1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIẦY

5 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 204,3 KB

Nội dung

TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIẦY Cùng với sự hội nhập quốc tế, ngành da giầy Việt Nam không ngừng phát triển. Giầy dép các loại luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế giới trong nhiều năm gần đây. Xuất khẩu của ngành da giầy năm nào cũng đạt mức tăng trưởng cao. Hiện Việt Nam nằm trong top 5 nước có kim ngạch xuất khẩu giầy dép lớn trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, nhập khẩu giầy dép từ Việt Nam đứng vị trí thứ hai sau Trung Quốc. Giầy dép Việt Nam cũng đang có tốc độ tiêu thụ tăng trưởng nhanh trên thị trường các nước: Úc, Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh Năm 2011, xuất khẩu da giầy tăng 27,4% so với 2010, nhưng năm 2012 chỉ tăng 10,4% so với năm 2011, năm 2013 tăng tới 15,8% so với 2012, đạt trên 8,4 tỷ USD, chiếm 6,36% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Riêng trong tháng 12 năm 2013, kim ngạch xuất giầy dép đạt trên 925,75 triệu USD, tăng 14,6% so với tháng 11/2013. Báo cáo từ Bộ Công thương cho biết, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu da giầy của Việt Nam đạt 5,7 tỷ USD (tăng 19,2%) so với cùng kỳ năm 2013, riêng trong tháng 6/2014 giá trị xuất khẩu đạt 940 triệu USD. Việt Nam có lợi thế xuất khẩu da giầy nhờ tháng 1/2014, giầy dép của Việt Nam xuất sang EU được hưởng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập với mức thuế nhập khẩu giảm từ 3,5-5%. Ngoài ra, có xu hướng rút chuyển đơn hàng da giầy từ Trung Quốc, Bangladesh vào Việt Nam tăng khoảng 25% so với cùng kỳ 2013. Nếu phân theo loại hình kinh tế thì từ nhiều năm qua, xuất khẩu giầy dép của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng lớn trên 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả nước. Nếu FTA với EU được ký kết, việc cắt giảm mức thuế nhập khẩu từ 12,4% về 0% sẽ tạo cho ngành có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác, nhất là mở rộng thị trường với ít rào cản nhất, trở thành xưởng sản xuất giầy dép cao cấp chiến lược cho đối tác EU. Đây sẽ là tiền đề để Việt Nam có thể hội nhập tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị gia tăng ngành thời trang quốc tế. Một cơ hội nữa cũng đang mở ra trước mắt đối với ngành da giầy Việt Nam, đó chính là Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), Theo các chuyên gia kinh tế, Hiệp định này nếu được thông qua, lúc đó thuế nhập khẩu của giầy dép Việt Nam vào các nước TPP, trong đó có Hoa Kỳ sẽ giảm từ 13% - 14% xuống 0%. Ðiều này mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu vào Hoa Kỳ, thị trường chiếm thị phần lớn trong số các thị trường nhập khẩu giầy dép của Việt Nam. Các công ty nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi đó, cũng có những thách thức không nhỏ mà chúng ta phải đối đầu. Để chinh phục được thị trường các nước, các doanh nghiệp ngành da giầy Việt Nam phải chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật, nâng cao chất lượng để đáp ứng yêu cầu các thị trường khó tính này. Đứng trước tình hình đó, nhu cầu tuyển dụng cán bộ kỹ thuật chuyên ngành Công nghệ giầy rất cao. Một trong những yêu cầu cơ bản đối với các doanh nghiệp ngoài những yêu cầu về chuyên môn là trình độ ngoại ngữ của ứng viên. Hầu hết các đơn hàng đều xuất khẩu đi nước ngoài nên giao tiếp và làm việc với đối tác nước ngoài là yêu cầu quan trọng. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Hoa. Như vậy, với sinh viên chuyên ngành Công nghệ giầy việc đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành, cùng như soạn thảo các văn bản, tài liệu kỹ thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên khi ra trường trình độ tiếng Anh chưa đáp ứng được những yêu cầu trên. Nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc đọc, hiểu và dịch các văn bản, tài liệu kỹ thuật về công nghệ giầy, tác giả sẽ lần lượt đăng tải các bài tiếng Anh liên quan đến các vấn đề thiết kế, kỹ thuật. Thông qua đó sinh viên có thể tự học trau dồi thêm vốn từ vựng chuyên ngành. Đỗ Thị Thu Hồng Tài liệu tham khảo: [1] Website http://www.customs.gov.vn/ [2] Website http://www.vinanet.com.vn/ [2] Website http://giaothongvantai.com.vn/ Bài 1. FOOT MEASUREMENT Feet are measured for a variety purposes. A bespoke shoemaker requires information about his customer’s feet. He can use ready – made lasts or make lasts to satisfy the fit and comfort needs of his particular customer. A manufacturer producing footwear in bulk requires sufficient information about the feet of the segment of the market that he seeks to satisfy. He must be able to produce a range of lasts in sufficient sizes and fittings on which he can make a number of styles. The retailer needs to measure his customers’ feet in order that he can select from his shelves the footwear that, when tried on the customers’ feet, will produce an acceptable fit. In general circumstances, healthy person’s feet are the same size at any time of the day. However, they can be affected by the temperature (extreme heat, for example) or by strenuous exercise (walking for a number of hours, or engaging in high-intensity sport). It is, therefore, recommended that measurements should be taken during the morning. The shoemaker measures the length, width, height, and circumference of the feet in two different positions: first, while they are bearing the weight of the body and, again, when they are not under strain. In the standing position the foot can be as much as three-eighths of an inch (1cm) wider, the arch is rather lower, and the tendons and muscles are tense. This position also roughly reflects the state of the feet when they are under strain, that is when walking. But inevitably, shoes stretch – both under the strain of walking and owing to the warmth and moisture of the feet. Where measurements are taken in the sitting position, the situation is reverse: the feet are smaller when not under strain. Despite this, many shoemakers consider this measurements more important, because they constitute a better basis for establishing the varying width of the feet when walking and for estimating the extent to which the shoes will stretch when worn. Different styles made on different lasts out of different materials vary in their ability to provide satisfactory fit for people whose fir varies in length and joint girth. A court shoe made on a fashion last out of tight upper material with little “give” in it will not fit the same range of feet as an adjustable comfort shoe made from a giving material like a suede. Ghi chú Last : Phom giày Tài liệu tham khảo [1] S.G.Druzkova, V. Kazakova, N.K. Yurasova, English - leather goods design and technology, Academa, Moscow, 2003. . TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH ĐỐI VỚI SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ GIẦY Cùng với sự hội nhập quốc tế, ngành da giầy Việt Nam không ngừng phát triển. Giầy dép các. làm việc với đối tác nước ngoài là yêu cầu quan trọng. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Hoa. Như vậy, với sinh viên chuyên ngành Công nghệ giầy việc đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành, . thuật chuyên ngành bằng tiếng Anh là rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên khi ra trường trình độ tiếng Anh chưa đáp ứng được những yêu cầu trên. Nhằm hỗ trợ sinh viên trong

Ngày đăng: 30/07/2015, 23:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w