1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Bộ 15 đề thi thử đại học môn hóa từ trang moon (4)

2 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 83 KB

Nội dung

Hóa Học Đề 8 Câu 1: Tính chất đặc trưng của saccarozơ là: 1, poli saccarit. 2, Chất tinh thể không màu. 3, Khi thuỷ phân tạo thành glucozơ và fructozơ. 4, Tham gia phản ứng tráng gương. 5, Phản ứng với đồng hiđrôxit. Những tính chất nào đúng ? A: 3, 4, . B: 1, 2, 3, 5. C: 1, 2, 3, 4. D: 2, 3, 5. Câu 2: Ba chất hữu cơ X, Y, Z có khối lượng phân tử tăng dần. Lấy cùng số mol mỗi chất cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 đều thu được Ag và 2 muối A, B. Biết rằng: • Lượng Ag sinh ra từ X gấp hai lần lượng Ag sinh ra từ Y hoặc Z • Muối A tác dụng với dung dịch NaOH giải phóng khí vô cơ • Muối B tác dụng với dung dịch NaOH hoặc H2SO4 đều tạo khí vô cơ Ba chất X, Y, Z lần lượt là: A: HCHO, CH3CHO, C2H5CHO B: HCHO, HCOOH, HCOONH4 C: HCHO, CH3CHO, HCOOCH3 D: HCHO, HCOOH, HCOOCH3 Câu 3: Cho các chất rắn: CaCO3, Fe(NO3)2, FeS, CuS, NaCl và các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng. Nếu cho từng chất rắn lần lượt vào từng dung dịch axit thì số trường hợp có phản ứng xảy ra là: A: 4 B: 5 C: 6 D: 7 Câu 4: Điện phân một dung dịch có chứa HCl, CuCl2. pH của dung dịch biến đổi như thế nào theo thời gian điện phân? A: Tăng dần đến pH = 7 rồi không đổi B: Giảm dần C: Tăng dần đến pH > 7 rồi không đổi D: pH không đổi, luôn nhỏ hơn 7 Câu 5: Hiđro hóa chất X có công thức phân tử C4H6O thu được butan-1-ol. Số công thức cấu tạo có thể có của X là: A: 7 B: 4 C: 5 D: 6 Câu 6: Có bao nhiêu loại đipeptit khác nhau được tạo thành từ hai amino axit là alanin và axit glutamic mà trong đó các amino axit là khác nhau: A: 1 B: 2 C: 3 D: 4 Câu 7: Các chất trong dãy sau có nhiệt độ sôi tăng dần: A: CH4 < NH3 < H2O < HF. B: CH4 < NH3 < HF < H2O. C: CH4 < HF < NH3 < H2O. D: HF < H2O < NH3 < CH4. Câu 8: Cho X là hỗn hợp gồm một số hiđrocacbon ở thể khí còn Y là không khí (oxi chiếm 20% về thể tích còn lại là nitơ). Trộn X với Y ở cùng nhiệt độ áp suất theo tỉ lệ thể tích tương ứng 1 : 15 được hỗn hợp khí Z. Cho Z vào bình kín dung tích không đổi V. Nhiệt độ và áp suất trong bình là toC và p atm. Sau khi đốt cháy Z, trong bình chỉ có N2, CO2 và nước ở thể hơi với tỉ lệ thể tích khí CO2 và thể tích hơi nước tương ứng là 7 : 4. Đưa bình về toC, vậy áp suất trong bình sau khi đốt là q có giá trị là: A: q = (47/48)p B: q = (35/36)p C: q = (45/48)p D: q = (27/32)p Câu 9: Hợp chất hữu cơ X (C4H7O2Cl) khi thủy phân trong môi trường kiềm đều cho các sản phẩm có khả năng tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của X là: A: HCOOCH2CHClCH3 B: HCOOCH2CH2CH2Cl C: HCOOCHClCH2CH3 D: Cả A và C Câu 10: Cho este X được tạo bởi một loại axit cacboxylic no hai chức và một loại ancol no ba chức. Biết hàm lượng nguyên tố hiđro trong X là 2,89 %. Vậy tổng số nguyên tử có trong hợp chất X là: A: 29 B: 30 C: 32 D: 34 Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam hợp chất hữu cơ X ta thu được 8,8 gam CO2, 7,2 gam H2O và 2,24 lít khí N2 (ở đktc). Số đồng phân cấu tạo có thể có của X là: A: 6 B: 3 C: 4 D: 8 Câu 12: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) 1 lít dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol HCl, 0,01 mol CuCl2 và 0,01 mol NaCl. Khi ở anot thu được 0,336 lít khí thì ngừng điện phân. Dung dịch trong bình điện phân lúc này có giá trị pH là: A: 2,3 B: 1,7 C: 7,0 D: 12,3 Câu 13: Cho các oxit SO2, NO2, CrO3, CO2, CO, P2O5. số oxít trong dãy tác dụng với nước trong điều kiện thường là: A: 4 B: 5 C: 6 D: 3 Câu 14: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe, Mg bằng một lượng vừa đủ H2SO4 10% được dung dịch Y . Nồng độ FeSO4 trong dung dịch Y là 5%. Hỏi nồng độ MgSO4 trong dung dịch Y là bao nhiêu? A: 8,2% B: 4,2% C: 5,7% D: 7,9% Câu 15: Nhúng 1 thanh Mg có khối lượng m1 vào 1 dung dịch chứa 2 muối FeCl3 và FeCl2. Sau một thời gian lấy thanh Mg ra cân lại thấy có khối lượng m2< m1. Vậy trong dd còn lại có thể chứa các cation nào dưới đây: A: Mg2+ B: Mg2+ và Fe3+ C: Mg2+, Fe2+ và Fe3+ D: Cả B, C đều đúng Câu 16: Cho hỗn hợp A gồm bột Al và oxit sắt từ, nung nóng A ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí để pứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp B, nghiền nhỏ B chia làm 2 phần.Phần 1 (ít) tác dụng với dd NaOH dư thu được 1,176 lít H2. Tách riêng chất không tan đem hoà tan trong dd HCl dư thu được 1,008 lít khí nữa.Phần 2 (nhiều) tác dụng với dd HCl dư thu được 6,552 lít khí. Các khí đều đo ở đktc. Khối lượng hỗn hợp A ban đầu là: A: 22,02 g B: 8,1 g C: 13,92 g D: 34,65 g Câu 17: Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ một thời gian thấy có 1,12 lít khí thoát ra tại anot ở đktc, dung dịch sau điện phân vẫn còn màu xanh. Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm: A: 8 gam B: 6,4 gam C: 1,6 gam D: 9,6 gam Câu 18: Hiđrat hóa hỗn hợp hai olefin đồng đẳng liên tiếp thu được hỗn hợp ancol A. Đốt cháy hết A, rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dich Ca(OH)2 thấy xuất hiện 20 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 34,6 gam. Thêm NaOH dư vào dung dịch thu được lại xuất hiện thêm 15 gam kết tủa nữa. Trong A có thể có A: 1 ancol B: 2 ancol C: 3 ancol D: 4 ancol Câu 19: Cho các kim loại Cu; Al; Fe; Au; Ag. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện của kim loại (từ trái sang phải) là A: Fe, Al, Au, Cu, Ag. B: Fe, Al, Cu, Au, Ag C: Fe, Al, Cu, Ag, Au D: Al, Fe, Au, Ag, Cu Câu 20: Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, CuS tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,33 mol H2SO4 đặc sinh ra 0,325 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Fe nặng 50 gam vào Y, phản ứng xong thấy thanh Fe nặng 49,48 gam và thu được dung dịch Z. Cho Z phản ứng với HNO3 đặc, dư sinh ra khí NO2 duy nhất và còn lại dung dịch E. Cho E bay hơi hết được m gam muối khan. Hãy tìm giá trị lớn nhất có thể có của m? A: 20.75g B: 20.57g C: 27.5g D: 27 5g Câu 21: Hợp chất hữu cơ có công thức (CH3)3C-NH-CH3 có tên thay thế là A: tert-butyl metyl amin B: N-metyl-2-metyl propan-2-amin C: N-metyl propan-2- amin D: N-metyl-2,2-đimetyl etan amin Câu 22: Để xác định nồng độ mol/l của dd K2Cr2O7 người ta làm như sau: Lấy 10ml dd K2Cr2O7 cho tác dụng với lượng dư dd KI trong môi trường axit sunfuric loãng dư. Lượng I2 thoát ra trong phản ứng được chuẩn độ bằng lượng vừa đủ là 18 ml dd Na2S2O3 0,05M. Nồng độ mol/l của K2Cr2O7 là: A: 0,03 M B: 0,02 M C: 0,015 M D: 0,01 M Câu 23: Trong tự nhiên đồng vị 37Cl chiếm 24,23% số nguyên tử clo. Nguyên tử khối trung bình của clo bằng 35,5. Thành phần phần trăm về khối lượng của 37Cl có trong HClO4 là (với 1H, 16O): A: 9,82% B: 8,65% C: 8,56% D: 8,92% Câu 24: Phân biệt 3 chất nguyên chất C2H5Cl, CH2=CHCH2Cl, C6H5Cl, bằng các hóa chất nào sau đây (được phép đun nóng)? A: dung dịch NaOH, dung dịch HNO3 B: dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3 C: dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3, dung dịch HNO3 D: H2O, dung dịch NaOH, dung dịch AgNO3, dung dịch HNO3 Câu 25: Cho các chất sau: 1.Magie oxit 2. Cacbon mônoxit 3. Kali hidroxit 4. axit flohidric 5. axit clohidric 6. magie. Silic đioxit phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây? A: 1,3,4,5 B: 1,2,3,4 C: 1,3,4,6 D: 1,2,4,6 Câu 26: Một dung dịch hỗn hợp chứa a mol NaAlO2 và a mol NaOH. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl. Điều kiện để sau phản ứng thu được kết tủa là: A: a = 2b B: b = 5a C: a < b < 5a D: a < b < 4a Câu 27: Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là: A: 8 và 1,0 B: 8 và 1,5 C: 7 và 1,0 D: 7 và 1,5 Câu 28: Cho các chất sau: axit axetic; phenol; ancol etylic; và anilin lần lượt tác dụng với; dung dịch NaOH; dung dịch NaHCO3; dung dịch brôm; HCl. Số phương trình phản ứng xảy ra là: A: 6 B: 8 C: 7 D: 5 Câu 29: Cho suất điện động chuẩn E0 của các pin điện hóa: E0(Cu-X)= 0,46V; E0(Y-Cu)= 1,1V; E0(Z-Cu) = 0,47V (X,Y,Z là 3 kim loại). Dãy các kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là: A: Z, Y, Cu, X B: X, Cu, Z, Y C: Y, Z, Cu, X D: X, Cu, Y, Z Câu 30: Cho hỗn hợp (Na, Al) lấy dư vào 91,6g dung dịch H2SO4 21,4% thu thu được V lít H2 (đktc).Giá trị của V là: A: 94,08 B: 49,28 C: 4,48 D: 47,04 Câu 31: Cho các chất rắn Cu, Ag, Fe và các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là: A: 2 B: 3 C: 1 D: 4 Câu 32: Dãy nào dưới đây chỉ gồm các chất có thể làm nhạt màu dung dịch nước Br2? A: Buta-1,3-đien, metylaxetilen, cumen B: Metylxiclopropan, glucozơ, axit fomic C: Axit axetic, propilen, axetilen D: Etilen, axit acrilic, saccarozơ Câu 33: Hệ số đứng trước chất bị oxi hóa bên tác chất để phản ứng: FexOy + CO → FemOn + CO2 cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là: A: nx – my B: m C: my – nx D: mx – 2ny Câu 35: Chất nào sau đây có khả năng loại được nhiều nhất các ion ra khỏi một loại nước thải công nghiệp có chứa các ion: Fe3+; NO3-; H+; Cu2+; Pb2+; Zn2+; Al3+; Ca2+? A: NaCl B: NaOH C: Na2CO3 D: NH3 Câu 36: Dãy axit nào trong các axit sau đây làm mất màu dung dịch brom? axit fomic, axit axetic, axit acrylic, axit propinoic, axit benzoic A: axit benzoic, axit acrylic, axit propinoic. B: axit acrylic, axit axetic, axit propinoic C: axit fomic, axit acrylic, axit propinoic. D: axit acrylic, axit propinoic. Câu 37: Cho các nguyên tố sau đây: Cl, Na, N, S, Br, Cu, Ba. Hãy chọn các cặp nguyên tố mà tính chất hóa học chủ yếu của chúng giống nhau: A: Cl và Br, Ca và Cu B: Cl và Br, Ca và Cu, N và S C: Cl và Br, Ca và Ba D: Cl và Br, Ca và Ba, N và S Câu 38: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m (gam) hỗn hợp chứa X và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:3 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 23,685 gam chất rắn khan. Giá trị của m là A: 19,455 B: 68,1 C: 17,025 D: 78,4 Câu 39: Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH (6) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là A: 7 B: 6 C: 5 D: 4 Câu 40: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,01 mol Fe2O3 và 0,02 mol Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa và nung trong chân không đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A: 3,92 gam B: 3,20 gam C: 3,04 gam D: 4,00 gam Câu 41: Cho các chất và ion sau đây: NO2-, Br2, SO2, N2, H2O2, HCl, S. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là : A: 7 B: 4 C: 6 D: 5 Câu 42: Cho 49,6 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 2,4 gam kim loại không tan; 1,12 lít khí thoát ra (ở đktc) và thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Y, lọc kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 40 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Cu trong hônc hợp X là: A: 19,35% B: 20,64% C: 24,19% D: 17,74% Câu 43: Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin. (2) Axít axetic và axít α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ. (3) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly. (4) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím. A: 1 B: 3 C: 4 D: 2 Câu 44: Cho các nhận xét sau: 1. Liên kết trong hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị 2. Phản ứng hữu cơ thường xảy ra không hoàn toàn và theo nhiều hướng 3. Người ta dùng phương pháp chiết để tách hỗn hợp rượu etylic và nước 4. Hidrocacbon không no, mạch hở chứa hai liên kết π là ankađien 5. Trong vinylaxetilen có 5 liên kết Số nhận xét không đúng là: A: 1 B: 3 C: 2 D: 4 Câu 45: Oxi hoá 6,4 gam một ancol đơn chức thu được 9,92 gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit, nước và ancol dư. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng hết với NaHCO3 thì thu được 1,344 lít CO2 ở đktc. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì khối lượng kim loại bạc thu được là: A: 45,90 gam B: 56,16 gam C: 34,5 gam D: 21,6 gam Câu 46: Cho hỗn hợp HCHO và H2 qua ống đựng bột Ni nung nóng. Toàn bộ sản phẩm thu được đem hoà tan trong bình đựng nước lạnh thấy khối lượng bìng tăng 1,564 gam. Thêm tiếp dung dịch AgNO3/NH3 đến dư và đun nhẹ thì thu được 7,776 gam Ag. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là: A: 20% B: 64% C: 80% D: 36% Câu 47: Cho các thí nghiệm sau: (1) Nhỏ dd NaOH dư vào dd hỗn hợp {KHCO3 và CaCl2}. (2) Đun nóng nước cứng toàn phần. (3) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu. (4) Nhỏ dd Ba(OH)2 dư vào dung dịch phèn chua. (5) Cho dd Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu. Số thí nghiệm thu được kết tủa là: A: 5 B: 3 C: 2 D: 4 Câu 48: Cho 150ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 250ml dung dịch Al2(SO4)3 x(M) thu được 42,75 gam kết tủa .Thêm tiếp 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 94,2375 gam. Giá trị của x là: A: 0,45 B: 0,3 C: 0,6 D: 0,9 Câu 49: Hoà tan hoàn toàn 21,1gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaF (có tỉ lệ mol là 1:2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là: A: 39,5g B: 28,7g C: 57,9g D: 68,7g Câu 50: Crắcking 6,72(l) C4H10(đkc) một thời gian thì thu được hỗn hợp X gồm 5 hydrocacbon.Cho X đi qua dung dịch nước Brom dư thì khối lượng bình Brom tăng lên 8,4(g),đồng thời thấy khối lượng Brom phản ứng là 40 gam và có khí Y bay ra khỏi bình. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được thì cần đúng V lít O2 (đkc).Giá trị của V? A: 8,96 B: 29,13 C: 43,68 D: 23,52 . Hóa Học Đề 8 Câu 1: Tính chất đặc trưng của saccarozơ là: 1, poli saccarit. 2, Chất tinh thể không màu chất cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3/NH3 đều thu được Ag và 2 muối A, B. Biết rằng: • Lượng Ag sinh ra từ X gấp hai lần lượng Ag sinh ra từ Y hoặc Z • Muối A tác dụng với dung dịch NaOH. nào dưới đây: A: Mg2+ B: Mg2+ và Fe3+ C: Mg2+, Fe2+ và Fe3+ D: Cả B, C đều đúng Câu 16: Cho hỗn hợp A gồm bột Al và oxit sắt từ, nung nóng A ở nhiệt độ cao trong môi trường không có không khí để

Ngày đăng: 31/07/2015, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w