ĐỀ THI NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian: 120 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: “Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…” - Trích "Cần kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949. 1. Hãy ghi lại câu văn khái quát chủ đề của đọc văn trên? (0.5 đ) 2. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào? Hãy lí giải? (1.5 đ) 3. Giải thích ý “Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ” (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng) (1 đ) PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (3 đ): Phần lớn việc thành công trong đời người không phải do tài năng mà là do chí khí. (E. Quinet) Anh/ chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ để nêu suy nghĩ của anh chị về câu nói trên. Câu 2 (4 đ): Nhận xét về nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: “Phùng là nhân vật tư tưởng chứa đựng những quan điểm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật”. Cũng có ý kiến cho rằng: “Phùng là con người có trái tim nhân hậu, có trách nhiệm với cuộc sống con người”. Anh/ chị hãy bình luận hai ý kiến trên đây. -Hết- Họ và tên học viên: Số báo danh: Phòng kiểm tra Chữ ký học viên: ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI HK II – 2015. MÔN: NGỮ VĂN 12 Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU “Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn…” 3điểm 1 Câu chủ đề: “Chớ tự kiêu, tự đại.” 1đ 2 Thao tác lập luận phân tích: Các tác hại của tự kiêu, tự đại. Thao tác lập luận so sánh: Tự kiêu- như – chén nhỏ, đĩa cạn. 1đ 3 Viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng để chỉ ra: tự kiêu tự đại thì không thể tiến bộ trong cuộc sống, mà sẽ thụt lùi về mọi mặt, không thể thành công. 1đ LÀM VĂN Nghị luận xã hội (3đ) Nghị luận văn học (4 đ) Câu 1 Phần lớn việc thành công trong đời người không phải do tài năng mà là do chí khí. (E. Quinet) Anh/ chị hãy viết một bài văn khoảng 600 từ để nêu suy nghĩ của anh chị về câu nói trên. 3điểm a.Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần có các ý chính sau đây. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Giải thích: Thế nào là tài năng? Chí khí? - Bình luận: Nếu con người chỉ có tài năng mà không có chí khí? Vai trò của chí khí trong việc đem đến thành công? Dẫn chứng. - Mở rộng: Làm thế nào để hoàn thiện bản thân? Trau dồi tài năng và rèn luyện chí khí? Liên hệ thế hệ trẻ. 0.5đ 0.5đ 1đ 1đ Câu 2 Nhận xét về nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng: “Phùng là nhân vật tư tưởng chứa đựng những quan điểm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật”. Cũng có ý kiến cho rằng: “Phùng là con người có trái tim nhân hậu, có trách nhiệm với cuộc sống con người”. Anh/ chị hãy bình luận hai ý kiến trên đây. 4điểm a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị luận về hình tượng nhân vật văn học, bình luện ý kiến văn học, nêu được cảm nhận về hình tượng. Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần thể hiện được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Minh Châu và truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa; giới thiệu hai nhận định về nhân vật Phùng. - Khái quát nội dung của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. - Bình luận ý kiến thứ nhất: “Phùng là nhân vật tư tưởng chứa đựng những quan điểm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật”: + Phùng nhạy cảm trước cái đẹp. + Phùng nắm bắt được khoảnh khắc trời cho để sáng tạo nghệ thuật. + Phùng phát hiện ra độ chênh giữa ngoại cảnh và hiện thực cuộc sống. + Quá trình tự nhận thức của phùng đưa đến những quan niệm sâu sắc về nghệ thuật và người nghệ sĩ. Như vậy, qua Phùng, Nguyễn Minh Châu gửi gắm quan điểm của ông về nghệ thuật. - Bình luận ý kiến thứ hai: “Phùng là con người có trái tim nhân hậu, có trách nhiệm với cuộc sống con người” + Phùng sửng sốt, đau xót trước cảnh bạo lực. + Phùng bênh vực người đàn bà hàng chài khi thấy chị bị người chồng vũ phu đánh đập. + Phùng quan tâm đến số phận của chị và những đứa trẻ hàng chài. + Phùng nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà. + Tấm ảnh nghệ thuật của Phùng có ý nghĩa sâu sắc với anh vì nó đã in đậm bóng dáng cuộc sống hiện thực. Tóm lại, Phùng không phải chỉ là người nghệ sĩ tài hoa, anh còn là một con người có tâm hồn cao cả. - Đánh giá về bút pháp nghệ thuật đăc sắc của Nguyễn Minh Châu 0.5đ 0.5đ 1.25đ 1.25đ 0.5đ Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa nếu bài thi đảm bảo cả yêu cầu về kiến thức và yêu cầu kĩ năng làm bài. Có khuyến khích những bài sáng tạo, sâu sắc. Hết . ĐỀ THI NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2014-2015 Thời gian: 120 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các. Họ và tên học viên: Số báo danh: Phòng kiểm tra Chữ ký học viên: ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI HK II – 2015. MÔN: NGỮ VĂN 12 Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU “Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại. kiệm liêm chính", Hồ Chí Minh, tháng 6-1949. 1. Hãy ghi lại câu văn khái quát chủ đề của đọc văn trên? (0.5 đ) 2. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng những thao tác lập luận nào? Hãy lí giải?