THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SỬ 12 LẦN 4

5 343 0
THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG SỬ 12 LẦN 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: LỊCH SỬ- KHỐI: 12 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Đề thi gồm: 01 trang Câu 1 ( 3,0 điểm). Hãy cho biết sự phát triển “ thần kì ” của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973. Nêu nguyên nhân của sự phát triển đó. Câu 2 ( 3,0 điểm). Phân tích hoàn cảnh lịch sử và nội dung “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chí Minh. Nội dung nào có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển, đảo hiện nay? Câu 3 ( 2,0 điểm). Nêu nội dung Đại hội đánh dấu Đảng ta ra hoạt động công khai trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Thành công của Đại hội này có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến? Câu 4 ( 2,0 điểm). Trình bày những hoạt động trên mặt trận quân sự của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống “ Chiến lược chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của đế quốc Mĩ. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM HỌC 2014 - 2015 MÔN: SỬ- KHỐI: 12 Đáp án gồm: 04 trang I. LƯU Ý CHUNG: Dưới đây là những ý cơ bản học sinh cần phải trình bày được trong bài thi. Bài viết đủ ý, chính xác mới cho điểm tối đa. II. ĐÁP ÁN: Câu Ý Nội dung trình bày Điểm 1 a Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ 1952 đến 1973. 1,5 điểm - Sau khi được phục hồi, từ 1952 đến 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển thần kì. 0,25 - Biểu hiện: + Tốc độ tăng trưởng bình quân hang năm của Nhật Bản từ 1960 đến 1969 là 10,8%; từ 1970 đến 1973 là 7,8%, tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với các nước tư bản khác. 0,25 + Năm 1968, nền kinh tế Nhật Bản vượt qua Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Canađa, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ)…. 0,25 +Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu). 0,5 + Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng với những sản phẩm nổi tiếng thế giới (tivi, tủ lạnh, ô tô,…), những tầu chở dầu có trọng tải lớn…. 0,25 b Nguyên nhân của sự phát triển. 1,5 điểm - Người dân Nhật Bản có truyền thống văn hóa giáo dục, đạo đức lao động tốt, cần cù, tiết kiệm, có trình độ tay nghề kĩ thuật cao và sáng tạo. Con người được coi là vốn quý nhất, công nghệ cao nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu cho sự phát triển kinh tế. 0,25 -Những chính sách, biện pháp quản lí, điều tiết kinh tế của nhà nước, có vai trò phát triển hiệu quả kinh tế ở tầm vĩ mô… 0,25 - Các công ti Nhật Bản có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực cạnh tranh cao… 0,25 - Nhật Bản biết áp dụng thành công các thành tựu khoa học- kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng xuất…. 0,25 - Chi phí quốc phòng thấp (quy định không quá 1% GDP), nên Nhật Bản có điều kiện tập trung vốn để phát triển kinh tế… 0,25 - Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triền: nguồn viện trợ của Mĩ, các đơn đặt hàng quân sự của Mĩ,…. 0,25 2 a Phân tích hoàn cảnh và nội dung của Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 2,0 điểm * Hoàn cảnh: - Thiện chí của ta, dã tâm của Pháp: Thực dân Pháp không thành thật khi kí Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, nên sau khi kí đã ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta. 0,25 - Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tấn công vùng tự do của ta. Ở Bắc Bộ và Trung Bộ, Pháp gây rối ta ở nhiều nơi như Hải Dương, Hải Phòng, Lạng Sơn…. 0,25 - Nghiêm trọng là ở Hà Nội, ngày 15-16/12/1946, chúng bắn đại bác gây ra vụ thảm sát đẫm máu ở phố Hàng Bún, chiếm trụ sở Bộ Tài Chính, Bộ Giao thông công chính, nhất là ngày 18-19/12/1946, Pháp gửi Tối hậu thư yêu cầu ta…… 0,25 - Trước tình thế khẩn cấp buộc Đảng, chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày 12/12/1946,….Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Ngày 18-19/12/1946, hội nghị bất thường mở rộng của BTV TƯ Đảng họp tại Vạn Phúc- Hà Đông đã quyết định kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. 0,25 * Nội dung: - Nêu rõ nguyên nhân ta kháng chiến chống thực dân Pháp là do thực dân Pháp cố tình gây chiến tranh xâm lược…. 0,25 - Xác định mục đích và quyết tâm kháng chiến chống Pháp vì độc lập tự do của dân tộc ta…. 0,25 - Phác họa những nét cơ bản trong đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng: toàn dân…. 0,25 - Khẳng định niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Cuộc kháng chiến sẽ diễn ra lâu dài, gian khổ nhưng nhất định sẽ thắng lợi… 0,25 b Nội dung vận dụng giải quyết vấn đề biển, đảo hiện nay. 1,0 điểm - Học sinh có thể căn cứ vào tình hình thực tế để trình bày ý kiến và suy nghĩ của mình, nhưng cần lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc. Có thể vận dụng tốt nhất nội dung kháng chiến toàn dân…. Nếu học sinh chỉ nêu được nội dung vận dụng chỉ được 0,5 điểm, lập luận logic, chặt chẽ thì cho điểm tối đa. 1,0 3 a Khẳng định Đại hội đánh dấu Đảng ta ra hoạt động công khai là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp tại Chiêm Hóa – Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951. 0,25 điểm b Nội dung: 1,0 điểm - Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng: + Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, đã tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng qua các chặng đường lịch sử từ khi Đảng ra đời và khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. 0,25 + Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Trường Chinh trình bày. Báo cáo nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập, thống nhất, xóa bỏ tàn tích phong kiến làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân… 0,25 - Đại hội quyết định tách ĐCS Đông Dương để thành lập ở Việt Nam, Lào, Campuchia mỗi nước một Đảng Mác - Lê nin riêng, có cương lĩnh phù hợp với từng dân tộc. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định thành lập Đảng lao động Việt Nam và Đảng ra hoạt động công khai…. 0,25 - Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới; xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận TƯ của Đảng. 0,25 - Đại hội bầu BCH TƯ và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng. 0,25 c Tác dụng… 0,5 điểm - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là mốc quan trọng đánh dấu bước phát triển mới và sự trưởng thành của Đảng ta, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến, làm tăng thêm lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng…. 0,25 - Nghị quyết của Đại hội trở thành đường lối lãnh đạo cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. 0,25 4 a Những hoạt động quân sự của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống “Chiến lược chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968). 2,0 điểm - Chiến đấu chống “Chiến lược chiến tranh cục bộ” là chống lại cuộc chiến tranh xâm lược tăng cường và mở rộng với lực lượng quân đội mạnh…. Nhưng với ý chí “ Quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”, được sự chi viện của Miền Bắc, quân dân ta ở miền Nam đã anh dũng chiến đấu, với thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường ( Quảng Ngãi). 0,25 - Chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965)………Chiến thắng Vạn Tường được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ và Đồng minh, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên toàn miền Nam… 0,5 - Bước vào mùa khô thứ nhất (1965-1966) với 72 vạn quân (22 vạn Mĩ và đồng minh), 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân tìm diệt lớn, hai hướng chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V, mục tiêu đánh bại chủ lực của ta. Quân ta trong thế trận chiến tranh nhân dân, nhiều phương thức tác chiến, chặn đánh địch nhiều hướng, chủ động tiến công địch ở mọi nơi. Kết quả: ta loại khỏi vòng chiến đấu 10,4 vạn địch, bắn rơi 1430 máy bay, đập tan âm mưu của Mĩ trong mùa khô 1965-1966. 0,25 - Bước vào mùa khô thứ hai (1966-1967) với 98 vạn quân (44 vạn Mĩ và đồng minh), 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân tìm diệt lớn. Quân ta chủ động tiến công địch ở chiến trường Trị -Thiên, Đường số 9…. Kết quả: ta loại khỏi vòng chiến đấu 15,1 vạn địch, bắn rơi 1231 máy bay, đập tan âm mưu của Mĩ trong mùa khô 1966-1967. 0,25 - Cuộc Tổng Tiến công Tết Mậu Thân (1968). Phát huy thắng lợi trong hai mùa khô, lợi dụng mâu thuẫn ở Mĩ trong năm bầu cử Tổng thống, ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là đô thị, nhằm tiêu diệt 1 bộ phận quan trong quân Mĩ và Đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ 0,25 phải đàm phán, rút quân về nước……. - Mặc dù có những tổn thất và hạn chế, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mật Thân vẫn có ý nghĩa hết sức to lớn, làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của Chiến tranh cục bộ), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đàm phán ở Pari để chấm dứt chiến tranh. Cuộc Tổng tiển công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến. 0,5 Hết . ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM HỌC 20 14 - 20 15 MÔN: LỊCH SỬ- KHỐI: 12 Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Đề thi gồm: 01 trang Câu. gì thêm. SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 ĐÁP ÁN ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 4 NĂM HỌC 20 14 - 20 15 MÔN: SỬ- KHỐI: 12 Đáp án gồm: 04 trang I. LƯU Ý CHUNG: Dưới đây là những. Tối hậu thư yêu cầu ta…… 0 ,25 - Trước tình thế khẩn cấp buộc Đảng, chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày 12/ 12/ 1 946 ,….Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Ngày 18-19/ 12/ 1 946 , hội nghị bất thường

Ngày đăng: 31/07/2015, 07:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan