1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề thi tuyển sinh đại học quốc gia môn sinh 2011

4 411 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 435,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 4 trang) KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÀ THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ THI CHỌN HSG QUỐC GIA NĂM 2011 Môn thi: Sinh học (Thời gian làm bài: 180 phút) Câu 1 (1 điểm) 1. Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân với nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II trong điều kiện nguyên phân và giảm phân bình thường. 2. Trong giảm phân, nếu hai nhiễm sắc thể trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng không tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo (trao đổi chéo) với nhau ở kì đầu giảm phân I thì sự phân li của các nhiễm sắc thể về các tế bào con sẽ như thế nào ? Câu 2 (1 điểm) 1. Tế bào nhân sơ nguyên thủy đã tiến hóa thành tế bào nhân thật. Hãy cho biết: a. Những đặc điểm cấu tạo mới xuất hiện ở tế bào nhân thật ? b. Phương thức hình thành các đặc điểm cấu tạo mới đó ? 2. Hình bên cho thấy ảnh chụp một tế bào bạch cầu bình thường của người (hình trái) và một tế bào bạch cầu đang chết theo chương trình (hình phải). Tế bào chết theo chương trình bị co lại và tách thành các “túi” nhỏ. Hãy cho biết cách thức tế bào chết theo chương trình như vậy có ích lợi gì đối với cơ thể ? Câu 3 (1 điểm) Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phagơ T 4 và virut HIV về cấu tạo và đặc điểm lây nhiễm vào tế bào chủ. Câu 4 (1 điểm) 1. Liệt kê các giai đoạn hình thành nội bào tử của vi khuẩn. 2. Hãy hoàn thành nội dung ở bảng sau về các loại bào tử của vi khuẩn. Đặc điểm Nội bào tử Ngoại bào tử Bào tử bóng Bào tử đính Vỏ bào tử có chất dipiconinat (1) (2) (3) (4) Khả năng chịu nhiệt (5) (6) (7) (8) Là 1 hình thức sinh sản của VSV (9) (10) (11) (12) Câu 5 (1 điểm) Về quá trình quang hợp: 1. Ở thực vật C 3 , khi tắt ánh sáng hoặc giảm CO 2 thì chất nào tăng, chất nào giảm ? Giải thích. Trang 1 / 4 2. Giải thích tại sao khi nồng độ CO 2 trong dung dịch nuôi tảo tăng thì bọt khí ôxi lại nổi lên nhiều hơn. Câu 6 (1 điểm) Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp. Câu 7 (1 điểm) Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: Đầu tiên lục lạp được ngâm trong một dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacôit đạt pH = 4, lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8. Lúc này, trong điều kiện tối, lục lạp tạo ATP. Hãy mô tả kết quả thí nghiệm trên bằng việc vẽ phóng to phần màng tilacôit trong cốc thí nghiệm chứa dung dịch pH = 8 với sự hoạt động của enzym ATP syntêtaza. Đánh dấu các vùng có nồng độ H + cao và nồng độ H + thấp, chỉ ra chiều prôtôn đi qua màng và biểu diễn phản ứng mà ở đó ATP được tổng hợp. Phân tử ATP được hình thành bên trong màng tilacôit hay bên ngoài màng tilacôit ? Giải thích tại sao trong tối lục lạp có thể tổng hợp được ATP. Câu 8 (1 điểm) Hãy trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến sự trao đổi nước ở thực vật: 1. Những lực tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển nước trong cây ? 2. Trong những lực trên, lực nào đóng vai trò chủ yếu? Vì sao ? Câu 9 (1 điểm) Một tế bào thần kinh có điện thế nghỉ là -70mV. Có hai trường hợp sau đây: 1. Tế bào thần kinh tăng tính thấm đối với ion canxi (biết rằng nồng độ canxi ở dịch ngoại bào cao hơn dịch nội bào); 2. Bơm Na-K của nơron hoạt động yếu đi (do rối loạn chuyển hóa). Trường hợp nào làm thay đổi (tăng phân cực, giảm phân cực) hoặc giữ nguyên điện thế nghỉ ? Giải thích. Câu 10 (1 điểm) Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín): 1. Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không ? Tại sao ? 2. Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không ? Tại sao ? 3. Huyết áp động mạch có thay đổi không ? Tại sao ? 4. Hở van tim gây nguy hại như thế nào đến tim ? Câu 11 (1 điểm) 1. Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người. 2. Trong cơ thể người, lượng ôxi trong phổi chiếm 36% tổng lượng ôxi trong cơ thể; lượng ôxi trong máu chiếm 51% và ở các cơ là 13%. Trong khi đó, ở một loài động vật có vú, lượng ôxi ở phổi, trong máu và ở các cơ chiếm tương ứng là 5%, 70 % và 25%. Đặc điểm phân bố ôxi trong cơ thể như vậy cho biết loài động vật này sống trong môi trường như thế nào ? Tại sao chúng cần có đặc điểm phân bố ôxi như vậy ? Trang 2 / 4 Câu 12 (1 điểm) Cho giao phấn giữa hai cây cùng loài (P) khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng, thu được F 1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho giao phấn giữa các cây F 1 , thu được F 2 phân ly theo tỷ lệ 50,16% thân cao, quả tròn : 24,84% thân cao, quả dài : 24,84% thân thấp, quả tròn : 0,16% thân thấp, quả dài. Tiếp tục cho hai cây F 2 giao phấn với nhau, thu được F 3 phân ly theo tỷ lệ 1 thân cao, quả tròn : 1 thân cao, quả dài : 1 thân thấp, quả tròn : 1 thân thấp, quả dài. Hãy xác định kiểu gen của P và hai cây F 2 được dùng để giao phấn. Biết rằng, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Câu 13 (1 điểm) Ở mèo, lông nhung do một alen lặn trên nhiễm sắc thể thường qui định. Một người nuôi mèo có một đàn mèo 500 con, trong đó có 80 con lông nhung. Một lần khi người nuôi mèo đi vắng, vợ ông ta bán đi tất cả 80 con mèo lông nhung đó vì gặp khách trả giá cao. Sau khi trở về và biết chuyện, người nuôi mèo rất buồn, song không còn cách nào khác là tiến hành giao phối ngẫu nhiên giữa các con mèo còn lại. Tỉ lệ mèo có kiểu hình lông nhung được mong đợi ở thế hệ kế tiếp là bao nhiêu ? Câu 14 (1 điểm) Dựa vào các phép lai trong bảng dưới đây, xác định kiểu gen của mỗi cá thể: Phép lai Đời con trắng -1 x trắng -2 7 trắng : 2 đen trắng -1 x trắng -3 8 trắng trắng -1 x đen -1 9 trắng : 8 đen Câu 15 (1 điểm) Trong quá trình tiến hoá, chọn lọc tự nhiên đã mang lại cho vi khuẩn 1 loạt ưu thế so với sinh vật nhân thật. Đó là : 1. Vật chất di truyền có khả năng tự nhân đôi nhanh hơn. 2. Quá trình tổng hợp protein diễn ra nhanh hơn. 3. Quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. 4. Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn. Em hãy giải thích tại sao vi khuẩn lại có những lợi thế đó ? Câu 16 (1 điểm) Hãy đưa ra dẫn chứng để ủng hộ cho quan điểm của Kimura “Đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính”. Câu 17 (1 điểm) 1. Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hóa là đúng hay sai ? Giải thích. a. Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể giao phối. b. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường. 2. Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối trong tiến hóa nhỏ. Trang 3 / 4 Câu 18 (1 điểm) Dưới đây liệt kê các nhóm loài thuộc một chuỗi thức ăn vĩ mô thuộc hệ sinh thái đại dương. Số liệu được trình bày trong dấu ngoặc đơn là lượng cacbon mà mỗi nhóm loài này tương ứng đồng hóa được trong một năm. I. Các loài lọc thức ăn (500 gram/m 2 /năm) II. Các động vật phù du (400 gram/m 2 /năm) III. Các thực vật phù du (350 gram/m 2 /năm) IV. Các loài cá (140 gram/m 2 /năm) V. Động vật ăn thịt ở đáy (40 gram/m 2 /năm) VI. Các loài cá ăn cá khác (8 gram/m 2 /năm) Với số liệu sinh thái này, lưới thức ăn nào dưới đây là phù hợp hơn cả? Câu 19 (1 điểm) Một quần thể thỏ trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên không tăng kích thước theo tiềm năng sinh học của các cá thể trong quần thể. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng đó, quần thể thỏ sẽ đạt được trạng thái cân bằng trong điều kiện như thế nào ? Câu 20 (1 điểm) 1. Ở các quần thể tăng trưởng theo hàm số logistic, tại sao một quần thể có kích thước trung bình thường tăng trưởng nhanh hơn rõ rệt so với các quần thể có kích thước nhỏ và các quần thể có kích thước lớn ? 2. Sự phân bố cá thể của quần thể trong tự nhiên (ý nghĩa, các kiểu phân bố và điều kiện xảy ra đối với mỗi kiểu phân bố) ? Hết Họ và tên thí sinh ……………………………………Số báo danh:……………………… Họ và tên, chữ ký của giám thị số 1: ……………………………………………………… Họ và tên, chữ ký của giám thị số 2: ……………………………………………………… Trang 4 / 4

Ngày đăng: 29/07/2015, 15:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w