1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề địa lí 12 - sưu tập đề kiểm tra, thi học kỳ, thi học sinh giỏi, tn địa lý tham khảo (137)

3 91 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 83 KB

Nội dung

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 02 Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Địa lý dân cư Vẽ và nhận xét biểu đồ về số dân và tỉ lệ dân đô thị ở Việt Nam Số câu 01 Số điểm 4.0 Tỉ lệ 40 % Số câu 01 Số điểm:4.0 Chủ đề 2 Một số vấn đề phân bố và phát triển nông nghiệp Trình bày được những điều kiện để phát triển ngành thủy sản Số câu: 01 Số điểm 3.0 Tỉ lệ 30 % Số câu: 01 Số điểm:3.0 Chủ đề 3 Một số vấn đề phân bố và phát triển công nghiệp Sử dụng Atlas để trình bày sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp. Số câu 01 Số điểm 3.0 Tỉ lệ 30 % Số câu 01 Số điểm 3.0 Số câu 03 Số điểm 10.0 Tỉ lệ: 100 % Số câu 01 Số điểm 3.0 30 % Số câu: 02 Số điểm: 7.0 70% SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH THUẬN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỔ SỬ - ĐỊA ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Bài số 2) Lớp 12 Năm học: 2012-2013 Môn: Địa lý Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 02 Câu 1 (3 điểm) Trình bày những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển ngành thủy sản ở nước ta. Câu 2 (3 điểm) Dựa vào Atlas Địa lý Việt Nam, trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. Giải thích tại sao ngành này trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? Câu 3 (4 điểm) Cho bảng số liệu: Tỉ lệ dân thành thị và số dân ở thành thị của nước ta giai đoạn 1960 - 2007 Năm Số dân thành thị (triệu người) Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%) 1960 4,7 15,5 1979 10,1 19,4 2000 18,8 24,2 2007 22,4 27,0 a) Vẽ biểu đồ (kết hợp cột và đường) thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta từ năm 1960 đến năm 2007. b) Nhận xét và giải thích quá trình thay đổi đó. Hết HS được sử dụng Atlas Địa lý Việt Nam ĐÁP ÁN ĐỊA LÝ ĐỀ 02 Câu Nội dung Điểm Câu 1 Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nước ta: -Tự nhiên: + Nước ta có bờ biển dài và vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng. + Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. + Nước ta có nhiều ngư trường (4 ngư trường trọng điểm) + Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn… + Trên đất liền có nhiều sông suối, kênh rạch ao hồ…. -Kinh tế - xã hội: + Nhân dân có kinh nghiệp và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản + Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn. + Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng lớn. + Những chính sách của nhà nước đã tác động tích cực đến ngành thủy sản. + Các dịch vụ và công nghiệp chế biến được chú trọng phát triển và mở rộng…. Khó khăn: + Nhiều cơn bão đổ bộ từ biển Đông, các đợt gió mùa Đông Bắc… + Các ngư cụ, tàu thuyền chậm đổi mới do thiếu vốn + Môi trường biển ven bờ bị ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 -Tình hình phát triển của ngành CN chế biến LTTP + Giá trị sản xuất CN chế biến LTTP qua các năm (năm 2000 đạt 49,4 nghìn tỉ đồng đến năm 2007 đạt 135,2 nghìn tỉ đồng, 7 năm tăng 2,7 lần). + Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp chế biến so với toàn ngành CN (Năm 2000 chiếm 24,9%, đến năm 2007 chiếm 23,7%). - Tình hình phân bố của ngành CN chế biến LTTP + CN chế biến chè, cà phê, thuốc lá, hạt điều: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Buôn Ma Thuộc, Bảo Lộc, Biên Hòa, Plâyku, TP HCM + CN chế biến lương thực tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL, ĐBSH, ĐNB + CN chế biến rượu bia nước giải khát: TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng… + CN chế biến đường sữa, bánh kẹo: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, TPHCM, Biên Hòa, Cần Thơ, Thủ Dầu Một, Tây Ninh + CN chế biến sản phẩm chăn nuôi:Hà Nội, Hải Phòng, Mộc Châu, TP HCM, Cần Thơ, Nha Trang, Quy Nhơn, Thanh Hóa, Cà Mau… + CN chế biến thủy hải sản: ĐBSCL, TPHCM, Vũng Tàu, Hải Phòng, Duyên hải Nam Trung Bộ. - Ngành CN chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm vì: + Có thế mạnh lâu dài: Do lấy nguyên liệu từ các ngành nông lâm thủy sản, phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của hơn 86 triệu dân và thị trường xuất khẩu rộng lớn. + Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội: làm tăng giá trị sản phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp, nâng cao mức sống người dân nông thôn, vùng sâu vùng biên giới 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 hải đảo, giải quyết công ăn việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn. + Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác phát triển: Nông - lâm- ngư nghiệp, GTVT, thương mại, dịch vụ… 0,25 Câu 3 Vẽ biểu đồ đường kết hợp cột - Yêu cầu: Biểu đồ có chú giải, tên biểu đồ, thể hiện khá chính xác số liệu. - Chọn tỉ lệ phù hợp trên 2 trục tung cột biểu thị phải cách 2 trục tung một khoảng nhất định, trên trục hoành chia khoảng cách giữa các năm hợp lý. Nhận xét: - Quá trình đô thị hóa còn chậm: sau 47 năm dân số đô thị tăng 22,4 triệu người - Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng còn chậm đến 2007 tỉ lệ dân thành thị là 27% mới chiếm hơn ¼ dân số cả nước. Giải thích: - Do quá trình CNH - HĐH đất nước mở rộng qui mô các đô thị, qui hoạch xây dựng các khu đô thị mới. - Việc ra đời các KCN cũng thu hút lực lượng lao động từ nông thôn đến để tìm việc làm nên dân đô thị tăng. 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 . NINH THUẬN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN TỔ SỬ - ĐỊA ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (Bài số 2) Lớp 12 Năm học: 2 01 2- 2013 Môn: Địa lý Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 02 Câu 1 (3 điểm) Trình bày những điều kiện. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 02 Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Địa lý dân cư Vẽ và nhận xét biểu đồ về số dân và. đổi đó. Hết HS được sử dụng Atlas Địa lý Việt Nam ĐÁP ÁN ĐỊA LÝ ĐỀ 02 Câu Nội dung Điểm Câu 1 Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thủy sản nước ta: -Tự nhiên: + Nước ta có bờ biển dài

Ngày đăng: 30/07/2015, 19:49

w