UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: HÓA HỌC 9 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1.(2điểm) Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al 2 O 3 . Hòa tan A trong lượng dư nước được dung dịch D và một phần không tan B. sục CO 2 có dư vào dung dịch D, phản ứng tạo kết tủa. Cho CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn G. Hòa tan G trong lượng dư dung dịch H 2 SO 4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO 4 . Viết các PTHH xảy ra. Câu 2.(1,5điểm) Chỉ dùng nước và một chất khí có thể phân biệt 5 chất bột trắng sau đây không? NaCl, Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 , BaCO 3 , BaSO 4 . Nếu được trình bày cách phân biệt. Câu 3.(3điểm) Cho một luồng khí CO đi qua ống đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe 2 O 3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được chất rắn B gồm 4 chất nặng 4,784 g. Khí ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH) 2 dư, thì thu được 9,062 g kết tủa.Mặt khác, hòa tan chất rắn B bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít hiđro (đktc). 1. Tính phần trăm khối lượng các chất trong A 2. Tính phần trăm khối lượng các chất trong B. Biết rằng trong B số mol sắt từ oxit bằng 1/3 tổng số mol của sắt(II) và sắt (III) oxit. Câu 4.(1điểm) Hòa tan hoàn toàn 4,34 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg, Zn trong dung dịch HCl thu được 1,792 lít H 2 ( đktc). Tính số gam muối khan khi cô cạn dung dịch sau phản ứng. Câu 5.(1điểm) Viết PT phản ứng giữa Ba(HCO 3 ) 2 với lần lượt mỗi chất sau: HNO 3 , Ca(OH) 2 , Na 2 SO 4 , NaHSO 4 . Câu 6.(1,5điểm) Hoàn thành các PTHH sau: a. FeS + B > C(khí) + D b. C + F > G (rắn màu vàng) + H c. L + KI > D + M+ N d. C+ CuSO 4 > A (rắn màu đen) + E e. D+ J (khí) > L HẾT UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC HSG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: HÓA HỌC 9 Câu Đáp án Điểm 1 1.BaO + H 2 O > Ba(OH) 2 2.Al 2 O 3 + Ba(OH) 2 > Ba(AlO 2 ) 2 + H 2 O 3.2CO 2 + 4H 2 O + Ba(AlO 2 ) 2 > Ba(HCO 3 ) 2 + 2Al(OH) 3 4. FeO + CO > Fe + CO 2 5. Al 2 O 3 + 2NaOH > 2NaAlO 2 + H 2 O 6. Fe + H 2 SO 4 > FeSO 4 + H 2 7. 10FeSO 4 + 2KMnO 4 + 8H 2 SO 4 > 5Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + 2MnSO 4 + 8H 2 O 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 2 -Hòa tan 5 chất trên vào nước được 2 nhóm: + Nhóm tan trong nước : NaCl, Na 2 CO 3 , Na 2 SO 4 + Nhóm không tan trong nước: BaCO 3 , BaSO 4 -Sục CO 2 vào nhóm không tan, chất tan được là BaCO 3 BaCO 3 + CO 2 + H 2 O > Ba(HCO 3 ) 2 Chất không tan là BaSO 4 -Cho Ba(HCO 3 ) 2 vào nhóm tan trong nước, lọ không xuất hiện kết tủa là lọ chứa NaCl, 2 lọ còn lại đều tạo kết tủa: Ba(HCO 3 ) 2 + Na 2 CO 3 > BaCO 3 + 2NaHCO 3 Ba(HCO 3 ) 2 + Na 2 SO 4 > BaSO 4 + 2NaHCO 3 -Lấy 2 kết tủa tạo thành cho vào nước và thổi CO 2 vào , kết tủa tan là BaCO 3 suy ra Na 2 CO 3 , còn lại là Na 2 SO 4 BaCO 3 + CO 2 + H 2 O > Ba(HCO 3 ) 0,5 0,25 0,5 0,25 3 a.Tính phần trăm khối lượng các oxit trong A Gọi a, b lần lượt là số mol của FeO và Fe 2 O 3 trong 0,04 mol hỗn hợp A: a+b=0,04(1) Các phản ứng xảy ra: 3Fe 2 O 3 + CO > 2Fe 3 O 4 + CO 2 Fe 3 O 4 + CO > 3FeO + CO 2 FeO + CO > Fe + CO 2 Chất rắn B gồm: Fe, FeO, Fe 3 O 4 , Fe 2 O 3 dư Khí ra khỏi ống sứ là CO 2 CO 2 + Ba(OH) 2 > BaCO 3 + H 2 O Ta có n CO2 = n BaCO3 = 197 062,9 =0,046(mol) n CO tham gia phản ứng =n CO2 =0,046 mol 0,75 0,25 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: m A + m CO =m B + m CO2 m A =5,52g ⇒ m A = 72a +160b =5,52 (2) Từ (1) và (2) ta tính được a= 0,01 ; b=0,03 %FeO = %04,13100 52,5 01,072 =x x %Fe 2 O 3 = 100-13,04= 86,96% 0,25 0,25 b. Phần trăm khối lượng các chất trong B Gọi x, y, z, t lần lượt là số mol của Fe, Fe 2 O, Fe 3 O 4 và Fe 2 O 3 trong hỗn hợp B: Ta có: m B =56x+ 72y+ 232z +160t = 4,784 (3) Biết n Fe3O4 = 3 1 ( n FeO + n Fe2O3 ) ⇒ z= 3 1 (y+t) (4) B tan trong dung dịch HCl dư: Fe + 2HCl > FeCl 2 + H 2 FeO + HCl > FeCl 2 + H 2 O Fe 3 O 4 + 8HCl > 2FeCl 3 + FeCl 2 + 4H 2 O Fe 2 O 3 + 6HCl > 2FeCl 3 + 3H 2 O ⇒ n H2 = 4,22 6272,0 = 0,028 mol ⇒ x= 0,028 (5) Khối lượng sắt trong hỗn hợp A bằng khối lượng trong hỗn hợp B 56(a+2b)= 56(x+ y+ 3z+ 2t) ⇒ x+y+ 3z + 2t= 0,07 (6) Từ (3), (4), (5), (6) ⇒ x= 0,028 y=0,012 z= 0,006 t=0,006 %Fe= 32,78% %FeO=18,06% %Fe 3 O 4 =29,1% % Fe 2 O 3 = 20,06% 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 4 Cả 3 kim loại đều phản ứng với HCl và đều tạo muối hóa trị II nên phương trình tổng quát là: M+ 2HCl > MCl 2 + H 2 Từ PTHH ta có: số mol nguyên tử Cl= 2 lần số mol H 2 m muối = m KL +m Cl = 4,34 + 35,5 .2.0,08= 10,02 (g) 0,25 0,25 0,5 5 Ba(HCO 3 ) 2 + 2HNO 3 > Ba(NO 3 ) 2 + 2CO 2 + H 2 O Ba(HCO 3 ) 2 + Ca(OH) 2 > BaCO 3 + CaCO 3 + 2H 2 O Ba(HCO 3 ) 2 + Na 2 SO 4 > BaSO 4 + 2NaHCO 3 Ba(HCO 3 ) 2 + 2NaHSO 4 > BaSO 4 + Na 2 SO 4 + 2CO 2 + 2H 2 O 0,25 0,25 0,25 0,25 6 FeS+ 2HCl > H 2 S + FeCl 2 H 2 S + CuSO 4 > CuS + H 2 SO 4 2H 2 S + SO 2 > 3S + H 2 O 2FeCl 2 + Cl 2 > 2FeCl 3 2FeCl 3 + 2KI > FeCl 2 + I 2 + 2KCl 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa HẾT . UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: HÓA HỌC 9 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1.(2điểm) Hỗn hợp A gồm BaO, FeO,. E e. D+ J (khí) > L HẾT UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC HSG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: HÓA HỌC 9 Câu Đáp án Điểm 1 1.BaO + H 2 O > Ba(OH) 2 2.Al 2 O 3 + Ba(OH) 2 . t=0,006 %Fe= 32,78% %FeO=18,06% %Fe 3 O 4 = 29, 1% % Fe 2 O 3 = 20,06% 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 4 Cả 3 kim loại đều phản ứng với HCl và đều tạo muối hóa trị II nên phương trình tổng quát là: M+