Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nhiệp
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp vớiviệc phác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào việc xácđịnh đúng các mục tiêu, hướng đi , xác lập, đánh giá , lựa chọn các phương án phốihợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
Kế hoạch là căn cứ cho công tác tổ chức, quản trị hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Nhiệm vụ của công tác xây dựng kế hoạch là hoạch địnhcác tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp và hướng tới cực tiểu hoá chi phí , tối đahoá lợi nhuận là mục tiêu của doanh nhiệp Vì vậy nó chú trọng vào các hoạt độnghiệu quả và đảm bảo tính phù hợp Kế hoạch thay thế sự manh mún , không đượcphối hợp bằng sự nỗ lực chung , thay thế những luồng hoạt động bất thường bởimột luồng đều đặn có tính ổn định cao và thay thế những phán xét vội vàng bằngnhững quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng Ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của kếhoạch đối với các hoạt động tác nghiệp kinh tế càng rõ nét Quá trình sản xuất sảnphẩm và dịch vụ thường được chia thành nhiều công đoạn , nhiều chi tiết có liênquan chặt chẽ , mang tính dây chuyền với nhau , quá trình đó cần phải được phânchia thành các tác nghiệp kinh tế , kỹ thuật chi tiết theo thời gian và không gian Công tác xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận khoahọc các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tớimục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng Trên nền tảng đó các nhà quảntrị thực hiện việc phân công , điều độ, tổ chức các hoạt động cụ thể , chi tiết theođúng trình tự , đảm bảo cho quá trình sản xuất ổn định ít bị rối loạn và ít bị tốnkém
Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp là đơn
vị chuyên sản xuất hàng quy chế có uy tín tại thị trường phía Nam Sản phẩm chính
Trang 2của nhà máy là bu lông, đai ốc, gu giông… cung cấp cho các đơn vị trong ngànhxây dựng điện, xây dựng công trình, nhà xưởng, cấp nước, đường sắt, dầu khí, kếtcấu thép, xi măng, công nghiệp sản xuất thép,chế tạo cơ khí v.v.
Với nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch sản xuấttrong việc xác định cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tiến trình nước tahội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới và mong muốn áp dụng những kiếnthức đã được học tập, nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn ở doanh nghiệpmình góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước tác giả
chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nhiệp “ để viết luận văn.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, tiếnhành phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại một doanhnghiệp cơ khí để từ đó đề xuất về giải pháp hoàn thiện
3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nămcủa một doanh nghiệp cơ khí : Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanhthiết bị công nghiệp
4 Phạm vi nghiên cứu.
Kế hoạch sản xuất là một lĩnh vực rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt độngcủa doanh nghiệp, để đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành quản trị kinh doanh vàphù hợp với thực tế tại doanh nghiệp tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu của đềtài là công tác xây dựng kế hoạch sản xuất năm tại Nhà máy Quy chế II – Công ty
cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp giai đoạn 2002-2006
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp:
- Tổng hợp lý luận chung về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
Trang 3- Phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quychế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.
Trên cơ sở lý luận chung, tổng hợp lại những ưu nhược điểm để đề xuất nhữnggiải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy
- Hệ thống hoá lý luận chung về xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệptrong đó có đi sâu vào những đặc thù xây dựng kế hoạch sản xuất của một doanhnghiệp cơ khí
- Phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quychế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp, chỉ ra những ưu điểmcũng như những hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch của nhà máy
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kếhoạch sản xuất của Nhà máy Quy chế II
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II
Trang 4CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Hệ thống kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
1.1.1 Phân loại kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
1.1.1.1 Kế hoạch sản xuất theo thời gian
Nếu lấy các mốc thời gian theo lịch để xây dựng kế hoạch sản xuất thì doanhnghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất theo 3 hình thức cơ bản là: Kế hoạch sản xuất dài hạn, kế hoạch sản xuất trung hạn, kế hoạch sản xuất ngắnhạn
Kế hoạch sản xuất dài hạn
- Khái niệm : Kế hoạch sản xuất dài hạn của doanh nghiệp là những kế hoạchsản xuất được doanh nghiệp xây dựng cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm hoặc xahơn nữa Do yêu cầu thực tế khách quan doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch sảnxuất dài hạn để thực hiện một số nhiệm vụ cần giải quyết trong thời gian dài như kếhoạch đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao trình độ kỹ thuật và hiệu quả sảnxuất.v.v
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất dài hạn : Kế hoạch sản xuất dài hạncủa doanh nghiệp là nhằm thực hiện những mục tiêu, định hướng chiến lược pháttriển doanh nghiệp Nội dung của kế hoạch sản xuất dài hạn phải xác định đượcnhững chỉ tiêu chính : Sản phẩm, cơ cấu sản phẩm và giá trị sản xuất công nghiệpcủa doanh nghiệp ; Các tiến bộ về đổi mới kỹ thuật, công nghệ, năng suất laođộng ; Vốn đầu tư cho mở rộng , phát triển sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ kếhoạch
- Vai trò của kế hoạch sản xuất dài hạn : Kế hoạch sản xuất dài hạn là cơ sở đểcác nhà lãnh đạo doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp và là một trong những nội dung quan trọng trong việc triển khai thựchiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp Vì vậy mục tiêu , nhiệm vụ của kế
Trang 5hoạch sản xuất dài hạn bao trùm lên tất cả các hoạt động chính của doanh nghiệp.Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài hạn tập trung vàocác lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến tương lai của doanh nghiệp chính vì vậy màvai trò của kế hoạch sản xuất dài hạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vị thế,
sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp
Kế hoạch sản xuất trung hạn
- Khái niệm : Kế hoạch sản xuất trung hạn của doanh nghiệp là những kếhoạch sản xuất có thời hạn từ 1 đến 3 năm Kế hoạch sản xuất trung hạn của doanhnghiệp được xây dựng trên cơ sở định hướng của kế hoạch sản xuất dài hạn nhằm
cụ thể hoá những mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài hạn
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất trung hạn : Nội dung chủ yếu của kếhoạch sản xuất trung hạn là triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch sản xuấtdài hạn Doanh nghiệp tự quyết định thứ tự ưu tiên triển khai thực hiện các nhiệm
vụ để hoàn thành mục tiêu của kế hoạch sản xuất dài hạn đề ra tuỳ theo tình hìnhmôi trường kinh doanh và phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp
- Vai trò của kế hoạch sản xuất trung hạn : Kế hoạch sản xuất trung hạn là mộtbước đi nhằm cụ thể hoá những mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài hạn
và là cơ sở để xác định những nhiệm vụ, chỉ tiêu chi tiết, cụ thể của kế hoạch sảnxuất ngắn hạn Việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất trung hạn có ý nghĩaquyết định đến thành công của kế hoạch sản xuất dài hạn Trên cơ sở kết quả thựchiện kế hoạch sản xuất trung hạn, doanh nghiệp sẽ có những giải pháp điều chỉnhphù hợp với thị trường và điều kiện năng lực thực tế sản xuất để thực hiện thànhcông kế hoạch sản xuất dài hạn
Kế hoạch sản xuất ngắn hạn
- Khái niệm : Kế hoạch sản xuất ngắn hạn là những kế hoạch sản xuất đượcxây dựng cho thời gian ngắn hạn 1 năm và dưới 1 năm như kế hoạch năm, quý,tháng, tuần , ngày, ca, giờ Kế hoạch sản xuất ngắn hạn còn được gọi là kế hoạch
Trang 6sản xuất hàng năm Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp thường gắn với
kế hoạch tiêu thụ và được gọi là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Kế hoạchsản xuất hàng năm do các nhà quản trị cao cấp của doanh nghiệp hoạch định còn kếhoạch sản xuất ngắn hạn dưới 1 năm thường do những nhà quản trị tác nghiệp ở cácphân xưởng, tổ hoặc đội sản xuất của doanh nghiệp xây dựng
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất ngắn hạn : So với kế hoạch sản xuấtdài hạn, trung hạn, nội dung của kế hoạch sản xuất hàng năm mang tính chất toàndiện và cụ thể hơn về các mặt sản xuất trong toàn doanh nghiệp Nội dung chủ yếucủa kế hoạch sản xuất ngắn hạn tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực chính là : năngsuất lao động; quy mô nhân lực ; lượng hàng tồn kho Năng suất lao động được thểhiện qua các chỉ tiêu : số lượng từng loại sản phẩm được sản xuất trong toàn doanhnghiệp; giá trị sản lượng hàng hoá và tổng giá trị sản lượng; mức độ sử dụng khaithác máy móc trang thiết bị, nhà xưởng Quy mô nhân lực được thể hiện qua chỉtiêu quy mô, số lượng lao động huy động cho kế hoạch sản xuất trong kỳ Lượnghàng tồn kho được thể hiện qua mức tồn kho cuối kỳ kế hoạch của từng loại thànhphẩm , từng loại bán thành phẩm và từng loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu
- Vai trò của kế hoạch sản xuất ngắn hạn : Trong ngắn hạn năng lực sản xuấtcủa doanh nghiệp là cái có sẵn, cố định có thể hoạch định một cách chính xác vàphụ thuộc vào tính chất phương thức sản xuất tích trữ hàng , thuộc yếu tố tiềmnăng Trong ngắn hạn do chi phí khấu hao trang thiết bị nhà xưởng cao, vì vậy vaitrò của kế hoạch sản xuất ngắn hạn là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.Mặt khác , kế hoạch sản xuất ngắn hạn là công cụ quản lý giúp doanh nghiệp thựchiện tốt công tác quản trị quá trình sản xuất góp phần tiết kiệm các nguồn lực cầnthiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng
và tạo nên vị thế và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Kế hoạch sản xuất dài hạn, kế hoạch sản xuất trung hạn và kế hoạch sản xuấtngắn hạn có mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau, kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch
Trang 7bộ phận và phải có đóng góp cho việc thực hiện kế hoạch dài hạn Vì vậy, trongviệc triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của ba loại kế hoạch sản xuất dàihạn, trung hạn và ngắn hạn cần phải tập trung vào việc giải quyết các mối quan hệgiữa các loại kế hoạch theo thời gian để làm cho chúng phải được liên kết chặt chẽvới nhau, không được phủ nhận nhau Kế hoạch sản xuất dài hạn giữ vai trò trungtâm chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở để xâydựng những nhiệm vụ và nội dung của kế hoạch sản xuất trung hạn, ngắn hạn Mặtkhác, thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất hàng năm có thểphát hiện được những chỗ chưa cân đối, không hợp lý của kế hoạch sản xuất dàihạn để kịp thời có những điều chỉnh, giải pháp thích hợp với điều kiện thực tếkhách quan Như vậy, xét về tổng thể kế hoạch sản xuất hàng năm không phải làmột bộ phận mang tính chất tỷ lệ đơn thuần , máy móc của kế hoạch sản xuất trunghạn và dài hạn.
Trong điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay những tiến bộ nhanh chóng
về kinh tế , xã hội dẫn đến sự biến đổi không ngừng của nhu cầu, thị trường luônbiến động, sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho chu kỳ thay đổi côngnghệ , vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn v.v và đặc biệt là trong nền kinh tếtri thức việc tiếp cận và phổ biến các thành tựu khoa học kỹ thuật trên toàn cầu luônđược cập nhật hàng ngày, giờ thậm chí từng phút Vì vậy , việc phân chia thời hạncủa các kế hoạch sản xuất theo lịch thời gian chỉ mang tính tương đối Một sốngành có tốc độ phát triển nhanh như điện tử, viễn thông , công nghệ thông tin, thờitrang v.v thì thời hạn 1 năm cũng là quá dài Mặt khác , trong nền kinh tế thịtrường các doanh nghiệp chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất củamình trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, tốc độ phát triểncủa ngành, chế độ chính sách của Nhà nước, mức độ cạnh tranh trên thị trường, nhucầu khách hàng v.v Vì vậy , độ dài thời gian kế hoạch đối với doanh nghiệp chỉmang tính tương đối
Trang 81.1.1.2 Kế hoạch sản xuất không theo thời gian
- Kế hoạch sản xuất không theo thời gian của doanh nghiệp thường được gọivới tên gọi là dự án, chương trình hoặc hợp đồng Đó là một tập hợp các hoạt động
có liên quan đến nhau được tổ chức theo một trật tự lôgíc nhằm thực hiện nhữngmục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian xác định và được thực hiện bằng những giớihạn nguồn lực như nhân lực và tài lực Thời gian thực hiện các kế hoạch này rấtkhác nhau phụ thuộc vào khối lượng công việc, mức độ phức tạp, ý chí của doanhnghiệp, thời gian thực hiện có thể vài ngày hoặc có thể kéo dài hàng năm, thậmchí vài năm
- Lập kế hoạch cho dự án, chương trình hay hợp đồng sản xuất là cụ thể hoánhững mục tiêu đã được hoạch định thành các nhiệm vụ cụ thể và xây dựng cácchương trình thực hiện các nhiệm vụ Vì vậy , kế hoạch chủ yếu tập trung hướngvào việc phân bổ thời gian và các nguồn lực để thực hiện Nhiệm vụ của lập kếhoạch là phải xác định rõ những nội dung sau :
+ Mục tiêu cụ thể của dự án, chương trình hay hợp đồng
+ Cần thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động cụ thể gì để thực hiện các mụctiêu
+ Các nhiệm vụ, hoạt động cần được thực hiện theo thời gian và trình tự nhưthế nào, khi nào cần tiến hành và khi nào cần kết thúc
+ Tiến độ thực hiện : Thời gian sớm nhất có thể hoàn thành kế hoạch; Nhữngnhiệm vụ , hoạt động nào có vai trò quan trọng quyết định tới tiến độ thực hiện kếhoạch ; Những nhiệm vụ, hoạt động nào có thể lùi lại mà không ảnh hưởng tới tiến
độ thực hiện kế hoạch và thời gian trì hoãn có thể là bao nhiêu lâu
+ Kế hoạch chỉ đạo và cân đối năng lực sản xuất : Xác định lịch trình thựchiện các nhiệm vụ của kế hoạch và để thực hiện các nhiệm vụ thì tại từng thờiđiểm, giai đoạn cần những loại nguồn lực gì ( trang thiết bị, nhân lực, tài chính,diện tích thi công, ) với số lượng, khối lượng là bao nhiêu và nguồn cung cấp
Trang 9+ Chi phí : Chi phí cần thiết để thực hiện kế hoạch, chi phí dự phòng trượt giá,
tỷ giá hối đoái, biến động của thị trường, ; Chi phí tăng thêm khi cần đẩy nhanhtiến độ rút ngắn thời gian thực hiện kế hoạch và lợi ích của việc rút ngắn thời gianthực hiện ; Chi phí , thiệt hại khi kế hoạch bị kéo dài thời gian thực hiện
1.1.2 Kế hoạch sản xuất năm
Khái niệm
- Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp còn được gọi là kế hoạch sảnxuất tổng hợp , thời gian kế hoạch của nó thường là một năm ,vì vậy rất nhiềudoanh nghiệp còn gọi là kế hoạch sản xuất năm
- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất năm : Khối lượng sản xuất chotừng loại sản phẩm ; Các sản phẩm khác nhau được sản xuất tại mỗi đơn vị sản xuất( nhà máy, phân xưởng, dây chuyền, tổ sản xuất v.v ) ; Lượng dự trữ cần thiết đốivới thành phẩm và bán thành phẩm ; Sử dụng các yếu tố sản xuất ; Cung ứngnguyên vật liệu và bán thành phẩm ; Các kế hoạch thuê ngoài ( gia công )
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất năm : Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm ,đơn đặt hàng của khách hàng, nhu cầu dự phòng của khách hàng và các đơn vịtrong nội bộ doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch ; Khả năng cung ứng nguyên vậtliệu ; Mức tồn kho thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang ; Quy trìnhcông nghệ sản xuất sản phẩm và năng lực sản suất tại các khâu, đơn vị sản xuấtcủa doanh nghiệp ; Số lượng lao động có thể huy động trong kỳ kế hoạch ; Chi phísản xuất và các ràng buộc khác
Các bộ phận của kế hoạch sản xuất hàng năm
Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp bao gồm các kế hoạch chứcnăng tương quan lẫn nhau : Kế hoạch năng lực sản xuất ; Kế hoạch nhu cầu nguyênnhiên vật liệu; Kế hoạch tác nghiệp
Kế hoạch năng lực sản xuất
Trang 10- Khái niệm : Trong ngắn hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp là cố định ,
vì vậy kế hoạch năng lực sản xuất trong kế hoạch sản xuất năm là kế hoạch khaithác sử dụng trang thiết bị sẵn có của doanh nghiệp Kế hoạch năng lực sản xuấtphản ánh năng lực sản xuất mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong điều kiệnxác định về trang thiết bị, nhà xưởng hiện có , chủng loại sản phẩm, phương phápsản xuất, điều kiện duy tu bảo dưỡng và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm Kếhoạch năng lực sản suất là cầu nối giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch nhu cầunguyên nhiên vật liệu và là sự đảm bảo của kế hoạch sản xuất Đối với hầu hết cácdoanh nghiệp năng lực sản xuất được xác định trực tiếp bằng số lượng sản phẩm tối
đa trong một khoảng thời gian nhất định ngày, giờ, phút v.v Tuy nhiên việc xácđịnh năng lực sản xuất khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực cung cấp dịch vụ
- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năng lực sản xuất : Mục tiêu của kế hoạchnăng lực sản xuất là tận dụng cao nhất năng lực sản xuất của tài sản cố định củadoanh nghiệp sao cho chi phí khinh doanh không tải là nhỏ nhất có thể Vì vậy , cácchỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năng lực sản xuất là : Mức độ sử dụng và mức hiệuquả của hệ thống sản xuất Mức độ sử dụng là tỷ lệ phần trăm của công suất thiết kếđang được huy động để sản xuất ra sản phẩm Còn mức hiệu quả là tỷ lệ phần trămcủa công suất thực tế hiện đang được huy động
Mức độ sử dụng = ( Công suất thực tế/ Công suất thiết kế ) x 100%
Mức hiệu quả = ( Công suất thực tế/ Công suất hiệu quả ) x 100%
Trong thực tế các doanh nghiệp sử dụng các trang thiết bị ở mức thấp hơncông suất lý thuyết vì họ cho rằng hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn khi các nguồn lựccủa doanh nghiệp không bị căng ra tới mức tới hạn và được gọi là công suất thực tế.Trong thực tế tại các doanh nghiệp công suất thiết kế khó huy động được 100% ,
do vậy năng lực sản xuất thường được đánh giá qua mức hiệu quả sử dụng
Trang 11- Cơ sở để xây dựng kế hoạch năng lực : Kế hoạch năng lực sản xuất phản ánhmức độ khả thi của kế hoạch sản xuất Để xây dựng kế hoạch năng lực sản xuấtdoanh nghiệp phải căn cứ vào các yếu tố chính của quá trình sản xuất : Công suấtthiết kế của trang thiết bị mà doanh nghiệp có thể huy động vào quá trình sản xuất ;chất lượng nguồn nhân lực ; khả năng cung ứng nguyên nhiên vật liệu ; đặc điểmsản phẩm, dịch vụ; quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm và phương pháp
tổ chức sản xuất , bố trí kết cấu nhà xưởng, hạ tầng tại doanh nghiệp
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch năng lực sản xuất : Kếhoạch năng lực sản xuất là sự bảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất củadoanh nghiệp Kế hoạch sản xuất đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanhnghiệp và sự phối hợp giữa các bộ phận sản xuất được diễn ra một cách chặt chẽ,nhịp nhàng, khai thác tối ưu và tiết kiệm những nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.Trong thực tế thường xẩy ra 3 trường hợp Trường hợp thứ nhất là kế hoạch sảnxuất vượt quá mức hạn chế của năng lực sản xuất, trong trường hợp này để đảmbảo thực hiện kế hoạch sản xuất doanh nghiệp phải trả thêm các chi phí thay đổinăng suất, chi phí tăng ca, chi phí quản lý gia công ngoài v.v các chi phí này caohơn chi phí thông thường để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ, vì vậy làm tăng giáthành sản phẩm làm ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tiêu thụ sản phẩm và ảnhhưởnh tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Trường hợp thứ hai là kế hoạch sảnxuất phù hợp với kế hoạch năng lực sản xuất đây là trường hợp lý tưởng đối vớidoanh nghiệp Trường hợp thứ ba là kế hoạch sản xuất thấp hơn kế hoạch năng lựcsản xuất, trong trường hợp này doanh nghiệp không tận dụng được hết công suấtmáy móc, trang thiết bị do vậy chí phí không tải lớn làm giá thành sản phẩm sảnxuất ra cao làm giảm mức tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất
Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
- Khái niệm : Một doanh nghiệp sản xuất rất nhiều các loại sản phẩm khácnhau và có xu hướng ngày càng đa dạng hoá những sản phẩm của mình, mỗi sản
Trang 12phẩm lại bao gồm nhiều chi tiết khác nhau Vì vậy, để tiến hành sản xuất doanhnghiệp cần sử dụng nhiều chủng loại nguyên nhiên vật liệu với số lượng, quy cách
và thời gian cung cấp thường xuyên thay đổi Kế hoạch nhu cầu nguyên nhiên vậtliệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất và là công cụ giúpdoanh nghiệp quản lý tốt nguồn vật tư, nguyên nhiên vật liệu góp phần quan trọngđảm bảo sản xuất diễn ra đúng tiến độ, liên tục, đáp ứng, thoả mãn nhu cầu củakhách hàng, thị trường và là giải pháp quan trọng giảm chi phí sản xuất và hạ giáthành sản phẩm vì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành sảnphẩm ( thường chiếm tỷ trọng 60 – 80% )
- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nguyên nhiên vật liệu : Các chỉ tiêu chínhcủa kế hoạch nhu cầu nhiên nguyên vật liệu của doanh nghiệp là lượng nguyênnhiên vật liệu cần dùng; lượng nguyên nhiên vật liệu cần dự trữ; lượng nguyênnhiên vật liệu cần mua sắm Lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng là lượngnguyên nhiên vật liệu được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trong kỳ kếhoạch, lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạchsản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, đồng thời cũng phải tính đến nhucầu nguyên nhiên vật liệu cho chế thử sản phẩm mới, tự trang tự chế, sửa chữa máymóc, thiết bị v.v Lượng nguyên nhiên vật liệu dự trữ ( còn gọi là định mức dự trữnguyên nhiên vật liệu ) là lượng nguyên nhiên vật liệu tồn kho cần thiết được quyđịnh trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục
và bình thường Lượng nguyên nhiên vật liệu cần mua sắm trong kỳ kế hoạch đượccăn cứ vào lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng; lượng nguyên nhiên vật liệu dựtrữ đầu kỳ và lượng nguyên nhiên vật liệu dự trữ cuối kỳ kế hoạch sản xuất
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu : Để xây dựng kế hoạch nhu cầunguyên vật liệu doanh nghiệp phải căn cứ vào các chỉ tiêu của các kế hoạch trong
hệ thống kế hoạch sản xuất là kế hoạch sản xuất , kế hoạch năng lực sản xuất Những thông tin cần thiết cho công tác xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
Trang 13có trong các tài liệu : Lịch trình sản xuất; bảng danh mục nguyên vật liệu; hồ sơ dựtrữ nguyên vật liệu.
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu :Đối với những sản phẩm vật chất thì nguyên vật liệu là yếu tố chính cấu thànhtrong sản phẩm, vì vậy kế hoạch nguyên vật liệu là cơ sở để kế hoạch sản xuấtđược triển khai thực hiện Việc cung ứng nguyên vật liệu đúng thời hạn, chất lượngđảm bảo ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất , chất lượng sản phẩm, việc sửdụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí tồn kho làm giảm giáthành sản phẩm sẽ làm tăng lượng hàng hoá tiêu thụ , tăng số lượng sản phẩm sảnxuất Mặt khác, kế hoạch sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triểnkhai thực hiện kế hoạch nhu cầu nguyên vật : Chủ động trong việc tìm kiếm, lựachọn nguồn cung cấp ổn định, đảm bảo chất lượng, thời hạn giao hàng, giá cả hợp
lý
Kế hoạch sản xuất tác nghiệp
- Khái niệm : Sau khi xây dựng kế hoạch sản xuất năm, để cụ thể hoá và đảmbảo việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu doanh nghiệp tiến hành xây dựng kếhoạch sản xuất tác nghiệp Kế hoạch sản xuất tác nghiệp có mối quan hệ mật thiếtvới kế hoạch sản xuất năm của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất tác nghiệp là kếhoạch tiến độ thực hiện của kế hoạch sản xuất năm bằng cách phân chia nhỏ nhiệm
vụ của kế hoạch sản xuất năm cho các đơn vị, khâu sản xuất của doanh nghiệp( phân xưởng, ngành, tổ, đội sản xuất, công nhân ) , quy định nhiệm vụ của họtrong từng tháng, tuần, ngày thậm chí là từng ca, giờ nội dung của nó là quy địnhsản xuất cái gì, sản xuất ở đâu, sản xuất bao nhiêu , khi nào thì sản xuất và khi nàophải hoàn thành Vì vậy công tác xây dựng kế hoạch tác nghiệp sản xuất là mộtcông việc hết sức phức tạp Thông qua kế hoạch sản xuất tác nghiệp, chức năng kếhoạch hoá hoạt động của doanh nghiệp đã trở thành chức năng quản lý, chỉ đạo sản
Trang 14xuất, những dự kiến kế hoạch trở thành những mệnh lệnh sản xuất, bắt buộc mọi bộphận, mọi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp phải chấp hành
Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp được biểu thị trong hình 1.1
Sơ đồ 1.1 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HÀNG NĂM CỦA DOANH NGHIỆP
KẾ HOẠCH
QUẢN L Ý NHU CẦU
Kế hoạch sản xuất
Kế hoạch năng lực sản xuất
Kế hoạch tác nghiệp sản xuất
Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu
Trang 15- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tác nghiệp : Các chỉ tiêu của kế hoạch tácnghiệp về cơ bản giống như các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất chính nhưng cụ thểchi tiết hơn đối với từng bộ phận, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất tại doanhnghiệp , đó là số lượng các chủng loại sản phẩm, số lượng mỗi chủng loại sảnphẩm, tiến độ gia công chế tạo và thời gian hoàn thành sản xuất của mỗi đơn vị , cánhân trong doanh nghiệp
- Cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất tác nghiệp : Mục đích của việc xâydựng kế hoạch tác nghiệp là phải xác định được nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị sảnxuất chính, các đơn vị sản xuất phụ trợ và các đơn vị phục vụ sản xuất trong doanhnghiệp Để xác định được chính xác các nhiệm vụ doanh nghiệp phải căn cứ vàocác căn cứ chính sau : Các chỉ tiêu về sản phẩm của kế hoạch sản xuất chính, kếhoạch sản xuất hàng năm ; quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm ; các định mứckinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp ; thời gian gia công hoặc thời hạn cung ứng ra thịtrường ; năng lực sản xuất ở từng khâu, từng bộ phận sản xuất ; mức dự trữ hiện có
và kế hoạch; thời gian vận chuyển và một số các căn cứ khác có tính đặc thù đốivới doanh nghiệp
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tác nghiệp sản xuất : Kếhoạch sản xuất và kế hoạch tác nghiệp sản xuất có mối quan hệ mật thiết hữu cơ vàphụ thuộc lẫn nhau Kế hoạch tác nghiệp sản xuất có nhiệm vụ cụ thể hoá nhữngmục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất Các nhiệm vụ, chỉ tiêu của kế hoạch tácnghiệp sản xuất được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ, chỉ tiêu của kế hoạch sản xuấtcho từng quý, tháng, tuần, ngày, ca Kế hoạch tác nghiệp sản xuất là nhữngchương trình hành động cụ thể của các bộ phận trong doanh nghiệp và là cơ sởvững chắc cho việc thực hiện thành công kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Kếhoạch tác nghiệp sản xuất đảm bảo cho hoạt động sản xuất của các bộ phận trongtoàn doanh nghiệp được phối hợp chặt chẽ, diễn ra liên tục , đều đặn, nhịp nhànggóp phần quan trọng vào việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của
Trang 16kế hoạch sản xuất Ngoài ra, kế hoạch sản xuất tác nghiệp còn có vai trò quantrọng giúp doanh nghiệp khai thác các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như :lao động, nguyên vật liệu, công suất trang thiết bị một cách có hiệu quả nhất gópphần làm tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm do đó làm tăng lượng sản phẩmtiêu thụ tác động trực tiếp tới kế hoạch sản xuất Trong quá trình thực hiện kếhoạch tác nghiệp sản xuất giúp doanh nghiệp phát hiện ra những điểm tích cực ,hạn chế và những hiện tượng mất cân đối của hệ thống sản xuất, trên cơ sở đódoanh nghiệp có những giải pháp trong việc điều chỉnh , cải tiến, nâng cao chấtlượng kế hoạch sản xuất và ứng phó được với sự biến động của thị trường
1.2 Vị trí của kế hoạch sản xuất trong kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng vàthoả mãn những nhu cầu thị trường Công cụ quản lý hữu hiệu doanh nghiệp sửdụng để hoàn thành nhiệm vụ của mình đó chính là kế hoạch sản xuất kinh doanh( trước đây được gọi là kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính ) Kế hoạch sảnxuất - kinh doanh là hệ thống kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp, là hệ thống cácchỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình cụ thể triển khai toàn bộ các mặt hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp với các nguồn lực và biện pháp bảo đảm thựchiện
1.2.2 Các bộ phận của kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
Hệ thống kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các bộphận kế hoạch sau hợp thành :
- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Kế hoạch khoa học và công nghệ
- Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn
- Kế hoạch lao động tiền lương
Trang 17- Kế hoạch cung ứng vật tư.
- Kế hoạch giá thành sản phẩm
- Kế hoạch tài chính
Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Khái niệm : Trong thực tế tại doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch, kế hoạchsản xuất hàng năm có quan hệ mật thiết và gắn với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm vàđược gọi là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch sản xuất và tiêu thụsản phẩm phản ánh khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đáp ứng, thoả mãn cácnhu cầu của khách hàng, thị trường của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch Trong nềnkinh tế thị trường , doanh nghiệp phải bán những sản phẩm mà thị trường cần chứkhông phải là những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, chức năng tiêu thụ sảnphẩm là trung tâm của mọi hoạt động của doanh nghiệp và đặc biệt chức năng sảnxuất phải gắn liền với chức năng tiêu thụ Vì vậy , các doanh nghiệp luôn gắn liền
kế hoạch sản xuất đi liền với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
- Nội dung : Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm hai bộ phậnchính là kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Nội dung của kế hoạchsản xuất được phản ánh qua các chỉ tiêu : Số lượng của từng chủng loại sản phẩm,dịch vụ được sản xuất ở từng bộ phận và trong toàn doanh nghiệp ; lượng tồn khocuối kỳ của thành phẩm, bán thành phẩm và vật tư nguyên vật liệu; mức độ sử dụngcác yếu tố sản xuất tại doanh nghiệp như trang thiết bị, lao động, cơ sở hạ tầng v.v
; nhu cầu vật tư nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm cho sản xuất ; kế hoạch thuêgia công Nội dung của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được phản ánh qua các chỉtiêu : Số lượng mỗi loại sản phẩm tiêu thụ được ; số lượng dịch vụ cung cấp chocác đơn vị bên ngoài doanh nghiệp; giá trị hàng hoá và doanh thu thực hiện và cácgiải pháp, chi phí cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm
- Vai trò : Trong hệ thống kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệpthì kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữ vị trí quan trọng nhất, nó là bộ phận
Trang 18chủ đạo và là trung tâm của kế hoạch hàng năm , là mục tiêu của mọi hoạt độngtrong doanh nghiệp và là cơ sở , căn cứ để tính toán các chỉ tiêu của mọi bộ phận kếhoạch khác trong doanh nghiệp
Kế hoạch khoa học và công nghệ
- Khái niệm : Kế hoạch khoa học công nghệ phản ánh khả năng nghiên cứu vàứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, phát huy cải tiến kỹ thuật vào thực tếsản xuất của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp nhằm nâng caonăng suất lao động ; rút ngắn chu kỳ sản xuất ; nâng cao chất lượng sản phẩm; tiếtkiệm chi phí nguyên vật liệu ; cải tiến, phát triển sản phẩm mới ; khả năng đảm bảosản xuất liên tục của doanh nghiệp v.v
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học và công nghệ được thể hiện trongcác lĩnh vực công tác : Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹthuật , phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào quá trình sản xuất ; nghiên cứu vàphát triển sản phẩm mới; tổ chức xây dựng ,giám sát, thực hiện các định mức kinh
tế kỹ thuật, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng , quy trình, quy phạm kỹ thuật đảm bảochất lượng sản phẩm trong toàn doanh nghiệp; tổ chức công tác duy tu , bảo dưỡngtrang thiết bị và quản lý hồ sơ tài liệu kỹ thuật
- Vai trò của kế hoạch khoa học công nghệ : Hoạt động của khoa học côngnghệ có mặt ở hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, vì vậy kế hoạch khoa họccông nghệ là sự đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch năng lực sản xuất của doanhnghiệp và cũng chính là khả năng thực hiện thành công và có hiệu quả các mục tiêucủa kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra , với việc triển khaiứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, phương pháp cải tiến, phát triển sảnphẩm mới v.v kế hoạch khoa học công nghệ có vai trò rất lớn đối với chất lượngsản phẩm , sự phát triển , vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai
Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn
Trang 19- Khái niệm : Trong quá trình hoạt động tài sản cố định của doanh nghiệp nhưmáy móc trang thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc v.v bị hao mòn ảnh hưởng tới việcthực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Kế hoạch xây dựng
cơ bản và sửa chữa lớn là bộ phận kế hoạch bảo đảm công tác phát triển và mởrộng sản xuất – kinh doanh trên cơ sở xác định hợp lý và hợp pháp vốn đầu tư choxây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bịcủa doanh nghiệp
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn : Kế hoạchxây dựng cơ bản và sửa chữa lớn chủ yếu tập trung vào tập trung vào mở rộng sảnxuất theo chiều sâu Vì vậy nội dung chủ yếu của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửachữa lớn được phản ánh qua các chỉ tiêu : Số lượng máy móc trang thiết bị sửachữa theo định kỳ và mức tăng thêm năng lực sản xuất mới đưa vào sử dụng ; khốilượng diện tích nhà xưởng, kho tàng, công trình kiến trúc v.v được sửa chữa đượcđưa vào sử dụng ; chi phí, nhu cầu vật tư nguyên vật liệu và lao động; thời gian tiến
và tiến độ thực hiện
- Vai trò của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn : Kế hoạch xây dựng
cơ bản và sửa chữa lớn đảm bảo cho các bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp luôn
ở trong trạng thái hoạt động tốt và đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất củadoanh nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế tại doanh nghiệp Xâydựng cơ bản và sửa chữa lớn góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm , tăng sảnlượng, nâng cao hệ số sử dụng tài sản, thiết bị, giảm chi phí kinh doanh không tải,giảm giá thành và tiết kiệm đầu tư
Kế hoạch lao động - tiền lương
- Khái niệm : Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu đượctrong hoạt động của mỗi doanh nghiệp và nhiệm vụ của các nhà quản trị là làm sao
sử dụng lực lượng lao động một cách hợp lý có hiệu quả nhất đảm bảo việc thựchiện các mục tiêu của doanh nghiệp và người lao động Kế hoạch lao động tiền
Trang 20lương là bộ phận kế hoạch đảm bảo số lượng và chất lượng lao động để thực hiệncác mặt hoạt động của doanh nghiệp , trên cơ sở vận dụng sáng tạo nguyên tắcphân phối theo lao động và tạo động lực cho người lao động thông qua quỹ tiềnlương và tiền thưởng.
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch lao động – tiền lương được phản ánh qua cácchỉ tiêu : Năng suất lao động ; Số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động ; định mứclao động; tổng quỹ tiền lương, tiền thưởng ; phát triển, đào tạo và bồi dưỡng độingũ cán bộ công nhân viên chức ; công tác an toàn lao động và vệ sinh côngnghiệp
- Vai trò của kế hoạch lao động – tiền lương : Kế hoạch lao động tiền lươngđóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ khôngnhững của kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm mà còn kế hoạch trung và dài hạncủa doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có khả năng chủ động đối phó với những biếnđộng của thị trường , nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh Kế hoạch lao động – tiền lương giúp cho doanh nghiệp bố trí, sắp xếp và sử dụngnguồn nhân lực một cách hợp lý , cũng như xác định được số tiền công để trả chongười lao dộng và có những biện pháp khuyến khích người lao động tăng năng suấtmang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Kế hoạch cung ứng vật tư
- Khái niệm : Trong quá trình sản xuất , vật tư nguyên vật liệu là yếu tố cấuthành chính trong sản phẩm không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất củadoanh nghiệp Kế hoạch cung ứng vật tư là bộ phận kế hoạch đảm bảo việc thựchiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc cung ứngnhững chủng loại vật tư nguyên vật liệu đúng chủng loại, quy cách, thời hạn Kếhoạch cung ứng vật tư thể hiện khả năng quản lý, thu mua , sử dụng hợp lý và tiếtkiệm vật tư, nguyên vật liệu để đảm bảo việc thực hiện thành công và có hiệu quả
kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 21- Nội dung chủ yếu của kế hoạch cung ứng vật tư được thể hiện qua các chỉtiêu chính là : Số lượng và thời hạn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cần dùng; sốlượng và thời hạn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cần dự trữ; số lượng nguyênnhiên vật liệu cần mua sắm trong kỳ kế hoạch
- Vai trò của kế hoạch cung ứng vật tư : Kế hoạch cung ứng vật tư là bộ phận
kế hoạch đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanhnghiệp Kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục,giảm thời gian gián đoạn , thời gian chờ, nâng cao mức độ sử dụng máy móc, trangthiết bị, tài sản cố định của doanh nghiệp đáp ứng , thoả mãn nhu cầu của kháchhàng, đồng thời làm giảm chi phí tồn kho, lưu kho , giảm giá thành sản phẩm
Kế hoạch giá thành sản phẩm
- Khái niệm : Để tiến hành sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải chi trả chorất nhiều loại chi phí như chi phí về nguyên vật liệu, lương công nhân, vốn, chi phíquản lý, chi phí cho thiết bị, tài sản cố định, chi phí bán hàng v.v tất cả những chiphí này hình thành lên giá thành sản phẩm Kế hoạch giá thành sản phẩm là bộphận kế hoạch đảm bảo việc xác định hợp lý và tiết kiệm các loại chi phí sản xuất
và tiêu thụ cho một đơn vị và toàn bộ các loại sản phẩm trên cơ sở khai thác và sửdụng triệt để các nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp về lao động, thiết bị, vật tư,tiền vốn nhằm hạ giá thành, tăng tích luỹ Kế hoạch giá thành sản phẩm phản ánhkhả năng tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh vànói lên chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch giá thành được thể hiện qua các chỉ tiêu : Giáthành đơn vị sản phẩm chính ; giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá ; dự toán chiphí sản xuất ; mức và tỷ lệ giảm gía thành sản lượng hàng hoá so sánh được
- Vai trò của kế hoạch giá thành : Kế hoạch giá thành giúp cho doanh nghiệp
sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vật tư, nguyên vật liệu,lao động, trang thiết bị v.v qua đó tiết kiệm được chi phí , hạ giá thành sản phẩm,
Trang 22tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường , hiệu quả sản xuất kinh doanh vàchất lượng quản lý của doanh nghiệp được nâng lên
Kế hoạch tài chính
- Khái niệm : Hoạt động tài chính là những hoạt động xác định và tạo ra cácnguồn vốn tiền tệ cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp được tiến hành liên tục với hiệu quả cao Kế hoạch tài chính là bộphận kế hoạch tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp dưới hình thức tiền tệ Kế hoạch tài chính phản ánh tổng số chi phí cho cácphương án sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế sẽ đạt được của các phương án
đó ; các phương án tổ chức và khai thác nguồn vốn; các phương án phân phối thunhập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp
- Nội dung chủ yếu của kế hoạch tài chính được phản ánh qua các chỉ tiêu chủyếu : Khấu hao tài sản cố định ; định mức vốn lưu động ; mức và tỷ lệ lãi về tiêuthụ sản phẩm ; tích luỹ và phân phối lợi nhuận; trích lập và sử dụng các quỹ củadoanh nghiệp; tín dụng ngắn hạn và bảng tổng hợp thu chi tài chính
- Vai trò của kế hoạch tài chính : Kế hoạch tài chính là kế hoạch bộ phận quantrọng của hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp , kế hoạch tài chính xác định chiphí và đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp.Mặt khác, kế hoạch tài chính xác định các nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính ,nguồn và cơ cấu vốn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định về việc thuhút nguồn tài chính từ bên ngoài , xây dựng cơ chế phân bổ nguồn tài chính mộtcách hợp lý cho các nhu cầu trong doanh nghiệp đồng thời xác định các mối quan
hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài : Ngân sách Nhà nước, các
cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng và các tổ chức tín dụngkhác
Các bộ phận thuộc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mốiquan hệ mật thiết , hữu cơ với nhau, trong đó bộ phận kế hoạch quan trọng nhất là
Trang 23kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là căn cứ , cơ sở để tính toán các chỉ tiêucủa các kế hoạch khác Vì vậy, về mặt thời gian, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm phải được xây dựng sớm nhất Công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch củadoanh nghiệp phải tập trung hướng vào việc đảm bảo thực hiện tốt các mối quan hệgiữa các kế hoạch bộ phận.
1.2.3 Vị trí của kế hoạch sản xuất
Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm
Sản xuất là hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp, song hoạtđộng tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tiền đề không thể thiếu để doanh nghiệp tiếnhành hoạt động sản xuất Trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp, kế hoạch sảnxuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau chính vìvậy chúng được xếp chung với nhau gọi là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Xét về mặt thời gian thì kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được xây dựng sớm hơn
Trong ngắn hạn, với khoảng thời gian một năm và dưới một năm thì một kếhoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn của doanh nghiệp luôn là cơ sở để xây dựngmột kế hoạch sản xuất khả thi và ngược lại, nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm khôngphù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động trực tiếp tới tính khả thicủa kế hoạch sản xuất, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ làm tăng chiphí, ứ đọng dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản doanh nghiệp Trong thực tế , nhịp độcũng như các diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và các diễnbiến của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Vì vậy, trong nền kinh tế thịtrường kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp quyết định sản xuấtsản phẩm gì, cho ai và ở thời gian nào Khi xây dựng kế hoạch sản xuất và kếhoạch tiêu thụ sản phẩm các chỉ tiêu kế hoạch có quan hệ hữu cơ với nhau, chỉ tiêucủa kế hoạch này là cơ sở để xây dựng để xây dựng chỉ tiêu của kế hoạch kia vàngược lại Ví dụ như để xác định các chỉ tiêu tiêu thụ cần căn cứ vào năng lực sảnxuất đối với doanh nghiệp sản xuất; năng lực sản xuất và năng lực phục vụ khách
Trang 24hàng đối với những doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ hoặc để tiêu thụ những sảnphẩm mới có chất lượng cao cần căn cứ vào khả năng chế tạo, tiến độ sản xuất , giáthành sản phẩm v.v
Trong thực tế khi xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xẩy ra batrường hợp Trường hợp thứ nhất là kế hoạch sản xuất phù hợp với khả năng tiêuthụ , trường hợp này là đơn giản nhất doanh nghiệp không cần phải xem xét gì hơn.Trường hợp thứ hai là khả năng tiêu thụ lớn hơn năng lực sản xuất , trong trườnghợp này doanh nghiệp có hai sự lựa chọn là giảm bớt chỉ tiêu tiêu thụ hoặc có kếhoạch gia công, mua ngoài , đầu tư mở rộng sản xuất trong điều kiện tài chính cóthể Trường hợp thứ ba là khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơnnăng lực sản xuất, trong trường hợp này doanh nghiệp cần có các biện pháp điềuchỉnh kế hoạch sản xuất và tăng cường tiêu thụ sản phẩm để khai thác sử dụng nănglực sản xuất giảm chi phí kinh doanh không tải
Khả năng tiêu thụ quy định mức sản xuất của doanh nghiệp.Mặt khác, khảnăng sản xuất sản phẩm càng đa dạng, phong phú với chất lượng cao càng tác độngtích cực đến khả năng tiêu thụ bấy nhiêu Việc tăng lượng sản xuất của mỗi mặthàng và tăng nhiều nhóm loại mặt hàng sản xuất lại tác động ngược trở lại làm tăngkhả năng tiêu thụ Sở dĩ như vậy là do tăng lượng sản xuất tất yếu dẫn đến giảm chiphí kinh doanh không tải, giảm giá thành sản xuất đối với từng loại sản phẩm, tạo
ra lợi thế cạnh tranh về giá cả, mặt khác với việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽđáp ứng được nhu cầu của khách hàng và do đó dẫn đến tăng lượng tiêu thụ sảnphẩm trong kỳ kế hoạch
Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch sản xuất và đưa ra các quyết định sản xuất phảicăn cứ vào các chỉ tiêu và tình hình tiêu thụ sản phẩm để có những biện pháp tránhtổn thất cho doanh nghiệp và để đạt được kết quả tốt cần có có sự trợ giúp của cácchương trình máy tính để tìm ra được phương án tối ưu nhất thoả mãn các mục tiêu
Trang 25tối đa hoá lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh, tận dụng năng lực sản xuất, giảmchi phí kinh doanh và giá thành sản xuất
Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch khoa học và công nghệ :Mục tiêu của hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp là nhằm phục vụquá trình sản xuất , vì vậy nó có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện thànhcông các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất Khi kế hoạch khoa học và công nghệ đượcthực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sảnphẩm, doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, chi phí hoạtđộng không tải của doanh nghiệp giảm làm hạ giá thành sản phẩm , điều này trựctiếp ảnh hưởng tới lượng sản phẩm tiêu thụ và ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất củadoanh nghiệp Mặt khác , khi kế hoạch sản xuất được triển khai thì kế hoạch khoahọc công nghệ mới có điều kiện áp dụng và chính trong quá trình sản xuất doanhnghiệp đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật có trình độ, kinhnghiệm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch xây dựng cơ bản và sửachữa lớn : Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn nhằm đảm bảo cho các bộphận trong toàn doanh nghiệp hoạt động tốt góp phần đảm bảo chất lượng sảnphẩm, tăng sản lượng, nâng cao hệ số sử dụng thiết bị , tiết kiệm đầu tư Điều nàyảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện chỉ tiêu tổng sản lượng là chỉ tiêu quan trọngnhất của kế hoạch sản xuất hàng năm và trong ngắn hạn Ngược lại , với việc thựchiện thành công các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất thì mới có kinh phí tài trợ cho
kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch lao động tiền lương : Kếhoạch lao động tiền lương có vai trò đặc biệt đối với kế hoạch sản xuất vì nó đảmbảo việc cung cấp số lượng và chất lượng lao động cho việc thực hiện kế hoạch sảnxuất Nếu kế hoạch lao động tiền lương được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao
Trang 26không chỉ trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất ngắn hạn mà còn trong cả trung
và dài hạn Trong trường hợp kế hoạch lao động tiền lương không được thực hiệntốt sẽ không khuyến khích được người lao động , việc thực hiện kế hoạch sản xuấtkhó có thể thành công Việc thực hiện thành công kế hoạch sản xuất thì mới có điềukiện nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch cung ứng vật tư : Kế hoạchcung ứng vật tư đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất thông qua công táccung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, giảm thời gian chờ,giảm chi phí tồn kho hạ giá thành sản phẩm làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm ảnhhưởng trực tiếp tới kế hoạch sản xuất Mặt khác, kế hoạch sản xuất tạo điều kiệnthuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư Với số lượng sản xuất lớn,doanh nghiệp chủ động và có lợi thế trong đàm phán về giá cả, thời hạn cung ứngvới các nhà cung cấp
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm : Chỉtiêu giá thành sản phẩm phản ánh khả năng cạnh tranh, chất lượng quản lý củadoanh nghiệp Khi kế hoạch giá thành của doanh nghiệp được thực hiện tốt , điềunày chứng tỏ khả năng quản lý của doanh nghiệp tốt, chất lượng sản phẩm đảmbảo, giá thành sản phẩm giảm làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường tác động tích cực đến kế hoạch hoạch sản xuất của doanh nghiệp Ngượclại , nếu kế hoạch sản xuất được thực hiện tốt thì cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
kế hoạch giá thành vì doanh nghiệp sẽ giảm được giá thành bằng cách tận dụngnhững lợi thế của quy mô sản xuất và đường cong kinh nghiệm
- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính : Để tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì tài chính là nguồn lực không thể thiếu được đối vớidoanh nghiệp Kế hoạch tài chính đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện kếhoạch sản xuất và ngược lại việc thực hiện kế hoạch sản xuất là để tạo ra những
Trang 27nguồn thu chi trả cho hoạt động tài chính và là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kếhoạch nhằm thu hút các nguồn tài trợ và đưa ra các quyết định sản xuất.
1.3 Quy trình và phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất
1.3.1 Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm
Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp được tiếnhành qua bốn bước sau :
Bước 1, chuẩn bị xây dựng kế hoạch , đánh giá và phân tích nhu cầu sản xuất
của doanh nghiệp Công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch sản xuất có tầm quantrọng và quyết định chất lượng cuả kế hoạch sản xuất Nội dung chính của bước 1gồm:
- Chuẩn bị các cơ sở dữ liệu và công cụ phục vụ cho công tác xây dựng kếhoạch sản xuất năm
- Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm được thực hiện thông qua việc đánh giá,phân tích : Dự báo nhu cầu thị trường; kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp; hợp đồng đặt hàng của khách hàng; kế hoạch phát triển sản phẩm củadoanh nghiệp; những chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất trung hạn mà doanh nghiệp cầnđạt được trong kỳ kế hoạch
- Phân tích giá cả, khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất
Các chỉ tiêu chính cần xác định trong bước 1 là : Số lượng, chủng loại, thời
gian có nhu cầu của thị trường, khách hàng đối với từng chủng loại sản phẩm
Bước 2, xây dựng kế hoạch sơ bộ đối với các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản
xuất năm Xây dựng kế hoạch sơ bộ đối với các chỉ tiêu chính của kế hoạch sảnxuất năm gồm các công việc sau :
- Phân tích kết quả sản xuất của những năm trước
- Phân tích số lượng sản phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, năng lực sản xuấtcủa từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, số lượng nhân công có thể huy động , chi
Trang 28phí sản xuất, chi phí tồn kho sản phẩm, nguyên vật liệu , chi phí phạt do chậm giaohàng, khả năng gia công, thuê ngoài v.v.
Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm cần xác định trong bước 2 :
Trên cơ sở kết quả phân tích tổng hợp của bước 1, các chỉ tiêu chính của kế hoạchsản xuất được xác định trong bước 2 là tổng số lượng từng chủng loại sản phẩmđược sản xuất ở từng bộ phận sản xuất và trong toàn doanh nghiệp; số lượng laođộng cần huy động; mức tồn kho cuối kỳ của từng loại thành phẩm, bán thànhphẩm , vật tư
Bước 3, hoạch định tổng hợp Hoạch định tổng hợp là công tác triển khai phát
triển kế hoạch sản xuất nhằm biến đổi năng lực sản xuất của doanh nghiệp phù hợpvới nhu cầu của khách hàng, thị trường với hiệu quả kinh tế cao Nội dung chínhcủa bước 3 gồm :
- Hoạch định kế hoạch năng lực sản xuất : Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
là khả năng của hệ thống sản xuất cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cho thịtrường trong một khoảng thời gian nhất định Trong phạm vi kế hoạch sản xuấthàng năm thì năng lực sản xuất là yếu tố không thể thay đổi được, thông thườngnăng lực sản xuất của hệ thống sản xuất do khả năng sản xuất của khâu yếu nhấthay còn gọi là nút cổ chai quyết định Vì vậy, các công việc chủ yếu của hoạchđịnh kế hoạch năng lực sản xuất là : Xác định bảng nguồn lực sản phẩm ; tiến hành
dự tính phụ tải đối với thiết bị sản xuất chủ chốt hay còn gọi là nút cổ chai; tiếnhành cân đối phụ tải thông qua việc xây dựng đường cong phụ tải của máy móctrang thiết bị
- Thiết lập các phương án sản xuất - kế hoạch sản xuất tác nghiệp : Căn cứ vàođường cong phụ tải doanh nghiệp tiến hành hiệu chỉnh kế hoạch sản xuất Kết quả
là sẽ thiết lập được nhiều phương án sản xuất để đảm bảo tiến độ của kế hoạch sảnxuất Với sự trợ giúp của các chương trình máy tính các phương án sản xuất – kế
Trang 29hoạch sản xuất tác nghiệp được phân tích , so sánh để phục vụ cho việc lựa chọnphương án sản xuất có hiệu quả, khả thi nhất.
- So sánh và lựa chọn phương án sản xuất khả thi : Trên cơ sở kết quả so sánhcác phương án sản xuất doanh nghiệp sẽ chọn được phương án sản xuất khả thinhất Phương án sản xuất được lựa chọn và phê chuẩn phải là phương án phù hợpvới năng lực sản xuất và khai thác, tận dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn cócủa doanh nghiệp
Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm cần được xác định trong bước 3
: Mức độ khai thác sử dụng máy móc, trang thiết bị, lao động, diện tích sản xuất,kho tàng, cơ sở hạ tầng ; Kế hoạch hợp đồng gia công thuê ngoài
Bước 4, hoạch định kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất Sau khi đã
lựa chọn được kế hoạch sản xuất năm doanh nghiệp tiến hành công tác hoạch địnhnhu cầu nguyên vật liệu Nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất năm được xây dựngtheo phương pháp kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu ( MRP ) Nhu cầu mà MRP xử
lý là những nhu cầu phụ thuộc được xác định thông qua những nhu cầu độc lập của
kế hoạch sản xuất năm Các bước tiến hành công tác hoạch định nhu cầu nguyênvật liệu cho kế hoạch sản xuất năm gồm :
- Phân tích kết cấu sản phẩm để xác định chi tiết nhu cầu độck lập và nhu cầuphụ thuộc thông qua bảng vật liệu ( Bill of Material – BOM )
- Xác định nhu cầu nguyên vật liệu chi tiết cho việc sản xuất sản phẩm, nhucầu cho việc thay thế, sửa chữa trang thiết bị , máy móc, nhà xưởng
- Xác định thời điểm đặt hàng
Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm cần được xác định trong bước 4
: Số lượng, chủng loại vật tư , nguyên vật liệu , bán thành phẩm, bộ phận chi tiếtdoanh nghiệp cần cho sản xuất và thời gian cung ứng
1.3.2 Một số phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất
Phương pháp dự báo nhu cầu
Trang 30Phương pháp chuyên gia : Là phương pháp dự báo định tính sử dụng kinh
nghiệm, trí tuệ , hệ thống những giá trị của những chuyên gia liên quan đến hoạtđộng thực tiễn sản xuất kinh doanh để dự báo nhu cầu Theo phương pháp này,công tác dự báo nhu cầu được thực hiện thông qua lấy ý kiến của các chuyên gialiên quan trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được tiến hànhtheo trình tự sau :
- Gửi các câu hỏi đến các chuyên gia
- Thu thập các câu trả lời từ các chuyên gia và gửi lại đến các chuyên gia cùngvới ý kiến trả lời của các chuyên gia khác
- Trong trường hợp các chuyên gia cùng có chung ý kiến thì doanh nghiệp sẽlấy đó làm cơ sở dự báo
Tham gia vào phương pháp này gồm có ba nhóm đối tượng : những người raquyết định là các chuyên gia ; nhân viên là những người giúp việc cho các chuyêngia ; những người quan sát là những người đưa ra đánh giá để các chuyên gia thamkhảo trước khi đưa ra các kết quả dự báo cuối cùng
một nhóm nhỏ các cán bộ quản lý điều hành cao cấp sử dụng tổng hợp các sốliệu thống kê phối hợp với các kết quả đánh giá của các cán bộ điều hành để đưa ranhững dự báo về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tương lai
Phương pháp sử dụng đường xu thế : Là phương pháp dự báo định lượng sử
dụng các mô hình toán học trong việc phân tích các dữ liệu trong quá khứ để dựbáo nhu cầu trong tương lai Tính xu thế của nhu cầu là sự thay đổi mức cơ sở củanhu cầu theo thời gian
Trang 31Các phương pháp dự báo nhu cầu đều có hạn chế, không có phương pháp nàovượt trội, hoàn hảo Trong thực tế để đạt được hiệu quả cao trong công tác dự báonhu cầu các doanh nghiệp thường kết hợp sử dụng cả hai phương pháp dự báo trên.Phương pháp chuyên gia thường được sử dụng trong dự báo trung và dài hạn,phương pháp xu hướng thường được sử dung trong dự báo ngắn hạn.
Để tiến hành dự báo , người ta xây dựng đường thẳng xu thế cầu bằng phươngpháp bình quân tối thiểu như hình 1.2 dưới đây
Hình 1.1 Đường xu thế cầu
Nhu
cầu ( Y )
Phương pháp xác định sản lượng tối ưu
Kết quả đánh giá, phân tích và dự báo nhu cầu sản phẩm không bao giờ phùhợp hoàn toàn với khả năng sản xuất của doanh nghiệp Vì vậy, để đạt mục tiêu tối
đa hoá lợi nhuận, doanh phải tiến hành xây dựng phương án sản xuất phù hợp vớiđiều kiện thực tế tại doanh nghiệp với mục tiêu là giao hàng đúng kỳ hạn, đảm bảochất lượng và chi phí kinh doanh là nhỏ nhất Phương pháp được doanh nghiệp sửdụng nhiều là phương pháp xác định sản lượng tối ưu Phương pháp xác định sản
Trang 32lượng tối ưu được thực hiện thông qua việc kết hợp của hai phương pháp là : Sửdụng bài toán quy hoạch tuyến tính và phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu.
Sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính
Khái niệm : Trong thực tế khi xây dựng kế hoạch sản xuất , doanh nghiệp có
thể lựa chọn sản xuất những loại sản phẩm khác nhau với những chi phí nguồn lựckhác nhau và những giới hạn đó là mức sản xuất sản phẩm, giới hạn về nguồn lực.Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp chính là xác định sản lượngtối ưu cần sản xuất để thu được lợi nhuận thô là lớn nhất thông qua việc giải bàitoán quy hoạch tuyến tính sau :
- aij : Chi phí nguồn lực loại i để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm loại j
- Bi : Giới hạn về nguồn lực loại i của doanh nghiệp
- Qj : Nhu cầu thị trường
Bài toán quy hoạch tuyến tính được giải thông qua việc ứng dụng các phầnmềm chuyên dụng và được thực hiện qua 4 bước sau :
- Bước 1, chọn bài toán quy hoạch tuyến tính phù hợp
- Bước 2, xác định các hệ số, tham số của bài toán quy hoạch tuyến tính.
- Bước 3, giải bài toán quy hoạch tuyến tính.
- Bước 4, phân tích , đánh giá kết quả thu được
Phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu
Trang 33Khái niệm : Sau khi xác định được số lượng sản phẩm của kế hoạch sản xuất,
để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản phẩm về chủng loại, số lượng, thời hạn giaohàng v.v doanh nghiệp phải tiến hành phân chia kế hoạch sản xuất thành các lô sảnxuất có quy mô khác nhau Số lượng sản phẩm có thể đạt được mà không cần thiếtphải ngừng quá trình sản xuất để điều chỉnh lại thiết bị, không phải lặp lại quá trìnhchuẩn bị công nghệ sản xuất, sản xuất thử đối với sản phẩm v.v gọi là loạt sảnxuất Sở dĩ các doanh nghiệp phải tiến hành phân chia và thực hiện kế hoạch sảnxuất theo lọat sản phẩm tối ưu là để giải quyết các nhiệm vụ sau :
- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thị trường và nắm bắt được cơ hội kinhdoanh
- Giảm chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định : Chi phí kinh doanh chuyểnloạt cố định bao gồm chi phí chuẩn bị sản xuất, phế phẩm do sản xuất thử, chi phíphát sinh v.v
- Giảm chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi : Chi phí kinh doanh chuyểnloạt biến đổi bao gồm các chi phí về vốn, lưu kho, thuế, bảo hiểm, hao hụt, hưhỏng, rủi ro trong kinh doanh v.v
Hình1.2 Mô hình loạt sản xuất tối ưu
Trang 34Nội dung và các bước của phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu
Bước 1, xác định điều kiện để áp dụng phương pháp và các chỉ tiêu chính.
Các chỉ tiêu được xác định ở bước 1 :
- Số loạt sản xuất L
- Chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định FC
- Chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi VC..
Bước 2 , xác định lượng sản xuất tối ưu
Chỉ tiêu được xác định ở bước 2 : Lượng sản xuất tối ưu QL*
Phương pháp MRP ( Material Requirement Planning )
Khái niệm : Phương pháp MRP được ra đời vào những năm 60 và được sử
dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ 20 Ngày nay ,phương phápMRP được các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng rộng rãi trong việc kếhoạch hoá sản xuất Với sự trợ giúp của các chương trình máy tính MRP ngày càngđược hoàn thiện và trở thành một công cụ hết sức hiệu quả đặc biệt là các doanhnghiệp là đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có kết cấu phức tạp bao gồmnhiều bộ phận , chi tiết, linh kiện hợp thành trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất.MRP là một phương pháp tính toán theo chiều ngược với chiều của quy trình côngnghệ để tính nhu cầu nguyên vật liệu, MRP bắt đầu từ số lượng và thời hạn yêu cầucho những sản phẩm cuối cùng đã được xác định trong kế hoạch tác nghiệp sảnxuất để xác định nhu cầu các chi tiết, bộ phận cần có để đáp ứng kế hoạch tiến độsản xuất
MRP dược thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi :
- Doanh nghiệp cần sản xuất cái gì và khi nào ? Câu trả lời có trong Kế hoạchsản xuất tác nghiệp
- Cần có những chi tiết gì và cần bao nhiêu để sản xuất ? Câu trả lời có trongbảng nguyên vật liệu ( BOM )
Trang 35- Có bao nhiêu chi tiết đã được lập kế hoạch sẵn sàng cho mỗi thời kỳ ? Câutrả lời có trong tồn kho chi tiết.
- Cần phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm, chi tiết trong kỳ kế hoạch ? Câu trảlời có đuợc từ 2 câu hỏi trên
- Khi nào cần sản xuất hay đặt hàng ? Tuỳ thuộc vào phương thức sản xuất,đặt hàng
Nội dung và các bước xây dựng MRP
Phương pháp MRP chia nhu cầu về nguyên vật liệu thành hai loại , nhu cầuđộc lập và nhu cầu phụ thuộc Nhu cầu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng
và các chi tiết bộ phận khách hàng hoặc các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp đặthoặc dùng để thay thế , nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo
và đơn đặt hàng Nhu cầu phụ thuộc là những bộ phận , chi tiết cấu thành nhu cầuđộc lập, đó là những bộ phận, chi tiết , nguyên vật liệu dùng trong quá trình sảnxuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng Các nhu cầu độc lập chỉ có thể được đánh giábằng các dự báo, đơn hàng thì các nhu cầu phụ thuộc được xác định bằng tínhtoán Tính toán nhu cầu là nội dung chủ yếu của phương pháp MRP Phương phápMRP được tiến hành thông qua các bước sau :
Bước 1, phân tích kết cấu sản phẩm
Nội dung chính của bước 1 là xác định chi tiết nhu cầu độc lập và nhu cầu phụthuộc qua sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây
Bước 2, xác định nhu cầu nguyên vật liệu chi tiết cho việc sản xuất sản phẩm
Nội dung chính của bước 2 là xác định nhu cầu thực nguyên vật liệu chi tiếtcho kế hoạch sản xuất
Bước 3, xác định thời điểm đặt hàng, phát lệnh sản xuất.
Nội dung chính của bước 3 là xác định thời gian đặt hàng và thời gian phátlệnh sản xuất
Trang 36Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây
Trang 37CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY QUY CHÊ II
2.1 Giới thiệu khái quát về Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bịcông nghiệp – Bộ công nghiệp được thành lập ngày 27/12/1990 , được thành lập lạingày 17/6/1993 theo Nghị định 388 của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế Việtnam đang dần chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhànước Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xắp xếp và đổimới doanh nghiệp Nhà nước Công ty kinh doanh thiết bị công nghiệp đã tiến hành
cổ phần hoá năm 2003 trong đó Nhà nước nắm giữ 51% Trong quá trình hoạtđộng , Công ty luôn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh qua các chỉ tiêu kinh tế nhưdoanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, thu nhập của người lao động nămsau cao hơn năm trước , tăng trưởng bình quân 20% /năm cao hơn mức tăng trưởngchung của ngành công nghiệp là 16%/năm
Thực hiện chỉ đạo của Bộ công nghiệp và Tổng công ty Máy và Thiết bị côngnghiệp , năm 1999 Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp đã tiếp nhận Công tyQuy chế II nay là Nhà máy Quy chế II thành đơn vị thành viên trực thuộc Công tyKinh doanh thiết bị công nghiệp
Nhà máy Quy chế II là doanh nghiệp chuyên sản xuất bu lông ốc vít, hàng quychế có uy tín tại thị trường phía Nam Trước năm 1975 , Nhà máy Quy chế II có tên
cũ là Tân Hưng thuộc sở hữu của chủ tư nhân người Hoa xây dựng từ năm 1964,sau ngày giải phóng miền Nam ( 30/4/1975 ) , xí nghiệp Tân Hưng được Bộ Cơ khí
và Luyện kim quản lý và đổi tên thành Nhà máy Quy chế II theo quyết định số 922/
Trang 38CL-CB ngày 04/11/1977 của Bộ Cơ khí và Luyện kim, từ ngày 27/10/1999 Nhàmáy được sáp nhập vào Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp theo quyết định
số 70//1999/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp Trang thiết bị đồng bộ của Nhà máyđược nhập khẩu từ Đài loan, Nhật bản và được đánh giá cao tại thời điểm đó , sảnphẩm bu lông ốc vít của nhà máy có uy tín và được khách hàng khu vực miềnTrung, Nam đánh giá cao Trong những năm trước của thế kỷ 20, là doanh nghiệp
cơ khí Nhà máy Quy chế II gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trườngđầu ra cho sản phẩm của mình do máy móc, thiết bị bị hư hỏng không được sửachữa , duy tu kịp thời, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo lên nhau, sản phẩmlàm ra không đạt chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường Sau khisáp nhập vào Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp đã hỗ trợ Nhà máyQuy chế II trong các lĩnh vực : Tổ chức lại bộ máy điều hành, công tác nghiên cứuthị trường, đảm bảo nguồn cung ứng vật tư đầu vào, vốn cho hoạt động sản xuất,kinh doanh, cử cán bộ biệt phái vào giúp đỡ Nhà máy Từ năm 2000 , Nhà máy đãbắt đầu sản xuất kinh doanh có lãi, doanh thu, sản xuất công nghiệp tăng bình quân30%/năm, thu nhập của người lao động tăng Sự tăng trưởng và thành công củaNhà máy Quy chế II là cơ sở để Công ty Cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệpquyết định đầu tư để tiếp tục phát triển ngành hàng quy chế truyền thống của Nhàmáy góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
- Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp :+ Xuất nhập khẩu hàng kim khí, kim loại mầu, vật tư, nguyên liệu, phụ tùng,thiết bị công nghiệp
+ Kinh doanh các loại vòng bi dùng cho công nghiệp và dân dụng
+ Thiết bị , dụng cụ đo điện và cơ khí
+ Pa lăng, cầu trục và các thiết bị nâng
+ Thép chế tạo , vật tư, hoá chất cho sản xuất của nhà máy
Trang 39- Lĩnh vực sản xuất của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp :+ Sản xuất hàng quy chế : Bu lông, đai ốc, vít , các chi tiết lắp xiết, tiêu chuẩndung trong công nghiệp dân dụng, công nghiệp, xây dựng, chế tạo máy Bu lôngđai ốc từ M5 – M42 theo các tiêu chuẩn JIS ( Nhật ), DIN ( Đức ), ASTM/ASME( Mỹ ), BS ( Anh ), ISO và TCVN ( Việt nam ) , bu lông móng các loại theo tiêuchuẩn JIS, ASTM, TCVN ngoài các tiêu chuẩn trên Nhà máy còn sản xuất các laọisản phẩm đặc chủng theo yêu cầu của khách hàng.
+ Kéo thép : Gia công, phục vụ cho sản xuất hàng quy chế của Nhà máy, cungcấp cho các đơn vị sản xuất hàng bu lông, ốc vít, phụ tùng, chi tiết của các ngành
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Quy chế II
2.1.3.1 Giới thiệu cơ cấu tổ chức của Công ty CP kinh doanh TBCN
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bịcông nghiệp được Đại hội cổ đông lần thứ nhất thông qua ngày 24/12/2003, Bộmáy quản trị của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp gồm :
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty , có toàn quyềnnhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích , quyền lợicủa Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông HĐQTquyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và chiến lược phát triển củaCông ty và những vấn đề theo thẩm quyền được quy định trong Điều lệ
Trang 40- Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốcgiúp việc Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của toàn Công ty.
Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp có trụ sở chính tại Hà nội và
3 đơn vị thành viên là : Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh , Nhà máy Quy chế II, Nhàmáy Quy chế III
2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Quy chế II
Sơ đồ 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ MÁY QUY CHẾ II
Phòng
Kế toán-Tài chính
Phân xưởng
Cơ điện Dụng cụ