Bài soạn "Thương vợ"
V n h că ọ : THƯƠNG VỢ (Trần Tế Xương) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Cảm nhận được hình ảnh bà Tú và tình cảm thương yêu, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ. - Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ: sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm ; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian. II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phương pháp : đàm thoại, gợi mở, phân tích, so sánh, giảng bình, tổ chức tranh luận,… - Đồ dùng ( phương tiện) dạy học: SGK, giáo án, các tài liệu có liên quan đến bài học. III/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: đọc SGK, SGV, các tài liệu tham khảo liên quan đến bài học, chuẩn bị giáo án. - Học sinh: đọc SGK, chuẩn bị bài theo hướn dẫn của giáo viên. IV/ TIẾN TRÌNH. 1. Ổn định tình hình lớp . (1’) - Kiểm tra sỉ số và các tác phong của HS. - Tạo tâm thế, không khí thoải mái trước khi vào tiết học. 2. Kiểm tra bài cũ.(3’) Câu hỏi: - Đọc thuộc bài thơ “Câu cá mùa thu” của nhà thơ Nguyễn Khuyến. - Nêu nội dung của bài thơ này? Trả lời: - HS đọc bài thơ. - Bài thơ “ Câu cá mùa thu” thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả. 1 3. Bài mới.(37’) Lời dẫn (1’): Trong xã hội phong kiến, thân phận của người phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với những vất vả, khó khăn, thậm chí còn gắn liền với những bi kịch. Sự cảm thông của xã hội đối với họ là cần thiết,nhưng cần thiết nhất có lẽ là tình cảm của chính những thành viên trong gia đình với cuộc sống của những người vợ, người mẹ, là động lực để họ vươn lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Tú Xương là một người chồng hiểu những khó khăn, vất vả của bà Tú. Bài thơ “ Thương vợ” là bài thơ đã thể hiện được tấm lòng của ông đối với vợ mình. TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn. - GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK, và nêu ra những nội dung cơ bản về tác giả và tác phẩm. - GV nhận xét và bổ sung kiến thức. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản. - GV mời một HS đứng dậy đọc bài thơ. - Một HS đứng dậy đọc tiểu dẫn và trả lời. - HS còn lại chú ý. - HS đứng dậy đọc bài I. Tìm hiểu chung. 1 . Tác giả. - Trần Tế Xương (1870- 1907),quê ở làng Vị Xuyên,huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. - Ông là người học giỏi, thơ hay nhưng thi mãi mà chỉ có đỗ tú tài. - Ông để lại khoảng 100 bài,chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ và một số bài văn tế, phú, câu đối,… - Sáng tác của ông gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình. 2. Tác phẩm. - Bà Tú trở thành đề tài trong sáng tác của nhà thơ. - “ Thươg vợ” là một trrong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. II. Đọc – hiểu văn bản . 1. Đọc. 2 GV định hướng giọng điệu cho HS khi đọc là phải phù hợp với nội dung cảm xúc ( xót thương, cảm phục khi nói về nỗi vất vả,gian lao, sự đảm đang,chu đáo của bà Tú; giọng tự trào khi nói về bản thân ông Tú). - GV nhận xét và điều chỉnh giọng điệu cho HS. - Bài thơ được viết theo thể thơ gì? - Bài thơ viết về đè tài nào? - Bố cục của bài thơ?Nội dung của từng phần? - GV hỏi cảm nhận của HS về hình ảnh của bà Tú qua 4 câu thơ đầu? - GV hỏi HS có suy nghĩ như thế nào về thời thơ. - HS còn lại chú ý và theo dõi SGK. - HS trả lời. - HS tham khảo SGK và suy nghĩ. - Bài thơ viết theo thể: Thất ngôn đường bát cú. - Đề tài: Viết về bà Tú. - Bài thơ có thể chia theo nhiều cách.Mà chủ yếu là chia làm 2 phần: + 4 câu đầu: Hình ảnh của bà Tú. + 4 câu còn lại: Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ. 2. Phân tích. a. Hình ảnh của bà Tú. * Nỗi vất vả, gian truân của bà Tú. - “ Quanh năm”: thời gian diễn ra liên tục, là vòng thời gian vô kì hạn. - “ mom sông”: phần đất ở bờ sông nhô ra ở phía lòng sông.Hết sức nguy hiểm. 3 gian, địa điểm làm ăn của bà tú?Điều này gợi lên cho em suy nghĩ gì về hình ảnh bà Tú? Câu hỏi gợi mở: HS chú ý “quanh năm”, “mom sông” gợi lên điều gì? - Gv hỏi câu thơ thứ 2 có điểm gì dặc sắc? Đặc biệt là có nhận xét gì về cách đếm chồng và con? Chú ý tới các từ : “nuôi đủ”, “ năm con với một chồng”. GV giảng: “Nuôi đủ” chính là điểm nhấn để Tú Xương triển khai vế sau. - Hình ảnh của bà tú trong câu thơ thứ 2 này là gì? - GV nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh kiến thức. - HS trả lời. - HS suy nghĩ. - HS trả lời. - HS chép bài. - HS chu ý. → Câu thơ đầu đã nói lên hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú hết sức vất vả,gian truân,tất bật ngược xuôi và nguy hiểm. Cả thời gian lẫn không gian như hùa nhau làm nặng thêm cái gánh nặng đang đè lên vai bà Tú. - Tú Xương đã khẳng định vai trò trụ cột của bà Tú trong gia đình. + “ Nuôi đủ” : mang giọng điệu dí dỏm, trào phúng của Tú Xương khi nói về hoàn cảnh gia đình, đặc biệt vai trò trụ cột của gia đình chính là bà Tú. + “Năm con với một chồng”: tác giả đã tách chồng và con làm thành 2 vế,nối với nhau bằng từ “với”. Tú Xương đã tự xem mình là “đứa con đặc biệt” của bà Tú, đặt mình ngang hàng với những đứa con. → Khắc họa đậm nét sự tần tảo, đảm đang của bà Tú. - “ Thân cò”: sự sáng tạo của Tú Xương. → Gợi lên thân phận, số phận người 4 - Hình ảnh “thân cò” trong câu thơ thứ 3 khác gì vời hình ảnh con cò trong ca dao? Mang ý nghĩ gì? Giảng: Trong ca dao Việt Nam thì hình ảnh con cò xuất hiện rất nhiều, chẳng hạn như: “Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo nuôi chông tiếng khóc nỉ non”. “Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” Còn trong bài thơ này Tú Xương lại dùng hình ảnh “thân cò”. - Thủ pháp nghệ thuật nào được Tú Xương trong câu thơ thứ 3 này? - Hình ảnh bà Tú hiện lên trong câu thơ này như thế nào? - HS suy nghĩ. - HS chú ý. - HS trả lời. phụ nữ. - Đảo ngữ: “lặn lội thân cò”. - “ Quãng vắng”: + Thời gian: xế chiều. + Không gian: vắng lặng, rợn ngợp, nguy hiểm. → Câu thơ đã nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà tú, gợi lên nỗi đau thân phận. - Nỗi vất vả của bà Tú được nhà thơ miêu tả một cách cụ thể và sinh động hơn. 5 - GV giải thích: + “ eo sèo”: kì kèo, kêu ca phàn nàn một cách khó chịu. + “Buổi đò đông”: chen lấn,xô đẩy,đầy bất trắc. - Nghệ thuật gì được sử dụng ở hai câu thực? Tác dụng của nó? - Ngoài xã hội, trong công việc bà Tú là người vất vả, gian truân,…thì trong gia đình bà Tú còn mang những đức tính cao đẹp nào? - Được thể hiện ở những câu thơ nào? Giảng: Mặc dù khó khăn, vất vả, mọi việc trong gia đình đều một tay bà gánh vác thế nhưng bà không ca thán một lời. - GV chú thích: “Duyên”, “ Nợ”, “Âu đành - HS suy nghĩ. - HS trả lời. - HS suy nghĩ. - Đối giữa hai câu thực: + “quãng vắng”>< “đò đông”. + “eo sèo”>< “lặn lội”. Đối giữa hai câu thực làm nổi bật sự vất vả, gian truân, đơn chiếc lại thêm bươn chải trong cảnh chen chúc làm ăn. * Đức tính tốt đẹp của bà Tú. - Bà Tú là người đảm đang,tháo vát, chu đáo với chồng với con,… Thể hiện ở câu thơ: “ Nuôi đủ năm con với một chồng”. - Bà Tú là người giàu đức hi sinh: “ Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công”. + Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận nỗi vất vả vì chồng vì con. + thành ngữ: “ Năm nắng mười 6 phận”. - Tú Xương đã sở dụng thành ngữ trong câu thơ thứ 6 mang ý nghĩa gì? - GV nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh nội dung. - GV hỏi “tiếng chửi” ở hai câu thơ cuối là lời của ai? Gợi mở: Đó là lời của bà Tú hay là của chính tác giả? - GV hỏi HS có suy nghĩ gì về tiếng chửi của nhà thơ ở hai câu thơ cuối? - Đằng sau “tiếng chửi” thì - HS trả lời. - HS chép bài. - HS chú ý. - HS suy nghĩ. - HS trả lời. mưa” vừa nói lên nỗi vất vả, gian truân, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con. Như vậy, trong bài thơ này người đọc đã thấy được nỗi vất vả,khó khăn của bà Tú. Nhưng qua đấy cũng thấy được phẩm chất,tính cách tốt đẹp của bà Tú.Cao hơn nữa là mang tính giáo dục cao. b. Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ. - “ Tiếng chửi” là lời của của tác giả. Ở đây tác giả đã mượn lời của bà Tú để tự nói lên nỗi lòng của mình. Ban đầu là chửi đời, sau đó là chửi mình. + “Chửi” thói đời, vì thói đời chính là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ. + “Chửi” mình vì ông xem bản thân mình là một loài vô tích sự, đấng nam nhi ,mà lại ăn bám vợ, ăn lương vợ,… - Tiếng chửi ở hai câu kết là lời Tú Xương tự rủa mạt mình nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc. - Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ. Trong bài thơ ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiện diện trong từng câu thơ. 7 ta thấy tình cảm của ông Tú dành cho vợ mình như thế nào? Giảng: Chẳng hạn như ở câu thơ “ Nuôi đủ năm con với một chồng”: ẩn đằng sau đấy là sự khâm phục,ca ngợi và biết ơn của ông đối với bà Tú. - GV hỏi HS ở hai câu thơ cuối này thì ta còn thấy được hình ảnh của nhà thơ hiện lên như thế nào? - GV nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh nội dung. Hoạt động 3: GV hướn dẫn HS tổng kết lại. - GV hỏi HS nội dung và nghệ thuật của bài thơ này là gì? - HS chú ý nghe giảng - HS trả lời. - HS suy nghĩ. - HS trả lời. Đằng sau giọng điệu trào phúng, khôi hài nhưng cũng đã thể hiện được hết tấm lòng của nhà thơ đối với vợ. - Tú Xương là con người có nhân cách. + Ông không dựa vào duyên số để trút bỏ trách nhiệm. Ông coi mình là cái nợ đời mà bà Tú phải ghánh chịu. + Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc, Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự nhận khuyết điểm. III. Tổng kết. 1. Nội dung. Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân, và những đức tính cao đẹp của bà Tú, qua đó thấy được tâm sự và nhân cách cao đẹp của Tú Xương. 2. Nghệ thuật. Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo ngôn ngữ, 8 - GV nhận xét và bổ sung để hoàn chỉnh nội dung bài học. - HS chép bài. hình ảnh văn học dân gian. 4. Củng cố.(3’) - Hình ảnh của bà Tú trong bài qua nỗi lòng thương vợ của Tú Xương. - Vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương. - Nghệ thuật trong bài. 5. Dặn dò.(1’) - Học thuộc bài thơ. - Làm bài tập phần luyện tập. - Soạn bài “ Khóc Dương Khuê”. V/ RÚT KINH NGHIỆM ………. ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… 9 . gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình. 2. Tác phẩm. - Bà Tú trở thành đề tài trong sáng tác của nhà thơ. - “ Thươg vợ” là một trrong những bài thơ hay. suy nghĩ. - Đối giữa hai câu thực: + “quãng vắng”>< “đò đông”. + “eo sèo”>< “lặn lội”. Đối giữa hai câu thực làm nổi