ĐỀ SỐ 21 (15 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. 2. Định luật bảo toàn năng lượng. 3. Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện. 4. Điện gió – Điện Mặt Trời – Điện hạt nhân. B – NỘI DUNG ĐỀ I – Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1. Căn cứ vào đâu mà hàng ngày ta nhận biết được dòng điện có năng lượng? A. Dòng điện làm cho các electron chuyển dời. B. Dòng điện làm quay quạt điện. C. Dòng điện tạo ra hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn. D. Dòng điện gây ra phản ứng hóa học. Câu 2. Trong các cách sản xuất điện năng sau đây, cách nào không sử dụng máy phát điện xoay chiều? A. Điện Mặt Trời. B. Nhiệt điện. C. Thủy điện. D. Điện gió. Câu 3. Dạng năng lượng nào đã chuyển hóa thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy pin? A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Hóa năng. D. Quang năng. Câu 4. Trong trường hợp nào dưới đây, điện năng được tạo ra không phải do biến đổi trực tiếp từ cơ năng? A. Ở nhà máy nhiệt điện. B. Ở nhà máy thủy điện. C. Ở nhà máy điện hạt nhân. D. Ở pin Mặt Trời. Câu 5. Khi động cơ điện hoạt động thì có sự chuyển hóa A. cơ năng thành điện năng. B. điện năng thành hóa năng. C. nhiệt năng thành điện năng. D. điện năng thành cơ năng. Câu 6. Trong nhà máy thủy điện, dạng năng lượng nào dưới đây được chuyển hóa thành điện năng? A. Hóa năng. B. Nhiệt năng. C. Cơ năng. D. Năng lượng nguyên tử. III – Bài tập Câu 7. Phát biểu định luật bảo toàn năng lượng. Câu 8. Trong máy phát điện xoay chiều, cơ năng được biến đổi thành điện năng. Phần điện năng thu được bao giờ cũng nhỏ hơn phần cơ năng cung cấp cho máy. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao? Câu 9. hãy giải thích vì sao không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu. Câu 10. Hãy giải thích vì sao về mùa khô ít mưa, các nhà máy thủy điện sản xuất lượng điện năng ít hơn. C – ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câ u Đáp án Biểu điểm Ghi chú 1 B 1 điểm 2 A 1 điểm 3 C 1 điểm 4 D 1 điểm 5 D 1 điểm 6 C 1 điểm 7 Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi, mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. 1 điểm 8 - Không trái với định luật bảo toàn năng lượng 0,5 điểm - Vì chỉ có một phần cơ năng biến đổi thành điện năng, phần còn lại được biến đổi thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng làm nóng máy do cọ xát. 0,5 điểm 9 Động cơ vĩnh cửu là những thiết bị, máy móc thực hiện công mà không cần phải cung cấp năng lượng. Như vậy, động cơ vĩnh cửu tự sinh ra được năng lượng dưới dạng cơ năng. 0,5 điểm Điều này không phù hợp với định luật bảo toàn năng lượng. Do đó không thể chế tạo được động cơ vĩnh cửu. 0,5 điểm 10 Trong những mùa khô, do ít mưa nên mực nước trong hồ chứa giảm, thế năng của nước trong hồ giảm theo. Trong các nhà máy thủy điện, thế năng của nước trong hồ chứa được biến đổi thành điện năng. Vì thế năng của nước trong hồ chứa giảm, nên lượng điện năng được tạo ra cũng giảm. 1 điểm . ĐỀ SỐ 21 (15 phút) A – PHẠM VI KIỂM TRA 1. Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng. 2. Định luật bảo toàn năng lượng. 3. Sản xuất điện năng – Nhiệt điện và thủy điện. 4. Điện. điểm 5 D 1 điểm 6 C 1 điểm 7 Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi, mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác. 1 điểm 8 - Không trái với định luật. làm nóng máy do cọ xát. 0,5 điểm 9 Động cơ vĩnh cửu là những thi t bị, máy móc thực hiện công mà không cần phải cung cấp năng lượng. Như vậy, động cơ vĩnh cửu tự sinh ra được năng lượng dưới