ĐỀ THI ĐÁP ÁN KT HKI 2011-2012 môn VĂN 12 THPT TỈNH BẾN TRE

4 971 1
ĐỀ THI ĐÁP ÁN KT HKI 2011-2012 môn VĂN 12 THPT TỈNH BẾN TRE

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: Ngữ văn. Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp về nghệ thuật trong đoạn thơ sau : Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai ? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son. (Tố Hữu, Việt Bắc) Câu 2. (3,0 điểm) J. Houton có nói : “Chúng ta sẽ nắm được 10% những gì đọc được, 15% những gì nghe thấy và 80% những gì tự trải nghiệm”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên ? II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Qua việc tìm hiểu, phân tích bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, anh (chị) rút ra được điều gì ? Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo : những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2011 – 2012 Môn: NGỮ VĂN. Giáo dục trung học phổ thông I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. II. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Hãy chỉ ra cái hay, cái đẹp về nghệ thuật đoạn thơ sau : Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù Mình về, có nhớ chiến khu Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai ? Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già. Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son. (Tố Hữu, Việt Bắc) Đoạn thơ là một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc với những hình ảnh tiêu biểu, thể hiện nghĩa tình gắn bó sâu nặng của nhân dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến. 1,00 Câu 1 (2,0 đ) Chất dân tộc đậm đà. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết. Xây dựng nhiều hình ảnh chọn lọc, có sức gợi cảm 1,00 J. Houton có nói: “Chúng ta sẽ nắm được 10% những gì đọc được, 15% những gì nghe thấy và 80% những gì trải nghiệm”. Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên ? Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Yêu cầu về kiến thức: Bài làm có thể bằng nhiều cách, miễn sao làm nổi bật được các ý sau: Nêu vấn đề 0,50 “Những gì đọc được”: tri thức từ sách vở ; “những gì nghe thấy”: tri thức từ cuộc sống ; “những gì trải nghiệm”: tri thức có được qua vận dụng, tự đúc kết. 10%, 15%, 80% là những con số mang tính ước lệ được dùng để nhấn mạnh sự khác biệt khá lớn giữa việc tiếp thu tri thức qua sách vở, qua học tập thuần túy và qua tự trải nghiệm nhằm nhấn mạnh, đề cao sự trải nghiệm và tính chủ động tích cực tiếp thu tri thức. 1,00 Câu 2 (3,0 đ) Có thể phát biểu suy nghĩ theo hướng: vấn đề được đặt ra ở đây là đúng đắn, 1,00 sâu sắc. Đề cao sự trải nghiệm đồng nghĩa với đề cao sự chủ động tích cực, chủ động trong việc nắm bắt kiến thức qua thực tế. Tuy nhiên, cũng không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nhận thức nào. Kết thúc vấn đề 0,50 II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm) Theo chương trình Chuẩn Qua việc tìm hiểu, phân tích bài thơ Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh, anh (chị) rút ra được điều gì ? a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: Nêu được vấn đề nghị luận 0,50 Sóng là bài thơ tình thuộc loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Riêng việc sử dụng hình tượng sóng làm ẩn dụ thì không mới, nhưng những tâm sự về tình yêu cùng cách khai thác sức chứa của ẩn dụ này lại có những nét thực sự mới mẻ. Xuân Quỳnh quả đã tìm được một hình tượng thơ đẹp để giãi bày tình yêu dịu dàng mà mãnh liệt, gần gũi, riêng tư mà rộng mở, phóng khoáng của người phụ nữ. 2,50 Qua việc phân tích bài thơ Sóng, ta hoàn toàn có thể nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nói chung. Hiểu về họ, ta càng thêm trân trọng. 1,50 Kết thúc 0,50 Câu 3.a (5,0 đ) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. Theo chương trình Nâng cao Phân tích đoạn thơ sau trích trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo: những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng theo hướng làm rõ các ý cơ bản sau: Nêu được vấn đề cần nghị luận. 0,50 Câu 3.b (5,0 đ) Hình ảnh Lor-ca được giới thiệu bằng những nét chấm phá: tiếng đàn bọt nước áo choàng đỏ gắt lang thang đơn độc chếnh choáng mỏi mòn Nếu những tiếng đàn bọt nước li-la li-la li-la gợi ra hình ảnh của nghệ thuật, của người nghệ sĩ, thì hình ảnh Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt lại gợi liên tưởng đến người võ sĩ đấu bò, đến khung cảnh của một đấu trường: đó là cuộc đấu tranh giữa khát vọng dân chủ của công dân Lor-ca với nền chính trị 2,00 độc tài, của khát vọng cách tân nghệ thuật trong chàng nghệ sĩ Lor-ca với nền nghệ thuật già nua. Lor-ca hiện lên ở đoạn này vừa lãng mạn, nghệ sĩ, vừa mạnh mẽ ngang tàng, song cũng thật lẻ loi, mong manh, đơn độc, như có một tai họa, một bất hạnh đang đón chờ (đi lang thang về miền đơn độc - với vầng trăng chếnh choáng - trên yên ngựa mỏi mòn ) 2,00 Kết thúc vấn đề 0,50 Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. . GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2011 – 2 012 Môn: Ngữ văn. Giáo dục trung học phổ thông Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề. I. PHẦN CHUNG. với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn HẾT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 12 NĂM HỌC 2011 – 2 012 Môn: NGỮ VĂN. Giáo dục trung học phổ. dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang

Ngày đăng: 30/07/2015, 11:04

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan