Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thương mại nhànước có vai trò chủ đạ
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 1 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang TRỪƠ NG ÐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GÒ CÔNG TÂY Giáo viên hu ng d n: Sinh viên th c hi n: Ths. Thái Van Ðại Phạm Việt Diễ m Trang MSSV: 4053852 Lớp: Tài chính Ngân hàng Khóa :31 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 2 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang LỜI CẢM TẠ Trước tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa kinh tế quản trị kinh doanh và các thầy co truờng đại học cần th, trong 4 năm qua tận tình huớng dẩn em hòan thành đề tài này Sau đó em xin cãm ơn quý ngân hang dđã giúp ỡ em trong quá trình thực tập tại quý cơn quan Sau cùng em cảm ơn cha, me đả luôn đúng cạnh con trong nhửnglúc khó khán nhất. giúp đơn con hòan thành chuơng trình học tập và thực hiện luận văn này Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 3 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan đề tài này do chính tôi tyhực hiện, các số liệu phân tích trong đề tài là trung thực, không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu nào. Cần Thơ, ngày… tháng… năm … PHẠM VIỆT DIỄM TRANG Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 4 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 5 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là một ngân hàng thương mại nhà nước có vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn. Thực hiện tích cực các giải pháp theo chỉ đạo của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã góp phần tích cực ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá –hiện đại hoá và đáp ứng với yêu cầu hội nhập trong thời kỳ đổi mới, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã thể hiện một cách đầy đủ vai trò của mình thông qua việc huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng sản hẩm dịch vụ cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ nông dân. Từ đó đã góp hần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động mở ra sự phát triển kinh tế đất nước. Với xu thế chung đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây cũng góp phần mạnh mẽ vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế huyện nhà. Tuy đã đạt được những mục tiêu kế hoạch đề ra nhưng trong quá trình hoạt động Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây còn tồn tại không ít khó khăn. Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là Nông dân, địa bàn hoạt động chủ yếu là Nông thôn và đối tượng phục vụ là Nông nghiệp. Hơn nữa, đối với địa bàn hoạt động của ngân hàng lại là một huyện mang tính thuần nông, tích lũy của người dân chưa cao, có hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp thì vai trò tài trợ vốn cho lĩnh vực này là vô cùng quan trọng. Những năm gần đây thời tiết diễn biến phức tạp như thiên tai, dịch bệnh, giá cả … không có lợi cho sản xuất nông nghiệp làm cho đời sống kinh tế của người dân ngày càng khó khăn đồng nghĩa với việc rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng cao, chất lượng tín dụng giảm sút. Mặt khác, hiện nay còn có sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 6 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang thương mại khác như: Ngân hàng Công thương, Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Quỹ Tín Dụng nhân dân buộc ngân hàng phải không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng tín dụng của mình để có thể giữ vững vị trí chủ lực của mình trên địa bàn huyện nhà. Vì vậy, việc phân tích và tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây trong giai đoạn hiện nay là vô cùng quan trọng. Do đó, em chọn đề tài “Phân tích chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây” làm đề tài nghiên cứu của mình . 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn: Luận văn dựa trên thực trạng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Gò Công Tây, từ đó đi sâu vào phân tích bản chất của những khía cạnh, vấn đề còn tồn tại và hạn chế. Dựa trên cách phân tích thực trạng cộng với nghiên cứu lý thuyết và sự đóng góp ý kiến của các cán bộ trong ngân hàng để có thể đưa ra các ý kiến, đề xuất xác đáng, phù hợp với thực tế. Qua đó, tác giả sẽ đưa ra đề xuất của mình nhằm giúp ích công việc thực tế, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây qua 3 năm (2006-2008). Từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình cơ bản của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 2006-2008 Phân tích chất lượng tín dụng bằng các chỉ tiêu tài chính Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 7 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian Địa bàn nghiên cứu tập trung chủ yếu tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây Tỉnh Tiền Giang 1.3.2 Phạm vi về thời gian Đề tài thực hiện nghiên cứu từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm 2006-2008 . Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Luận văn của Lâm Ngọc Châu viết về đề tài: “Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng” trong đề tài này đã nghiên cứu các khái niệm về ngân hàng thương mại, về tín dụng ngân hàng và chức năng của chúng, phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thông qua 4 chỉ tiêu chính là doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn. Và qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Trên cơ sở các báo cáo tổng kết, báo cáo phân tích tài chính, báo cáo thống kê của Ngân hàng Nông nghiệp Gò Công Tây em phân tích thêm các chỉ tiêu đo lường về chất lượng tín dụng như nợ xấu, nợ khó đòi, số lượng khách hàng có nợ xấu . . . để có thể đánh giá một cách toàn diện về chất lượng tín dụng và đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại địa bàn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 8 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Tổng quan về tín dụng 2.1.1.1 Các khái niệm a) Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời gian xác định với một khoản chi phí nhất định. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng Sự chuyển nhượng này có tính thời hạn Sự chuyển nhượng này có kèm chi phí b) Chất lượng tín dụng Là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của một ngân hàng. Bảo đảm bù đắp được chi phí, có lãi và bảo toàn được vốn. c) Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ảnh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian xác định, kể cả các khoản vay đã thu hay chưa thu hồi được d) Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ảnh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã thu hồi được trong một khoảng thời gian xác định e)Dư nợ Là chỉ tiêu phản ảnh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và ngân hàng chưa thu hồi được tại một thời điểm xác định. Dư nợ = doanh số cho vay – doanh số thu nợ f) Nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 quy định tại chính sách này. Tỷ lệ nợ xấu tính trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 9 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang Việc phân loại nợ theo quyết định QĐ 493/2005/QĐ–NHNN 25/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thì dư nợ cho vay được chia làm 5 nhóm. Trong đó những khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 là nợ xấu Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Khách hàng không còn món nợ nào khác đã quá hạn Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại Những khoản nợ khác được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng dấu hiệu khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; Các khoản nợ được đánh giá có khả năng tổn thất cao Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại; Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi 2.1.1.2 Các phương thức cho vay: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thái Văn Đại 10 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang Cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cẩn thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Cho vay theo hạn mức tín dụng: theo phương thức này thì ngân hàng và khách hàng sẽ xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, nhưng ngân hàng sẽ cam kết dành cho khách hàng số hạn mức tín dụng đã định, không vì tình hình thiếu vốn để từ chối cho vay. Cho vay theo dự án: là phương thức cho vay trung và dài hạn, ngân hàng phải thẩm định dự án trước khi cho vay. Tuy nhiên, trong cho vay ngắn hạn ngân hàng vận dụng bổ sung phương thức cho vay theo dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Cho vay trả góp: là phương thức cho vay mà ngân hàng và người vay thỏa thuận số lãi vốn vay cộng với vốn gốc được chia ra để trả theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân hàng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt. Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng. Cho vay hợp vốn: một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. 2.1.2 Các chỉ số phân tích Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng không có hiệu quả. [...]... nối giữa sản xuất và tiêu dùng 3.2.5 Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây 3.2.6.1 Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2009 Trên cơ sở định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang và dự tính kết quả kinh doanh, kế hoạch kinh doanh năm 2009 của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây như sau: GVHD:... đặc biệt Và cũng chính năm đó, Ngân hàng Nông nghiệp huyện Gò Công Tây (trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang) được chính thức thành lập Đến năm 1996 đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây cho đến nay Trải qua quá trình 30 năm xây dựng, hoạt động và phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây đã trưởng thành về GVHD: Thái... Ngân hàng nhà nước huyện Gò Công Tây chính thức ngưng hoạt động, hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển mình bước vào thời kỳ mới Cùng với hệ thống ngân hàng phát triển nông nghiệp trên toàn quốc (tên gọi ban đầu của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay), Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện Gò Công Tây hình thành kể từ ngày 26/03/1988 trên cơ sở tiếp nhận từ ngân hàng nhà nước theo... thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây được thành lập từ năm 1979 với tên gọi là Ngân hàng nhà nước huyện Gò Công Tây trên cơ sở tách từ Ngân hàng nhà nước huyện Gò Công Trụ sở làm việc đặt tại ấp Hạ, thị trấn Vĩnh Bình, đây là cơ sở tiếp nhận của Ngân hàng nông thôn quận Hòa Đồng giai đoạn trước năm 1975 Trong buổi đầu hoạt động, cũng như tất cả ngân hàng. .. chức của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây gồm 1 trụ sở chính và 2 chi nhánh: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gò Công Tây có trụ sở chính đặt tại ấp Bắc, thị trấn Vĩnh Bình, chịu trách nhiệm quản lý chung toàn địa bàn và thực hiện cho vay 6 xã và một thị trấn là: thị trấn Vĩnh Bình, xã Vĩnh Hựu, xã Yên Luông, xã Thạnh Trị, xã Đồng Thạnh, xã Bình Nhì và. .. mật thiết với ngân hàng - Sự có mặt của Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Công thương đã chia sẽ một phần nhỏ thị phần của Ngân hàng Nông nghiệp huyện Gò Công Tây - Thị trường, giá cả chưa ổn định nhất là hàng hóa nông sản, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và thị trường nguyên liệu Chất lượng các hoạt... tàng rất lớn Giữ vững khách hàng truyền thống và mời gọi khách hàng mới được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị GVHD: Thái Văn Đại 23 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GÒ CÔNG TÂY QUA 3 NĂM 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM TỪ NĂM 2006-2008... đình ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là 28.831 hộ Hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp, nông thôn kinh doanh được cấp giấy phép là 1.615 hộ Hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp, nông thôn sàn xuất theo làng nghề (bó chổi) là 950 hộ GVHD: Thái Văn Đại 13 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang Luận văn tốt nghiệp 3.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GÒ CÔNG TÂY 3.2.1 Quá... ngành và một số tài liệu khác có liên quan GVHD: Thái Văn Đại 12 SVTH: Phạm Việt Diễm Trang Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN GÒ CÔNG TÂY –TIỀN GIANG 3.1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN GÒ CÔNG TÂY 3.1.1 Vị trí địa lý: Gò Công Tây là huyện thuộc phía Đông tỉnh Tiền Giang, có diện tích tự nhiên 272,30 km2, địa giới hành chính gồm 13 xã và 1... 53/HĐBT của hội đồng Bộ Trưởng đã tách ngân hàng một cấp thành ngân hàng hai cấp là ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại Năm 1990, cùng việc ban hành pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính ( ngày 24/05/1990) và hàng loạt các nghị định, quyết định của chính phủ được ban hành, trong đó có quyết định công nhận ngân hàng nông nghiệp là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt Và cũng