63 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam Chương 7 Sử dụng các chất gây nghiện Phần này của báo cáo tập trung tìm hiểu một số lónh vực có liên quan tới hành vi sử dụng và lạm dụng các chất gây nghiện gồm ma túy, thuốc lá, rượu, bia với các nội dung cụ thể: tiếp cận và sử dụng các chất gây nghiện, các yếu tố ảnh hưởng và bối cảnh xã hội của các hành vi sử dụng chất gây nghiện. Thanh thiếu niên còn được phỏng vấn về việc sử dụng các chất gây nghiện của các thành viên khác trong gia đình. 7.1. Sử dụng heroin và các chất ma túy bất hợp pháp Tỷ lệ thanh thiếu niên được phỏng vấn cho biết đã từng sử dụng chất ma túy bất hợp pháp là rất thấp, chỉ có 0,5% tương đương với 41 thanh niên gồm 35 nam và 6 nữ. Trong số đó, có 10 người cho biết đã từng tiêm chích ma túy và 3 người đã từng dùng chung kim tiêm. Một điểm hạn chế của cuộc điều tra này là không thể dò tìm để phỏng vấn các đối tượng không có ở nhà trong thời gian thực hiện cuộc điều tra vì đang được điều trò tại các trung tâm cai nghiện. Một số trường hợp không đến phỏng vấn ghi nhận được là do đang tập trung cai nghiện. Số liệu thống kê được trong cuộc điều tra này chắc chắn còn thấp hơn số thực tế, tuy nhiên tỷ lệ nam thanh niên sử dụng ma túy cao hơn nữ thanh niên như trên là phù hợp với nhiều nghiên cứu trước đây 1 . Các cuộc điều tra từ trước cũng thừa nhận kết quả về tỷ lệ sử dụng ma túy bất hợp pháp thấp hơn thực tế 2 với lý do người được phỏng vấn không muốn thừa nhận với điều tra viên về việc có sử dụng ma túy vì e ngại các thông tin đưa ra không được tuyệt đối giữ bí mật và có thể dẫn đến các hậu quả xấu về mặt pháp luật. May mắn là hiện nay có một số nguồn dữ liệu từ một số nghiên cứu đònh tính khác có thể phản ánh thực trạng sử dụng các chất ma túy chi tiết và sát thực hơn. Đây là vấn đề nổi cộm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nam thanh niên, có nguy cơ lây nhiễm HIV, là nguyên nhân gây ra xung đột gia đình và stress ở Việt Nam 3 . 7.2. Nhận thức về ma túy và các đối tượng sử dụng ma túy Tỷ lệ thanh thiếu niên thừa nhận có sử dụng ma túy trong cuộc điều tra là thấp, tuy nhiên đa số đối tượng được phỏng vấn đều cho biết có nghe nói về ma túy (81,8%). Tỷ lệ này cao hơn ở thanh thiếu niên thành thò so với nông thôn (91,8% so với 78,6%). Thanh thiếu niên dân tộc thiểu số ít được nghe nói về ma túy hơn (64%) so với thanh thiếu niên dân tộc Kinh (84%). Ở các nhóm tuổi và các vùng khác nhau, đa số thanh thiếu niên đều biết rằng không dùng chung bơm kim tiêm là một cách ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS (95,7%). Có thể nói, kết quả trên là do các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông, đặc biệt là các chiến dòch tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về HIV và phòng chống ma túy trong khoảng 3 - 5 năm qua đã đóng góp một vai trò nhất đònh trong việc đạt được nhận thức cao như vậy. Có rất ít thanh thiếu niên trong mẫu điều tra cho biết đã từng sử dụng ma túy, tuy nhiên có 26% trả lời biết một người nào đó sử dụng ma túy. Tỷ lệ thanh thiếu niên thành thò biết một ai đó sử dụng ma túy cao hơn gấp đôi so với ở khu vực nông thôn (42,4% so với 20,8%). Mặc dù nghiên cứu này không trực tiếp tìm hiểu nhóm tuổi của các đối tượng mà thanh niên biết là đã sử dụng ma túy, nhưng số liệu quốc gia về tình trạng sử dụng ma túy cho biết phần lớn người sử dụng ma túy là thanh thiếu niên 4 . Khi được hỏi về việc có dễ dàng kiếm được heroin và các chất ma túy tại nơi đang sống không, hầu hết thanh thiếu niên trong cuộc điều tra cho biết khó tiếp cận với nguồn cung cấp heroin tại cộng đồng, với 66% nói là không thể hoặc rất khó kiếm được. Khoảng 30% cho rằng việc tìm được chất ma túy chỉ “hơi khó khăn”. Tuy nhiên, đáng chú ý là 16,3% nam thanh niên thành thò tuổi 22-25 cho biết dễ dàng kiếm được ma túy. Nhìn chung, nhóm thanh niên dân tộc thiểu số cho rằng khó tiếp cận với ma túy hơn các nhóm khác. Các nghiên cứu về thanh niên và vò thành niên trước đây ở Việt Nam và ở các nước châu Á cho thấy nam thanh niên thành thò là nhóm có nguy cơ cao hơn đối với việc sử dụng ma túy 5 . Hạn chế tiếp cận với các chất gây nghiện (cả bất hợp pháp và hợp pháp) là một chiến lược cần thiết và cơ bản nhằm làm giảm tác hại của việc lạm dụng chất gây nghiện. 64 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam 7.3. Hút thuốc lá Phân tích số liệu về hút thuốc lá tập trung vào đối tượng nam thanh niên trong mẫu điều tra vì có rất ít nữ thanh niên cho biết đã từng hút thuốc lá (1,2%), và chỉ 1/3 trong số này cho biết hiện nay họ vẫn còn đang hút thuốc. Mặc dù có rất ít nữ thanh thiếu niên hút thuốc lá, nhưng tỷ lệ này ở thành thò cao hơn ở nông thôn, với khoảng 2% nữ thanh thiếu niên trong độ tuổi 18-21 tại thành thò cho biết đã từng hút thuốc. Số liệu này cho thấy hút thuốc lá hiện chưa phải là một vấn đề đáng lo ngại đối với nữ thanh thiếu niên Việt Nam. Tuy nhiên, tại một số quốc gia láng giềng trong khu vực châu Á, với các hình ảnh quảng cáo tràn lan, mô tả nét quyến rũ và hấp dẫn của hành động hút thuốc và việc tiếp cận dễ dàng với các sản phẩm thuốc lá, tỷ lệ phụ nữ trẻ hút thuốc lá đang gia tăng nhanh chóng 6 . Việc ngăn chặn xu hướng này tại Việt Nam và duy trì được hành vi không hút thuốc ở nữ thanh thiếu niên như hiện nay sẽ là một thách thức lớn đối với các chiến dòch truyền thông về y tế công cộng trong tương lai. Nhìn chung, 43,6% nam thanh thiếu niên cho biết đã từng hút thuốc, với tỷ lệ hút thuốc lá tăng theo tuổi. Tỷ lệ và xu hướng hút thuốc của nam thanh thiếu niên ở thành thò và nông thôn tương đối giống nhau, tuy ở khu vực thành thò có cao hơn một chút. Có khoảng 1/5 số nam thành thò 14-17 tuổi đã từng hút thuốc (21,7%), tỷ lệ này tăng lên đáng kể ở nhóm tuổi 18-21 (57,7 %) và hơn 3/4 (tương đương với 77%) nam tuổi 22-25 có hút thuốc. Độ tuổi trung bình của thanh thiếu niên khi hút điếu thuốc lá đầu tiên là 16,9 tuổi. Vì tỷ lệ hút thuốc lá gia tăng theo độ tuổi trong quá trình thanh thiếu niên trưởng thành và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, cho nên các hoạt động can thiệp phòng tránh hút thuốc lá cần tập trung vào thanh thiếu niên ở độ tuổi sớm hơn để giúp họ không có hành vi này. Có tới 71,7% nam thanh niên đã từng hút thuốc lá cho biết hiện nay vẫn đang hút, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở nhóm tuổi trẻ hơn (14-17), với 45% ở khu vực thành thò và 51,3% ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ hiện còn đang hút thuốc lá ở nhóm tuổi 14-17 là khoảng 10%. Xu hướng này tăng lên theo tuổi. Trong số nam thanh niên thành thò 18-21 tuổi đã từng hút thuốc 42,4% hiện nay vẫn đang hút. Trong nhóm 22-25 tuổi đã từng hút thì số vẫn đang hút là 60,2%. Số liệu này đáng được quan tâm hơn khi tính đến các chi phí y tế cần phải chi trả do bệnh tật và hậu quả do hút thuốc lá mang lại cho bản thân người hút, gia đình họ và xã hội. Theo dự đoán của Tổ chức Y tế Thế giới, có tới 2/3 số vò thành niên hiện đang sống ở khu vực châu Á sẽ tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thuốc lá. Các kết quả nghiên cứu nêu lên việc cần bắt đầu các can thiệp trước độ tuổi 16 (nếu chúng ta muốn ngăn ngừa việc hút thuốc lá) nhưng cũng cần có can thiệp nhằm giúp đỡ những người mới hút. Kết quả điều tra cho thấy một điều hết sức thú vò và có ý nghóa đối với các sáng kiến sức khỏe cộng đồng đó là 70% nam thanh niên hút thuốc lá đã từng cố gắng bỏ thuốc ít nhất 1 lần, và 80% nữ thanh niên hút thuốc lá cũng đã từng cố gắng bỏ thuốc. Gần đây các chương trình cai thuốc lá không được quan tâm nhiều lắm, nhưng xét về số thanh thiếu niên hiện đang nghiện thuốc lá cao như hiện nay thì đây là một vấn đề đáng được quan tâm. BIỂU ĐỒ 34 Nam thanh niên thành thò đã từng và hiện còn hút thuốc BIỂU ĐỒ 35 Nam thanh niên nông thôn đã từng và hiện còn hút thuốc 18-21 Tỷ lệ % Tỷ lệ % 65 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam 7.4. Lý do hút thuốc lá Lý do phổ biến nhất của việc bắt đầu hút thuốc là “vì các bạn em đều hút” (54%). Trong nhóm tuổi 14-17, có nhiều nam thanh niên nông thôn (57,2%) bò ảnh hưởng bởi bạn bè hơn là nam thanh niên ở khu vực thành thò (42,5%). Có 13% nam thanh niên cho biết họ bắt đầu hút thuốc "vì cảm thấy quá căng thẳng” và 11,3% bắt đầu hút do “mọi người xung quanh đều hút thuốc”. Chỉ có 3,4% nam thanh niên cho biết bắt đầu hút thuốc để chứng tỏ mình là người lớn. Đã có nhiều nghiên cứu quan trọng cho thấy quảng cáo thuốc lá có tác động nhất đònh đối với lý do hút thuốc cũng như sự ảnh hưởng của các giá trò văn hóa và thái độ vốn có 7 . Khi được hỏi về việc có dễ tìm mua được thuốc lá không, đa số (98,1%) nam thanh niên trong cuộc điều tra cho biết có thể mua được thuốc lá “dễ dàng”. Mặc dù luật pháp hiện hành cấm bán thuốc lá cho trẻ em dưới 16 tuổi, nhưng thực tế điều luật này chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Hiện nay môi trường ở Việt Nam vẫn là một môi trường khá thuận lợi và dễ dàng để nam thanh thiếu niên tiếp cận và hút thuốc lá. Hơn một nửa (57,8%) thanh niên hút thuốc lá cho biết có cha hút thuốc, và đây có thể là hình mẫu của họ. 20% thanh thiếu niên có anh trai hút thuốc, trong khi đó chỉ có rất ít (3%) có mẹ hút thuốc. Rõ ràng môi trường xung quanh và những mẫu hình có ảnh hưởng tới hành vi hút thuốc của thanh thiếu niên, mặc dù điều này dường như không đúng khi xét từ khía cạnh giới vì nữ thanh thiếu niên cũng sống và làm việc trong môi trường có rất nhiều người hút thuốc lá xung quanh nhưng họ không hình thành thói quen này. Hình như hiện nay có sự gắn kết hình tượng đàn ông với thói quen hút thuốc lá ở Việt Nam. Xét về khía cạnh văn hóa và lòch sử, xã hội luôn có cái nhìn tiêu cực đối với hình ảnh phụ nữ hút thuốc và uống rượu hơn so với nam giới, và những áp lực xã hội cũng như và biện pháp kiểm soát mạnh mẽ đã góp phần làm giảm hành vi này. Thực tế những áp lực từ phía xã hội chính là những yếu tố bảo vệ nữ thanh niên không tiếp cận với thuốc lá và rượu mặc dù họ dó nhiên vẫn phải chòu hậu quả của việc hút thuốc và uống rượu của đàn ông, bao gồm cả việc phải ngửi khói thuốc lá của người khác. 7.5. Hút thuốc lá và ảnh hưởng của nhóm bạn Nam thanh niên cho biết họ bò ảnh hưởng từ bạn bè về hành vi hút thuốc cả mặt tích cực và tiêu cực. Ảnh hưởng tiêu cực thường được biết đến như là sự dụ dỗ của nhóm bạn bè khiến thanh thiếu niên có hành vi có hại cho sức khỏe (trường hợp này là hút thuốc). Ảnh hưởng tích cực là trường hợp bạn bè trong nhóm khuyến khích nhau tránh những hành vi không tốt như hút thuốc lá. Nhìn chung, (77%) nam thanh niên cho biết bạn bè khuyến khích họ không hút thuốc. Nhóm nam thanh niên thành thò 14-17 tuổi cho biết họ có nhiều ảnh hưởng tích cực của bạn bè nhất trong việc kiềm chế hành vi hút thuốc (79,7%). Đồng thời gần 1/4 nam thanh niên (24,3%) cho biết bò ảnh hưởng tiêu cực của bạn bè như bò thúc ép dụ dỗ hút thuốc. Ảnh hưởng tiêu cực này tăng lên theo độ tuổi: nhóm nam 14-17 tuổi tương đối ít bò ảnh hưởng từ nhóm bạn bè về chuyện hút thuốc (16% ở thành thò, 15,4% ở nông thôn), tuy nhiên ở nhóm thanh niên 22-25 tuổi, tỷ lệ này cao hơn gấp 2 lần (32,7% ở thanh niên thành thò, 34,4% ở thanh niên nông thôn). Nữ thanh niên cho biết họ ít bò bạn bè rủ rê hút thuốc (0,5%). Tuy nhiên, điều thú vò là tỷ lệ nữ thanh niên cho rằng họ được bạn bè động viên không hút thuốc thấp hơn so với nam (73,5% ở nữ so với 77% ở nam). Sự chênh lệch này có thể do cách thiết kế các phương án trả lời cho các câu hỏi, ví dụ như mỗi câu hỏi về ảnh hưởng tích cực của nhóm bạn chỉ có 2 lựa chọn (hoặc là bạn bè “Khuyến khích” hay là “Không khuyến khích”) hoặc có thể do các quan niệm văn hóa xã hội không chấp nhận phụ nữ hút thuốc. BIỂU ĐỒ 36 Ảnh hưởng tiêu cực của bạn bè đối với hành vi hút thuốc Tỷ lệ % 66 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam 7.6. Uống rượu, bia Nhằm mục đích tìm hiểu việc uống rượu, bia, cuộc điều tra đã hỏi tất cả các đối tượng được phỏng vấn xem họ đã từng bao giờ uống hết một cốc bia hoặc bất kỳ một loại thức uống có cồn. Kết quả cho thấy mặc dù uống rượu, bia là hiện tượng phổ biến ở đa số nam thanh niên (69%), và ít phổ biến hơn ở nữ thanh niên, tuy nhiên đây vẫn là một hành vi đang trở nên phổ biến hơn với 28,1% nữ cho biết họ đã từng uống rượu, bia. Hành vi uống rượu, bia phổ biến hơn ở thành thò (56,9%) so với nông thôn (46%). Như được dự đoán, tỷ lệ thanh niên đã từng uống rượu, bia tăng lên theo độ tuổi, 34,9% ở nhóm tuổi 14-17 đã từng uống rượu bia một lần, tăng lên đến 57,9% ở nhóm tuổi 18-21, và tăng hơn nữa đến 62,2% ở nhóm tuổi 22-25. Trong số thanh niên đã từng uống hết một cốc rượu hay bia, có 58% nam thanh niên và 30% nữ thanh niên cho biết đã từng bò say ít nhất một lần. Bò say rượu, bia được đònh nghóa là cơ thể bò ảnh hưởng bởi bia, rượu ít nhất một lần. Nếu tính theo tổng cỡ mẫu nghiên cứu, 39,7% nam và 8,5% nữ đã từng bò say. Con số này tương đối thấp và chắc chắn là thấp hơn so với các nước như Mỹ, Úc, Anh, Pháp vì các tỷ lệ này bao gồm cả nhóm vò thành niên 14-17 tuổi là nhóm có rất nhiều người chưa uống được rượu, bia. Số liệu này nhấn mạnh việc cần thiết tính tách riêng số liệu để xác đònh rõ ràng nhóm nào là nhóm uống rượu, bia, tần suất và các hình thức uống như thế nào. Các hoạt động truyền thông phòng tránh uống rượu, bia có thể bao gồm các thông điệp về tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe hoặc đã uống thì uống bớt đi hoặc bỏ hẳn. Biểu đồ 38 cho thấy mặc dù có nhiều thanh niên đã từng uống rượu bia, nhưng tỷ lệ thật sự bò say tương đối thấp. Như vậy có thể là do nhiều thanh niên chỉ uống rượu bia một cách vừa phải, hoặc việc uống rượu bia không phải là một vấn đề đối với phần lớn thanh niên. Tuy nhiên, có sự khác BIỂU ĐỒ 38 Hành vi uống rượu, bia của nam, nữ thanh niên Tỷ lệ % BIỂU ĐỒ 37 Thanh thiếu niên đã từng uống hết một cốc bia hoặc rượu theo nhóm tuổi, đòa bàn và giới tính biệt đáng kể về giới với số nam thanh thiếu niên đã từng say rượu nhiều hơn nữ và có một bộ phận nhỏ nam thanh thiếu niên thường xuyên uống tới say xỉn. Xét trên góc độ y tế công cộng và sức khỏe vò thành niên, đây đúng là lúc cần đi sâu tìm hiểu nhóm nghiện rượu bia và xác đònh các nguy cơ họ phải đối mặt, đồng thời xây dựng các chiến lược và thông điệp phòng tránh để giúp bảo vệ họ không trở nên nghiện ngập nặng. Biểu đồ 39 cho thấy trong nhóm đã uống bia, rượu, số đã từng bò say là khá cao, và tỷ lệ này ở nam gấp đôi ở nữ. Thực tế việc 30% nữ thanh niên uống rượu, bia đã bò say cho thấy việc phụ nữ uống rượu, bia là hiện tượng ngày càng phổ biến trong xã hội và được chấp nhận, thậm chí xuất hiện việc khuyến khích nữ thanh niên uống rượu, bia như là một sản phẩm phụ của quá trình phát triển kinh tế và toàn cầu hóa như đã thấy ở nhiều quốc gia khác. Các hình thái uống rượu, bia của người lớn thường đã được hình thành từ giai đoạn vò thành niên. Tình trạng uống rượu, bia ngày một gia tăng và các vấn đề về sức khỏe và xã hội đi kèm theo nó là các kết quả dự đoán được của một nước có mức thu nhập ngày càng tăng và dễ dàng tiếp cận với rượu, bia. 7.7. Tiếp cận với các thức uống có rượu/cồn Thanh thiếu niên trong cuộc điều tra cũng được hỏi về việc có dễ dàng tìm mua được rượu, bia tại đòa phương mình không. Ở các nước khác việc dễ dàng tìm mua được rượu, bia được xem là yếu tố nguy cơ liên quan đến việc uống rượu bia, sử dụng ma túy, bạo lực và thử nghiệm quan hệ tình dục sớm 8 . Điều tra SAVY cho thấy đại đa số thanh thiếu niên cho biết rất dễ dàng mua rượu, bia (98,6%) và tỷ lệ này giống nhau ở tất cả các nhóm. Nếu so sánh với các quốc gia châu Á khác thì thanh thiếu niên ở Việt Nam tiếp cận với rượu, bia dễ dàng hơn. Rượu, bia thường có sẵn và được tiêu thụ trong các hàng quán và tiệm cà-phê, cũng như tại nhà và ở một số nơi làm việc. Tập quán phổ biến ở Việt Nam là dùng rượu, bia để ăn mừng các sự kiện, như một phần trong các giao tiếp xã hội, để tạo thuận lợi cho việc làm ăn, đôi khi để giải sầu, nhưng thường là để người ta vui vẻ với nhau. Vì vậy, phong tục tập quán và bối cảnh xã hội khá thuận lợi đối với việc uống rượu, bia, có lẽ vô tình tạo nên thói quen uống rượu, bia trong thanh thiếu niên. Mặc dù luật pháp quy đònh cấm bán rượu, bia cho trẻ em dưới 16 tuổi, nhưng nhìn chung các điều luật này vẫn chưa được thực thi. Người Việt Nam có câu “Nam vô tửu như kỳ vô phong” điều này càng làm cho việc uống rượu, bia được chấp nhận thậm chí được xem như là một phần của cuộc sống. Mặc dù theo truyền thống phụ nữ uống rượu bia không được chấp nhận, tuy nhiên theo quan sát hiện nay thì hiện tượng uống rượu, bia ở phụ nữ ngày càng có xu hướng được chấp nhận hơn, kể cả ở nữ thanh niên. Xu hướng này cũng được quan sát thấy ở một số quốc gia châu Á khác 9 . 67 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam Nam BIỂU ĐỒ 39 Tỷ lệ đã uống rượu, bia và bò say Nữ 68 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam 7.8. Uống rượu, bia: ảnh hưởng của gia đình và áp lực từ nhóm bạn bè Một phát hiện đáng chú ý của cuộc điều tra, có liên quan tới hành vi của cha mẹ đó là có 16,7% đối tượng được phỏng vấn cho biết cha của họ có uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu (đònh nghóa áp dụng trong trường hợp này là thường xuyên bò say hoặc thường xuyên uống nhiều rượu). Gần như cứ 5 em vò thành niên 14-17 tuổi được phỏng vấn thì có 1 em cho biết như vậy. Thanh thiếu niên cũng được hỏi về việc chòu ảnh hưởng hay áp lực của bạn bè họ đối với việc uống rượu. Nhìn chung nữ thanh niên cho biết họ rất ít bò áp lực của bạn bè trong việc uống rượu bia, với tỷ lệ cao nhất là 3,7% ở nữ thanh niên thành thò 22-25 tuổi. Đáng chú ý đối với nam thanh niên, áp lực của bạn bè là yếu tố tác động lớn nhất đến việc họ uống rượu, bia, cao hơn cả so với việc hút thuốc lá, sử dụng ma túy, quan hệ tình dục và xem phim ảnh khiêu dâm. Áp lực của bạn bè trong việc uống rượu, bia tăng lên theo nhóm tuổi, như thể hiện ở Biểu đồ 40, với gần một nửa số thanh niên 22-25 tuổi trong mẫu điều tra bò bạn bè rủ rê uống rượu, bia. Có thể thấy rằng áp lực của bạn bè có thể đã được hiểu một cách quá đơn giản là áp lực bên ngoài từ phía bạn bè để rồi có một hành vi nào đó. Các lý thuyết gần đây về áp lực đối với thanh thiếu niên cũng đã ghi nhận áp lực từ chính thanh thiếu niên, để có thể cùng nhập cuộc được với những người khác, để trông giống như các ngôi sao điện ảnh, để được bạn bè công nhận và để thể hiện các hành vi người lớn như các em mong muốn. Cần phải chú ý đến cả áp lực bên ngoài và bên trong khi muốn thực hiện các biện pháp truyền thông nhằm thay đổi hành vi 10 . 7.9. Uống rượu, bia và những hành vi nguy cơ liên quan Điều cần quan tâm là nhóm thanh niên trả lời đã bò say hai lần hoặc nhiều hơn trong tháng trước khi tiến hành cuộc điều tra có nhiều hành vi nguy cơ hơn so với những thanh niên chỉ say một lần hoặc ít hơn thế. Thanh niên có uống rượu bia được hỏi tiếp về mức độ thường xuyên uống rượu, bia của họ với câu hỏi: “Trong tháng vừa qua bạn đã say bao nhiêu lần?”. Nhìn chung thanh thiếu niên cho biết họ đã từng say 0,72 lần trong tháng qua. Nam thanh niên nông thôn 22-25 tuổi là nhóm có mức độ say nhiều nhất trong tháng qua, trung bình là một lần. Mức độ này thấp nhất đối với nữ thanh niên thành thò ở tất cả các nhóm tuổi; trong khi ở các nhóm 14-17 và 22-25 tuổi mức độ say trung bình là 0,26 lần, thì nhóm nữ thanh niên 18-21 tuổi có mức độ say là 0,33 lần. Tuy nhiên, đây chỉ là những con số trung bình đối với toàn bộ mẫu điều tra. Có một số thanh niên cho biết đã có nhiều lần uống nhiều rượu, bia trong tháng qua. BIỂU ĐỒ 40 Nam thanh thiếu niên uống rượu, bia và hút thuốc do áp lực của bạn bè 69 Điều tra Quốc gia về Vò thành niên và Thanh niên Việt Nam Uống nhiều rượu, bia hoặc thường xuyên chè chén say sưa đã được các nghiên cứu trên thế giới cũng như các nghiên cứu về tai nạn thương tích gần đây ở Việt Nam xem là một yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe và xã hội. Kết quả so sánh những người uống nhiều rượu với những người uống ít cho thấy đối tượng uống nhiều rượu thường có xu hướng bò chấn thương nhiều hơn do bạo lực ngoài gia đình với tỷ lệ 21,2%, so với 13,5% ở những người uống ít rượu. Nhóm uống nhiều rượu thường có xu hướng hút thuốc nhiều hơn nhóm uống ít rượu (78,6% so với 46%). Đối với nhóm thanh niên còn độc thân, những người uống nhiều thường có xu hướng quan hệ tình dục nhiều hơn với tỷ lệ 29,4% so với 10,2% ở những người uống ít. Nhóm uống rượu nhiều cũng có nhiều xu hướng tham gia vào những hành vi nguy cơ hơn như đua xe, tham gia vào các băng nhóm phá rối trật tự công cộng, đánh người khác bò thương và có mang vũ khí. Cần có các phân tích sâu hơn nữa về hành vi uống rượu, bia của nam thanh thiếu niên và mối liên hệ với các hành vi có hại khác. 1. Ried G, Costigan G. Revisiting, Trung tâm giảm tác hại. “Hiểm họa dòch tiềm tàng”. Đánh giá tình hình sử dụng ma tuý ở châu Á trong bối cảnh HIV/AIDS, Hà Nội, 2002. 2. Như trên. 3. Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC), Vấn đề sử dụng ma túy và tác hại ma túy ở miền núi Tây bắc Việt Nam. 4. Brown, Tim. HIV ở châu Á trong Phân tích các vấn đề của châu Á Thái Bình Dương của Trung tâm Đông Tây, số 68, Trung tâm Đông Tây Honolulu. 5. Brown, Tim. HIV ở châu Á trong Phân tích các Vấn đề của châu Á Thái Bình Dương của Trung tâm Đông Tây, số 68, Trung tâm Đông Tây Honolulu. 6. Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương: Báo cáo của Giám đốc Khu Vực, 1/7/2001 – 30/6/2002. Manila, Philippines. 7. GENEVA, Phim không thuốc lá, thời trang không thuốc lá- Hãy hành động, 2003. 8. Blum R và Peggy Mann 2001, Giảm thiểu Nguy cơ: Các mối liên hệ tạo ra một sự thay đổi trong cuộc sống của thanh thiếu niên, Đại học Minnesota, 1998. 9. Xenos P. và cộng sự. Sự trưởng thành của thanh thiếu niên ở châu Á. Dữ liệu từ các điều tra quốc gia về thanh thiếu niên, 2003. 10. Wyn J, 1996, Hãy nghó về thanh thiếu niên theo cách khác, Allen và Unwin Sydney. . các nội dung cụ thể: tiếp cận và sử dụng các chất gây nghiện, các yếu tố ảnh hưởng và bối cảnh xã hội của các hành vi sử dụng chất gây nghiện. Thanh thiếu niên còn được phỏng vấn về việc sử dụng. Thanh niên Việt Nam Chương 7 Sử dụng các chất gây nghiện Phần này của báo cáo tập trung tìm hiểu một số lónh vực có liên quan tới hành vi sử dụng và lạm dụng các chất gây nghiện gồm ma túy, thuốc. sử dụng các chất gây nghiện của các thành viên khác trong gia đình. 7. 1. Sử dụng heroin và các chất ma túy bất hợp pháp Tỷ lệ thanh thiếu niên được phỏng vấn cho biết đã từng sử dụng chất ma