Trầu không còn Câu 2:Trong các câu dưới đây, từ “Vàng “ trong câu nào mang nghĩa gốc, trong câu nào mang nghĩa chuyển?. Giải thích nghĩa của từng từ vàng trong từng câu a.Võ sĩ Nguyễn T
Trang 1ĐỀ 16
ĐỀ THI VÀO LỚP 6 TRỌNG ĐIỂM
Năm học 2013-2014
Câu 1:Câu văn sau có thể hiểu theo mấy cách? Giải thích từng cách hiểu của mình?
Trầu không còn
Câu 2:Trong các câu dưới đây, từ “Vàng “ trong câu nào mang nghĩa gốc, trong câu nào mang
nghĩa chuyển ? Giải thích nghĩa của từng từ vàng trong từng câu
a.Võ sĩ Nguyễn Thúy Hiến là cô gái vàng của thể thao Việt Nam
b.Chiếc cúp vô địch Word cúp được làm bằng vàng ròng
c.Những người thường xuyên làm từ thiện là những người có tấm lòng vàng
d.Chú rể trao nhẫn vàng cho cô dâu trong ngày cưới
Câu 3:Tìm bộ phận chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ trong các câu sau:
a.Tiếng gầu nước va vào nhau kêu loảng xoảng
b.Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không gian bay nhẹ đến , rồi thoáng cái lại bay đi
c.Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ thơm lùng
d.Những khi đi làm nương xa, chiều về không kịp, mọi người ngủ lại trong lều
Câu 4: Trong bài “Hành trình của bầy ong” của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu- Tiếng Việt 5 T 1có
đoạn viết:
Chắt trong vị ngọt mùi thơm
Lặng thầm thay những con đường ong bay
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày
a.Chỉ rõ cái hay, cái đẹp của những từ ngữ “Chắt, lặng thầm, vơi đầy” được dùng trong đoạn thơ?
Trang 2b.Em cảm nhận được điều gì thân thương , cảm động qua hình ảnh bầy ong mà tác giả nói đến trong đoạn thơ?
Câu 5: Ngôi trường tiểu học , nơi đã gắn bó với em tuổi học trò thân thương Giờ đây khi xa mái
ĐỀ THI TRỌNG ĐIỂM HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013
câu 1: Trường hợp nào viết hoa đúng?
a.Tuyên ngôn độc lập b.Tuyên Ngôn đọc lập
c.Tuyên ngôn Độc lập d.Tuyên ngôn Độc Lập
Câu 2::Dòng nào dưới đay gồm các từ đồng nghĩa với "Mùi thơm"
a.Thơm lừng,thơm thảo,thơm ngát b.Thơm lừng, thơm tho, thơm ngát
c.Thơm thảo,thơm thơm, thơm lừng
Câu 3:Dòng nào chỉ từ trái nghĩa với "Điềm đạm"
a.Bình tĩnh, giận dữ,điềm nhiên b.Hấp tấp,nóng nảy, giận dữ
c.Điềm tĩnh, hấp tấp, nóng nảy
Câu 4: Dòng nào chỉ có từ láy?
a.Tưng bừng, bát ngát,chợ búa
b.Bát ngát,ấm áp, buôn bán c.Bát ngát,rõ ràng,tưng bừng
Câu 5 Em hiểu thế nào là "Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu"
a.Mùi hương thoảng nhẹ theo gió, rất dễ chịu
b.Mùi hương đậm đặc của những loại hoa như có vị ngọt làm cho con người bị say
c.Mùi hương thoảng nhẹ nhưng rất dễ chịu
Câu 6:Từ láy nào gợi tả dáng điệu, dộng tác
a.Im lặng,rón rén b.Rón rén,tung tăng
câu 7:Chọn cách giải nghĩa đúng từ"nhuốm" trong câu:"Gió bỗng đổi mát lạ nhuốm hơi nước"
a.Mới bắt đầu có đặc điểm trạng thái nào đó
Trang 3b.Làm cho có đặc điểm, màu sắc nào đó.
c.Nhúng vào một chất lỏng nào đó
Câu 8 Câu nào là câu ghép?
a.Bây giờ tôi còn là một chú bé lên mười
b.Nhà tôi ở một làng ven sông, tuổi thơ tôi đã gắn với bến nước của làng
c.ở đó, tôi có những thằng bạn cùng lớp nướng cá giỏi như người lớn
Câu 9: Xác định chủ ngữ ,vị ngữ, trạng ngữ.
a.Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài
b.cái hình ảnh trong tôi về Lan, đến bây giờ vẫn còn rõ nét
c.Những khi đi làm nương xa, chiều không về kịp, mọi người ngủ lại trong lều
d.Trưa nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục
Câu 10.Ai cùng có những kỉ niệm buồn vui dưới mái trường tiểu học.Em hãy viết đoạn văn ngắn 8 đến 10 câu nói lên cảm xúc của em về ngôi trường đó.
Câu 11.
Cho đoạn thơ: Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
Mồ hôi mà đổ xuống vườn
Dâu xanh, lá tốt vấn vương tơ tằm
Em thấy hình ảnh gì đẹp trong đoạn thơ trên.Hãy nêu suy nghĩ của em về những hình ảnh đó