TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 1 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ ĐỀ THI THỬ SỐ 6 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Tại sao ngày 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp ? Nêu chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Câu II (3,0 điểm) Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kỳ lịch sử, Đảng ta đã giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ như thế nào ? Phân tích sự sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết hai nhiệm vụ đó. Câu III (2,0 điểm) Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ngày 2 - 3 - 1975 nêu rõ: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam…”. Nghị quyết đó đã đưa đến thắng lợi nào trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ? PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b) Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trình bày những thành tựu và khó khăn của các nước Mĩ Latinh trong thời kỳ xây dựng đất nước. Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm) Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 6 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I (2 điểm) Tại sao ngày 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp ? Nêu chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. a) Tại sao Nhật đảo chính Pháp ? - Ngày 22 - 9 - 1940, Nhật chính thức nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp đã câu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương nhưng sự cấu kết này chỉ là tạm thời. Càng về sau mâu thuẫn Nhật – Pháp càng sâu sắc vì hai tên đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo bở. - Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phe phát xít liên tiếp thất bại trên các chiến trường, thủ đô Pari của Pháp được giải phóng, chính quyền Đờ Gôn lên cầm quyền. - Ở mặt trận Thái Bình Dương, Nhật bị khốn đốn. Ở Đông Dương, thực dân Pháp muốn nhân cơ hội đó ngóc đầu dậy. Để trừ hậu họa về sau, Nhật bất ngờ làm cuộc đảo chính vào đêm 9 - 3 - 1945. - Tối 9 - 3 - 1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp đầu hàng. Nhật tuyên bố : “giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”, dựng Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim, đưa Bảo Đại làm “Quốc trưởng”. Thực chất là độc chiếm Đông Dương, tăng cường vơ vét, bóc lột và đàn áp dã man những người cách mạng. b) Chủ trương của Ban Thường vụ Trung ương Đảng đề ra trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. - Nhật đảo chính Pháp tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc. Tình hình đó rất thuận lợi cho các mạng Đông Dương phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ hơn nữa. Chiến tranh thế giới lại đang đi vào giai đoạn kết thúc. Thời cơ tổng khởi nghĩa nhất định nhanh chóng đi đến chín muồi. - Nắm vững tình hình trên, ngày 12 - 3 - 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, nhận định : + Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương: phát xít Nhật. + Khẩu hiệu: “Đánh đuổi phát xít Nhật”. + Hình thức đấu tranh: từ bất hợp tác bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện. + Chủ trương “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”. - Bản chỉ thị này đã thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết, kịp thời của Đảng Cộng sản Đông Dương, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và Mặt trận Việt Minh trong cao trào kháng Nhật cứu nước, trực tiếp dẫn đến thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. II (3 điểm) Từ năm 1930 đến năm 1945, qua các thời kỳ lịch sử, Đảng ta đã giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ như thế nào ? Phân tích sự sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết hai nhiệm vụ đó. a) Từ năm 1930 đến năm 1945, Đảng ta đã giải quyết hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ như thế nào ? TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 3 - Trong Cương lĩnh đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã khẳng định nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, song nổi bật là nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai phản động làm cho nước Việt Nam độc lập, dân Việt Nam được tự do. - Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 khẳng định: Nhiệm vụ cốt yếu của Cách mạng tư sản dân quyền là phải đánh đổ các thế lực phong kiến, ách áp bức bóc lột theo lối tư bản thực hiện cách mạng ruộng đất và đánh đổ đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ đó có mối quan hệ khăng khít với nhau. Đường lối này có hạn chế là chưa chỉ ra được mâu thuẩn chủ yếu của xã hội thuộc địa, không đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nặng về vấn đề giai cấp… Hạn chế đó đã được khắc phục trong thời kỳ 1936 – 1945. - Trong giai đoạn từ 1936 đến 1939, do tác động của tình hình thế giới, Đảng ta tạm gác khẩu hiệu “Độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày” chỉ đề ra nhiệm vụ chống phản động thuộc địa, chống đế quốc chống nguy cơ chiến tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo hòa bình.Tuy nhiên đường lối đó vẫn bao hàm hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, vẫn gắn liền nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến. - Trong giai đoạn từ 1939 – 1945 trên cơ sở tình hình thế giới và trong nước, các hội nghị lần 6, 7, 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thực hiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược; đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hang đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu “tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian chia cho dân cày nghèo”. b) Sự sáng tạo của Đảng ta trong việc thực hiện 2 nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến: + Đảng ta đã vận dụng triệt để đường lối của Quốc tế Cộng sản về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. + Mặc dù trong quá trình đề ra đường lối có lúc bị hạn chế, nhưng Đảng ta đã vận dụng sáng tạo đường lối của Quốc tế Cộng sản vào điều kiện cụ thể của nước ta.Trên cơ sở nắm vững tư tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ đạo chiến lược cách mạng đúng đắn và sáng tạo, biết giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, đưa nhiệm vụ chống đế quốc tay sai lên hàng đầu nhằm tập trung mọi lực lượng thực hiện cho kỳ được yêu cầu cấp bách hang đầu của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc, giành lấy chính quyền về tay nhân dân. + Sự sáng tạo của Đảng phù hợp với thực tiễn khách quan của các nước thuộc địa và phụ thuộc trong việc giải quyết các mâu thuẩn xã hội. Trong hai mâu thuẩn cơ bản, thì mâu thuẩn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp là chủ yếu nhất. Giải quyết được mâu thuẩn này thì sẽ giải quyết được mâu thuẩn còn lại. III (2 điểm) Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ngày 2 - 3 - 1975 nêu rõ: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam…”. Nghị quyết đó đã đưa đến thắng lợi nào trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 ? - Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam ngày 2 - 3 - 1975 nêu rõ: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam… phải tập trung nhanh nhất lực lượng binh khí, kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được Bộ Chính trị quyết định mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh” (14 - 4). - Trước khi chiến dịch giải phóng Sài Gòn ta tấn công Phan Rang (16 - 4) TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 4 và Xuân Lộc (21 - 4) làm cho nội bộ địch càng thêm hoảng loạn - 17 giờ ngày 26 - 4 - 1975, quân ta nổ súng, mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, 5 cánh quân của ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm thành phố - 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4 - 1975, xe tăng ta tiến vào dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng - 11 giờ 30 cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh. - Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân dân ta tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn các tỉnh còn lại ở Nam Bộ. Đến ngày 2 - 5 - 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng II. PHẦN RIÊNG 3 điểm) IV.a (3 điểm) Nêu những nét chính về cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trình bày những thành tựu và khó khăn của các nước Mĩ Latinh trong thời kỳ xây dựng đất nước. a) Những thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai : - Nhiều nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mĩ. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cácxtơrô vào tháng 1 - 1959. - Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 8 - 1961 : Mĩ đề xướng thành lập tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mĩ Latinh Từ những thập niên 60 – 70, phong trào chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ càng phát triển mạnh mẽ…, tiêu biểu ở Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia… đã diễn ra liên tục… Mĩ Latinh được gọi là lục địa bùng cháy… Kết quả chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập. b) Những thành tựu và khó khăn của các nước Mĩ Latinh trong thời kỳ xây dựng đất nước.: - Từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 70 : tăng trưởng bình quân 5,5% Đến thập niên 80 : nhiều nước rơi vào tình trạng suy thoái. - Ở Cuba, sau khi cách mạng thành công, chính phủ Cuba đã tiến hành những cải cách dân chủ (cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp tư bản nước ngoài ), Cuba đã xây dựng nền công nghiệp dân tộc và nền nông nghiệp nhiều sản phẩm đa dạng, và đạt nhiều thành tựu cao trong giáo dục giáo dục, y tế và thể thao - Thập niên 90 : có chuyển biến tích cực…, tỉ lệ lạm phát dưới 30%/ năm… một số nước đạt mức lí tưởng như Mêhicô, Bôlivia một số nước trở thành NICs như Mêhicô, Braxin, Áchentina… - Tuy nhiên nền kinh tế nhiều nước còn gặp nhiều khó khăn như lạm phát, nợ nước ngoài gia tăng…, do những mâu thuẫn xã hội, nạn tham nhũng cùng những biến động của kinh tế thế giới và khu vực IV.b (3 điểm) Trình bày và phân tích những sự kiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ; giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX. - Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, hai siêu cường Xô - Mĩ đã xuất TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 5 hiện những cuộc gặp gỡ thương lượng … Xu hướng hòa hoãn Đông - Tây đã xuất hiện. - Năm 1972, hai siêu cường đã thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược. Ngày 26 - 5 - 1972, Liên Xô và Mĩ đã kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa ABM và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược… - Ngày 9 - 11 - 1972, Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức đã kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. - Tháng 8 - 1975, Mĩ và Canađa cùng với 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki, nhằm đảm bảo an ninh châu Âu và sự hợp tác giữa các nước. Định ước đánh dấu sự chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước TBCN và XHCN ở châu Âu, tạo nên cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh châu lục… - Từ năm 1985, các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa nguyên thủ hai nước Xô - Mĩ diễn ra hàng năm với các văn kiện hợp tác mà trọng tâm là thỏa thuận về thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu và cắt giảm vũ khí chiến lược. - Tháng 12 - 1989, M.Goócbachốp và G.Busơ (cha) đã chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh - Chiến tranh lạnh chấm dứt đã mở ra khả năng giải quyết các tranh chấp, xung đột… trên thế giới theo những chiều hướng mới : Vấn đề Ápganixtan, Campuchia, Namibia… - Sự kiện Liên bang Xô viết tan rã 25 - 12 - 1991, đánh dấu sự tan vỡ của một cực, một cường quốc thì Chiến tranh lạnh mới thực sự kết thúc, trật tự hai cực không còn nữa. . TIẾN LỘC 1 CÂU LẠC BỘ SỬ HỌC TRẺ ĐỀ THI THỬ SỐ 6 KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn thi: LỊCH SỬ; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN LÀM. báo danh: TỔNG HỢP : CHÂU TIẾN LỘC 2 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 6 - KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I. chủ nghĩa trong những năm 70 và 80 của thế kỷ XX. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh: TỔNG