XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG - Biết xác định các phương thức biểu đạt và thao tác lập luận, nhận diện các phép tu từ được sử dụng, biết nhận ra nội dung cơ bản của đoạn văn qua câu c
Trang 1SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: Ngữ văn - Lớp12
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
MA TRẬN ĐỀ
A XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG
- Biết xác định các phương thức biểu đạt và thao tác lập luận, nhận diện các phép tu từ được sử dụng, biết nhận ra nội dung cơ bản của đoạn văn qua câu chủ đề
- Vận dụng những tri thức và kĩ năng được học vào làm một bài văn nghị luận xã hội ngắn
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học trong giai đoạn 1945 – 1975 được học trong chương trình Ngữ văn 12 (chương trình chuẩn)
- Biết cách đọc hiểu một văn bản văn học Việt Nam thuộc giai đoạn này
- Vận dụng những tri thức đã học vào làm văn nghị luận
- Vận dụng được những hiểu biết về văn học giai đoạn này để đọc hiểu một số tác phẩm ngoài chương trình
- Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh các năng lực sau:
+ Năng lực đọc hiểu văn bản văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975
+ Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản
+ Năng lực lựa chọn một quan niệm sống, lý tưởng sống đúng đắn, phù hợp với bản thân
- Thái độ:
+ Trân trọng, yêu quý các giá trị văn học
+ Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào về dân tộc
+ Bồi dưỡng lòng nhân ái, sự cảm thông, lòng yêu thiên nhiên, con người
B BẢNG MÔ TẢ TÁC PHẨM CHỌN ĐỂ RA ĐỀ: “VỢ CHỒNG A PHỦ” – TÔ HOÀI
Vận dụng thấp Vận dụng cao
-Nhận biết phương
thức biểu đạt, thao
tác lập luận, biện
pháp tu từ của một
ngữ liệu được cho
-Hiểu được nội dung của ngữ liệu được cho qua việc xác định câu chủ đề
Trang 2-Viết bài văn nghị luận ngắn về một vấn đề xã hội
-Anh/chị biết gì về
cuộc đời, sự nghiệp
văn học và phong
cách nghệ thuật của
Tô Hoài?
-Hiểu được các đặc trưng phong cách của Tô Hoài trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”
-Nắm được vẻ đẹp thời thiếu nữ của
Mị, bi kịch làm dâu của Mị, sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của Mị, hiểu được giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm
-Vận dụng những hiểu biết
để viết thành các đoạn văn
-Viết bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu đề ra
-Biết cách vận dụng kiến thức về nhân vật trong tác phẩm văn học hiện thực Xã hội chủ nghĩa để phân tích các nhân vật, tác phẩm khác -Tham gia các câu lạc bộ văn học, biết viết các bài phê bình, cảm nhận trong những hoạt động văn hóa – nghệ thuật
C MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
I Đọc hiểu - Kiểm tra
kiến thức về phương thức biểu đạt, thao tác lập luận, các biện pháp tu từ
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về việc xác định nội dung văn bản qua câu chủ đề
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3 1.5 15%
1 0.5 5%
4 2.0 20%
Trang 3II Văn nghị
luận xã hội - Viết bài văn nghị luận
ngắn về một vấn đề xã hội
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 3 30%
1 3.0 30%
III Văn nghị
luận văn học
- Nhận diện đúng kiểu bài, nội dung, thao tác nghị luận
- Khái quát được hệ thống luận điểm
- Vận dụng các thao tác nghị luận để triển khai luận điểm
- Vận dụng kiến thức đọc hiểu và kỹ năng tạo lập văn bản, kỹ năng kết hợp các thao tác nghị luận để tạo lập văn bản nghị luận
về tác phẩm văn học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1 5.0 50%
1 5.0 50% Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
3 1.5 15%
1 0.5 5%
1 3.0 30%
1 5.0 50%
6 10.0 100%
Trang 4SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: Ngữ văn - Lớp12
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
“Truyện Kiều” đã dành cho đồng tiền một vai trò to lớn Đồng tiền được nhắc đến trong 17 đoạn, trong mỗi đoạn nó đều chứng tỏ cái thế lực to lớn của mình Bọn công sai xông vào nhà Kiều vơ vét, được tác giả đánh giá “Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
Để cứu Vương ông ra khỏi ngục thất cần phải “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi” Kiều phải bán mình với giá là “ngoài bốn trăm” lạng bạc v.v… Trong “Truyện Kiều”, đồng tiền đảm nhiệm ba chức năng như sau: Thứ nhất, nó biến tất cả thành hàng hóa […] Thứ hai, đồng tiền đẩy người ta đến những hành động trái với đạo lí […] Thứ ba, đồng tiền cũng giúp người ta làm được những việc có ích.
(Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”,
Nhà xuất bản Văn học, 2010, trang 68 - 69)
Câu 1 (0.5 điểm): Ngữ liệu trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Thao tác lập luận được sử dụng trong ngữ liệu trên là thao tác gì? Câu 3 (0.5 điểm): Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? (Chỉ nêu 1
phương thức rõ nhất)
Câu 4 (0.5 điểm): Hãy xác định câu văn nêu chủ đề trong đoạn trích trên.
PHẦN II: VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3.0 điểm)
Cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu có nhận định về đường lối phát triển của
một quốc gia: “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong cuộc đua kinh tế”.
Hãy viết bài văn nghị luận ngắn khoảng 350 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên
PHẦN III: VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5.0 điểm)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng nhân vật Mị trong phần trích truyện ngắn “Vợ
chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2 (Cơ bản)
HẾT
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài.
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Trang 5SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 - 2015
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: Ngữ văn - Lớp12
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
I ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm): Phong cách ngôn ngữ khoa học.
Câu 2 (0.5 điểm): Thao tác chứng minh, phân tích Chỉ cần nói đúng 1 trong 2 thao tác là
cho điểm tối đa cho câu hỏi này
Câu 3 (0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh.
Câu 4 (0.5 điểm): Câu chủ đề là câu đầu đoạn văn: “Truyện Kiều” đã dành cho đồng tiền
một vai trò to lớn.
PHẦN II: VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1 Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội
- Hiểu luận đề Có sự phân tích cơ bản Bố cục rõ ràng mạch lạc
- Hạn chế lỗi diễn đạt Chữ viết rõ ràng cẩn thận
2 Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là các ý cơ
bản:
- Giới thiệu luận đề
- Phân tích luận đề, chỉ ra những điểm tích cực trong nhận định của cố thủ tướng Sigapore
Lý Quang Diệu
- Chứng minh bằng lập luận, dẫn chứng
- Khẳng định lại vấn đề, liên hệ bản than để rút ra bài học
Biểu điểm
- Điểm 3: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
- Điểm 2 - 2.75: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về
diễn đạt, chính tả
- Điểm 0.75 – 1.75: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn
đạt, dùng từ, chính tả
- Điểm 0.25 – 0.5: Chưa hiểu đề, kĩ năng làm bài yếu, không đáp ứng được các
yêu cầu trên
Trang 6- Điểm 0: Không làm bài hay hoàn toàn lạc đề.
PHẦN III: VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1 Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm hướng đến làm rõ tư tưởng chính của tác phẩm Từ đó phát biểu được quan niệm của bản thân về vấn đề
- Hiểu luận đề Có sự phân tích sâu sắc Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng mạch lạc
- Hạn chế lỗi diễn đạt Chữ viết rõ ràng cẩn thận
2 Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày nhiều cách, sau đây là các ý cơ
bản:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật của Tô Hoài, nêu xuất xứ của tác phẩm
- Phân tích được vẻ đẹp thời thiếu nữ của Mị
- Phân tích được bi kịch làm dâu của Mị
- Phân tích được sự trỗi dậy lòng ham sống của Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài
- Phân tích cảnh Mị bị trói
- Phân tích được cảnh Mị cắt dây trói cứu A Phủ và chỉ ra được ý nghĩa của chi tiết
- Nêu được được giá trị hiện thức và giá trị nhân đạo
- Khái quát nghệ thuật: Xây dựng hình tượng điển hình, phân tích tâm lí, sử dụng các hình ảnh, chi tiết độc đáo (tiếng sáo, ngọn lửa…), sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái vùng cao…
Biểu điểm
- Điểm 5: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sai sót về diễn đạt
- Điểm 3 – 4.5: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về
diễn đạt, chính tả
- Điểm 2 – 2.5: Đáp ứng một phần các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt,
dùng từ, chính tả
- Điểm 1: Chưa hiểu đề, kĩ năng làm bài yếu, không đáp ứng được các yêu cầu
trên
- Điểm 0: Không làm bài hay hoàn toàn lạc đề.