1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề địa lí 12 - sưu tập đề kiểm tra, thi học kỳ, thi học sinh giỏi, tn địa lý tham khảo (170)

5 438 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: Địa lí Thời gian làm bài: 180 phút. (Đề thi gồm: 01 trang) Câu I. (2.0 điểm) 1. Trình bày chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa hai đường chí tuyến. Cho biết nơi nào trên Trái Đất có số lần Mặt Trời lên thiên đỉnh: 1 lần? 2 lần? 0 lần? 2. Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hoá? Câu II. (1.0 điểm) Vị trí địa lí nước ta có tác động như thế nào trong mối quan hệ giữa nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á? Câu III. (2.0 điểm) 1. So sánh sự khác biệt về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. 2. Trình bày các điểm chung của dải đồng bằng ven biển miền Trung, nêu tên các đồng bằng đó. Vì sao dải đồng bằng này lại chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp? Câu IV. (2.0 điểm) 1. Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua khí hậu, địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển nước ta? 2. Hệ thống đảo và quần đảo trong Biển Đông có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế - xã hội? Câu V. (3.0 điểm) 1. Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. 2. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tháng của Lạng Sơn và TP. Hồ Chí Minh (Đơn vị: 0 C) Tháng Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Lạng Sơn 13,3 14,3 18,2 22,1 23,3 26,9 27,0 26,6 25,2 22,2 18,3 14,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện chế độ nhiệt của hai địa điểm trên. b. Nhận xét sự khác biệt về chế độ nhiệt của hai địa điểm trên. Tại sao có sự khác biệt đó? Hết (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam tái bản chỉnh lí và bổ sung từ năm 2009) Họ và tên thí sinh: Số BD: 1 §Ò thi chÝnh thøc Chữ ký của giám thị 1: …….……….… Chữ ký của giám thị 2: …………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: Địa lí (Đáp án gồm: 04 trang) Câu Ý Đáp án Điểm I 1 Trình bày chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời giữa hai đường chí tuyến. Cho biết nơi nào trên Trái Đất có số lần Mặt Trời lên thiên đỉnh: 1 lần? 2 lần? 0 lần? - Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh. - Ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23 0 27N (ngày 22/12) cho tới 23 0 27B (ngày 22/6) rồi lại xuống vĩ tuyến 23 0 27N. Điều đó làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. - Trong thực tế không phải Mặt Trời di chuyển, mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời. - Nơi có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm 1 lần: trên hai đường chí tuyến; 2 lần: trong vùng nội chí tuyến; 0 lần: vùng ngoại chí tuyến. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hoá? - Ở nhiều nước đang phát triển quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh hơn công nghiệp hoá, số người nhập cư vào thành phố ngày càng đông đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng: + Thiếu việc làm, nhà ở, nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội xuất hiện. + Kết cấu hạ tầng đô thị quá tải (kẹt xe, tắc đường…), ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. - Điều khiển quá trình đô thị hoá để phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, để đô thị hoá không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động. 1,0 0,5 0,5 II Vị trí địa lí nước ta có tác động như thế nào trong mối quan hệ giữa nước ta với các nước trong khu vực Đông Nam Á? - Tích cực: + Dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực bằng nhiều loại hình giao thông vận tải. + Cho phép nước ta hợp tác với các nước trong khu vực về lĩnh vực khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội do có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội… + Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, đông dân nên nước ta có thể 1,0 0,25 0,25 2 mở rộng thị trường, hợp tác đầu tư, hợp tác lao động, học hỏi kinh nghiệm… - Tiêu cực: Phải cạnh tranh mạnh trong việc chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu một số sản phẩm chủ lực. Là khu vực nhạy cảm nên dễ bị tác động bởi những diễn biến tiêu cực. 0,25 0,25 III 1 So sánh sự khác biệt về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. * Vùng núi Đông Bắc: - Nằm ở phía đông thung lũng sông Hồng với 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía Bắc và phía Đông (kể tên 4 cánh cung). Hướng vòng cung của các dãy núi quy định hướng vòng cung của các thung lũng sông. - Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng. Địa hình Đông Bắc cũng thấp dần từ TB xuống ĐN. Những đỉnh cao trên 2000 m nằm trên vùng thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn trung tâm là vùng đồi núi thấp cao trung bình từ 500 – 600m. * Vùng núi Tây Bắc - Nằm giữa sông Hồng và sông Cả; có địa hình cao nhất nước ta, có 3 dải địa hình cùng hướng TB - ĐN. - Phía đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ có đỉnh Phanxipăng cao nhất nước ta, phía tây là địa hình núi trung bình, ở giữa là các dãy núi, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi. Hướng các dãy núi cũng là hướng các thung lũng sông. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2 Trình bày các điểm chung của dải đồng bằng ven biển miền Trung, nêu tên các đồng bằng đó. Vì sao dải đồng bằng này lại chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp? - Tổng diện tích khoảng 15.000 km 2 kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Đều là các đồng bằng chân núi ven biển thấp dần từ chân dãy Trường Sơn ra biển. - Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đồng bằng nên đất thường nghèo phù sa, nhiều cát… - Các đồng bằng: Thanh - Nghệ - Tĩnh (bắc đèo Ngang); Bình - Trị - Thiên (bắc đèo Hải Vân); Nam – Ngãi – Bình Định (từ nam đèo Hải Vân đến bắc đèo Cù Mông); Phú Yên (giữa đèo Cù Mông và đèo Cả); Khánh Hoà – Ninh Thuận – Bình Thuận (phía nam đèo Cả). - Giải thích: Dải Trường Sơn hùng vĩ có những dãy núi đâm ngang ra biển, chia cắt dải đồng bằng vốn đã hẹp ngang (do Trường Sơn nằm sát Biển Đông) thành nhiều đồng bằng nhỏ. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 IV 1 Chứng minh Việt Nam là một quốc gia ven biển có tính biển sâu sắc thể hiện qua khí hậu, địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển nước ta? * Khí hậu: - Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương điều hoà hơn. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. - Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường > 80%, mang lại cho nước ta lượng mưa lớn. 1,0 0,25 0,25 3 * Địa hình và hệ sinh thái: - Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô. - Hệ sinh thái rừng ngập mặn, các hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh thái rừng trên các đảo. 0,25 0,25 2 Hệ thống đảo và quần đảo trong Biển Đông có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế - xã hội? - Là cơ sở để có lãnh thổ biển rộng hơn (mở rộng vùng biển gắn với đất liền, có các vùng biển lân cận các đảo). - Có nhiều nguồn lợi để phát triển kinh tế biển (du lịch, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, giao thông, khoáng sản…) - Là hệ thống căn cứ để phát triển khai thác có hiệu quả các nguồn lợi của biển, tạo điều kiện tham gia các hoạt động quốc tế trên biển. - Có vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh và chủ quyền đất nước. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 V 1 Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. - Tính chất nhiệt đới: do vị trí địa lí của nước ta, điểm cực Bắc gần chí tuyến Bắc (23 0 23’B), điểm cực Nam cách xích đạo không xa (8 0 34’B). Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên nền nhiệt cao và lượng bức xạ lớn. - Tính chất ẩm: + Do nằm kề Biển Đông, đường bờ biển kéo dài 3260 km. Biển Đông đã làm biến tính các khối khí thổi vào đất liền làm tăng nhiệt ẩm cho khối khí từ phương bắc xuống, làm dịu mát các khối khí nóng từ phương nam lên. + Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang kéo dài. Hướng nghiêng chung của địa hình là TB – ĐN thấp dần ra biển tạo thuận lợi cho các luồng gió hướng ĐN từ biển xâm nhập sâu vào đất liền. Gió mùa kết hợp với tác động của biển đã mang đến lượng mưa lớn, độ ẩm cao. - Tính chất gió mùa: do nước ta nằm ở rìa đông của lục địa Á – Âu, trung tâm của khu vực châu Á, nơi giao lưu của các khối khí hoạt động theo mùa. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 2 a. Vẽ biểu đồ: - Yêu cầu: + Vẽ dạng đường, vẽ dạng biểu đồ khác không cho điểm. + Bảo đảm kỹ thuật và mỹ thuật; đủ các yếu tố cấu thành biểu đồ, thiếu hoặc sai một trong số các yếu tố sau: chú giải, tên biểu đồ, trục biểu đồ (trừ 0,25 điểm) 1,0 4 b. Nhận xét và giải thích tại sao? * Nhận xét: - Nhiệt độ trung bình năm và các tháng: TP. Hồ Chí Minh lớn hơn Lạng Sơn (dẫn chứng). - Lạng Sơn có mùa đông lạnh (<20 0 C) dài 5 tháng; TP. Hồ Chí Minh không có tháng lạnh; biên độ nhiệt trung bình năm Lạng Sơn cao, TP. Hồ Chí Minh thấp (dẫn chứng). * Giải thích: - Lạng Sơn vĩ độ cao hơn, gió mùa Đông Bắc tác động mạnh nên có mùa đông lạnh. - TP. Hồ Chí Minh vĩ độ thấp, gần xích đạo, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm. 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 Tổng điểm toàn bài 10,0 Hết 5 0 C . SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2014 - 2015 Môn thi: Địa lí Thời gian làm bài: 180 phút. (Đề thi gồm: 01 trang) Câu I. (2.0 điểm) 1. Trình. thí sinh: Số BD: 1 §Ò thi chÝnh thøc Chữ ký của giám thị 1: …….……….… Chữ ký của giám thị 2: …………… SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC. nhiệt của hai địa điểm trên. b. Nhận xét sự khác biệt về chế độ nhiệt của hai địa điểm trên. Tại sao có sự khác biệt đó? Hết (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam tái bản chỉnh lí và bổ

Ngày đăng: 30/07/2015, 19:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w