1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số vấn đề về tích hợp dữ liệu

98 2,6K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN TRÍ HIỂN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TÍCH HỢP DỮ LIỆU Chuyên ngành: Công nghệ thông tin. Mã số: 1.01.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG VĂN ĐỨC HÀ NỘI – 2007 Trang 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU 6 1.1 Định nghĩa tích hợp dữ liệu 6 1.2 Tích hợp dữ liệu – Xu hướng thời đại. Động lực cho việc phát triển các hệ thống tích hợp dữ liệu 8 1.3 Tình hình nghiên cứu về tích hợp dữ liệu 12 1.4 Mục tiêu của luận văn 14 1.5 Giới thiệu các phần của luận văn. 14 CHƯƠNG 2 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÍCH HỢP DỮ LIỆU 16 2.1 Những đặc trưng của nguồn dữ liệu trong tích hợp dữ liệu 16 2.1.1 Tính hỗn tạp 16 2.1.2 Tính phân tán 18 2.1.3 Tính tự trị 21 2.2 Kiến trúc hệ thống tích hợp dữ liệu 22 2.3 Khuôn mẫu và mô hình dữ liệu 29 2.3.1 Các nguồn dữ liệu 29 2.3.2 Chuẩn trao đổi dữ liệu XML 32 2.4 Truy vấn trong tích hợp dữ liệu 41 2.4.1 Mô hình và ánh xạ dữ liệu 43 2.4.1.1. Datalog 46 2.4.1.2. Mô hình ánh xạ các nguồn dữ liệu 46 2.4.1.3. Sử dụng thông tin dựa trên xác suất. 50 2.4.2 Viết lại câu truy vấn. 51 2.4.2.1. Trả lời truy vấn dựa trên các khung nhìn 52 2.4.2.2. Tính đầy đủ và phức tạp trong việc tìm câu truy vấn viết lại. 53 2.4.2.3. Các thuật toán tính toán lại 54 2.4.3 Bộ đánh giá và bộ thực thi truy vấn. 59 2.4.4 Trình bao bọc. 61 Trang 5 CHƯƠNG 3 - KHẢO SÁT MỘT SỐ HỆ THỐNG TÍCH HỢP DỮ LIỆU 63 3.1 XQuare Bridge/Fusion 63 3.2 DB2 Information Integrator (IBM) 67 3.3 Tukwila (University of Washington) 70 CHƯƠNG 4 - QUI TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÍCH HỢP DỮ LIỆU. 76 KẾT LUẬN 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 Trang 2 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Kho dữ liệu (a) là bản sao dữ liệu tất cả các nguồn (offline) và quá trình thực thi truy vấn trên kho dữ liệu. Hệ thống tích hợp dữ liệu ảo (b) thể hiện một lược đồ trung gian ảo có thể lấy dữ liệu thực tế từ các nguồn dữ liệu. 10 Hình 2.1 Lược đồ kiến trúc tích hợp dữ liệu. Ứng dụng và giao diện người dùng cho truy vấn dưới dạng lược đồ trung gian. Bộ tính toán lại sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn và viết lại câu truy vấn này để liên hệ với các nguồn dữ liệu thật. Bộ xử lý truy vấn sẽ tìm một kế hoạch tối ưu nhất để thực thi câu truy vấn này. Sau đó lấy dữ liệu từ các nguồn (trong một số trường hợp thông qua các bộ chuyển hoặc các điểm lưu trữ) và chúng được kết hợp trả về câu trả lời toàn diện nhất. 23 Hình 2.2: Một tài liệu XML mẫu thể hiện dữ liệu book và publisher 33 Hình 2.3: Đồ thị XML-QL cho hình 2.2. Các cạnh nét gạch nối thể hiện IDREFS; Các cạnh nét chấm điểm thể hiện PCDATA. 34 Hình 2.4: Thể hiện mô hình dữ liệu XQuery đơn giản cho hình 2.2. Các cạnh nét gạch nối thể hiện mối liên hệ định nghĩa bằng IDREFS; các cạnh nét chấm điểm chỉ tới các điểm văn bản. 36 Hình 2.5: Câu truy vấn XQuery tìm tên những nguời có tài liệu xuất bản. Lệnh FOR xác định Xpath duyệt trên cây XML, và trả về giá trị cây con trong các biến (có tiền tố là dấu $). 38 Hình 2.6: Kết quả của việc truy vấn từ hình 2.5 với dữ liệu XML trong hình 2.2. Kết quả là một tập giá trị person-publisher, kết quả đó được nằm trong một thành phần gốc ”result”. 39 Hình 2.7: Lược đồ ánh xạ trong hệ tích hợp dữ liệu. 42 Hình 2.8: Kiến trúc lược đồ toàn cục và bộ trung gian. 43 Hình 2.9: Các bước trong xử lý câu truy vấn. 44 Hình 2.10: Ví dụ về viết lại truy vấn. 51 Hình 3.1: Kiến trúc của XQuare Bridge 64 Trang 3 Hình 3.2: Kiến trúc của XQuare Fusion 65 Hình 3.3: Quá trình thực hiện XQuery. 66 Hình 3.4: Công nghệ tích hợp dữ liệu trong DB2 II. 68 Hình 3.5: DB2 Information Integrator sử dụng wrapper. 69 Hình 3.6: Kiến trúc của hệ thống tích hợp thông tin Tukwila. 71 Hình 3.7: Kiến trúc của phần thực thi truy vấn Tukwila. Sau khi bản đồ truy vấn đến từ bộ đánh giá, dữ liệu được đọc từ các nguồn XML và chuyển thành các bộ kết quả nhờ phép toán x-scan. Các cây con được lưu trữ trong một phần quản lý cây, và các bộ kết quả chứa các liên hệ tới các cây này. Phép toán truy vấn kết nối các cây và thêm các thẻ thông tin, sau đó chúng được đưa vào một bộ sinh XML và trả về một chuỗi kết quả XML. 73 Hình 4.1 Các bước phát triển một hệ thống tích hợp dữ liệu 76 Hình 4.2: Ví dụ một hệ thống tích hợp dữ liệu. 80 Hình 4.3: Các tình huống lấy thông tin từ 2 nguồn dữ liệu. 82 Hình 4.4: Tình huống lấy giao và hợp từ 2 nguồn dữ liệu 82 Hình 4.5: Tình huống lấy giao dữ liệu toàn bộ trong B 83 Hình 4.6: Qúa trình truy vấn thông tin. 84 Trang 6 CHƢƠNG 1 - GIỚI THIỆU Tiếp cận thông tin chính xác một cách nhanh chóng trong thời đại ngày nay là một thử thách lớn mà các tổ chức phải đương đầu. VD: một nhân viên cảnh sát cấn biết liệu anh ta có quyền thực thi luật pháp trong khi nảy sinh một tình huống mới hay không, một nhân viên xã hội cần phải chắc chắn rằng những người xin trợ cấp liệu đã được hưởng một trợ cấp nào khác chưa, một thẩm phán cần nhận biết kịp thời tất cả những thông tin quan trọng chống lại bị cáo. Những trường hợp trên và vô số những tình huống khác đặt ra yêu cầu phải tiếp cận nhanh chóng với nguồn thông tin phong phú một cách chính xác mà thông thường chúng ta phải thu thập qua rất nhiều những nguồn tin khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh ra là: có rất nhiều nguồn cung cấp thông tin thường chỉ cho phép chúng ta có được những thông tin đặc thù của riêng các tổ chức của họ mà bỏ qua những thông tin liên quan từ nguồn bên ngoài những tổ chức ấy. Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ tin có vẻ như có những ác cảm cố hữu bởi lí do chính trị hay văn hoá trong việc chia sẻ, hợp tác và khai thác thông tin với nhau, họ thường hoạt động riêng lẻ và tách biệt hoặc đôi khi trở thành đối thủ của nhau. Vì vậy, xảy ra một sự bùng nổ lớn về lượng dữ liệu sẵn có trên các phiên bản tin trong một vài thập kỉ gần đây. Một lượng lớn các dữ liệu trên nhiều vấn đề được thu thập, tồ chức lại và lưu giữ bởi số lượng ít các cá nhân làm việc trong các tổ chức khác nhau. Trong mối quan hệ với sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng dữ liệu và những lợi ích của tích hợp dữ liệu, một hệ thống khung để thực hiện tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn là hết sức cần thiết 1.1 Định nghĩa tích hợp dữ liệu Đến nay, đã có rất nhiều định nghĩa về tích hợp dữ liệu, sau đây là một trong các định nghĩa đó: Trang 7 Theo Heimbigner, McLeod, Litwin và một số tác giả khác (tại trang 1 tài liệu [21]) thì tích hợp dữ liệu quá trình chuẩn hoá các định nghĩa dữ liệu và cấu trúc dữ liệu bằng việc sử dụng một giản đồ định nghĩa chung trên tập các nguồn dữ liệu Theo AFT (Advanced Forest Technologies, 1997) thì mục đích của việc tích hợp dữ liệu là kết nối các dữ liệu từ các nguồn thông tin liên quan với nhau và lấy thông tin theo mục đích của người sử dụng. Theo Aurora (trang 2 tài liệu [22]), quá trình tính hợp là quá trình nối kết các dữ liệu, thiết bị, hệ thống không đồng dạng và phân tán phục vụ cho việc tính toán dưới một khung làm việc hợp nhất. Tích hợp dữ liệu được thực thi do nhiều lý do: tăng năng lực tính toán, giảm thiểu các yêu cầu bảo trì từ các hệ thống không đồng dạng, và cung cấp dữ liệu tới người dùng thông qua một giao diện duy nhất. ARF (một công ty tại NewYork, tháng 11 năm 2003 – tài liệu [15]) định nghĩa tích hợp dữ liệu là một quá trình kết nối thông tin từ hai hoặc nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, và sử dụng các thông tin từ các nguồn dữ liệu đó tạo ra các thông tin mới phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Như vậy, một cách đơn giản thì việc tích hợp dữ liệu là vấn đề kết nối nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, và cung cấp cho người dùng một khung nhìn chung thống nhất trên tất cả các nguồn dữ liệu đó. Qua hệ thống tích hợp dữ liệu chúng ta có thể lấy thông tin từ tất cả các nguồn dữ liệu mà chúng ta mong muốn. Có nghĩa là chúng ta thao tác với các nguồn dữ liệu, lấy thông tin từ các nguồn dữ liệu với những ràng buộc giữa các nguồn dữ liệu và kết nối câu trả lời từ các nguồn dữ liệu lại với nhau rồi đưa ra câu trả lời thống nhất phù hợp với yêu cầu người sử dụng. Các nguồn dữ liệu đó không có thể không nằm tập trung tại một địa điểm và cũng có thể không đồng nhất về mặt kiến trúc cũng như ngữ nghĩa của thông tin dữ liệu nằm trong đó. Trang 8 1.2 Tích hợp dữ liệu – Xu hƣớng thời đại. Động lực cho việc phát triển các hệ thống tích hợp dữ liệu Hơn 20 năm qua, các mô hình tính toán cơ bản cho việc xử lý dữ liệu đã tiến triển như chính sự phát triển của công nghệ tính toán luôn có sự đổi thay. Chúng ta đã dần đi từ các các máy tính cỡ lớn mainframe, đến các hệ điều hành dữ liệu của máy tính cá nhân, tới các nhóm máy chủ, tới mạng Internet. Xu hướng gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra chúng ta có thể đi đến những cái đích xa hơn nữa thậm chí có thể vượt qua cả tầm tưởng tượng, các mô hình dựa trên tính ngang hàng trong đó tất cả các máy cùng đồng thời sử dụng và cung cấp dữ liệu cũng như tính toán trong một mô hình phân cấp đầy đủ theo thời gian thực (tài liệu [17]). Động cơ thúc đẩy các thay đổi này không chỉ đến từ sự phát triển của phần cứng và các công nghệ mạng, mà còn đến từ một mong muốn tự nhiên là khả năng điều khiển sự phân cấp và quản trị đối với liệu và các dịch vụ máy tính. Không chỉ các hệ thống tập trung thông thường có mô hình điều hành là dạng cổ chai mà các mô hình tính toán tập trung cũng cần phải được quản trị theo mô hình này. Khi dữ liệu được sở hữu và quản trị bởi các nhóm không đồng nhất và với các mục đích khác nhau, thực sự khó khăn khi chúng ta thiết kế một mô hình tập trung, các đặc trưng của nó dựa trên sự thể hiện các tiêu chuẩn trước khi nó có thể đựơc xây dựng, và rất khó khăn có thể cập nhật theo yêu cầu của tất cả các nhân tố mới – bên ngoài. Tuy nhiên, một tập hợp phân quyền của các hệ thống tự trị có thể trở nên năng động hơn, có nghĩa như một thành phần độc lập có thể được thiết kế độc tập và thiết kế lại để phù hợp với yêu cầu của các nhóm người dùng. Hiện tại, hầu hết các hãng, các viện, các cơ quan (tập hợp các thành phần, bộ phận mà chúng có tính độc lập tương đối với nhau) thông thường hoạt động không chỉ với các hệ thống dữ liệu tập trung. Các thành phần con độc lập đó có thể tạo các hệ thống các dữ liệu riêng rẽ, mỗi một lược đồ và các dữ liệu chỉ liên quan đến những gì họ cần. Các nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng thông thường các hàng lớn có trung bình khoảng 49 cơ sở dữ liệu (trang 3, tài liệu [17]). Hơn nữa, một tổ chức dữ Trang 9 liệu hiếm khi mô tả hết được tất cả các dữ liệu mà nó sở hữu hoặc đã thực thi, trong một số tình huống các dữ liệu thêm vào được mã hoá dưới các đinh dạng khác như: văn bản, các ứng dụng người dùng. Ngày nay, các tổ chức thường phải cộng tác với nhiều các thực thể bên ngoài để nhận được sự chia sẻ thông tin một cách chính xác. Các mô hình quản trị dữ liệu thông thường cho hệ thống tập hợp phân quyền tự trị và không đồng nhất phải chấp nhận một vấn đề sau: không còn một điểm duy nhất để truy cập các dữ liệu mà tại đó dữ liệu được truy vấn và phân tích. Phải kết hợp tính mềm dẻo và tính hỗ trợ một phối cảnh chung và duy nhất để xây dựng hệ truy vấn trên nhiều nguồn dữ liệu. Trong tích hợp dữ liệu đưa ra 2 cách giải quyết vấn đề này, đó là: phương pháp kho dữ liệu (data warehousing) và phương pháp tích hợp dữ liệu ảo (virtual data integration). Cả hai phương pháp này đều làm việc trên một tập các nguồn dữ liệu phi tập trung liên quan cùng đến một lĩnh vực, và phát triển chúng thành một lược đồ duy nhất (trung gian) cho lĩnh vực đó. Trong quá trình trên, tập các kết quả biển đổi hoặc các ánh xạ nguồn dữ liệu được xác định để mô tả mối liên hệ giữa nguồn dữ liệu và lược đồ trung gian. So sánh giữa tích hợp dữ liệu ảo và kho dữ liệu Sự khác biệt mang tính cơ bản giữa phương pháp tích hợp dữ liệu và kho dữ liệu là giữa tính “năng động” và sự “lười nhác”. Trong kho dữ liệu, điều mong muốn nhất là các dữ liệu ít thay đổi hoặc các khung nhìn tích hợp không cần thiết là dữ liệu hiện tại ở các nguồn và hầu hết các câu hỏi quan trọng được đặt ra trên khung nhìn tích hợp dữ liệu này. Vì thế, tất cả nội dung của lược đồ toàn cục được tính toán trước (bằng các định lượng tất cả các ánh xạ nguồn), chúng được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu riêng biệt “Warehouse” và sau đó được sử dụng để truy vấn. Trang 10 Ứng dụng hoặc các giao diện người dùng Công cụ ETL (Offline) Ứng dụng hoặc các giao diện người dùng Trình bao bọc (Được điều khiển theo yêu cầu) Thực thi truy vấn trên kho dữ liệu a) Kho dữ liệu (Data Warehouse) On Demand Offline Các công cụ ETL lấy dữ liệu theo định kỳ Hệ quản trị CSDL Warehouse Các bảng DL Warehouse Truy vấn trên lược đồ Warehouse Kết quả Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Các nguồn XML Các nguồn DL quan hệ Các nguồn dữ liệu khác Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Các nguồn XML Các nguồn DL quan hệ Các nguồn dữ liệu khác Dữ liệu trong Định dạng và Lược đồ chung Dữ liệu trong Định dạng chung Hệ thống tích hợp dữ liêu Truy vấn trên lược đồ trung gian Kết quả Lược đồ trung gian ảo Thực thi truy vấn trực tiếp trên trình bao bọc nguồn dữ liệu On Demand b) Hệ thống tích hợp dữ liệu ảo (Virtual Data Integration System) Hình 1.1: Kho dữ liệu (a) là bản sao dữ liệu tất cả các nguồn (offline) và quá trình thực thi truy vấn trên kho dữ liệu. Hệ thống tích hợp dữ liệu ảo (b) [...]... trình; một lý do nữa là tích hợp dữ liệu có thể gặp khó khăn trong việc chất chở dữ liệu từ các nguồn dữ liệu – đó là vấn đề truyền thông trong mạng Đối với các vấn đề này, một thể hiện là sự kết hợp giữa khả năng tính toán trước của mô hình kho dữ liệu và khả năng của tích hợp dữ liệu ảo là điều mong muốn Trang 12 1.3 Tình hình nghiên cứu về tích hợp dữ liệu Tích hợp dữ liệu là một chủ đề được nghiên cứu. .. các vấn đề về khuôn mẫu và các mô hình trong tích hợp dữ liệu, các vấn đề về truy vấn dữ liệu trong hệ thống như thế nào sẽ được làm rõ trong chương này Phần khuôn mẫu trong chương sẽ đề cập tới chuẩn trao đổi dữ liệu XML Đây là một chuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay và cũng là một chuẩn trao đổi dữ liệu chính của các hệ thống tích hợp dữ liệu Trong chương này, các lược đồ hệ thống tích hợp dữ liệu. .. các vấn đề cần giải quyết tiếp trong lĩnh vực tích hợp dữ liệu Cuối cùng là đầu mục các tài liệu tham khảo, các tài liệu được xếp theo thứ tự tên tác giả Trang 16 CHƢƠNG 2 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÍCH HỢP DỮ LIỆU Chương này bao gồm 4 phần, phần đầu là những đặc trưng của nguồn dữ liệu trong tích hợp dữ liệu Phần thứ hai là kiến trúc của hệ tích hợp dữ liệu Phần thứ ba là khuôn mẫu và mô hình dữ liệu. .. cuối là vấn đề truy vấn trong tích hợp dữ liệu 2.1 Những đặc trƣng của nguồn dữ liệu trong tích hợp dữ liệu Để làm rõ nét đặc trưng của nguồn dữ liệu trong hệ pháp tích hợp dữ liệu chúng ta sẽ phân tích theo ba hướng: tính phân tán, tính hỗn tạp và tính tự trị của các nguồn dữ liệu (theo tài liệu [9]) 2.1.1 Tính hỗn tạp Tính hỗn tạp (không đồng nhất) của các nguồn dữ liệu được tích hợp là một trong... truy vấn và hệ thống tích hợp dữ liệu Có hai kiến trúc trong việc tích hợp các nguồn dữ liệu sử dụng phương pháp tích hợp ảo đó là: hệ thống kết hợp cơ sở dữ liệu và hệ thống Trang 20 trung gian Hệ thống kết hợp cơ sở dữ liệu là một trong những hệ thống đầu tiên trong lĩnh vực tích hợp dữ liệu, nó bao gồm các khả năng: tích hợp lược đồ; ngôn ngữ truy vấn đa cơ sở dữ liệu; xử lý và đánh giá truy vấn. .. vấn và lấy thông tin trên nhiều nguồn dữ liệu hỗn tạp và tự trị theo thời gian thực 1.5 Giới thiệu các phần của luận văn Luận văn được chia thành làm 4 chương Các thông tin, định nghĩa về tích hợp dữ liệu, tầm quan trọng cũng như tình hình nghiên cứu về tích hợp dữ liệu hiện nay được mô tả trong CHƢƠNG 1 Trong CHƢƠNG 2 là các nội dung cơ bản của tích hợp dữ liệu Kiến trúc một hệ thống tích hợp dữ liệu. .. mong muốn đưa ra một cái nhìn tổng quan về nội dung này Từ đó chúng ta nhìn thấy sự cần thiết của tích hợp dữ liệu và khả năng ứng dụng tích hợp dữ liệu cho các hệ thống thực tế tại Việt Nam Trong luận văn này, tác giả cũng đưa ra các bước chính trong việc xây dựng một hệ thống tích hợp dữ liệu Trong luận văn tác giả tập trung giải quyết tích hợp dữ liệu theo phương pháp tích hợp dữ liệu ảo Phương pháp... Danh mục các nguồn dữ liệu Danh mục các nguồn dữ liệu chứa một vài dạng kiểu siêu dữ liệu về mỗi một nguồn dữ liệu Đầu tiên là mô tả ngữ nghĩa nội dung của nguồn dữ liệu Một lượng lớn các dự án, đã từng thảo luận về việc phát triển công nghệ cho việc tự động hoặc bán tự động tạo ra các ánh xạ giữa các nguồn dữ liệu và lược đồ trung gian của hệ tích hợp dữ liệu Kích cỡ của các nguồn dữ liệu và mặt khác... câu truy vấn Bộ xử lý truy vấn (đánh giá và thực thi) Dữ liệu Dữ liệu Trình bao bọc Các nguồn XML động Các nguồn dữ liệu quan hệ Dữ liệu Điểm chứa Các nguồn dữ liệu XML có thể lưu trữ; Các nguồn dữ liệu khác Hình 2.1 Lƣợc đồ kiến trúc tích hợp dữ liệu Ứng dụng và giao diện ngƣời dùng cho truy vấn dƣới dạng lƣợc đồ trung gian Bộ tính toán lại sử dụng dữ liệu từ nhiều nguồn và viết lại câu truy vấn này... pháp tích hợp dữ liệu ảo thay thế trong các tình huống kho dữ liệu không có tính thực tế, quá đắt, hoặc không khả thi: ví dụ, khi truy vấn chỉ yêu cầu một phần dữ liệu rất nhỏ, dữ liệu thay đổi nhanh, dữ liệu thời gian thực được yêu cầu, các đối tác cung cấp dữ liệu chỉ sẵn sàng cho quyền giới hạn để truy nhập dữ liệu, hoặc bản thân lược đồ toàn cục thay đổi thường xuyên Trong khung nhìn tích hợp dữ liệu, . 1.1 Định nghĩa tích hợp dữ liệu 6 1.2 Tích hợp dữ liệu – Xu hướng thời đại. Động lực cho việc phát triển các hệ thống tích hợp dữ liệu 8 1.3 Tình hình nghiên cứu về tích hợp dữ liệu 12 1.4. hình dữ liệu. Phần cuối là vấn đề truy vấn trong tích hợp dữ liệu. 2.1 Những đặc trƣng của nguồn dữ liệu trong tích hợp dữ liệu Để làm rõ nét đặc trưng của nguồn dữ liệu trong hệ pháp tích hợp. cứu về tích hợp dữ liệu Tích hợp dữ liệu là một chủ đề được nghiên cứu từ những thập niên 80. John Miles Smith (trang 145 và 185 tài liệu [17]) và các tác giả khác đã đưa ra vấn đề Tích hợp

Ngày đăng: 31/07/2015, 21:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w