Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 Ngày soạn : 25/10/2014 Tiết: 22 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: HS biết: - Tính chất hóa học chung của kim loại - Viết được các PTHH minh họa các tính chất của kim loại. 2. Kỹ năng: - Rèn cho HS kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng quan sát hiện tượng, mô tả, giải thích, nhận xét, kết luận. - Rèn cho HS tư duy khái quát: từ các phản ứng của kim loại cụ thể, khái quát để rút ra tính chất hóa học chung của kim loại. - Rèn cho HS có tác phong khi làm TN phải cẩn thận, chính xác. 3. Thái độ: - GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn. II. Chuẩn bị: - Giáo viên : + Dụng cụ : Dụng cụ cải tiến điều chế một lượng nhỏ khí Cl 2 ,lọ thủy tinh: 1chiếc, ống nghiệm: 2 cái. , muội sắt; đèn cồn; diêm, cặp gỗ. + Hoá chất: Dung dịch HCl đặc; MnO 2 rắn; Kim loại Na; đinh sắt mới. Dung dịch CuSO 4 ; dung dịch AgNO 3 ; dây Cu (hoặc Cu mảnh) - Học sinh : Học bài làm bài tập + Đọc trước bài mới. III.Ph ương pháp : TN , trực quan , giải quyết vấn đề IV.Tiến trình dạy học. 1. Ổn định lớp : 1’ 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: 15’ Phản ứng của kim loại với phi kim -Yêu cầu HS nhớ lại (hoặc xem hình 2 – 3 trang 49 SGK) mô tả lại hiện tượng TN khi đốt sắt trong oxi và viết PTHH? - Yêu cầu HS nêu một số phản ứng khác mà em biết. Từ đó rút ra nhận xét về tác dụng của kim loại với oxi (KL + O 2 → oxit bazơ). - Tiếp tục nêu vấn đề: Kim loại phản ứng với các phi kim khác như thế nào? Hãy quan sát TN natri với clo. -Làm TN biểu diễn (không nên để HS làm TN này vì clo độc) và tiến hành TN như trong SGK đã nêu: - Gợi ý, hướng dẫn HS giải thích và viết PTHH: - Chú ý: Do muỗng làm bằng sắt nên trong sản phẩm còn có lẫn khói nâu là do sắt phản ứng với khí clo tạo thành sắt (III) clorua màu nâu. - Cho HS viết PTHH của kim loại với các phi kim khác như: Cu với S; Fe với S, Mg với S cho sản phẩm là muối sunfua: CuS, MgS, FeS. - Yêu cầu HS nhận xét về tác dụng của kim loại với phi kim. - Quan sát: mô tả hiện tượng thí nghiệm, rút KL Viết PTPƯ. - Quan sát: mô tả hiện tượng thí nghiệm, rút KL. - Viết PTPƯ. I. Phản ứng của kim loại với phi kim. 1. Tác dụng với oxi. t o 3Fe + O 2 Fe 3 O 4 2.Tác dụng với phi kim khác t o 2Na + Cl 2 2NaCl KL: Hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt) tác dụng với oxi tạo thành oxit, ở nhiệt độ cao KL tác dụng với phi kim tạo thành muối. Trường THCS Phong An - Giáo án Hóa 9 - Năm học 2014-2015 4.Củng cố: 8’ a. Tổng kết bài học: GV yêu cầu HS cần nắm vững các kiến thức đã được in trong khung. Có thể yêu cầu HS nhắc lại. b. Bài tập vận dụng: Hoàn thành các PTHH: Na + O 2 →; Fe + S → ; Fe + H 2 SO 4 → ; Mg + HCl → 5. Dặn dò: 1’ - BTVN: + 1,2,3,4,5,6,7 SGK tr.51 + Đọc trước bài mới. V. Rút kinh nghiệm. Ngô Hữu Nghị Tổ : Hóa – Sinh – Địa – Công nghệ