1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề địa lí 12 - sưu tập đề kiểm tra, thi học kỳ, thi học sinh giỏi, tn địa lý tham khảo (164)

3 83 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

    • KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12

Nội dung

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 - 2012 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: ĐỊA LÝ – LỚP 12 BT THPT (Hướng dẫn và biểu điểm gồm 03 trang) Câu ý Nội dung Điểm I (2,0) * Nếu Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời nhưng không chuyển động tự quay quanh trục thì: - Trái Đất một năm chỉ có một ngày và một đêm. - Ngày dài 6 tháng, đêm dài 6 tháng. - Với thời gian 6 tháng, phần ban ngày sẽ rất nóng vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục, còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. - Khi đó trên Trái Đất sẽ không tồn tại sự sống. 0,5 0,5 0,5 0,5 II (4,0) 1 (1,5) Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa vì: - Nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu. - Tiếp giáp với Biển Đông. - Nằm trong khu vực chịu tác động của gió mùa Châu Á. 0,5 0,5 0,5 2 (2,5) Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa: * Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: - Trên các sườn đất dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. - Vùng núi đá vôi hình thành địa hình catxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. - Vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. * Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: - Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở miền đồi núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng đồng bằng hạ lưu sông. - Rìa phía đông nam đồng bằng châu thổ sông Hồng và phía tây nam đồng bằng châu thổ sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển từ vài chục đến gần trăm mét. Nguyên nhân: - Nước ta có nền nhiệt cao, lượng mưa nhiều và phân hóa theo mùa nên quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển diễn ra mạnh mẽ. - Bề mặt địa hình có độ dốc lớn, bị mất lớp phủ thực vật. - Nham thạch dễ bị phong hóa. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 III (5,5) 1 (3,5) * Nêu khái quát về Biển Đông: - Là một biển rộng, có diện tích 3,447 triệu Km 2 (lớn thứ hai trong các biển của TBD) - Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo) - Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, thể hiện qua các yếu tố hải văn. 0,25 0,25 0,25 1 => Là những đặc điểm có ảnh hưởng đến thiên nhiên nước ta. * Ảnh hưởng của Biển Đông đến tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta: Vùng biển Việt Nam giàu tiềm năng khoáng sản và hải sản: * Tài nguyên khoáng sản: - Có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu khí( dẫn chứng). - Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn Titan là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp. - Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối( dẫn chứng). * Tài nguyên hải sản: - Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao( dẫn chứng). - Ven các đảo và quần đảo còn có nguồn tài nguyên quý giá khác( dẫn chứng). 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 2 (2,0) Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta: * Thế mạnh: - Khoáng sản: tập trung nhiều khoáng sản có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh( dẫn chứng). Đó là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Rừng: Giàu có về thành phần loài động, thực vật, tạo cơ sở cho phát triển khai thác và chế biến lâm sản. - Đất trồng: Các cao nguyên và thung lũng, bán bình nguyên và đồi trung du có đất đai thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và cả cây lương thực, nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi đại gia súc. - Nguồn thủy năng: Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn. - Tiềm năng du lịch: Có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch (dẫn chứng). * Hạn chế: + Ở nhiều vùng núi, địa hình bị chia cắt mạnh, lắm sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng. + Do mưa nhiều, độ dốc lớn nên dễ xảy ra thiên tai(dẫn chứng). + Tại các đứt gẫy sâu có nguy cơ động đất. + Các thiên tai khác => Gây trở ngại cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội: 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 IV (4,5) 1 (3,0) Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua: - Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh (dẫn chứng). - Cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương. - Năng suất lúa tăng mạnh (dẫn chứng). - Các loại màu lương thực đã trở thành cây hàng hóa. - Sản lượng lương thực tăng nhanh (dẫn chứng). - Bình quân lương thực đầu người tăng, không chỉ đảm bảo đủ nhu cầu trong nước mà còn có xuất khẩu(dẫn chứng) 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 2 - Đã hình thành các vùng chuyên canh sản xuất lương thực( Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông Cửu Long) 0,5 2 (1,5) Việc bảo đảm an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa và phát triển kinh tế nông nghiệp vì: - An toàn lương thực tạo điều kiện để quy hoạch, ổn định và phát triển diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản, diện tích trồng rau quả và diện tích trồng cây công nghiệp - An toàn lương thực cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - An toàn lương thực góp phần xuất khẩu để tích lũy vốn. 0,5 0,5 0,5 V (4,0) 1 (2,75) * Xử lý số liệu: CƠ CẤU HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM PHÂN THEO NHÓM HÀNG NĂM 2000 VÀ NĂM 2005 Đơn vị: % Hàng xuất khẩu 2000 2005 Công nghiệp nặng và khoáng sản 37,2 36,1 Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 33,8 41,0 Nông,lâm,thủy sản 29,0 22,9 Tổng số 100,0 100,0 * Tính quy mô: R 2000 = 1đvbk ; R 2005 = 1,66 đvbk * Vẽ biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau Lưu ý: - Chính xác, khoa học, đảm bảo tính thẩm mỹ. - Vẽ các loại biểu đồ khác ngoài hình tròn thì không cho điểm. 0,5 0,25 2,0 2 (1,25) Nhận xét: * Giá trị hàng xuất khẩu: Từ năm 2000 đến 2005 có sự thay đổi - Tổng giá trị hàng xuất khẩu tăng nhanh( dẫn chứng) - Giá trị các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng( dẫn chứng) * Cơ cấu hàng xuất khẩu: Từ năm 2000 đến 2005 có sự thay đổi - Tỉ trọng hàng công nghiệp và khoáng sản giảm dần( dẫn chứng) - Tỉ trọng hàng nông, lâm, thủy sản giảm dần( dẫn chứng) - Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng ( dẫn chứng) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Hết Lưu ý: Thí sinh trình bày theo các cách khác nhau nhưng đủ ý thì vẫn cho điểm tối 3 . SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 - 2 012 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: ĐỊA LÝ – LỚP 12 BT THPT (Hướng dẫn và biểu điểm. kinh tế - xã hội nước ta: * Thế mạnh: - Khoáng sản: tập trung nhiều khoáng sản có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh( dẫn chứng). Đó là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. - Rừng: Giàu. bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá. - Vùng núi đá vôi hình thành địa hình catxtơ với các hang động, suối cạn, thung khô. - Vùng thềm phù sa cổ, địa hình

Ngày đăng: 30/07/2015, 19:53

w