1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi học sinh giói cấp tỉnh lớp 11 môn Lịch sử

4 371 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 228,04 KB

Nội dung

1 Họ và tên thí sinh:…………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Lịch sử * Lớp: 11 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (4 điểm) Giới thiệu vài nét về thân thế, sự nghiệp của Lý Thường Kiệt và nêu những đóng góp của Ông đối với lịch sử dân tộc. Câu 2: (4 điểm) Lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của toàn quân, toàn dân ta thể hiện như thế nào qua các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỷ XIII). Câu 3: (4 điểm) Anh, (chị) phân tích nguyên nhân thắng lợi và nêu đặc đi ểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 4: (4 điểm) Bằng những sự kiện lịch sử Việt Nam đã học trong giai đoạn 1858 – 1884, anh (chị) hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc mất nước thời bấy giờ. Câu 5: (4 điểm) Hãy cho biết tính chất và kết cục của cuộc “Chiến tranh thế giới thứ nhất” (1914 – 1918). Qua đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân và cho nền hòa bình thế giới. HẾT (Gồm 01 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 * Môn thi: Lịch sử * Lớp: 11 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) Giới thiệu vài nét về thân thế, sự nghiệp của Lý Thường Kiệt và nêu những đóng góp của Ông đối với lịch sử dân tộc. a. Thân thế, sự nghiệp: - Thân thế: + Lý Thường Kiệt vốn họ Ngô, tên húy là Tuấn, tự Thường Kiệt. Vì có công lao đặc biệt đối với triều đình và đất nước được ban theo họ vua nên lấy tự làm tên và mang họ Lý thành Lý Thường Kiệt. (0.25 đ) + Ông sinh năm 1019 mất năm 1105, quê ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (Hà Nội). (0.25đ) - Sự nghiệp: Ông có tài văn võ, năm 23 tuổi được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi tăng dần đến Thái úy. (0.5đ) b. Những đóng góp: - 1069 theo Lý Thái Tông đi đánh cham – pa. Vua Chăm phải dùng 3 châu đất để chuộc. Lãnh thổ ĐV mở rộng đến Quảng Trị. (0.5đ) - 1075 đem quân sang TQ phá tan cơ sở chuẩn bị chiến tranh xâm lược ĐV của nhà Tống. (0.5đ) - 1076-1077, chỉ huy quân dân ĐV đánh bại xâm lược Tống. (0.5đ) - Không ngừng nêu cao phẩm giá trung quân ái quốc tốt đẹp của bậc đại thần khi vận nước lâm nguy cũng như khi non sông được thái bình. (0.5đ) - Góp phần đắc lực cùng vua và triều đình trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đặc biệt là góp phần củng c ố sức mạnh của guồng máy nhà nước đương thời. (0.5đ) - Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm lăng nguy hiểm và xảo quyệt của quân Tống, bảo vệ vừng chắc nền độc lập nước nhà. (0.5đ) Câu 2: (4 điểm) a. Hoàn cảnh lịch sử: - Thế kỷ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất nước dưới thời Trần, nhân dân Đại Vi ệt phải đương đầu với một cuộc thử lửa lớn lao kéo dài suốt 30 năm. Quân Mông – Nguyên đã ba lần kéo xuống nước ta ( vào các năm 1258, 1285, 1288). (0.5đ) - Dưới sự chỉ huy của các vị vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Thái sư Trần Thủ Độ cùng hàng loạt vị tướng tài giỏi như Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Nhât Duật, Phạm Ngủ Lảo đặt biệt là nhà quân sự thiên tài Tr ần Quốc Tuấn “ cả nước đứng dậy” cầm vũ khí , gậy gộc chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc. (0.5đ) b. Lòng yêu nước quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của toàn quân, toàn dân: - Tháng 10/1257 vua Trần Thái Tông xuống chiếu cho các tướng điều quân thủy bộ lên miền biên giới Tây Bắc và ra lệnh cho cả nước sắm vủ khí, các đội dân binh được thành l ập ngày đêm luyện tập võ nghệ sẳn sàng chiến đấu. (0.5đ) - Tháng 11/1282 nhà Trần triệu tập hội nghị Bình Than, hội nghị của quý tộc và tướng lĩnh các cấp trong triều đình thắt chặt khối đoàn kết từ tầng lớp trên trong xã hội. (Gồm 03 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC 2 (0.25đ) - Tháng 1/1285 mở hội nghị Diên Hồng tạo cơ sở vững chắc để xây dựng khối đoàn kết nhất trí to lớn của toàn dân, biến quyết tâm của triều đình thành quyết tâm của cả dân tộc, là một trong những đỉnh cao của nghệ thuật tập hợp lực lượng toàn dân. (0.5đ) - Lời hịch của Trần Hưng Đạo có đoạn: “Ta th ường tới bữa quên ăn , nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ giận chưa thể lột da, ăn gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa cũng nguyện xin làm”. Bài hịch đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù, lòng quyết tâm giết giặc của quân dân ta. (0.75đ) - Kinh thành Thăng Long 3 lần bị vó ngựa Mông- Nguyên dày xéo, b ộ chỉ huy kháng chiến có lúc bị kèm giữa 2 “gọng kìm”của giặc, nhưng với tinh thần “sát thát”, chủ động đối phó với mọi âm mưu của giặc, quân và dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc . (0.75đ) - Chiến thắng Bặch Đằng vang dội. mãi đi vào lịch sử như biểu tượng của truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc. (0.25đ) Câu 3: (4 điểm) * Nguyên nhân thắng lợi. - Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh yêu nước và chính nghĩa, cuộc chiến tranh giải phóng đất nước đã tập hợp được đông đảo các lực lượng nhân dân yêu nước, được toàn dân nhiệt tình ủng hộ. (0.5đ) - Tinh thần chiến đấu dũng cảm tuyệt vời, không lùi bước trướ c bất kỳ khó khăn gian khổ nào, dù phải hy sinh tính mạng của quân dân ta. Đây chính là nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. (0.5đ) - Bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa là những người tài giỏi, với lòng yêu nước nồng nàn, dũng cảm, kiên cường, thông minh, mưu trí đã vạch ra đường lối quân sự đúng đắn, đặc biêt là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. (0.5đ) - Nhà Minh thự c hiện chiến tranh xâm lược hiếu chiến, phi nghĩa (0.5đ) * Đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Đường lối chiến lược cơ bản của cuộc khởi nghĩa là dựa vào dân, tiến hành cuộc chiến tranh lâu dài, phù hợp với cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của một nước nhỏ chống lại sự xâm l ược của một nước lớn. (0.5đ) - Quán triệt tư tưởng chiến lược đó, bộ chỉ huy đã dựa vào dân để xây dựng lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh, giải quyết đúng đắn vấn đề xây dựng căn cứ địa kết hợp với chiến đấu và sản xuất, giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị. ( 0.5đ) - Vấn đề chiến thuật: sử dụng nhiều cách đánh, xoay chuyển địa hình phù hợp với hoàn cảnh của ta và bản chất của đối phương “Lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”. Đánh du kích, phục kích, vận động chiến, vây thành diệt viện… Đặc biệt là chiến thuật phục kích sở trường của nghĩa quân Lam Sơn đã được vận dụ ng tài tình trong suốt quá trình của cuộc khởi nghĩa. (0.5đ) - Thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn còn là thắng lợi rực rỡ của đường lối chiến lược, chiến thuật của một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính nhân dân trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. (0.5đ) Câu 4: (4 điểm) Trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc m ất nước : * Trước khi Pháp xâm lược: - Triều đình thi hành chính sách bảo thủ, lạc hậu cả về kinh tế, chính trị, đối ngoại thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” xây dựng Việt Nam thành một quốc gia củ trong thế giới mới. (0.5đ) 3 * Khi Pháp xâm lược (1858): + Trước Hiệp ước 1862: - Thường từ chối đề nghị cải cách, canh tân (Nguyễn Trường Tộ), để duy trì sự lạc hậu, cản trở sự phát triển của đất nước. Do đó, Việt Nam bị khủng hoảng về mọi mặt, không tạo được sự cố kết nhân tâm, không có tiềm lực đánh quân xâm lược. (0.5đ) - Triều đình đã cùng nhân dân chống Pháp, đã 2 lần cử Nguyễn Tri Phương vào Đà Nẵng, Gia Định chống Pháp. (0.25đ) - Triều đình lại do dự, không kiên quyết đánh giặc, không tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân,bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công. Dẫn đến sai lầm về chiến thuật: nặng về phòng thủ mà không tiến công. (0.75đ) - Đa số vua quan nhà Nguyễn sợ Pháp,chọn con đường cầu hòa, từ b ỏ con đường đấu tranh truyền thống của dân tộc. (0.5đ) + Sau Hiệp ước 1862: - Pháp chiếm được Gia Định, triều đình liên tiếp kí với Pháp các hòa ước trong khi nhân dân ta đang trên đà thắng thế, quân Pháp thì đang hoang mang dao động.=> Việc kí kết các Hiệp ước giữa triều đình với Pháp làm nhân dân rất bất bình, làm suy giảm ý chí chiến đấu. Ngược lại, ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho Pháp về nhi ều mặt. (0.75đ) - Triều đình lại sợ nhân dân, vì từ khi lên cầm quyền nhà Nguyễn đã bị nhân dân chống đối nhiều. Một mặt muốn nhờ Pháp đàn áp nhân dân. (0.5đ) => Trong thời gian này, nước ta bị mất chủ quyền là do một phần trách nhiệm của nhà Nguyễn. Chỉ đặt quyền lợi của triều đình lên trên quyền lợi dân tộc. (0.25đ) Câu 5: (4 đ iểm) Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 – 1918) đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. Nhiều thành phố, làng mạc, nhà máy…bị phá hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ dollar. Chiến tranh kết thúc với sự thấ t bại hoàn toàn của phe Liên minh. (1.0đ) Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ, Mĩ được hưởng lợi từ chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí, đất nước không bị tàn phá… (0.5đ) Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và sự thành lập nhà nước Xô-viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. (0.5đ) Trong quá trình chiến tranh, thắng lợ i của cách mạng tháng Mười Nga và sự thành lập nhà nước Xô-viết đã đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. (0.5đ) Bài học: Có thái độ yêu hòa bình, ngăn chặn các cuộc chiến tranh phi nghĩa…từ bài học lịch sử có thể rút ra các mối quan hệ xã hội cho bản thân… (0.5đ) Các nước cần giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình: đối thoại, nh ờ sự can thiệp của quốc tế… (0.5đ) Các nước cần phải đoàn kết, chung tay giải quyết các vấn đề mang tính quốc tế, đặt lợi ích dân tộc phù hợp với lợi ích cộng đồng quốc tế… (0.5đ) Tôn trọng hòa bình thế giới, ra sức hợp tác phát triển nền kinh tế, lấy kinh tế làm trọng tâm, tạo sự phát triển phồn vinh cho đất nước… (0.5đ) Đối với câu hỏi mở, thí sinh không cần trả lời theo đáp án, các em tự do suy nghĩ nếu hợp lí vẫn đạt điểm tối đa. HẾT . thí sinh: …………………… ………… Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:…………………………… ……… …………….……………… SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2 011 - 2012 * Môn thi: Lịch sử * Lớp: . được bài học gì cho bản thân và cho nền hòa bình thế giới. HẾT (Gồm 01 trang) ĐỀ CHÍNH THỨC 1 SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2 011 - 2012. TỈNH NĂM HỌC 2 011 - 2012 * Môn thi: Lịch sử * Lớp: 11 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (4 điểm) Giới thi u vài nét về thân thế, sự nghiệp

Ngày đăng: 30/07/2015, 20:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN