa đáp án. IV. Kiểm nghiệm Sau khi áp dụng sáng kiến này, trong đề kiểm tra chất luợng học kỳ II môn Sinh học lớp 8 –trường THCS Cán Khê năm học 2012 - 2013, tôi có ra câu hỏi: Em hãy trình bày nguyên nhân, và cách khắc phục các tật của mắt đã được học trong chương trình sinh học 8. Các biện pháp để tránh cận thị .(2,5 điểm) Số học sinh tham gia kiểm tra là: 72 • Có 62 em (86,1%) đạt điểm tối đa • Có 10 em (13,9%) không đạt điểm tối đa trong đó chủ yếu là không nêu được nguyên nhân. Năm học 2013 – 2014, trong đề kiểm tra 15 phút sau chương IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN tôi đã sử dụng câu hỏi trên, kết quả: Số học sinh tham gia kiểm tra là: 58 • Có 51 em (87,9%) đạt điểm tối đa • Có 10 em (12,1%) không đạt điểm tối đa trong đó chủ yếu là không nêu được nguyên nhân. Kết quả trên chứng tỏ khi áp dụng cách dạy này học sinh được khắc sâu hơn về kiến thức. C. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT Để thực hiện được sáng kiến, giáo viên cần trang bị laptop; nhà trường cần đầu tư mua máy chiếu; học sinh phải chuẩn bị tốt trước khi tham gia các hoạt động học tập. Trên đây là kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy sinh học 8. Với kinh nghiệm còn hạn chế, nghiên cứu chưa sâu, tôi rất mong được sự quan tâm góp ý của quý vị đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG . qua, bản thân đã tích luỹ được một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả khi dạy học bài Vệ Sinh Mắt – chương trình Sinh học 8 THCS. Xin được trình bày để quý đồng nghiệp góp ý. B. GIẢI QUYẾT. giúp giáo viên và học sinh có cơ hội để quan sát, tìm hiểu bài học qua tranh, video, các mô phỏng động giúp quá trình dạy học đạt kết quả cao hơn. Thông qua quá trình dạy học có ứng dụng công. học sinh có cơ hội tìm hiểu và ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học. Từ đó chất lượng giáo dục hai mặt được nâng lên đáng kể. Chương trình Sinh học lớp 8 THCS giúp học sinh