Câu hỏi trắc nghiệm bài TINH bột

2 1.6K 8
Câu hỏi trắc nghiệm bài TINH bột

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu hỏi trắc nghiệm bài : TINH BỘT Trường THPT BC Châu Thành Gv: Lâm Minh Tường Câu 1) Thành phần của tinh bột gồm; A. Glucozơ và fructozơ lien kết với nhau. B. Nhiều gốc glucozơ lien kết với nhau. C. Hỗn hợp 2 loại polisaccarit là amilozơ và amilopectin. D. Saccarozơ và xenlulozơ liên kết với nhau. Câu 2) Khi đun nóng tinh bột với dung dịch axit vô loãng như H 2 SO 4 , HCl … tinh bột bị thuỷ phân theo nhiều giai đoạn cho sản phẩm cuối cùng là glucozơ. Ở các giai đoạn trung gian có thể sinh ra …(1)…và quá trình trung gian đó gọi là quá trình…(2)… A. (1): saccarozơ; (2): saccarozơ hóa. B. (1): glucozơ; (2): glucozơ hóa. C. (1): fructozơ; (2): fructozơ hóa. D. (1): các dextrin; (2): dextrin hóa. Câu 3) Về mặt cấu trúc, trong phân tử amilozơ các mắc xích α – glucozơ nối với nhau bằng liên kết A. α–1,6–glucozit, là liên kết giữa nguyên tử C 1 của mắc xích này với nguyên tử C 6 của mắc xích kia. B. α–1,4–glucozit, là liên kết giữa nguyên tử C 1 của mắc xích này với nguyên tử O ở C 4 của mắc xích kia. C. α–1,4–glucozit, là liên kết giữa nguyên tử C 1 của mắc xích này với nguyên tử C 4 của mắc xích kia. D. α–1,6–glucozit, là liên kết giữa nguyên tử C 1 của mắc xích này với nguyên tử O ở C 6 của mắc xích kia. Câu 4) Về mặt cấu trúc, trong phân tử amilopectin cũng do các mắc xích α – glucozơ nối với nhau chủ yếu bằng liên kết α – 1, 4 – glucozit. Tuy nhiên amilopectin có mạch phân nhánh, ở chỗ phân nhánh đó có thêm liên kết A. α–1,6–glucozit nối liền nguyên tử C 1 ở đầu đoạn mạch này với nguyên tử O ở C 6 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác. B. α–1,4–glucozit nối liền nguyên tử C 1 ở đầu đoạn mạch này với nguyên tử O ở C 4 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác. C. α–1,4–glucozit nối liền nguyên tử C 1 ở đầu đoạn mạch này với nguyên tử C 4 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác. D. α–1,6–glucozit nối liền nguyên tử C 1 ở đầu đoạn mạch này với nguyên tử C 6 của một nhánh thuộc đoạn mạch khác. Câu 5) Phân tử glicogen có cấu trúc gần với amilopectin, đó là một polime mạch phân nhánh do các mắc xích α –glucozơ tạo nên bằng liên kết α–1,4–glucozit và α–1,6–glucozit. Tuy nhiên glicogen vẫn có điểm khác biệt với amilopectin là A. có ít nhánh hơn, các nhánh ngắn hơn, phân tử khối nhỏ hơn. B. có nhiều nhánh hơn, các nhánh ngắn hơn, phân tử khối lớn hơn. C. có ít nhánh hơn, các nhánh dài hơn, phân tử khối nhỏ hơn. D. có nhiều nhánh hơn, các nhánh dài hơn, phân tử khối lớn hơn. Câu 6) Tính chất đặc trưng của tinh bột là : 1. polisaccarit; 2. không tan trong nước; 3. Vị ngọt. Khi thuỷ phân tinh bột tạo thành: 4. glucozơ; 5. fructozơ; 6. tạo hợp chất có mau xanh với dung dịch iot; 7. dùng làm nguyên liệu điều chế các dextrin. Những tính chất nào sai? A. 2, 5, 6, 7. B. 2, 5, 7. C. 3, 5. D. 2, 3, 4, 6. Câu 7) Thuỷ phân 1 kg khoai có chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất của quá trình là 75% thì khối lượng glucozơ thu được là A. 166,67g. B. 200g, C. 150g. D. 1000g. Câu 8) Thuỷ phân hòan toàn 1 kg tinh bột thu được A. 1 kg glucozơ. B. 1,11 kg glucozơ. C. 1,18 kg glucozơ. D. 1kg glucozơ và 1kg fructozơ. Câu 9) Tính thể tích không khí ở đktc ( biết không khí chứa 0,03% thể tích CO 2 ) cần để cung cấp CO 2 cho quá trình quang hợp tạo ra 50 gam tinh bột, biết hiệu suất của quá trình là 20%. A. 41,48 lít. B. 207,4 lít. C. 691,36 lít. D. Kết quả khác. Câu 10) Tại một nhà máy rượu, cứ 10 tấn tinh bột sẽ sản xuất được 1,5 tấn rượu etylic. Tính hiệu suất của quá trình sản xuất là A. 26,41%. B. 17,60%. C. 15%. D. 52,81%. Câu 11) Khi nhỏ dunh dịch iot vào miếng chuối xanh mới cắt, cho màu xanh lam vì A. Trong miếng chuối xanh chứa glucozơ. B. Trong miếng chuối xanh có sự hiện diện của một bazơ. C. Trong miếng chuối xanh có sự hiện diện tinh bột. D. Tất cả đều đúng. Câu 12) Phân tử khối trung bình của tinh bột tan là 4000 đvC. Tính gần đúng số mắc xích C 6 H 10 O 5 và chiều dài của phân tử tinh bột, biết rằng chiều dài của mổi mắc xích là 5A o . A. 25 mắc xích, 5A o . B. 25 mắc xích, 125A o . C. 22 mắc xích, 110A o . D. Kết quả khác. Câu 13) Trong bốn ống nghiệm không nhãn chứa riêng biệt từng dunh dịch sau: lòng trắng trứng, tinh bột, glixerin, glucozơ. Phương pháp hóa học nhận biết chúng là A. dung dịch iot, Cu(OH) 2 , Ag 2 O / NH 3 . B. Cu(OH) 2 –đun nóng, dung dịch iot. C. A và B đều được. D. A, B sai. Câu 14) Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (C 6 H 10 O 5 ) n  X  Y  Z  T ( C 3 H 6 O 2 ). Trong đó, T có các tính chất sau : không làm đổi màu quì tím, tác dụng được với dung dịch Ba(OH) 2 nhưng không tác dụng với K. Các chất X, Y, Z, T là X Y Z T A C 2 H 5 -OH CH 3 COOH C 6 H 12 O 6 H-COO-C 2 H 5 B C 6 H 12 O 6 C 2 H 5 -OH CH 3 -COOH CH 3 -COO-CH 3 C C 6 H 12 O 6 CH 3 -CH(OH)-COOH CH 2 =CH-COOH CH 3 -CH 2 -COOH D CH 3 -COOH CH 3 COOCH 3 C 2 H 5 -OH CH 3 -O-CH=CH 2 Câu 15) Đốt cháy hoàn toàn a gam một chất hữu cơ (A) chứa C, H, O thu được 22a/15 gam CO 2 và 0,6a gam H 2 O. a) Tìm CTPT của (A) biết 3,6 gam hơi chất (A) có thể tích bằng thể tích của 1,76 gam khí CO 2 trong cùng điều kiện. A. C 2 H 4 O 2 . B. C 3 H 8 O 3 . C. C 4 H 10 O 2 . D. C 3 H 6 O 3 . b) Cho 2,5 gam chất (A) ở trên tác dụng với lượng dư Na, thấy sinh ra 0,56 lít khí H 2 (đktc) và để trung hòa 0,9 gam (A) cần 20ml dung dịch NaOH 0,5M. CTCT mạch hở của (A) là A. CH 3 -CH(OH)-COOH. B. HO-CH 2 -CH 2 -COOH. C. HO-CH 2 -COOCH 3 . D. Cả A, B đúng. E. Cả A, B, C đúng. c) Trong các đồng phân (A’) của (A) ở trên được điều chế từ glucozơ bằng một phản ứng lên men thích hợp. Tính khối lượng tinh bột cần dùng để điều chế 157,5 gam (A’) biết hiệu suất của phản ứng lên men đạt 87,5% và phản ứng thuỷ phân đạt 90%. A. 180gam. B. 90gam. C. 157,5gam . D. 162gam. Câu 16) Người ta dùng 1 tấn khoai chứa 75% bột và trong bột này chứa 20% nước để sản xuất rượu etylic. Biết rằng rượu etylic có khối lượng riêng 0,8 g/ml. Thể tích rượu 95 o điều chế được từ 1 tấn khoai trên là A. 448 lít. B. 224 lít. C. 425,5 lít. D. Kết quả khác. . Câu hỏi trắc nghiệm bài : TINH BỘT Trường THPT BC Châu Thành Gv: Lâm Minh Tường Câu 1) Thành phần của tinh bột gồm; A. Glucozơ và fructozơ lien kết. sự hiện diện tinh bột. D. Tất cả đều đúng. Câu 12) Phân tử khối trung bình của tinh bột tan là 4000 đvC. Tính gần đúng số mắc xích C 6 H 10 O 5 và chiều dài của phân tử tinh bột, biết rằng. nhánh dài hơn, phân tử khối lớn hơn. Câu 6) Tính chất đặc trưng của tinh bột là : 1. polisaccarit; 2. không tan trong nước; 3. Vị ngọt. Khi thuỷ phân tinh bột tạo thành: 4. glucozơ; 5. fructozơ;

Ngày đăng: 04/08/2015, 11:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan